Bàn về thay đổi trong Thông tư 200 đối với trường hợp bán hàng kèm theo khuyến mại tặng quà

  • Thread starter amtich
  • Ngày gửi
Dư Dũng Diệu

Dư Dũng Diệu

Guest
Các anh chị cho em hỏi.Em mới làm kế toán ^^
Thứ nhất lúc trước công ty em áp dụng qd15 khi định khoản hoá đơn có hàng khuyến mãi (trường hợp mua hàng hoá tặng kèm chứ không đăng ký chương trình với cơ quan thẩm quyền) em định khoản
N632
Có 155 Thành phẩm (Có ghi giá )
Có 156 Hàng hoá khuyến mãi (Chỉ ghi số lượng không ghi giá)
Định khoản doanh thu:
1. Doanh thu thành phẩm:
Nợ 131
Có 511 (Doanh thu hàng bán)
Có 333
2.Doanh thu hàng hoá khuyến mãi
Nợ 641 (Giá trị của hàng khuyến mãi)
Có 512 (Giá trị của hàng khuyến mãi)
Vậy khi chuyển qua TT200 thì 512 phải chuyển sang 511. Các định khoản trước em đã định khoản giờ có cần định khoản lại không( các định khoản từ đầu năm 2015 đến nay vì em mới chuyển qua tt200 được gần 1 tháng nay)
Theo em được biết thì khi chuyển qua TT200 thì các định khoản trên sẽ chuyển thành
N632
Có 155 Thành phẩm (Có ghi giá )
Có 156 Hàng hoá khuyến mãi (Chỉ ghi số lượng không ghi giá)
Định khoản doanh thu:
1. Doanh thu thành phẩm:
Nợ 131
Có 511
Có 333
Vì khi chuyển sang TT200 thì không còn định khoản Nợ 641 và Có 512 nữa..chẳng lẽ đổi thành Nợ 641 Có 511 sao.
Các anh chị cho em xin ý kiển và giải thích hộ em với...
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Cái đó thì chủ DN muốn đó là việc của chủ DN, họ chỉ nhắm tới 1 mục đích thôi, nhưng chị muốn nói là suy nghĩ của kế toán thôi. Phải hiểu mục đích phục vụ cho thuế chỉ là một phần nhỏ trong công việc kế toán thôi. Như vậy sẽ thấy vấn đề nó dể xử lý hơn.
Chị thấy rằng tư duy theo kiểu bản chất sẽ xử lý được công việc.
Khi trao đổi thì cũng nên nêu quan điểm tại sao hạch toán vào tài khoản nào. Tốt nhất là nếu tên tài khoản. Có đôi khi thấy các bạn chỉ quan tâm đến số hiệu tài khoản chứ không quan tâm đến tên tài khoản, bản chất của tài khoản. Các bạn chỉ cần biết dùng tài khoản nào thôi. Giống như bạn nào trên kia hỏi: trước đây dùng tài khoản 512 thì bây giờ dùng tài khoản nào?

Trong thực tế luôn nói đến hiệu quả, đi làm thuê phải biết ông chủ mình muốn gì và quan tâm nhất là gì?

Về lý thuyết thì chị @xuantham nói rất đúng, đặc biệt là với các DN niêm yết. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tế luôn có độ vênh, và để xử lý độ vênh đó sẽ là cân nhắc giữa lợi ích - chi phí.

Ví dụ:
Về lý thuyết Chi phí sx chung không được phân bổ do công suất sản xuất thấp hơn mức bình thường thì đưa vào giá vốn trong kỳ chứ không phân bổ vào Hàng tồn kho => kế toán ghi nhận vào 632 phần chi phí SX chung không phân bổ. Tuy nhiên, khi cơ quan thuế vào kiểm tra, thấy mục này họ sẽ loại ra => mất tiền thuế phần này.

Do đó, kế toán sẽ cân nhắc: làm đúng theo chuẩn mực và chấp nhận mất tiền thuế phần này hay chấp nhận làm khác chuẩn mực nhưng không bị mất tiền thuế cho khoản này.

Em nghĩ 99,9% sẽ chọn cách không mất tiền thuế, bởi có làm đúng chuẩn mực chẳng được gì mà lại mất tiền ông chủ (và tự an ủi mình biết lý thuyết nó là như vậy nhưng tại mình không làm thôi :))
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Trong thực tế luôn nói đến hiệu quả, đi làm thuê phải biết ông chủ mình muốn gì và quan tâm nhất là gì?

Ví dụ:
Về lý thuyết Chi phí sx chung không được phân bổ do công suất sản xuất thấp hơn mức bình thường thì đưa vào giá vốn trong kỳ chứ không phân bổ vào Hàng tồn kho => kế toán ghi nhận vào 632 phần chi phí SX chung không phân bổ. Tuy nhiên, khi cơ quan thuế vào kiểm tra, thấy mục này họ sẽ loại ra => mất tiền thuế phần này.

Do đó, kế toán sẽ cân nhắc: làm đúng theo chuẩn mực và chấp nhận mất tiền thuế phần này hay chấp nhận làm khác chuẩn mực nhưng không bị mất tiền thuế cho khoản này.

Em nghĩ 99,9% sẽ chọn cách không mất tiền thuế, bởi có làm đúng chuẩn mực chẳng được gì mà lại mất tiền ông chủ (và tự an ủi mình biết lý thuyết nó là như vậy nhưng tại mình không làm thôi

Theo mình trong trường hợp chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ tính vào giá vốn hàng bán cơ quan thuế không có quyền xuất toán khoản chi phí này. Chi phí sản xuất chung cố định thường gồm các chi phí như khấu hao theo phương pháp đường thẳng, tiền thuê nhà xưởng, lương gián tiếp,...

Nếu các chi phí này đủ các chứng từ và không thuộc các khoản chi phí không được trừ thì chúng là chi phí tính thuế.

Nếu cơ quan thuế lập luận xác định chi phí trên cơ sở phù hợp với doanh thu và cho rằng phần chi phí sản xuất chung cố định này phải nằm trong hàng tồn kho (nếu toàn bộ số sản phẩm sản xuất ra được bán trong kỳ thì dù đưa vào giá vốn ngay hay giá thành cũng không thay đổi lợi nhuận) để trừ vào kết quả của năm sau thì chỉ tạo ra chênh lệch tạm thời. Mà chắc cơ quan thuế cũng chẳng muốn làm khó cho DN và cho mình trong trường hợp này.
 
  • Like
Reactions: xuantham and amtich
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Theo mình trong trường hợp chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ tính vào giá vốn hàng bán cơ quan thuế không có quyền xuất toán khoản chi phí này. Chi phí sản xuất chung cố định thường gồm các chi phí như khấu hao theo phương pháp đường thẳng, tiền thuê nhà xưởng, lương gián tiếp,...

Nếu các chi phí này đủ các chứng từ và không thuộc các khoản chi phí không được trừ thì chúng là chi phí tính thuế.

Nếu cơ quan thuế lập luận xác định chi phí trên cơ sở phù hợp với doanh thu và cho rằng phần chi phí sản xuất chung cố định này phải nằm trong hàng tồn kho (nếu toàn bộ số sản phẩm sản xuất ra được bán trong kỳ thì dù đưa vào giá vốn ngay hay giá thành cũng không thay đổi lợi nhuận) để trừ vào kết quả của năm sau thì chỉ tạo ra chênh lệch tạm thời. Mà chắc cơ quan thuế cũng chẳng muốn làm khó cho DN và cho mình trong trường hợp này.

@Hien: Với các quy định trong Thông tư hướng dẫn vê thuế TNDN trước đây, chi phí vượt định mức không được tính vào chi phí được trừ. Nên em nghĩ có khả năng cơ quan thuế sẽ loại, tức là sẽ nằm trong trường hợp có khả năng bị tranh chấp với cơ quan thuế nếu như mình hạch toán theo như bài trên em nói.

Còn trường hợp mình đưa vào giá trị hàng tồn kho thì an toàn hơn :)

Ý của em chủ yếu về việc cân nhắc giữa việc phải tuân theo Kế toán hay Thuế thì ưu tiên thế nào, nếu cứ khăng khăng phải theo bản chất gì gì đó thì có phải là 1 lựa chọn đúng cho Kế toán các DN nhỏ ở VN hay không? :)
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
@Hien: Với các quy định trong Thông tư hướng dẫn vê thuế TNDN trước đây, chi phí vượt định mức không được tính vào chi phí được trừ. Nên em nghĩ có khả năng cơ quan thuế sẽ loại, tức là sẽ nằm trong trường hợp có khả năng bị tranh chấp với cơ quan thuế nếu như mình hạch toán theo như bài trên em nói.

Còn trường hợp mình đưa vào giá trị hàng tồn kho thì không bị

Cơ quan thuế chỉ xem xét các chi phí vượt định mức với khoản biến phí thôi (như vật liệu, nhân công). Trong các văn bản thuế (TT 78, 96) còn cho phép cả chi phí khấu hao TSCĐ tính là chi phí được trừ trong thời gian ngừng sản xuất mang tính mùa vụ, để sửa chữa, di chuyển mà.

Ý của em chủ yếu về việc cân nhắc giữa việc phải tuân theo Kế toán và Thuế thì ưu tiền thế nào, nếu cứ khăng khăng phải theo bản chất gì gì đó thì có phải là 1 lựa chọn đúng cho Kế toán các DN nhỏ ở VN hay không? :)

OK. Thiết lập hệ thống thông tin nói chung hay hệ thống kế toán ở bất kỳ tổ chức nào cũng phải cân nhắc lợi ích - chi phí.

Chuẩn mực kế toán đưa ra để làm cơ sở lập báo cáo tài chính cho mục đích chung, hướng đến người sử dụng là các nhà đầu tư và chủ nợ, mà trong đó mục đích thuế không được xem trọng.

Đối với kế toán DN nhỏ và vừa ở Việt Nam thì chủ yếu phục vụ mục đích thuế. Do vậy khi thiết kế sao cho thuận lợi cho mục đích thuế nhất mà không vi phạm các vấn đề cơ bản của chế độ, chuẩn mực kế toán (trong kế toán có nguyên tắc trọng yếu mà).

Còn việc hạch toán như thế nào để có lợi về thuế cho doanh nghiệp trong khi không vi phạm các quy định của luật thuế, chuẩn mực kế toán là việc không bị cấm.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Cơ quan thuế chỉ xem xét các chi phí vượt định mức với khoản biến phí thôi (như vật liệu, nhân công). Trong các văn bản thuế (TT 78, 96) còn cho phép cả chi phí khấu hao TSCĐ tính là chi phí được trừ trong thời gian ngừng sản xuất mang tính mùa vụ, để sửa chữa, di chuyển mà.

Định mức SX bao gồm Biến phí và Định phí (Chi phí chung) nữa chứ anh, :) , dù sao nhập nhằng thì thuế nó sẽ dễ bỏ qua hơn (do ko phát hiện được) hơn là anh ghi rõ ràng cái chi phí này là do công suất sx thấp hơn bình thường. :)


OK. Thiết lập hệ thống thông tin nói chung hay hệ thống kế toán ở bất kỳ tổ chức nào cũng phải cân nhắc lợi ích - chi phí.

Chuẩn mực kế toán đưa ra để làm cơ sở lập báo cáo tài chính cho mục đích chung, hướng đến người sử dụng là các nhà đầu tư và chủ nợ, mà trong đó mục đích thuế không được xem trọng.

Đối với kế toán DN nhỏ và vừa ở Việt Nam thì chủ yếu phục vụ mục đích thuế. Do vậy khi thiết kế sao cho thuận lợi cho mục đích thuế nhất mà không vi phạm các vấn đề cơ bản của chế độ, chuẩn mực kế toán (trong kế toán có nguyên tắc trọng yếu mà).

Còn việc hạch toán như thế nào để có lợi về thuế cho doanh nghiệp trong khi không vi phạm các quy định của luật thuế, chuẩn mực kế toán là việc không bị cấm.

Em nhất trí
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Như anh Hiền nói đúng rồi, cùng lắm thì phần chi phí chung không phân bổ do hoạt động dưới công suất sẽ được hoãn lại khi tính thuế TNDN (cho đến khi bán các sản phẩm đó) chứ ko thể loại trừ chi phí này được.

Ngay cả trong việc hạch toán các khoản chiết khấu thương mại, nếu hàng hóa chưa bán thì về nguyên tắc hạch toán giảm giá vốn hàng tồn kho, nhưng Thuế thường yêu cầu tính vào thu nhập khác để tận thu, do nếu giảm giá HTK thì khi nào bán số hàng này đi mới thu được tiền thuế. Nhiều khi bảo DN hạch toán giảm HTK mới đúng nhưng họ vẫn hạch toán vào thu nhập khác cho đỡ phải giải trình khi quyết toán Thuế, mặc dù DN chả sai.
 
caochienpy

caochienpy

Cao cấp
21/8/10
412
180
43
cao xa lam thao phu tho
Các anh chị cho em hỏi.Em mới làm kế toán ^^
Thứ nhất lúc trước công ty em áp dụng qd15 khi định khoản hoá đơn có hàng khuyến mãi (trường hợp mua hàng hoá tặng kèm chứ không đăng ký chương trình với cơ quan thẩm quyền) em định khoản
N632
Có 155 Thành phẩm (Có ghi giá )
Có 156 Hàng hoá khuyến mãi (Chỉ ghi số lượng không ghi giá)
Định khoản doanh thu:
1. Doanh thu thành phẩm:
Nợ 131
Có 511 (Doanh thu hàng bán)
Có 333
2.Doanh thu hàng hoá khuyến mãi
Nợ 641 (Giá trị của hàng khuyến mãi)
Có 512 (Giá trị của hàng khuyến mãi)
Vậy khi chuyển qua TT200 thì 512 phải chuyển sang 511. Các định khoản trước em đã định khoản giờ có cần định khoản lại không( các định khoản từ đầu năm 2015 đến nay vì em mới chuyển qua tt200 được gần 1 tháng nay)
Theo em được biết thì khi chuyển qua TT200 thì các định khoản trên sẽ chuyển thành
N632
Có 155 Thành phẩm (Có ghi giá )
Có 156 Hàng hoá khuyến mãi (Chỉ ghi số lượng không ghi giá)
Định khoản doanh thu:
1. Doanh thu thành phẩm:
Nợ 131
Có 511
Có 333
Vì khi chuyển sang TT200 thì không còn định khoản Nợ 641 và Có 512 nữa..chẳng lẽ đổi thành Nợ 641 Có 511 sao.
Các anh chị cho em xin ý kiển và giải thích hộ em với...
Hàng khuyến mãi theo TT200/2014 được chia ra làm nhiểu trường hợp khác nhau mình xin nêu ra một số trường hợp mọi người xem sét và cho ý kiến nhé :
1 :Nếu hàng khuyến mãi nhằm mục địch quảng bá thương hiệu ,tìm kiếm thị trường không kèm theo các điều kiện để được hưởng thì bản chất nó thuộc chi phí bán hàng hạch toán vào chi phí 641 .
2 : Nếu hàng khuyến mãi kèm theo điều kiện được hưởng như mua 3 tặng 1.....Thì chúng ta phải phân bổ giá vốn của sản phẩm đem tặng vào giá vốn của 3 sản phẩm còn lại để làm căn cứ hạch toán giá vốn và doanh thu .
3 :Đối với khách hàng lâu năm :
- Có cam kết giữa người bán với người mua đạt được đến một số lượng nhất định sẽ được hưởng một khoản lợi ích như tiền , một chuyến du lịch ...
Ví dụ mua 1000 tấn hàng A (đơn giá 800.000/ tấn ) một năm thì được một chuyến du lịch chị giá 20 tr .
Giá trị được hưởng trên 1 tấn nếu đạt doanh thu :C = 20.000.000/1000=20.000.
Tháng 1 xuất 10 tấn kế toán ghi nhận như sau :
Doanh thu : Nợ 111,112... :8.800.000
Có 511 :8.000.000-200.000=7.800.000
Có 3387 : 20.000x10=200.000
Có 3333 :800.000
...........
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Nếu cơ quan thuế lập luận xác định chi phí trên cơ sở phù hợp với doanh thu và cho rằng phần chi phí sản xuất chung cố định này phải nằm trong hàng tồn kho (nếu toàn bộ số sản phẩm sản xuất ra được bán trong kỳ thì dù đưa vào giá vốn ngay hay giá thành cũng không thay đổi lợi nhuận) để trừ vào kết quả của năm sau thì chỉ tạo ra chênh lệch tạm thời...

1. Ý của em không phải là lo Cơ quan thuế nói Chi phí không phù hợp Doanh thu mà ý em lo là các khoản chi phí chung không phân bổ này không được chấp nhận là chi phí được trừ thôi. Và nếu như không được chấp nhận là chi phí được trừ thì không phát sinhh chênh lệch tạm thời.

2. Giả sử có như anh nói phát sinh chênh lệch tạm thời đi nữa thì việc theo dõi để hoàn nhập Tài sản thuế TNDN hoãn lại này em nghĩ không làm nổi, vì đâu biết Hàng tồn kho nào là của đợt có phát sinh chênh lêch tạm thời, trừ khi Kế toán HTK theo thực tế đích danh. Vì vậy, em nghĩ chỗ này anh nói theo lý thuyết cho vui thôi :)

@Hien @amtich lâu rồi mới có dịp hội ngộ lại trên diễn đàn
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: amtich
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
1. Ý của em không phải là lo Cơ quan thuế nói Chi phí không phù hợp Doanh thu mà ý em lo là các khoản chi phí chung không phân bổ này không được chấp nhận là chi phí được trừ thôi. Và nếu như không được chấp nhận là chi phí được trừ thì không phát sinhh chênh lệch tạm thời.

2. Giả sử có như anh nói phát sinh chênh lệch tạm thời đi nữa thì việc theo dõi để hoàn nhập Tài sản thuế TNDN hoãn lại này em nghĩ không làm nổi, vì đâu biết Hàng tồn kho nào là của đợt có phát sinh chênh lêch tạm thời, trừ khi Kế toán HTK theo thực tế đích danh. Vì vậy, em nghĩ chỗ này anh nói theo lý thuyết cho vui thôi :)

@Hien @amtich lâu rồi mới có dịp hội ngộ lại trên diễn đàn
Chào mừng bạn đã trở lại diễn đàn sau một thời gian mai danh ẩn tích luyện công!

Như mình nói trong bài trước thì hiện tại cơ quan thuế chỉ kiểm soát theo định mức các biến phí thôi. Các văn bản thuế hiện hành có quy định về các biến phí là chi phí nguyên vật liệu thì không vượt quá định mức (trước đây là DN tự xây dựng, hiện giờ căn cứ vào các định mức của nhà nước - nếu có).

Các chi phí cố định (định phí) nếu có đủ điều kiện là chi phí được trừ (thể hiện trong Khoản 1 - Điều 6 Thông tư 78, được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96) thì đương nhiên cần được trừ hết vào chi phí tính thuế.

Bản chất định phí nó không biến động theo mức độ hoạt động nên định mức định phí trên một đơn vị khối lượng không có ý nghĩa trong quản lý và kiểm soát, nó chỉ là cơ sở để thực hiện cái gọi là kế toán chi phí theo định mức (Standard Costing - đại khái như phương pháp giá kế hoạch trong chế độ kế toán, phân biệt với Normal Costing hay Actual Costing).
 
  • Like
Reactions: amtich
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Thực ra @nguoilysu nói cũng có phần đúng, nếu sản xuất dưới công suất có thể gặp rủi ro loại trừ chi phí. Nhưng anh @Hien cũng trích dẫn một đoạn trong TT78 là thậm chí TSCĐ dừng sản xuất theo mùa vụ hay sửa chữa lớn trong 1 thời gian nhất định (9 tháng/1 năm) vẫn được tính chi phí khấu hao vào chi phí hợp lý, huống hồ gì chỉ là sản xuất dưới định mức.
Tuy nhiên cái đúng của nguoilysu có thể gặp phải khi sản xuất dưới công suất trong thời gian dài và công suất khai thác đạt mức thấp, ví dụ khai thác chỉ 10 - 20% công suất trong nhiều năm - điển hình hiện nay là các DN khai khoáng (khoáng sản), do giá tiêu thụ xuống thấp nên chỉ sản xuất cầm chừng trong nhiều năm, như vậy chi phí khấu hao là cả vấn đề nếu ko áp dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng mà lựa chọn khấu hao theo đường thẳng. Hay như ngành thép hiện nay rất ít Nhà máy sản xuất theo công suất tối đa, nhưng ko biết họ áp dụng theo phương pháp khấu hao nào.
Còn việc kiểm soát hàng tồn kho, 1 DN quản trị hàng tồn kho tốt bắt buộc phải theo dõi thời gian tồn kho của hàng hóa (đồng nghĩa với việc biết được lô hàng sản xuất ra trong mẻ nào, công suất ra sao), lúc đó mới kiểm soát được hàng hóa lâu ngày để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng hàng tồn kho. Tuy nhiên DN nào ko ưu tiên việc theo dõi (do mất thời gian) thì họ ko theo dõi.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
...Còn việc kiểm soát hàng tồn kho, 1 DN quản trị hàng tồn kho tốt bắt buộc phải theo dõi thời gian tồn kho của hàng hóa (đồng nghĩa với việc biết được lô hàng sản xuất ra trong mẻ nào, công suất ra sao), lúc đó mới kiểm soát được hàng hóa lâu ngày để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng hàng tồn kho. Tuy nhiên DN nào ko ưu tiên việc theo dõi (do mất thời gian) thì họ ko theo dõi.

Bạn nghĩ được bao nhiêu DN nhỏ làm được điều này? Tôi vẫn cho rằng việc anh Hiền nói chỉ là theo lý thuyết chứ thực tế mất quá nhiều thời gian để theo dõi chênh lệch tạm thời phân bổ cho từng SP như vậy.

Và ý của tôi không phải nói về ví dụ này mà là nói về việc nhiều anh/ chị hay nói cứ theo bản chất gì gì đó mà làm, đừng có lách luật, dùng chiêu... tôi dám cam đoan chẳng giám đốc nào tuyển những ngườii cứng nhắc như vậy? Lách luật chứ đâu có phạm luật, phải thông minh và hiểu luật mới dùng chiêu lách luật được. Và Chủ DN người ta cần người như vậy.
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Bạn nghĩ được bao nhiêu DN nhỏ làm được điều này? Tôi vẫn cho rằng việc anh Hiền nói chỉ là theo lý thuyết chứ thực tế mất quá nhiều thời gian để theo dõi chênh lệch tạm thời phân bổ cho từng SP như vậy.

Và ý của tôi không phải nói về ví dụ này mà là nói về việc nhiều anh/ chị hay nói cứ theo bản chất gì gì đó mà làm, đừng có lách luật, dùng chiêu... tôi dám cam đoan chẳng giám đốc nào tuyển những ngườii cứng nhắc như vậy? Lách luật chứ đâu có phạm luật, phải thông minh và hiểu luật mới dùng chiêu lách luật được. Và Chủ DN người ta cần người như vậy.
Đấy là anh Hiền bảo giả sử Thuế có loại chi phí khấu hao này thì mới cần quay trở lại để tính chênh lệch tạm thời, chứ quan điểm của anh Hiền và mình là Thuế ko loại, còn theo mình thì có thể trừ trường hợp đặc thù như mình ví dụ ở trên. Trong trường hợp Thuế ko loại mà cho phép hoãn lại, việc theo dõi ko phức tạp, ví dụ quyết toán thuế từ Năm 200N đến năm 2014, DN chỉ cần tính phần chi phí dưới công suất của các lô hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/2014 mà thôi, bởi vì các hàng hóa luân chuyển trong kỳ từ năm 200N - 2014 đã bán hết và đương nhiên chi phí khấu hao tương ứng các lô hàng này đã thực hiện. Chỉ chừng nào Thuế loại trừ hoàn toàn chi phí khấu hao dưới công suất, thì việc tính toán sẽ phức tạp đối với cả Thuế lẫn Kiểm toán khi kiểm tra nếu DN ko chủ động theo dõi.
Còn thực tế mình cũng đồng ý là không nhiều DN tách chi phí khấu hao dưới công suất do phức tạp, những DN lớn họ sẽ lựa chọn khấu hao theo khối lượng sản phẩm.
Mình làm thuê cho ai thì nghe theo người đó thôi, làm theo chuẩn mực - đạo đức nghề nghiệp mà ko có tiền nuôi thân thì cũng tiêu, miễn trong giới hạn kiểm soát của bản thân, đừng để cắn rứt lương tâm và dính cảnh lao lý là được, :D.
 
  • Like
Reactions: Hien
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Như mình đã phân tích trong comment trước là cơ quan thuế không có căn cứ pháp luật nào để loại trừ các chi phí cố định khi sản xuất dưới mức công suất bình thường khi các khoản chi phí này thỏa mãn Khoản 1 Điều 6 Thông tư 78. Mình chỉ giả định là ông thuế nào cứng nhắc theo quan điểm chi phí phù hợp với doanh thu thì bắt hoãn lại phần này trong hàng tồn kho và dẫn đến chênh lệch tạm thời và khi đó chỉ làm khổ mình thôi (khi mà kế toán làm đúng chuẩn mực kế toán, còn ông thuế không nắm được quy định của luật thuế).

Mình nói lại quan điểm là cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước chỉ tập trung vào quản lý chi phí theo định mức với phần biến phí, còn phần định phí tính theo 1 đơn vị sản phẩm không có ý nghĩa trong kiểm soát chi phí (trong lý thuyết phân tích biến động chi phí thì biến động định phí sản xuất chung được phân thành biến động khối lượng - volume variance, và biến động dự toán - budget variance, mà người ta cho rằng cái volume variance nói chung không có ý trong kiểm soát, chỉ xem xét cái biến động dự toán thôi).

Tất nhiên trong thực tế có thể đa số các DN Việt Nam không làm đúng quy định của chuẩn mực kế toán. Các DN lớn mà cần thông tin BCTC đẹp có thể cố tình không đưa chi phí SXC cố định vào giá vốn vì khi đó trong trường hợp sản xuất và tiêu thụ dưới công suất sẽ dẫn đến một khoản lỗ (Nhưng theo quan điểm quản trị thì thà lỗ do sản xuất và tiêu thụ dưới công suất còn hơn là sản xuất ra mà không tiêu thụ được).
Các DN nhỏ và vừa thì không đủ nguồn lực và cũng không quá cần thiết phải bám chặt chuẩn mực kế toán về điểm này. Hơn nữa có thể vì lý do như nguoilysu nói thì để đề phòng mấy ông cán bộ thuế không nắm luật hoạnh họe thì cứ đưa hết chi phí SXC cố định trong trường hợp dưới công suất vào giá thành cho nó êm.
 
  • Like
Reactions: amtich
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Như mình đã phân tích trong comment trước là cơ quan thuế không có căn cứ pháp luật nào để loại trừ các chi phí cố định khi sản xuất dưới mức công suất bình thường khi các khoản chi phí này thỏa mãn Khoản 1 Điều 6 Thông tư 78. Mình chỉ giả định là ông thuế nào cứng nhắc theo quan điểm chi phí phù hợp với doanh thu thì bắt hoãn lại phần này trong hàng tồn kho và dẫn đến chênh lệch tạm thời và khi đó chỉ làm khổ mình thôi (khi mà kế toán làm đúng chuẩn mực kế toán, còn ông thuế không nắm được quy định của luật thuế).

Mình nói lại quan điểm là cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước chỉ tập trung vào quản lý chi phí theo định mức với phần biến phí, còn phần định phí tính theo 1 đơn vị sản phẩm không có ý nghĩa trong kiểm soát chi phí (trong lý thuyết phân tích biến động chi phí thì biến động định phí sản xuất chung được phân thành biến động khối lượng - volume variance, và biến động dự toán - budget variance, mà người ta cho rằng cái volume variance nói chung không có ý trong kiểm soát, chỉ xem xét cái biến động dự toán thôi).

Tất nhiên trong thực tế có thể đa số các DN Việt Nam không làm đúng quy định của chuẩn mực kế toán. Các DN lớn mà cần thông tin BCTC đẹp có thể cố tình không đưa chi phí SXC cố định vào giá vốn vì khi đó trong trường hợp sản xuất và tiêu thụ dưới công suất sẽ dẫn đến một khoản lỗ (Nhưng theo quan điểm quản trị thì thà lỗ do sản xuất và tiêu thụ dưới công suất còn hơn là sản xuất ra mà không tiêu thụ được).
Các DN nhỏ và vừa thì không đủ nguồn lực và cũng không quá cần thiết phải bám chặt chuẩn mực kế toán về điểm này. Hơn nữa có thể vì lý do như nguoilysu nói thì để đề phòng mấy ông cán bộ thuế không nắm luật hoạnh họe thì cứ đưa hết chi phí SXC cố định trong trường hợp dưới công suất vào giá thành cho nó êm.

Cái này tại DN thôi.
Nói là nói vậy thôi, chứ chưa thấy ai post cái biên bản quyết toán nào mà loại trừ các chi phí cố định khi sản xuất dưới mức công suất bình thường khi các khoản chi phí này thỏa mãn Khoản 1 Điều 6 Thông tư 78.

Chị nghĩ bản chất DN chấp nhận chi phí này bị loại trừ là một lý do khác chứ không phải vì thừa nhận loại trừ như vậy là đúng đâu
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Bàn về thay đổi trong Thông tư 200 đối với trường hợp bán hàng kèm theo khuyến mại tặng quà:

Công ty A kinh doanh xe hơi và phụ kiện kèm theo xe. Cty bán 1 chiếc xe giá 1 tỷ đồng chưa VAT, tặng kèm phụ kiện giá 100 triệu (số lớn chút cho đẹp) chưa VAT. Giá bán xe là 1,2 tỷ đồng chưa VAT.

1. Nếu cty có đăng ký chương trình khuyến mại với Sở Công thương, theo Thuế thì hàng khuyến mại được xuất hóa đơn ko VAT, ko ghi giá trị. Vậy thì cái phụ kiện chỉ cần xuất HĐ khuyến mại không thu tiền. Theo TT 200 thì sẽ hạch toán doanh thu cho cả xe và phụ kiện như sau:

Doanh thu:
Nợ TK 112: 1,2 tỷ + 0,12 tỷ (VAT)
Có TK 511: 1,2 tỷ (chi tiết kế toán phải tách ra 511 - xe riêng và phụ kiện riêng)
Có TK 333: 0,12 tỷ (VAT)

Giá vốn:
Nợ TK 632: 1 tỷ xe + 0,1 tỷ Phụ kiện
Có TK 156: 1,1 tỷ

2. Nếu công ty không đăng ký chương trình khuyến mại với Sở Công thương, theo Thuế phải xuất hóa đơn tương tự quà tặng, nộp thuế GTGT đầu ra, nhưng không thu được tiền. Vậy thì cái phụ kiện phải xuất HĐ đầu ra tương tự như hàng bán ra ngoài thị trường, nộp thuế GTGT. Vậy trường hợp này theo TT200 sẽ hạch toán thế nào?

Doanh thu:
Nợ TK 112: 1,2 tỷ + 0,12 tỷ (VAT)
Có TK 511: 1,2 tỷ (chi tiết kế toán phải tách ra 511 - xe riêng và phụ kiện riêng)
Có TK 333: 0,12 tỷ (VAT)

Giá vốn:
Nợ TK 632: 1 tỷ xe + 0,1 tỷ Phụ kiện
Có TK 156: 1,1 tỷ

Nhưng xử lý thế nào với Thuế GTGT đối với phụ kiện khuyến mại?
a) Đưa vào giá vốn: Nợ TK 632 - phụ kiện/Có TK 333: 10 triệu
b) Đưa vào chi phí bán hàng: Nợ TK 641/Có TK 333: 10 triệu

3. Trong trường hợp cty A bán xe hơi, nhưng không tặng phụ kiện mà tặng 1 chiếc tủ lạnh chẳng hạn - tủ lạnh cty mua ở ngoài thị trường về để tặng chứ không kinh doanh mặt hàng này, vậy vẫn hạch toán doanh thu - giá vốn tủ lạnh tương tự trường hợp ở trên hay sao? Hay đưa vào chi phí bán hàng?

4. Trường hợp giá trị quà tặng nhỏ so với giá trị hàng hóa bán ra, ví dụ mua xe hơi giá 1 tỷ nhưng tặng những phụ kiện giá một vài triệu đồng; hoặc quà tặng của cty đa dạng nhiều chủng loại nhưng giá trị thấp… vậy việc tách doanh thu có phải sẽ làm phức tạp và thêm thủ tục cho kế toán hay sao?

5. Tiêu chí nào để tách doanh thu trong các trường hợp trên?

6. TT200 bỏ TK 512 khi quảng cáo, khuyến mại, nhưng nay lại bắt ghi nhận doanh thu hàng quảng cáo, khuyến mại vào TK 511 (nếu kèm theo bán sản phẩm), vậy thực chất chỉ thay đổi việc ghi nhận vào TK 512 sang TK 511?


Đây nguyên văn thông tư 200 phần tài khoản 156 nhé:
3.1.14. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hàng hóa để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo (theo pháp luật về thương mại), khi xuất hàng hóa cho mục đích khuyến mại, quảng cáo:
a) Trường hợp xuất hàng hóa để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa...., kế toán ghi nhận giá trị hàng hóa vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng khuyến mại, quảng cáo), ghi:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Có TK 156 - Hàng hóa (giá vốn).
b) Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm....) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).
- Khi xuất hàng hóa khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá thành sản xuất)
Có TK 156 - Hàng hóa.
- Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả sản phẩm, hàng hóa được bán và hàng hóa khuyến mại, quảng cáo, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131…
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).
 
caochienpy

caochienpy

Cao cấp
21/8/10
412
180
43
cao xa lam thao phu tho
Kế toán theo chuẩn mực là phải ghi chép đúng như bản chất nghiệp vụ phát sinh .
1 +2:Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh thực hiện các chính sách khuyến mãi tặng quà kèm theo điều kiện mua sản phẩm về bản chất họ bán cả sản phẩm cộng với quà tặng khuyến mãi chứ không tặng không cho ai cái gì cả .
Như vậy dù có hay không đăng ký với sở công thương thì kế toán vẫn phải ghi nhận doanh thu gộp cả sản phẩm lẫn quà tặng và giá vốn cũng bao gồm vả sản phẩm lẫn quà tặng khuyến mãi.
3: Trường hợp mua sản phẩm được tặng sản phẩm khác ( như ví dụ bạn chủ tóp ) mua ô tô tặng tủ lạnh thì vẫn hạch toán như trường hợp 1 không có gì khác vì nó có cùng bản chất .
-Nếu công ty bạn khuyến mãi tặng quà không kèm theo điều kiện mua hàng ...nhằm quảng bá thương hiệu.... thì mới hạch toán trực tiếp vào chi phí 641....và tiền Vat theo mình được khấu trừ vì nó phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh gián tiếp tạo ra GTGT nên được khấu trừ thì hợp lý hơn ) quà tặng mang tính chất phúc lợi mới không được khấu trừ .
- Nếu công ty bạn là đại lý, hoặc công ty bán hàng thực hiện chính sách khuyến mãi của nhà cung cấp thì sản phẩm tặng kèm phải theo dõi trên tài khoản phải thu , phải trả khác .
4: Giá trị nhỏ vẫn phải theo dõi cho đúng bản chất kế toán .
Kế toán là phải ghi chép theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh tuy nhiên cũng phải tính đến các rủi ro về thuế , về chính sách ....vì nó liên quan trực tiếp lợi ích người chủ sở hữu doanh nghiệp ông chủ của bạn và chính bạn .
Rất may mắn là thông tư 200 và các văn bản mới ra của thuế có xu hướng xích lại gần nhau hơn .
Chuẩn mực kế toán Việt Nam được biên soạn khá lâu và khá lạc hậu .
TT200/2014 hướng dẫn ghi chép kế toán điều đáng ngạc nhiên là nó lại ra đời trước “ chuẩn mực kế toán sửa đổi “
 
Sửa lần cuối:
A

anhhung1219

Sơ cấp
8/7/15
0
0
1
33
Mình thấy vấn đề chỗ này đơn giản lắm
1. Làm đúng theo quy định chuẩn mực, về thuế được khấu trừ thì hạch toán 133, kê khai, không hạch toán thì đưa vào chi phí.
2. Quan điểm cá nhân với kinh nghiệm cá nhân mà không cập nhật cũng như không, mấy bạn cứ lấy kinh nghiệm ra rồi nói k thích này nọ làm loãng topic
 
K

kiencuong1989

Guest
23/5/11
5
0
1
34
Ha Noi
@Hien Em muốn tham khảo ý kiến của anh một số nghiệp vụ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản ( là chủ đầu tư dự án bất động sản ). Hiện nay em còn khá băn khoăn mặc dù đang làm, do tham khảo mỗi một chủ đầu tư một kiểu.
+ Thứ nhất: bán căn hộ kèm theo quà tặng là vàng, ô tô, xe máy,... Doanh thu căn hộ ghi nhận khi bàn giao, thì sẽ hạch toán ghi nhận các chi phí quà tặng này như thế nào tại thời điểm phát sinh. Quà tặng đã bàn giao cho khách hàng khi khách hàng ký xong hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư. Ngoài ra, đối với quà tặng là Phí quản lý dịch vụ căn hộ trong 05 hoặc 10 năm sau thời điểm bàn giao căn hộ, thì việc ghi nhận các chi phí quà tặng là phí quản lý dịch vụ căn hộ này như nào cho phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
+ Thứ hai: các khoản chi phí bán hàng như Marketing, phí hoa hồng môi giới, nhà mẫu,.... sẽ ghi nhận như thế nào là phù hợp nhất theo các chuẩn mực tại thời điểm phát sinh chi phí khi bán căn hộ ( Treo chi phí lên chi phí trả trước hay ghi nhận luôn trên kết quả kinh doanh trong kỳ phát sinh ). Liệu có ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại hay không? Vì theo thông tư về thuế TNDN thì các chi phí bán hàng được trừ khi quyết toán dự án.
Em cảm ơn anh!
 
Sửa lần cuối:
K

kiencuong1989

Guest
23/5/11
5
0
1
34
Ha Noi
@Hien Em muốn tham khảo ý kiến của anh một số nghiệp vụ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản ( là chủ đầu tư dự án bất động sản ). Hiện nay em còn khá băn khoăn mặc dù đang làm, do tham khảo mỗi một chủ đầu tư một kiểu.
+ Thứ nhất: bán căn hộ kèm theo quà tặng là vàng, ô tô, xe máy,... Doanh thu căn hộ ghi nhận khi bàn giao, thì sẽ hạch toán ghi nhận các chi phí quà tặng này như thế nào tại thời điểm phát sinh. Quà tặng đã bàn giao cho khách hàng khi khách hàng ký xong hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư. Ngoài ra, đối với quà tặng là Phí quản lý dịch vụ căn hộ trong 05 hoặc 10 năm sau thời điểm bàn giao căn hộ, thì việc ghi nhận các chi phí quà tặng là phí quản lý dịch vụ căn hộ này như nào cho phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
+ Thứ hai: các khoản chi phí bán hàng như Marketing, phí hoa hồng môi giới, nhà mẫu,.... sẽ ghi nhận như thế nào là phù hợp nhất theo các chuẩn mực tại thời điểm phát sinh chi phí khi bán căn hộ ( Treo chi phí lên chi phí trả trước hay ghi nhận luôn trên kết quả kinh doanh trong kỳ phát sinh ). Liệu có ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại hay không? Vì theo thông tư về thuế TNDN thì các chi phí bán hàng được trừ khi quyết toán dự án.
Em cảm ơn anh!
@Hien Anh có thể cho em xin một vài ý kiến về những trường hợp này với ạ. Em cảm ơn anh
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA