Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

  • Thread starter thechung
  • Ngày gửi
M

muco9

Sơ cấp
24/5/13
19
0
1
35
Nha Trang
http://www.bidv.com.vn/

Ngay trang chủ của BIDV có bảng tỷ giá cập nhật mỗi ngày mà, bạn.
Chào chị,

Cảm ơn chị đã trả lời câu hỏi của em, nhưng ngân hàng của em là VDB chứ không phải BIDV ạ.

Mà VBD thì không công bố thông tin tỷ giá, nêu vậy em phải dùng tỷ giá nào vậy chị?

Cảm ơn chị
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
A

andrewkizasa

Guest
19/4/15
3
0
1
34
Lúc ghi nhận công nợ theo ngoại tệ USD
Nợ TK 131-USD/Có TK 511

Nhưng khi thanh toán khách lại chuyển khoản thanh toán bằng VNĐ
Nợ TK 112-VND/Có TK 131-VND

Cả nhà cho hỏi làm thế nào trong tình huống này a?
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
Lúc ghi nhận công nợ theo ngoại tệ USD
Nợ TK 131-USD/Có TK 511

Nhưng khi thanh toán khách lại chuyển khoản thanh toán bằng VNĐ
Nợ TK 112-VND/Có TK 131-VND

Cả nhà cho hỏi làm thế nào trong tình huống này a?
Chỉ việc ghi nhận thêm khoản chênh lệch giữa Nợ 131 / Có 131 của khoản công nợ này vào 635 hoặc 515 thôi.
 
  • Like
Reactions: sneezes_k
L

Lê Hoàng Anh Duy

Guest
21/9/15
4
0
1
29
CHo e hỏi môt chút, e đang hơi bối rối 2 vấn đề này ạ:
1. Đầu kỳ có số dư tk 1122: 15000usd, TG: 21520
Tk 131.A: 4000 usd, TG: 21400 Tk 331.B: 6000usd TG:21300
Nghiệp vụ ngày 8: Nhận giấy báo có của NH về việc KH A trả tiền nợ tháng trước, TGTT: 21.750, ngày 10: công ty nhận giấy báo nợ của NH đã chuyển tiền trả hết cho B..vậy cho e hỏi là trong trường hợp nv ngày 10 khi mình xuất tiền trả cho B thì có tính lại TG sau khi đã nhận đc tiền trả nợ của A theo binh quan gia quyền di động ko ạ?
2. Có một nghiệp vụ trả tiền cho người bán bằng ngoại tệ cho 2 tỷ giá: TGTT và tỷ giá xuất ngoại tệ của cty, vậy thì khi đk nợ 331 - TG ghi sổ (TGTT luc ghi nhận nợ)/ có 1122 - theo tỷ giá nào trong 2 tỷ giá cho ở trên ạ?
 
S

smackdun

Guest
16/10/15
2
0
1
33
Cho em hỏi TH sau định khoản như vậy có đúng kô:

1/ Bán hàng cho khách hàng bằng đô, tỷ giá 21.000:
N 131 1100 USD ( 23.100.000)
C 333 100
C 511 1000
2/ Thu tiền hàng khách hàng, tỷ giá 22.000:
N 112 24.200.000
C 131 24.200.000​
N 131 1.100.000
C 515 1.100.000
Cám ơn.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Cho em hỏi TH sau định khoản như vậy có đúng kô:

1/ Bán hàng cho khách hàng bằng đô, tỷ giá 21.000:
N 131 1100 USD ( 23.100.000)
C 333 100
C 511 1000
2/ Thu tiền hàng khách hàng, tỷ giá 22.000:
N 112 24.200.000
C 131 24.200.000​
N 131 1.100.000
C 515 1.100.000
Cám ơn.
Nghiệp vụ 2 gộp 2 bút toán lại:
Nợ 112: 24.200.000
Có 131: 23.100.000
Có 515: 1.100.000
 
  • Like
Reactions: lapbitas
S

smackdun

Guest
16/10/15
2
0
1
33
Cám ơn a Hiền đã trả lời.
Cho em hỏi thêm là em có được hạch toán theo cách như cũ kô? Hay theo chuẩn VAS là phải ghi phần chênh lệch 515 cho tk tiền?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Cám ơn a Hiền đã trả lời.
Cho em hỏi thêm là em có được hạch toán theo cách như cũ kô? Hay theo chuẩn VAS là phải ghi phần chênh lệch 515 cho tk tiền?
Trước đây mẫu sổ chế độ kế toán có TK đối ứng nên phải hạch toán đúng chi tiết đối ứng. Hiện giờ không còn quy định mẫu sổ bắt buộc nữa nên việc đối ứng là không bắt buộc.

Cách hạch toán của bạn thì số dư để lên báo cáo vẫn đúng nhưng nhìn vào phát sinh sẽ không phản ánh đúng bản chất. Nếu muốn tách các bút toán đơn thì có thể tách:
Nợ 112/Có 131
Nợ 112/Có 515
 
  • Like
Reactions: lapbitas
L

lxwebkt

Sơ cấp
6/9/12
24
3
3
33
nghe an
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá



Diễn giải như sau:

Năm 2013 theo kế toán bạn lãi 1.000.000 nhưng không có thu nhập chịu thuế theo Luật thuế.
Năm 2014 theo kế toán bạn lãi 500.000 nhưng thu nhập chịu thuế là 1.500.000 (=1.000 USD x [21.500-20.000])

Về hạch toán:

Năm 2013, Phát sinh 1 khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế là 1.000.000 => hạch toán Nợ 8212/ Có 347: 1.000.000 x 25%
Năm 2014, Thu được khoản nợ này => hoàn nhập Nợ 347/ Có 8212: 1.000.000 x 25%

@ Bút toán đánh giá chênh lệch không ghi trực tiếp N 131/ C 515 mà ghi N 131/ C 413 nhé bạn.
Bạn ơi
Khi hạch toán khoản chênh lệch tạm thơì, nếu thuế suất thay đổi thì làm như thế nào ah? Tk 347 và 8212?
Năm 2013 thuế suất là 25%
Năm 2014 thuế suất là 20%
Mong reply sớm!
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Bạn ơi
Khi hạch toán khoản chênh lệch tạm thơì, nếu thuế suất thay đổi thì làm như thế nào ah? Tk 347 và 8212?
Năm 2013 thuế suất là 25%
Năm 2014 thuế suất là 20%
Mong reply sớm!
Khi đó tài sản thuế hoãn lại/thuế hoãn lại phải trả tính theo thuế suất trong tương lai khi mà tài sản/thuế hoãn lại phải trả đó được sử dụng hay phải thanh toán.

Để hiểu rõ hơn thì bạn có thể xem thêm bài viết này:

Ví dụ tính toán thuế TNDN hoãn lại theo cách tiếp cận nợ phải trả dựa trên Bảng cân đối kế toán.

Giả sử ngày 1/01/2013, công ty B mua một thiết bị có nguyên giá 2.000.000.000 đồng, thời gian sử dụng hữu ích là 4 năm và không có giá trị thanh lý sau 4 năm. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng cho mục đích kế toán trong thời gian 4 năm, cho mục đích thuế trong thời gian 2 năm. Thuế suất thuế TNDN năm 2013 là 25%, từ năm 2014 đến 2015 là 22%, từ năm 2016 là 20%. Như vậy khấu hao hàng năm theo mục đích kế toán là 2.000.000.000/4 = 500.000.000 đ, khấu hao hàng năm theo mục đích thuế là 2.000.000.000/2 = 1.000.000.000 đ. Chênh lệch giữa cơ sở tính thuế của tài sản và giá trị ghi sổ của tài sản được tính toán theo bảng sau (triệu đồng):

2013 2014 2015 2016
Chi phí khấu hao kế toán 500 500 500 500
Chi phí khấu hao theo thuế 1.000 1.000 0 0
Chênh lệch chi phí khấu hao (500) (500) 500 500
Giá trị ghi sổ 1.500 1.000 500 0
Cơ sở tính thuế 1.000 0 0 0
Chênh lệch tạm thời 500 1.000 500 0
[TBODY] [/TBODY]

Cuối năm 2013, giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của nó là 500.000.000 đồng nên phát sinh thuế TNDN hoãn lại phải trả và chi phí thuế TNDN hoãn lại. Khoản chênh lệch này được hoàn nhập năm 2015 nên thuế suất thuế TNDN được sử dụng để xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả và chi phí thuế TNDN hoãn lại tương ứng là 22%. Giả sử công ty không có khoản chênh lệch nào khác thì Thuế TNDN hoãn lại phải trả và Chi phí thuế TNDN hoãn lại năm 2013 là: 500.000.000 x 22% = 110.000.000 đ. Bút toán ghi sổ như sau:

Nợ TK Chi phí thuế TNDN hoãn lại 110.000.000
Có TK Thuế TNDN hoãn lại phải trả 110.000.000

Cuối năm 2014, tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế lũy kế là 1.000.000.000 đ, khoản chênh lệch này được hoàn nhập trong năm 2015 là 500.000.000 đ, năm 2016 là 500.000.000 đ. Do đó Thuế TNDN hoãn lại phải trả cuối năm 2014 được tính dựa trên thuế suất của các kỳ mà khoản chênh lệch tạm thời này được hoàn nhập:

500.000.000 x 22% + 500.000.000 x 20% = 210.000.000 đ

Chi phí thuế TNDN hoãn lại ghi nhận năm 2014 là chênh lệch giữa số dư cuối năm của tài khoản Thuế TNDN hoãn lại phải trả và số dư đầu năm của tài khoản này: 210.000.000 – 110.000.000 = 100.000.000 đồng. Bút toán ghi sổ như sau:

Nợ TK Chi phí thuế TNDN hoãn lại 100.000.000
Có TK Thuế TNDN hoãn lại phải trả 100.000.000

Cuối năm 2015, chênh lệch tạm thời chịu thuế lũy kế là 500.000.000 đ, so với đầu năm đã hoàn nhập 500.000.000 đ. Khoản chênh lệch còn lại được hoàn nhập vào năm 2016 nên thuế suất thuế TNDN được sử dụng để tính thuế TNDN hoãn lại phải trả là 20%. Chi phí thuế TNDN hoãn lại là chênh lệch giữa số dư cuối năm và số dư đầu năm của tài khoản Thuế TNDN hoãn lại phải trả: 100.000.000 –
210.000.000 = -110.000.000 đ. Bút toán ghi sổ như sau:

Nợ TK Thuế TNDN hoãn lại phải trả 110.000.000
Có TK Chi phí thuế TNDN hoãn lại 110.000.000

Cuối năm 2016, chênh lệch tạm thời lũy kế là 0, bút toán ghi sổ như sau:

Nợ TK Thuế TNDN hoãn lại phải trả 100.000.000
Có TK Chi phí thuế TNDN hoãn lại 100.000.000

Khi có sự thay đổi thuế suất do luật thuế mới có hiệu lực, công ty cần điều chỉnh vào chi phí thuế TNDN của kỳ có sự thay đổi. Giả sử tháng 6 năm 2013, luật thuế TNDN mới được thông qua và thuế suất thuế TNDN giảm từ 25% xuống 22% năm 2014 và 2015, 20% từ năm 2016, có hiệu lực từ 1/01/2014. Đầu năm 2013, công ty C có khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế do khấu hao tài sản cố định cho mục đích thuế nhanh hơn cho mục đích kế toán là 2.400.000.000 đ và số dư tài khoản Thuế TNDN hoãn lại phải trả là 600.000.000 đ (2.400.000.000 x 25%). Khoản chênh lệch tạm thời này được hoàn nhập trong các năm 2013, 2014, 2015 và 2016, mỗi năm 600.000.000 đ. Thuế TNDN hoãn lại phải trả xác định theo Luật thuế TNDN mới tính trên khoản chênh lệch này là: 600.000.000 x 25% + 600.000.000 x 22% + 600.000.000 x 22% + 600.000.000 x 20% = 534.000.000 đ. Công ty C ghi nhận khoản giảm Thuế TNDN hoãn lại phải trả 66.000.000 đ (600.000.000 đ – 534.000.000 đ) khi Luật thuế TNDN mới được thông qua như sau:

Nợ TK Thuế TNDN hoãn lại phải trả 66.000.000
Có TK Chi phí thuế TNDN hoãn lại 66.000.000
 
  • Like
Reactions: lxwebkt
trung78952

trung78952

Guest
9/12/06
111
3
18
Hà Nội
Các khoản Ngoại tệ dư nợ TK 331 và dư Có TK 131 tại thời điểm 31/12/2015 có phải đánh giá CLTG ko các bạn?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Các khoản Ngoại tệ dư nợ TK 331 và dư Có TK 131 tại thời điểm 31/12/2015 có phải đánh giá CLTG ko các bạn?

Thông thường không đánh giá lại, trừ khi mà khoản ứng trước đó sẽ thu bằng tiền do người bán không thể cung cấp được hàng hoá, dịch vụ.

Bạn tham chiếu các quy định tại TT 200:

Điều 69

1.6. Nguyên tắc xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Là các tài sản được thu hồi bằng ngoại tệ hoặc các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ có thể bao gồm:

a) Tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ;

b) Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ:

- Các khoản trả trước cho người bán và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ phải nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

- Các khoản người mua trả tiền trước và các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc doanh nghiệp không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và sẽ phải trả lại các khoản nhận trước bằng ngoại tệ cho người mua thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.


c) Các khoản đi vay, cho vay dưới mọi hình thức được quyền thu hồi hoặc có nghĩa vụ hoàn trả bằng ngoại tệ.

d) Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ; Các khoản nhận ký cược, ký quỹ phải hoàn trả bằng ngoại tệ.

2. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá

c) Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.
 
tieuthu_007

tieuthu_007

Cao cấp
10/8/06
523
128
43
Tp.HCM
2. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá

c) Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.[/QUOTE]
Bạn cho mình hỏi xíu:
Giả sử cuối năm mình tồn 980 USD tỷ giá ghi sổ 21.560.000
Cuối năm mình đánh giá lại với giá trị 21.070.000
Mình hạch toán vào 413/1122 và 635/413: 510.000 (phần này mình đã loại ra trên bảng 03/TNDN)
Tuy nhiên, mình bối rối bút toán hoàn nhập đầu năm sau. Mình làm vậy đúng không?
1/1/2016: Nợ 1122/ 635 : 510.000 ( như vậy gía trị 1122 lúc này quay về là giá trị ghi sổ)
( Phần giảm của 635 đó vẫn kết chuyển bình thường cuối năm 2016?)
Vậy trong năm 2016 mình cứ làm bình thường hay có phải theo dõi gì nữa không ?
Mình cảm ơn bạn!
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
2. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá

c) Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.

Bạn cho mình hỏi xíu:
Giả sử cuối năm mình tồn 980 USD tỷ giá ghi sổ 21.560.000
Cuối năm mình đánh giá lại với giá trị 21.070.000
Mình hạch toán vào 413/1122 và 635/413: 510.000 (phần này mình đã loại ra trên bảng 03/TNDN)
Tuy nhiên, mình bối rối bút toán hoàn nhập đầu năm sau. Mình làm vậy đúng không?
1/1/2016: Nợ 1122/ 635 : 510.000 ( như vậy gía trị 1122 lúc này quay về là giá trị ghi sổ)
( Phần giảm của 635 đó vẫn kết chuyển bình thường cuối năm 2016?)
Vậy trong năm 2016 mình cứ làm bình thường hay có phải theo dõi gì nữa không ?
Mình cảm ơn bạn!
Từ 1/1/2016 thì tỷ giá ghi sổ của tiền là 21.070, không đảo lại bút toán của năm trước.

Nếu tiền đã sử dụng nhiều hơn số dư đầu năm, khoản phải thu cuối 2015 đã thu thì năm 2016 tính chênh lệch tỷ giá đã thực hiện để làm cơ sở tính thuế = Chênh lệch tỷ giá đã thực hiện trên sổ kế toán + Chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện cuối 2015.

Nếu có khoản phải thu cuối năm 2015 chưa thu trong 2016 thì công thức trên sẽ trừ đi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện cuối 2015 của khoản phải thu đó.
 
tieuthu_007

tieuthu_007

Cao cấp
10/8/06
523
128
43
Tp.HCM
Từ 1/1/2016 thì tỷ giá ghi sổ của tiền là 21.070, không đảo lại bút toán của năm trước.
> Bên kiểm toán của cty mình nói đầu năm phải làm bút toán hoàn nhập cho phần đánh giá chênh lệch tỷ giá của các khoản mục tiền, nợ phải thu và nợ phải rả đã làm cuối năm 2015.

"Nếu tiền đã sử dụng nhiều hơn số dư đầu năm, khoản phải thu cuối 2015 đã thu thì năm 2016 tính chênh lệch tỷ giá đã thực hiện để làm cơ sở tính thuế = Chênh lệch tỷ giá đã thực hiện trên sổ kế toán + Chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện cuối 2015.

Nếu có khoản phải thu cuối năm 2015 chưa thu trong 2016 thì công thức trên sẽ trừ đi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện cuối 2015 của khoản phải thu đó.
" > 2 ý này của bạn thật sự mình chưa hiểu ! Lần đầu làm về ngoại tệ nên vẫn còn mơ hồ. Bạn có nói nói thêm hoặc trích dẫn đoạn nào hướng dẫn kỹ điều này giúp mình để mình tìm hiểu được không? Mình đọc nhiều mà vẫn khôgn thể nào chốt đc vấn đề. Cảm ơn bạn nhiều.
 
H

hattieu1987

Sơ cấp
14/2/11
6
0
1
36
HÀ NỘI
Từ 1/1/2016 thì tỷ giá ghi sổ của tiền là 21.070, không đảo lại bút toán của năm trước.

Nếu tiền đã sử dụng nhiều hơn số dư đầu năm, khoản phải thu cuối 2015 đã thu thì năm 2016 tính chênh lệch tỷ giá đã thực hiện để làm cơ sở tính thuế = Chênh lệch tỷ giá đã thực hiện trên sổ kế toán + Chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện cuối 2015.

Nếu có khoản phải thu cuối năm 2015 chưa thu trong 2016 thì công thức trên sẽ trừ đi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện cuối 2015 của khoản phải thu đó.
Mình chưa hiểu về hai ý trên của bạn.
Vì lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản có gốc ngoại tệ (trừ các khoản phải trả người bán) không được ghi nhận vào thu nhập hay chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản này được coi là lãi hay lỗ ảo. Tuy nhiên trên sổ kế toán, khoản lỗ, lãi này vẫn ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế theo ghi nhận của kế toán.
Vấn đề mình muốn hỏi. Đối với công ty cổ phần, lợi nhuận sau thuế được dùng để trả cổ tức cho cổ đông. Lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ không được dùng để chia cổ tức. Đầu năm sau nếu không có bút toán điều chỉnh lại, thì khoản lãi ảo đó cứ treo trên sổ kế toán hết năm này đến năm khác ah.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Mình chưa hiểu về hai ý trên của bạn.
Vì lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản có gốc ngoại tệ (trừ các khoản phải trả người bán) không được ghi nhận vào thu nhập hay chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản này được coi là lãi hay lỗ ảo. Tuy nhiên trên sổ kế toán, khoản lỗ, lãi này vẫn ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế theo ghi nhận của kế toán.
Vấn đề mình muốn hỏi. Đối với công ty cổ phần, lợi nhuận sau thuế được dùng để trả cổ tức cho cổ đông. Lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ không được dùng để chia cổ tức. Đầu năm sau nếu không có bút toán điều chỉnh lại, thì khoản lãi ảo đó cứ treo trên sổ kế toán hết năm này đến năm khác ah.
Trong năm tiếp theo thì khoản lãi tỷ giá chưa thực hiện đó sẽ được thực hiện khi doanh nghiệp chi tiền hoặc thu hồi khoản nợ phải thu mà.
 
  • Like
Reactions: sneezes_k
D

dungnt889

Trung cấp
15/4/14
103
26
28
Đông Hưng, Thái Bình
Mình chưa hiểu về hai ý trên của bạn.
Vì lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản có gốc ngoại tệ (trừ các khoản phải trả người bán) không được ghi nhận vào thu nhập hay chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản này được coi là lãi hay lỗ ảo. Tuy nhiên trên sổ kế toán, khoản lỗ, lãi này vẫn ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế theo ghi nhận của kế toán.
Vấn đề mình muốn hỏi. Đối với công ty cổ phần, lợi nhuận sau thuế được dùng để trả cổ tức cho cổ đông. Lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ không được dùng để chia cổ tức. Đầu năm sau nếu không có bút toán điều chỉnh lại, thì khoản lãi ảo đó cứ treo trên sổ kế toán hết năm này đến năm khác ah.
Cuối năm đánh giá lại khoản có gốc ngoại tệ, phát sinh lãi tỷ giá, khoản này không được tính vào thu nhập tính thuế, em thể hiện khoản này ntn trên báo cáo tài chính ạ?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA