Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

  • Thread starter thechung
  • Ngày gửi
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Vấn đề chênh lệch tỷ giá là một vấn đề hết sức quan trọng, mình mở topic này để các bạn nào có vấn đề khó khăn trong quá trình làm việc thì post tại đây.

Mình sẽ đại diện và cùng anh em trong webketoan giải đáp cho anh em.

(P/S: Không giải giúp bài tập các bạn đang đi học)

Trân trọng
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

May quá webketoan mở topic này, em vẫn có chỗ này bấy lâu nay chưa hiểu rõ, đọc đi đọc lại nhiều bài rồi mà mãi vẫn lơ mơ :wall:, mong các anh chị nào có kinh nghiệm xem nên xử lý thế nào.

Nội dung là:
Trong TT 179 có quy định rõ về định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, theo đó “các khoản trả trước cho người bán bằng ngoại tệ” sẽ không được xem là một khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (điều 2), nên sẽ không phải đánh giá chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm (điều 6) cũng như đánh giá lại cuối năm (điều 8).
Bây giờ em có ví dụ sau:
Khách hàng A mua hàng hóa trị giá 1000 USD, gồm các nghiệp vụ:
- Ngày 15/1/N ứng trước 1000 USD mua hàng, tỉ giá xuất ngoại tệ là 21.000, hạch toán:
Nợ 331/Có 112: 21 triệu
- Ngày 15/2/N chính thức nhận hàng từ người bán, tỷ giá quy đổi trên hóa đơn lúc này là 22.000.
Vậy hạch toán thế nào với tỷ giá này? Vì theo quy định của TT 179 thì khoản trả trước không phải là 1 khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, nên ko phát sinh chênh lệch tỷ giá được, trong khi theo giá trên hóa đơn là phát sinh chênh lệch tỷ giá rồi.
Theo cách suy nghĩ của em thì đang theo 2 hướng:
1. Ghi nhận nghiệp vụ nhận hàng theo giá ứng trước:
Nợ 156/Có 331: 21 triệu => Ko phát sinh CLTG, tuy nhiên phần chênh lệch giữa giá hóa đơn và giá hạch toán thì xử lý thế nào?
2. Ghi nhận nghiệp vụ nhận hàng theo giá hóa đơn, vẫn đánh giá CLTG:
Nợ 156: 22 triệu/ Có 331: 21 triệu; Có 515: 1 triệu. => Như vậy khoản ứng trước vẫn phát sinh CLTG và đánh giá CLTG, có trái với TT 179 không?
- Ngoài ra, khoản người mua ứng trước có hạch toán tương tự hay không?

Rất mong mọi người tìm hướng xử lý, em xin cảm ơn.
 
P

phuong thu 2512

Sơ cấp
5/12/13
24
3
0
36
Nam Định
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Cho em hỏi một chút a.

1.Thông thường phát sinh nghiệp vụ kế toán liên quan đến tỷ giá có bắt buộc phải đánh giá chênh lệch tỷ giá luôn không ạ.

2.Hàng tháng có cần đánh giá lại chênh lệch tỷ giá không.

3.Em chỉ đánh giá chênh lệch tỷ giá duy nhất 1 lần cuối năm có được không. Có thông tư hay nghị định nào quy định vấn đề thời gian đánh giá lại tỷ giá không ạ.
 
  • Like
Reactions: TH3
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

May quá webketoan mở topic này, em vẫn có chỗ này bấy lâu nay chưa hiểu rõ, đọc đi đọc lại nhiều bài rồi mà mãi vẫn lơ mơ :wall:, mong các anh chị nào có kinh nghiệm xem nên xử lý thế nào.

Nội dung là:
Trong TT 179 có quy định rõ về định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, theo đó “các khoản trả trước cho người bán bằng ngoại tệ” sẽ không được xem là một khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (điều 2), nên sẽ không phải đánh giá chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm (điều 6) cũng như đánh giá lại cuối năm (điều 8).
Bây giờ em có ví dụ sau:
Khách hàng A mua hàng hóa trị giá 1000 USD, gồm các nghiệp vụ:
- Ngày 15/1/N ứng trước 1000 USD mua hàng, tỉ giá xuất ngoại tệ là 21.000, hạch toán:
Nợ 331/Có 112: 21 triệu
- Ngày 15/2/N chính thức nhận hàng từ người bán, tỷ giá quy đổi trên hóa đơn lúc này là 22.000.
Vậy hạch toán thế nào với tỷ giá này? Vì theo quy định của TT 179 thì khoản trả trước không phải là 1 khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, nên ko phát sinh chênh lệch tỷ giá được, trong khi theo giá trên hóa đơn là phát sinh chênh lệch tỷ giá rồi.
Theo cách suy nghĩ của em thì đang theo 2 hướng:
1. Ghi nhận nghiệp vụ nhận hàng theo giá ứng trước:
Nợ 156/Có 331: 21 triệu => Ko phát sinh CLTG, tuy nhiên phần chênh lệch giữa giá hóa đơn và giá hạch toán thì xử lý thế nào?
2. Ghi nhận nghiệp vụ nhận hàng theo giá hóa đơn, vẫn đánh giá CLTG:
Nợ 156: 22 triệu/ Có 331: 21 triệu; Có 515: 1 triệu. => Như vậy khoản ứng trước vẫn phát sinh CLTG và đánh giá CLTG, có trái với TT 179 không?
- Ngoài ra, khoản người mua ứng trước có hạch toán tương tự hay không?

Rất mong mọi người tìm hướng xử lý, em xin cảm ơn.

Mở màn gặp câu hỏi khoai rất của cái TT179 này

Đây là vấn đề bất cập của TT179 và các quy định (cũng là nội bộ không dám chia sẻ nguyên nhân)

Đúng là câu hỏi của cao thủ có khác, vấn đề này mình cũng đã tranh luận với anh - Trưởng phòng vụ chế độ kế toán (Bộ tài chính). Hiện tại chưa có một giải thích ngã ngũ về vẫn đề này.

Chỉ khẳng định là cái đánh giá cuối năm thôi là không đánh giá lại, còn lại thì vẫn đang xử lý theo kiểu ghi nhận chênh (vì là chênh lệch phát sinh, chỉ hiểu cái đánh giá tạm là không đánh giá cuối năm)

Khi nào có câu trả lời cuối cùng mình sẽ update câu trả lời ngay
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Cho em hỏi một chút a.

1.Thông thường phát sinh nghiệp vụ kế toán liên quan đến tỷ giá có bắt buộc phải đánh giá chênh lệch tỷ giá luôn không ạ.

2.Hàng tháng có cần đánh giá lại chênh lệch tỷ giá không.

3.Em chỉ đánh giá chênh lệch tỷ giá duy nhất 1 lần cuối năm có được không. Có thông tư hay nghị định nào quy định vấn đề thời gian đánh giá lại tỷ giá không ạ.

Trả lời:

1. Có phát sinh bằng ngoại tệ sẽ có chênh lệch tỷ giá bạn phải theo dõi, vì nếu dồn cuối kỳ sẽ không phù hợp và không tách được Tỷ giá thực hiện và chưa thực hiện

2. Đánh giá tại thời điểm lập Báo cáo tài chính - Hàng tháng thì không cần bạn à nếu bạn không thuộc đối lượng lập BCTC theo tháng

3. Nếu bạn đánh giá 1 lần cuối năm thì bạn ngó lại câu 1 (Có nhiều sai sót và không tách biệt được, về quy định chênh lệch và hạch toán thì theo từng lần phát sinh)

Trân trọng,
 
  • Like
Reactions: sneezes_k
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Mở màn gặp câu hỏi khoai rất của cái TT179 này

Đây là vấn đề bất cập của TT179 và các quy định (cũng là nội bộ không dám chia sẻ nguyên nhân)
Đúng là câu hỏi của cao thủ có khác, vấn đề này mình cũng đã tranh luận với anh - Trưởng phòng vụ chế độ kế toán (Bộ tài chính). Hiện tại chưa có một giải thích ngã ngũ về vẫn đề này.
Chỉ khẳng định là cái đánh giá cuối năm thôi là không đánh giá lại, còn lại thì vẫn đang xử lý theo kiểu ghi nhận chênh (vì là chênh lệch phát sinh, chỉ hiểu cái đánh giá tạm là không đánh giá cuối năm)
Khi nào có câu trả lời cuối cùng mình sẽ update câu trả lời ngay
Cảm ơn bác, cao thủ chắc 5 - 10 năm nữa em đang cố gắng phấn đấu, còn dài lắm, hic. Cái này em cũng thắc mắc trước giờ, và ngạc nhiên là em có hỏi một số anh chị bên kiểm toán kỳ cựu rồi nhưng thấy họ chẳng để ý đến cái này mà vẫn đánh giá chênh lệch tỷ giá bình thường :wall:, họ giải thích là chỉ đánh giá cuối kỳ thôi, thành ra ko biết có phải do mình thắc mắc vớ vẩn không chứ, cũng may khi biết thắc mắc của em cũng đang gây tranh luận. Bác hỏi đến cấp trưởng phòng vụ quản lý chế độ rùi mà chưa ngã ngũ thì em cũng chấp nhận vậy.
Rất mong nhận được sự chia sẻ sớm từ mọi người.
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Cảm ơn bác, cao thủ chắc 5 - 10 năm nữa em đang cố gắng phấn đấu, còn dài lắm, hic. Cái này em cũng thắc mắc trước giờ, và ngạc nhiên là em có hỏi một số anh chị bên kiểm toán kỳ cựu rồi nhưng thấy họ chẳng để ý đến cái này mà vẫn đánh giá chênh lệch tỷ giá bình thường :wall:, họ giải thích là chỉ đánh giá cuối kỳ thôi, thành ra ko biết có phải do mình thắc mắc vớ vẩn không chứ, cũng may khi biết thắc mắc của em cũng đang gây tranh luận. Bác hỏi đến cấp trưởng phòng vụ quản lý chế độ rùi mà chưa ngã ngũ thì em cũng chấp nhận vậy.
Rất mong nhận được sự chia sẻ sớm từ mọi người.

Cũng chia sẻ thật với bạn, khi mình đọc cái này thì cũng có ý tưởng về câu hỏi như của bạn. Đâm ra cũng mang ra tranh luận đủ điều về cái nảy rồi. Mỗi người có một ý riêng và đều có lý của họ. Tạm thời chưa có một hướng thống nhất, do vậy cũng tương đối phức tạp

Mình sẽ update ngay khi có bản final

Trân trọng,
 
  • Like
Reactions: long 2010
Thanhdonquihote

Thanhdonquihote

Vô độc bất trượng Fu
28/12/13
39
10
8
Hai phong
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Hay, cái này là hạn chế khi mổ xẻ TT179, hiện nay thì vẫn có 2 văn bản song song có hiệu lực quy định về vấn đề này là TT 179/2012 và CMKT số 10-ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái. Kiểm toán họ làm thế là đúng rồi
"sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi"
1 vài ý kiến riêng tự biên tự diễn!
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Nội dung là:
Trong TT 179 có quy định rõ về định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, theo đó “các khoản trả trước cho người bán bằng ngoại tệ” sẽ không được xem là một khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (điều 2), nên sẽ không phải đánh giá chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm (điều 6) cũng như đánh giá lại cuối năm (điều 8).
Bây giờ em có ví dụ sau:
Khách hàng A mua hàng hóa trị giá 1000 USD, gồm các nghiệp vụ:
- Ngày 15/1/N ứng trước 1000 USD mua hàng, tỉ giá xuất ngoại tệ là 21.000, hạch toán:
Nợ 331/Có 112: 21 triệu
- Ngày 15/2/N chính thức nhận hàng từ người bán, tỷ giá quy đổi trên hóa đơn lúc này là 22.000.
Vậy hạch toán thế nào với tỷ giá này? Vì theo quy định của TT 179 thì khoản trả trước không phải là 1 khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, nên ko phát sinh chênh lệch tỷ giá được, trong khi theo giá trên hóa đơn là phát sinh chênh lệch tỷ giá rồi.
Theo cách suy nghĩ của em thì đang theo 2 hướng:
1. Ghi nhận nghiệp vụ nhận hàng theo giá ứng trước:
Nợ 156/Có 331: 21 triệu => Ko phát sinh CLTG, tuy nhiên phần chênh lệch giữa giá hóa đơn và giá hạch toán thì xử lý thế nào?
2. Ghi nhận nghiệp vụ nhận hàng theo giá hóa đơn, vẫn đánh giá CLTG:
Nợ 156: 22 triệu/ Có 331: 21 triệu; Có 515: 1 triệu. => Như vậy khoản ứng trước vẫn phát sinh CLTG và đánh giá CLTG, có trái với TT 179 không?
- Ngoài ra, khoản người mua ứng trước có hạch toán tương tự hay không?

Rất mong mọi người tìm hướng xử lý, em xin cảm ơn.

Thông tư 179/2012 chẳng qua sửa một số bất hợp lý để thay thế Thông tư 201/2009, làm cho hướng dẫn này tiệm cận hơn với chuẩn mực kế toán hơn thôi. Mặt khác chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng chủ yếu là Việt hóa chuẩn mực quốc tế thôi, chẳng có phát kiến nào mới ngoài loại bỏ bớt một số nội dung chưa phù hợp với Việt Nam.

Về tình huống của bạn nếu áp dụng theo TT 179 hay VAS 10, IAS 21 thì khoản trả trước cho người bán bằng ngoại tệ được xử lý tùy thuộc vào khả năng có thể hoàn lại của khoản ứng trước. Nếu khoản ứng trước không thể hoàn lại thì nó không được xem là khoản mục tiền tệ và hạch toán như hướng 1 của bạn. Đây là nghiệp vụ mua hàng, hình thành nên một tài sản (khoản mục phi tiền tệ) nên giá trị của tài sản được tính theo giá gốc. Theo nguyên tắc giá gốc thì doanh nghiệp tính tỷ giá lúc ứng trước tiền, tỷ giá hóa đơn chỉ là tỷ giá để tính thuế. Nếu khoản ứng trước này có thể được hoàn lại thì nó là một khoản mục tiền tệ có lẽ là hợp lý hơn (TT179 không nói về vấn đề này, mặc định là khoản ứng trước là để mua tài sản, không thể hoàn lại bằng tiền).

Bạn có thể tham khảo hướng dẫn của Deloitte xử lý theo kế toán Séc và suy ra áp dụng tương tự cho Việt Nam tại đây
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: datketoanmay
D

duyencn051

Guest
29/7/08
81
3
8
Nam Định
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Vấn đề chênh lệch tỷ giá là một vấn đề hết sức quan trọng, mình mở topic này để các bạn nào có vấn đề khó khăn trong quá trình làm việc thì post tại đây.

Mình sẽ đại diện và cùng anh em trong webketoan giải đáp cho anh em.

(P/S: Không giải giúp bài tập các bạn đang đi học)

Trân trọng

Em có một 1 nghiệp vụ mong anh chị giải đáp giúp em sớm với ạ!

Cty B ký hợp đồng XD với cty C ( thuộc KCN chế xuất hưởng ưu đãi VAT 0%) trị giá hợp đồng: 100.000 USD.
Ngày 15/01: Cty C thanh toán 30% HĐ cho Cty B: tương ứng 30.00 USD ( tỷ giá 21.700)
Ngày 30/01: Cty B xuất hóa đơn 80% HĐ cho cty C: tương ứng 80.000 USD ( tỷ giá 22.000)
Ngày 15/02: Cty C thanh toán 25% HĐ cho Cty B: tương ứng 25.000 USD ( tỷ giá: 21.800)
Ngày 30/03: Cty B Xuất hóa đơn 20% HĐ cho Cty C: Tương ứng 20.000 USD( tỷ giá: 21.900)
Ngày 15/03: Cty C thanh toán 30 HĐ Cho Cty B: tương ứng 30.000 USD ( tỷ giá: 22.000)
Ngày 15/06: Cty C Thanh toán 10 HĐ cho Cty B: tương ứng: 10.000 USD( tỷ giá: 21.900)
5% giữ lại sau 2 năm mới thanh toán.
 
B

baongocdc

Sơ cấp
27/5/09
29
0
1
36
Campuchia
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Mình thấy câu trả lời tùy thuộc vào khả năng hoàn lai của khoản ngoại tệ ứng trước là hợp lý hơn, hiện nay khi mà vấn đề tranh luận còn chưa ngã ngũ.
Riêng đối với kiểm toán thì những vấn đề nhạy cảm như thế này thì căn cứ vào mức độ trọng yếu của khoản mục kiểm toán sẽ đưa ra tư vấn hợp lý cho doanh nghiệp của bạn.
Up cho chủ pic có nhiều câu hỏi "khoai" nữa để anh em mở mang thêm. Thân!!!
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Em có một 1 nghiệp vụ mong anh chị giải đáp giúp em sớm với ạ!

Cty B ký hợp đồng XD với cty C ( thuộc KCN chế xuất hưởng ưu đãi VAT 0%) trị giá hợp đồng: 100.000 USD.
Ngày 15/01: Cty C thanh toán 30% HĐ cho Cty B: tương ứng 30.00 USD ( tỷ giá 21.700)
Ngày 30/01: Cty B xuất hóa đơn 80% HĐ cho cty C: tương ứng 80.000 USD ( tỷ giá 22.000)
Ngày 15/02: Cty C thanh toán 25% HĐ cho Cty B: tương ứng 25.000 USD ( tỷ giá: 21.800)
Ngày 30/03: Cty B Xuất hóa đơn 20% HĐ cho Cty C: Tương ứng 20.000 USD( tỷ giá: 21.900)
Ngày 15/03: Cty C thanh toán 30 HĐ Cho Cty B: tương ứng 30.000 USD ( tỷ giá: 22.000)
Ngày 15/06: Cty C Thanh toán 10 HĐ cho Cty B: tương ứng: 10.000 USD( tỷ giá: 21.900)
5% giữ lại sau 2 năm mới thanh toán.

Trường hợp này vận dụng các quy định hiện hành của Việt Nam có thể hạch toán như sau:
15/01

Nợ TK 331 30.000 x 21.700
Có TK 112 30.000 x Tỷ giá ghi sổ tiền gửi ngoại tệ
Có TK 515 (hoặc Nợ TK 635) Chênh lệch tỷ giá

(Bỏ qua TK 007 vì nó chẳng có ý nghĩa gì cả).

30/01
Nếu việc xuất hóa đơn phù hợp với phần khối lượng thực hiện được nghiệm thu bàn giao thì hạch toán theo giá trị trên Hóa đơn. Nếu khối lượng nghiệm thu bàn giao khác lớn hơn phần đã lập hóa đơn thì hạch toán theo khối lượng thực đã nghiệm thu bàn giao mà không căn cứ vào hóa đơn.
Giả sử khối lượng nghiệm thu bàn giao = khối lượng lập hóa đơn:

Nợ TK 241: 30.000 x 21.700 + 50.000 x 22.000
Có TK 331: 30.000 x 21.700 + 50.000 x 22.000

Bút toán này thể phát sinh tranh luận: Khoản mục Chi phí đầu tư XD được ghi theo giá gốc thì theo tỷ giá nào? Tỷ giá khi ứng tiền hay tỷ giá khi nghiệm thu khối lượng lập hóa đơn. Cơ sở của cách hạch toán này đã bàn ở post trước.

15/02:

Nợ TK 331: 25.000 x 22.000
Có TK 1122: 25.000 x Tỷ giá ghi sổ của tiền gửi (không phải tỷ giá thực tế trên thị trường, trừ khi DN mua ngoại tệ để thanh toán thì ghi theo tỷ giá thực tế mua).
Có TK 515 (hoặc Nợ TK 635) Chênh lệch tỷ giá

30/3
Nợ TK 241: 20.000 x 21.900
Có TK 331: 20.000 x 21.900

15/4
Nợ TK 331: 25.000 x 22.000 + 5.000 x 21.900
Có TK 1122: 30.000 x Tỷ giá ghi sổ của tiền hoặc tỷ giá mua ngoại tệ
Có TK 515 (hoặc Nợ TK 635) Chênh lệch tỷ giá

15/6

Nợ TK 331: 20.000 x 21.900
Có TK 1122: 20.000 x Tỷ giá ghi sổ của tiền hoặc tỷ giá mua ngoại tệ
Có TK 515 (hoặc Nợ TK 635) Chênh lệch tỷ giá

Số dư TK 331 còn lại cuối kỳ đánh giá lại theo tỷ giá thực tế, chênh lệch sau khi bù trừ với các khoản đánh giá lại khác đưa vào doanh thu hoặc chi phí tài chính.
 
  • Like
Reactions: VânBáchVy
A

azenniss

Trung cấp
16/1/07
115
1
18
TP.HCM
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

May quá webketoan mở topic này, em vẫn có chỗ này bấy lâu nay chưa hiểu rõ, đọc đi đọc lại nhiều bài rồi mà mãi vẫn lơ mơ :wall:, mong các anh chị nào có kinh nghiệm xem nên xử lý thế nào.

Nội dung là:
Trong TT 179 có quy định rõ về định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, theo đó “các khoản trả trước cho người bán bằng ngoại tệ” sẽ không được xem là một khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (điều 2), nên sẽ không phải đánh giá chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm (điều 6) cũng như đánh giá lại cuối năm (điều 8).
Bây giờ em có ví dụ sau:
Khách hàng A mua hàng hóa trị giá 1000 USD, gồm các nghiệp vụ:
- Ngày 15/1/N ứng trước 1000 USD mua hàng, tỉ giá xuất ngoại tệ là 21.000, hạch toán:
Nợ 331/Có 112: 21 triệu
- Ngày 15/2/N chính thức nhận hàng từ người bán, tỷ giá quy đổi trên hóa đơn lúc này là 22.000.
Vậy hạch toán thế nào với tỷ giá này? Vì theo quy định của TT 179 thì khoản trả trước không phải là 1 khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, nên ko phát sinh chênh lệch tỷ giá được, trong khi theo giá trên hóa đơn là phát sinh chênh lệch tỷ giá rồi.
Theo cách suy nghĩ của em thì đang theo 2 hướng:
1. Ghi nhận nghiệp vụ nhận hàng theo giá ứng trước:
Nợ 156/Có 331: 21 triệu => Ko phát sinh CLTG, tuy nhiên phần chênh lệch giữa giá hóa đơn và giá hạch toán thì xử lý thế nào?
2. Ghi nhận nghiệp vụ nhận hàng theo giá hóa đơn, vẫn đánh giá CLTG:
Nợ 156: 22 triệu/ Có 331: 21 triệu; Có 515: 1 triệu. => Như vậy khoản ứng trước vẫn phát sinh CLTG và đánh giá CLTG, có trái với TT 179 không?
- Ngoài ra, khoản người mua ứng trước có hạch toán tương tự hay không?

Rất mong mọi người tìm hướng xử lý, em xin cảm ơn.
TT179/2012/TT-BTC có hướng dẫn nhưng bất cập trong tình huống trên; Chuẩn mực kế toán số 10 vẫn đang áp dụng, hiện tại chưa có câu trả lời ngã ngũ cho vấn đề trên, mình thấy thế này:
Gửi Công văn cho Cục thuế xin hướng dẫn và đợi. Nếu bắt buột phải hạch toán mà không đợi đến lúc có Công văn trả lời, mình sẽ xữ lý theo hướng dẫn Chuẩn mực kế toán số 10, nghĩa là đưa phần chênh lệch tỷ giá tình huống trên vào Doanh thu hoạt động tài chính 515.

Mình cũng rất mong có thêm khoai như trên được trao đổi thêm !!
 
Sửa lần cuối:
D

duyencn051

Guest
29/7/08
81
3
8
Nam Định
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

TT179/2012/TT-BTC có hướng dẫn nhưng bất cập trong tình huống trên; Chuẩn mực kế toán số 10 vẫn đang áp dụng, hiện tại chưa có câu trả lời ngã ngũ cho vấn đề trên, mình thấy thế này:
Gửi Công văn cho Cục thuế xin hướng dẫn và đợi. Nếu bắt buột phải hạch toán mà không đợi đến lúc có Công văn trả lời, mình sẽ xữ lý theo hướng dẫn Chuẩn mực kế toán số 10, nghĩa là đưa phần chênh lệch tỷ giá tình huống trên vào Doanh thu hoạt động tài chính 515.

Mình cũng rất mong có thêm khoai như trên được trao đổi thêm !!



Mình xin góp ý thêm:
-Giả định là Cty trong tình huống trên đây không phài là Doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động.
Bác Hien ơi em quên, bên em là bên B
Em còn chưa rõ hạch toán chênh lệch tỷ giá thế nào vì bên C chuyển tiền em đâu biết họ chuyển theo tỷ giá nào đâu mà em căn cứ theo Hợp đồng đến thời điểm chuyển bao nhiêu em chia ngược lại nó ra tỷ giá như vậy.

Ý em hỏi thời điểm nào đánh giá chênh lệch tỷ giá
Em hạch toán như thế này có oke ko ạ

15/01:
Nợ 1122: 30.000x21.700
Có 131: 30.000x21.700
30/01:
Nợ 131: 80.000x22.000
Có 511: 80.000x22.000
15/02
Nợ 1122: 25.000x21.800
Có 131: 25.000x21.800
30/03
Nợ 131: 20.000x21.900
Cõ 511: 20.000x21.900
15/04:
Nợ 1122: 30.000x22.000
Có 131: 30.000x22.000
15/06:
Nợ 1122: 10.000x21.900
Có 131: 10.000x21.900

Chênh lệch đánh giá vào ngày 15/06: ( cái này em tính bằng 80.000x22.000+15.000x21.900- bên có của 131). vì trong năm mới bên C mới thanh toán đến 95%
Nợ 635: 13.500.000
Có 131:13.500.000

Ko biết em làm thế có oke ko. Hay là đánh giá chênh lệch từng lần theo ngày chuyển tiền
 
A

azenniss

Trung cấp
16/1/07
115
1
18
TP.HCM
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Bác Hien ơi em quên, bên em là bên B
Em còn chưa rõ hạch toán chênh lệch tỷ giá thế nào vì bên C chuyển tiền em đâu biết họ chuyển theo tỷ giá nào đâu mà em căn cứ theo Hợp đồng đến thời điểm chuyển bao nhiêu em chia ngược lại nó ra tỷ giá như vậy.

Ý em hỏi thời điểm nào đánh giá chênh lệch tỷ giá
Em hạch toán như thế này có oke ko ạ

15/01:
Nợ 1122: 30.000x21.700
Có 131: 30.000x21.700
30/01:
Nợ 131: 80.000x22.000
Có 511: 80.000x22.000
15/02
Nợ 1122: 25.000x21.800
Có 131: 25.000x21.800
30/03
Nợ 131: 20.000x21.900
Cõ 511: 20.000x21.900
15/04:
Nợ 1122: 30.000x22.000
Có 131: 30.000x22.000
15/06:
Nợ 1122: 10.000x21.900
Có 131: 10.000x21.900

Chênh lệch đánh giá vào ngày 15/06: ( cái này em tính bằng 80.000x22.000+15.000x21.900- bên có của 131). vì trong năm mới bên C mới thanh toán đến 95%
Nợ 635: 13.500.000
Có 131:13.500.000

Ko biết em làm thế có oke ko. Hay là đánh giá chênh lệch từng lần theo ngày chuyển tiền
Bạn duyencn051 ở phần trên, ban thechung có viết là phạm vi ở đây không viết bài tập để hỏi mà.. !!

Trường hợp này vận dụng các quy định hiện hành của Việt Nam có thể hạch toán như sau:
15/01

Nợ TK 331 30.000 x 21.700
Có TK 112 30.000 x Tỷ giá ghi sổ tiền gửi ngoại tệ
Có TK 515 (hoặc Nợ TK 635) Chênh lệch tỷ giá

(Bỏ qua TK 007 vì nó chẳng có ý nghĩa gì cả).

30/01
Nếu việc xuất hóa đơn phù hợp với phần khối lượng thực hiện được nghiệm thu bàn giao thì hạch toán theo giá trị trên Hóa đơn. Nếu khối lượng nghiệm thu bàn giao khác lớn hơn phần đã lập hóa đơn thì hạch toán theo khối lượng thực đã nghiệm thu bàn giao mà không căn cứ vào hóa đơn.
Giả sử khối lượng nghiệm thu bàn giao = khối lượng lập hóa đơn:

Nợ TK 241: 30.000 x 21.700 + 50.000 x 22.000
Có TK 331: 30.000 x 21.700 + 50.000 x 22.000

Bút toán này thể phát sinh tranh luận: Khoản mục Chi phí đầu tư XD được ghi theo giá gốc thì theo tỷ giá nào? Tỷ giá khi ứng tiền hay tỷ giá khi nghiệm thu khối lượng lập hóa đơn. Cơ sở của cách hạch toán này đã bàn ở post trước.

15/02:

Nợ TK 331: 25.000 x 22.000
Có TK 1122: 25.000 x Tỷ giá ghi sổ của tiền gửi (không phải tỷ giá thực tế trên thị trường, trừ khi DN mua ngoại tệ để thanh toán thì ghi theo tỷ giá thực tế mua).
Có TK 515 (hoặc Nợ TK 635) Chênh lệch tỷ giá

30/3
Nợ TK 241: 20.000 x 21.900
Có TK 331: 20.000 x 21.900

15/4
Nợ TK 331: 25.000 x 22.000 + 5.000 x 21.900
Có TK 1122: 30.000 x Tỷ giá ghi sổ của tiền hoặc tỷ giá mua ngoại tệ
Có TK 515 (hoặc Nợ TK 635) Chênh lệch tỷ giá

15/6

Nợ TK 331: 20.000 x 21.900
Có TK 1122: 20.000 x Tỷ giá ghi sổ của tiền hoặc tỷ giá mua ngoại tệ
Có TK 515 (hoặc Nợ TK 635) Chênh lệch tỷ giá

Số dư TK 331 còn lại cuối kỳ đánh giá lại theo tỷ giá thực tế, chênh lệch sau khi bù trừ với các khoản đánh giá lại khác đưa vào doanh thu hoặc chi phí tài chính.
Mình xin góp ý thêm:
-Giả định là Cty trong tình huống trên đây không phài là Doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động.
 
D

duyencn051

Guest
29/7/08
81
3
8
Nam Định
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Bạn duyencn051 ở phần trên, ban thechung có viết là phạm vi ở đây không viết bài tập để hỏi mà.. !!


Mình xin góp ý thêm:
-Giả định là Cty trong tình huống trên đây không phài là Doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động.

Bác azenniss ơi, em có hỏi ở ngoài 1 top mới, nhựng người ta lại dẫn link em vào đây hỏi đó, các bác nào biết giải hộ em đi mà.hihi
 
A

azenniss

Trung cấp
16/1/07
115
1
18
TP.HCM
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Bác azenniss ơi, em có hỏi ở ngoài 1 top mới, nhựng người ta lại dẫn link em vào đây hỏi đó, các bác nào biết giải hộ em đi mà.hihi
Thôi đi, bạn duyencn051 đừng cố xão biện nữa à. Mình nghĩ nên tôn trọng qui ước ở đây, như thế sẽ có thêm nhiều khoai hấp dẫn hơn, Thân!
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

TT179/2012/TT-BTC có hướng dẫn nhưng bất cập trong tình huống trên; Chuẩn mực kế toán số 10 vẫn đang áp dụng, hiện tại chưa có câu trả lời ngã ngũ cho vấn đề trên, mình thấy thế này:
Gửi Công văn cho Cục thuế xin hướng dẫn và đợi. Nếu bắt buột phải hạch toán mà không đợi đến lúc có Công văn trả lời, mình sẽ xữ lý theo hướng dẫn Chuẩn mực kế toán số 10, nghĩa là đưa phần chênh lệch tỷ giá tình huống trên vào Doanh thu hoạt động tài chính 515.

Thông tư 179/2012 và VAS 10 về cơ bản là thống nhất. Theo định nghĩa tại các văn bản này thì khoản mục trả trước cho người bán trong trường hợp này có thể xem là khoản mục phi tiền tệ, hạch toán theo quy định đối với khoản mục phi tiền tệ. Thực ra với nghiệp vụ này thì tổng lợi nhuận kế toán theo cách hạch toán nào thì cũng không có chênh lệch, trừ khi hàng tồn kho còn chưa tiêu thụ thôi.

Ở đây chúng ta bàn xem hạch toán thế nào cho lô gic về mặt kế toán nhất chứ không phải để tính thuế TNDN nên không nên đi hỏi cơ quan thuế là hạch toán thế nào.

Mình xin góp ý thêm:
-Giả định là Cty trong tình huống trên đây không phài là Doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động.
Tình huống này đưa ra không có cơ sở để khẳng định đây là DN đang trong giai đoạn đầu tư XDCB trước khi hoạt động. Mặt khác chỉ có VAS 10 của VN phiên bản cũ mới phân biệt trước và sau hoạt động thôi (chắc liên quan đến vấn đề tính thuế cho các DN nhà nước đây, nhưng bây giờ cho chuyển lỗ rồi nên chẳng cần), IAS 21 và dự thảo VAS mới không phân biệt trước hoạt động hay đang hoạt động nữa.
 
Sửa lần cuối:
D

duyencn051

Guest
29/7/08
81
3
8
Nam Định
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Thôi đi, bạn duyencn051 đừng cố xão biện nữa à. Mình nghĩ nên tôn trọng qui ước ở đây, như thế sẽ có thêm nhiều khoai hấp dẫn hơn, Thân!
Bác azenniss em ghet dần đều bác rồi, dìm hàng em. bác Hien cho em ý nên đánh giá theo từng lần hay gộp vào đánh giá khi họ thanh toán lần cuối của 95%.
 
A

azenniss

Trung cấp
16/1/07
115
1
18
TP.HCM
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Trích nguyên văn Nguyên văn bởi azenniss Xem bài
Mình xin góp ý thêm:
-Giả định là Cty trong tình huống trên đây không phài là Doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động.---> phần nầy là dành cho phần trả lời của bạn hien viết cho câu hỏi của ban duyen051 trên đây, Cty B và C.
Mình vừa được thêm 1 qui ước trong chủ đề này "Ở đây chúng ta bàn xem hạch toán thế nào cho lô gic về mặt kế toán nhất chứ không phải để tính thuế TNDN nên không nên đi hỏi cơ quan thuế là hạch toán thế nào".
"Thực ra với nghiệp vụ này thì tổng lợi nhuận kế toán theo cách hạch toán nào thì cũng không có chênh lệch, trừ khi hàng tồn kho còn chưa tiêu thụ thôi."-->chổ này mình có hơi mù mờ chút..bạn có thể nói rỏ hơn không? theo 2 cách mà tổng lợi nhuận kế toán không đổi?? Cách 1: không ghi nhận chênh lệch tỷ giá, Cách 2: ghi nhận chênh lêch tỷ giá, là ghi nhận số chênh lệch này vào Tk Doanh thu tài chính???
"Thông tư 179/2012 và VAS 10 về cơ bản là thống nhất. Theo định nghĩa tại các văn bản này thì khoản mục trả trước cho người bán trong trường hợp này có thể xem là khoản mục phi tiền tệ, hạch toán theo quy định đối với khoản mục phi tiền tệ" --> như hien viểt, khoản ứng trước nêu trên theo VAS10 không được ghi nhận là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ??

Bác azenniss em ghet dần đều bác rồi, dìm hàng em. bác Hien cho em ý nên đánh giá theo từng lần hay gộp vào đánh giá khi họ thanh toán lần cuối của 95%.
Chứ bạn duyen051 không để ý là có nhiều lượt xem, mà có 2 thành viên trả lời cho câu hỏi Cty B, Cty C sao à!!!
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA