Mục đích, sản phẩm của kế toán tài chính là gì ?

  • Thread starter HO Anh Hue
  • Ngày gửi
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Hic thế các doanh nghiệp được tham gia xây dựng nên hệ thống kế toán thì người ta bình luận luyên thuyên không theo phù hợp với yêu cầu quản trị của người ta à, ở VN đa số các vấn đề kế toán chỉ do bộ tài chính, các trường của bộ tài chính và 1 số ít các trường lớn khác tham gia (theo boss Mr Anh). Không có mặt các doanh nghiệp đâu. Mình làm thực tế thấy thầy nhận xét như vậy là chuẩn với thực tế, còn nói chỉ nói số đông chứ làm sao đúng 100% được hết.

Còn nước nào hệ thống kế toán nó phù hợp thực tế kinh doanh, không nặng về ép buộc khuôn mẫu như VN thì tất nhiên là độ phù hợp thực tế nó sẽ cao hơn hẳn và thông tin của nó chắc chắn là phù hợp cho quản trị và cung cấp ra bên ngoài tốt hơn rồi vì đã không nặng về khuôn mẫu thì tất nhiên người ta sẽ xây dựng hệ thống kế toán và các báo cáo của nó vừa đảm bảo quy định vừa có thể dùng để quản trị. Logic thì đơn giản thế thôi
Kế toán tài chính là để phục vụ cho bên ngoài chứ không phải để quản trị! Ngay cả IASB Framework và FASB Framework đều nói như vậy. Các DN ở nước ngoài họ cũng đồng tình với việc này.

Một ví dụ về tranh luận kế toán hàng khuyến mại đi kèm khi bán hàng: Tronq quan điểm của nhà quản trị thì hàng khuyến mại là phí tổn của đợt khuyến mại, và họ cần thông tin về lợi ích/chi phí của đợt khuyến mại để đánh giá hiệu quả của chương trình khuyến mại (lợi ích có thể là cả phi tài chính). Tuy nhiên theo chuẩn mực kế toán (IFRS 15, TT 200) thì hàng khuyến mại là chi phí!

Việc sử dụng thông tin kế toán tài chính để làm quản trị dẫn đến nhiều quyết định quản trị sai lầm (có nhiều nghiên cứu về chủ đề này và trong sách của Kaplan).

Hầu như các chuẩn mực đã ban hành của Việt Nam là dựa trên các chuẩn mực quốc tế tại thời điểm VAS được ban hành thôi chứ không có sửa đổi nhiều nên không thể nói rằng kế toán tài chính Việt Nam khác biệt với nước ngoài, không cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng (tất nhiên có một số quy định trong chế độ kế toán VN rất kiểu Việt Nam, ưu ái cho các DNNN).

TT 200, 133 nói rõ rằng kế toán tài chính không phải nhằm mục đích chính là phục vụ tính thuế, mặc dù trong thực tế thì nhiều quy định của các văn bản này hướng cho mục đích tính thuế (tất nhiên ông Vinh nói để phục vụ quản lý thì lại sai theo quan điểm quốc tế). Những người xây dựng chế độ kế toán (TT 200, 133) nói rằng việc hạch toán Nợ/Có không quan trọng nữa mà quan trọng là báo cáo tài chính sao cho trung thực, hợp lý.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

tuananhhnhp

Guest
10/10/16
56
8
8
39
Bản chất thì là không để phục vụ quản trị, nhưng thực tế 10 công ty thì 9 công ty có coi là báo cáo quản trị, chỉ là mức độ ảnh hưởng tới quản trị của báo cáo kế toán với mỗi công ty nó một khác đi thôi và tùy theo cái khác đấy là các công ty có các báo cáo đặc thù riêng dựa trên số liệu kế toán. Chứ chả ai dại còn thuê kế toán chỉ để ra cái báo cáo kế toán ko phục vụ thuế, không phục vụ quản trị
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Bản chất thì là không để phục vụ quản trị, nhưng thực tế 10 công ty thì 9 công ty có coi là báo cáo quản trị, chỉ là mức độ ảnh hưởng tới quản trị của báo cáo kế toán với mỗi công ty nó một khác đi thôi và tùy theo cái khác đấy là các công ty có các báo cáo đặc thù riêng dựa trên số liệu kế toán. Chứ chả ai dại còn thuê kế toán chỉ để ra cái báo cáo kế toán ko phục vụ thuế, không phục vụ quản trị

Chúng ta thảo luận Đúng, sai trên cơ sở Luật pháp và các QĐ của Việt Nam thôi, còn Thực tế có thể KT toán làm sai Mục đích yêu cầu ... như bạn nói mà chưa có Cơ Quan nào chịu trách nhiệm do Kế toán làm sai cả.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Bản chất thì là không để phục vụ quản trị, nhưng thực tế 10 công ty thì 9 công ty có coi là báo cáo quản trị, chỉ là mức độ ảnh hưởng tới quản trị của báo cáo kế toán với mỗi công ty nó một khác đi thôi và tùy theo cái khác đấy là các công ty có các báo cáo đặc thù riêng dựa trên số liệu kế toán. Chứ chả ai dại còn thuê kế toán chỉ để ra cái báo cáo kế toán ko phục vụ thuế, không phục vụ quản trị

Ở đây đang trao đổi về Kế toán tài chính. Quan sát của bạn cung cấp 1 góc nhìn về quan điểm của các doanh nghiệp trong thực tế về mục đích của kế toán tài chính (tuy nhiên số liệu này không có căn cứ khẳng định chắc chắn).

Báo cáo tài chính không phục vụ chủ yếu cho mục đích quản trị! Điều này được nêu trong Dự thảo chuẩn mực chung (dựa trên Framework của IASB, Chuẩn mực chung Việt Nam hiện tại không nêu rõ nhưng về cơ bản vẫn theo quan điểm này):

Mục đích, lợi ích và giới hạn của các Báo cáo tài chính

1.2 Mục đích của Báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin tài chính về đơn vị báo cáo giúp cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, các chủ nợ có cơ sở để quyết định việc cung cấp các nguồn lực cho đơn vị (như: Mua, bán hoặc nắm giữ vốn chủ sở hữu, các công cụ nợ, và cung cấp hoặc thanh toán các khoản vay, các khoản tín dụng khác).
...
1.8 Những người sử dụng Báo cáo tài chính có nhu cầu về những thông tin khác nhau thậm chí có thể trái ngược. Các chuẩn mực kế toán và chuẩn mực Báo cáo tài chính sẽ cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu tối đa của những đối tượng này. Ngoài việc cung cấp thông tin theo yêu cầu, đơn vị có thể còn phải cung cấp thêm thông tin hữu ích cho nhóm đặc biệt trong những người sử dụng Báo cáo tài chính.

1.9 Ban lãnh đạo đơn vị báo cáo cũng quan tâm đến thông tin tài chính của đơn vị, nhưng không nhất thiết phải dựa vào Báo cáo tài chính mà có thể thu thập được thông tin tài chính trong nội bộ đơn vị.


1.10 Các bên liên quan khác như cơ quan quản lý, tổ chức, công chúng không phải là những nhà đầu tư, chủ nợ cũng có thể tìm thấy thông tin hữu ích trên Báo cáo tài chính, mặc dù Báo cáo tài chính đó không phục vụ trực tiếp cho những nhóm đối tượng này.

Nhà quản trị mà dựa trên các thông tin kế toán tài chính để ra các quyết định thì sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã nói về vấn đề này, và mình nghĩ rằng không ông thày dạy kế toán nào không nói về vấn đề này!

Nếu như bạn nói rằng 9/10 công ty sử dụng thông tin kế toán theo chuẩn mực, chế độ kế toán tài chính phục vụ cho quản trị thì đúng là cần phải "tẩy não" cho các kế toán và nhà quản lý Việt Nam.Tuy nhiên trong cuộc đời tư vấn, kiểm toán của mình thì mình thấy tỷ lệ không đến mức đó. Rất nhiều công ty sử dụng các thông tin của hệ thống kế toán để phục vụ cho cả mục tiêu quản trị và báo cáo tài chính, khi báo cáo cho quản trị thì nhiều trường hợp họ thực hiện một số điều chỉnh chứ không như thông tin để báo cáo tài chính ra bên ngoài.
Các DN nhỏ thì thông tin kế toán chủ yếu phục vụ cho mục đích thuế là đương nhiên rồi.
 
T

tuananhhnhp

Guest
10/10/16
56
8
8
39
Các bạn cứ đọc kỹ comment của mình nhé, mình chỉ nói là coi là quản trị ở một mức độ nhất định, vì thông tin của bc kế toán ít nhiều đều có giá trị tham khảo và đều có lợi ích nhất định cho quản trị cả. 9/10 công ty chả biết đến chuẩn mực kế toán đâu mà chỉ biết 48 15 200 và thuế.

Báo cáo tài chính không phục vụ chủ yếu cho mục đích quản trị

câu này đã nói lên có phục quản trị rồi đấy
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Quay trở lại với câu hỏi của chủ topic: Mục đích, sản phẩm của kế toán tài chính là gì?

Trước tiên phải định nghĩa xem kế toán tài chính là gì. Theo sách giáo khoa thì có nhiều định nghĩa khác nhau. Kế toán tài chính thường được hiểu là kế toán nhằm mục đích báo cáo thông tin cho các đối tượng bên ngoài.

Theo chuẩn mực kế toán thì báo cáo tài chính không hướng đến phục vụ cho nhà quản trị. Theo Dự thảo Chuẩn mực chung (tinh thần chuẩn mực chung hiện tại):

Mục đích, lợi ích và giới hạn của các Báo cáo tài chính

1.2
Mục đích của Báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin tài chính về đơn vị báo cáo giúp cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, các chủ nợ có cơ sở để quyết định việc cung cấp các nguồn lực cho đơn vị (như: Mua, bán hoặc nắm giữ vốn chủ sở hữu, các công cụ nợ, và cung cấp hoặc thanh toán các khoản vay, các khoản tín dụng khác)

...

1.9 Ban lãnh đạo đơn vị báo cáo cũng quan tâm đến thông tin tài chính của đơn vị, nhưng không nhất thiết phải dựa vào Báo cáo tài chính mà có thể thu thập được thông tin tài chính trong nội bộ đơn vị.

Sản phẩm của kế toán tài chính là các Báo cáo tài chính (VAS 1): (1) Bảng cân đối kế toán (TT 133 đổi tên theo IFRS là Báo cáo tình trạng tài chính); (2) Báo cáo kết quả kinh doanh (Các công ty chứng khoán gọi là Báo cáo thu nhập tổng hợp toàn diện - Gồm cả báo cáo lãi lỗ và báo cáo thu nhập toàn diện khác - OCI, OCI chỉ phát sinh khi áp dụng mô hình giá trị hợp lý); (3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; (4) Thuyết minh báo cáo tài chính.

Các DN nhỏ và vừa áp dụng TT 133 (QĐ 48) không bắt buộc phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Theo IFRS thì ngoài 4 báo cáo trên còn có thêm Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (Tại Việt Nam thì báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu nằm trong Thuyết minh).

Đó là Chuẩn mực kế toán. Còn trong thực tế như thế nào?

Ở các quốc gia phát triển thì nhiều công ty (tất nhiên không đến 90%) vẫn dựa vào hệ thống thông tin kế toán tài chính để ra các quyết định quản trị và điều này bị phê phán là không thích hợp, không đảm bảo tính kịp thời (và phù hợp trong các quyết định quản trị).

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa không thừa nhận chính thức nhưng đa số các công ty thường có 2 sổ: Sổ sách kế toán thuế (kế toán tài chính) và sổ sách kế toán nội bộ. Thông thường các nhà quản lý công ty này dựa vào thông tin kế toán nội bộ để ra các quyết định quản trị, và sổ kế toán thuế chỉ là công cụ để lách thuế của doanh nghiệp. Như vậy quan điểm của các DN nhỏ và vừa thì mục đích chủ yếu của kế toán tài chính là cung cấp thông tin cho việc tính thuế, và sản phẩm của nó là các báo cáo tài chính.

Đối với các DN có lợi ích công chúng tại Việt Nam thì đối tượng sử dụng báo cáo tài chính rộng rãi hơn, không chỉ giới hạn ở việc tính thuế. Kế toán tại các công ty này có trình độ nhất định nhưng đa số các công ty này chưa thiết kế được hệ thống kế toán quản trị để cung cấp thông tin thích hợp cho nhà quản lý trong việc hoạch định và kiểm soát. Mặc dù báo cáo tài chính của các DN này bắt buộc phải kiểm toán nhưng chất lượng báo cáo tài chính của các DN Việt Nam vẫn còn rất nhiều vấn đề, và không ít các công ty vẫn còn tình trạng 2 sổ.

Tại các nước phát triển thì các công ty lớn họ thiết kế hệ thống thông tin kế toán để phục vụ mục tiêu quản trị tốt thì thông tin trên báo cáo tài chính cung cấp ra bên ngoài không có giá trị nhiều cho quản trị, và thậm chí ngay khi sử dụng các thông tin tài chính thì các báo cáo tài chính cần phải được điều chỉnh để phục vụ mục tiêu quản trị vì hệ thống báo cáo tài chính có rất nhiều các hạn chế (có thể tham khảo ở đây: https://www.boundless.com/finance/t...33/limitations-of-the-balance-sheet-189-3875/ và ở đây https://www.boundless.com/finance/t...limitations-of-the-income-statement-180-3904/ )

Các thông tin kế toán để phục vụ quản trị ngoài thông tin tài chính thì cần rất nhiều các thông tin phi tài chính (sử dụng BSC).

Tóm lại: Theo chuẩn mực kế toán thì mục đích của báo cáo tài chính là để cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng cung cấp nguồn lực cho công ty trong việc ra quyết định, sản phẩm của nó là các báo cáo tài chính (không chỉ bằng số mà còn cả bằng chữ).

Trong thực tế tại Việt Nam: mặc dù chưa có các nghiên cứu chính thức nhưng đa số các DN nhỏ coi kế toán tài chính là công cụ để tính thuế, và báo cáo tính thuế này không phản ánh đúng thực chất hoạt động của công ty. Các công ty có lợi ích công chúng thì đối tượng sử dụng rộng rãi hơn: nhà đầu tư, người cho vay, cơ quan thuế. Các công ty này đã thực hiện hệ thống báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán nhưng chất lượng thông tin báo cáo chưa thật sự cao, vẫn còn rất nhiều các gian lận trong các báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Nhiều công ty vẫn dựa vào các thông tin kế toán tài chính để phục vụ các quyết định quản trị mà chưa thiết kế được một hệ thống kế toán quản trị thực sự phù hợp.

Quan điểm của các nhà lập quy chính sách kế toán: Các nhà lập quy cho rằng chế độ kế toán Việt Nam (TT 200, 133) không phục vụ tính thuế (Điều 2 TT 200, Điều 1 TT133), hệ thống được thiết kế phục vụ nhiều hơn cho mục đích quản lý (khi các nhà xây dựng chính sách đi giảng, thuyết trình về TT 133). Các quan điểm này có đúng không?

Theo Khuôn khổ lập báo cáo tài chính thì đúng là Báo cáo tài chính vì mục đích chung không hướng đến cho mục đích tính thuế nhưng báo cáo tài chính là cơ sở để thực hiện các điều chỉnh, xác lập nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp. Hơn nữa nhiều quy định trong chế độ kế toán Việt Nam hiện hành gắn với việc đơn giản cho tính thuế hơn là bám sát theo Khuôn khổ (ví dụ về hạch toán trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ,...). Các báo cáo tài chính vì mục đích chung không hướng đến phục vụ mục đích quản trị. Khi thiết kế hệ thống kế toán trong các DN nhỏ, các DN có thể thiết kế sao cho vừa đáp ứng nhu cầu quản trị, vừa đảm bảo cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính phù hợp và trình bày trung thực (relevance & faithfull representation), chứ kế toán tài chính theo pháp quy không phải để phục vụ cho nhà quản lý như trong một số tài liệu giới thiệu TT 133!
 
T

tuananhhnhp

Guest
10/10/16
56
8
8
39
Comment của bạn dài quá mình cũng chả đọc đâu. chỉ muốn nói thế này đến các công ty siêu nhỏ đa phần còn biết làm 2 hệ thống sổ sách
1 để phục vụ nộp thuế
2 nội bộ để biết thực tế hoạt động và quản trị (không vì mục đích này thì chắc làm để ngắm cảnh chơi).

Còn các bạn cứ tây tàu ở đâu không đúng với thực tế ở VN đâu, mà cũng đa phần chả có báo cáo nào, hay chuẩn mực chế độ nào nêu được hình hài báo cáo quản trị đâu mà đa phần các công ty tự xây dựng báo cáo đặc thù góp nhặt số liệu từ các báo cáo khác nhau (trong đó có kế toán) rồi ra quyết định quản trị
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Comment của bạn dài quá mình cũng chả đọc đâu. chỉ muốn nói thế này đến các công ty siêu nhỏ đa phần còn biết làm 2 hệ thống sổ sách
1 để phục vụ nộp thuế
2 nội bộ để biết thực tế hoạt động và quản trị (không vì mục đích này thì chắc làm để ngắm cảnh chơi).

Còn các bạn cứ tây tàu ở đâu không đúng với thực tế ở VN đâu, mà cũng đa phần chả có báo cáo nào, hay chuẩn mực chế độ nào nêu được hình hài báo cáo quản trị đâu mà đa phần các công ty tự xây dựng báo cáo đặc thù góp nhặt số liệu từ các báo cáo khác nhau (trong đó có kế toán) rồi ra quyết định quản trị

Kế toán Việt Nam cũng học hỏi từ Tây mà ra thôi. Vậy theo bạn thì kế toán tài chính là gì theo hệ thống pháp lý Việt Nam hiện hành?
 
T

tuananhhnhp

Guest
10/10/16
56
8
8
39
Mình thấy bạn quan điểm tầm vĩ mô quá, báo cáo tài chính ít nhiều gì thông tin doanh thu, lãi lỗ, công nợ thu, trả, dòng tiền, nghĩa vụ ngân sách ... ít nhiều gì đều có mang tính chất dùng để quản trị. còn tùy doanh nghiệp nghiệp mà mức độ sử dụng thông tin sẽ khác nhau đi hoặc có thể từ các thông tin đó tập hợp vào các báo cáo đặc thù.

Các bạn bảo là vì bản chất nó là không chủ yếu phục vụ quản trị nên không phải là báo cáo quản trị, thế các bạn thử đưa ra hình hài cái báo cáo quản trị nó thế nào để mọi người tham khảo xem nào
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Mình thấy bạn quan điểm tầm vĩ mô quá, báo cáo tài chính ít nhiều gì thông tin doanh thu, lãi lỗ, công nợ thu, trả, dòng tiền, nghĩa vụ ngân sách ... ít nhiều gì đều có mang tính chất dùng để quản trị. còn tùy doanh nghiệp nghiệp mà mức độ sử dụng thông tin sẽ khác nhau đi hoặc có thể từ các thông tin đó tập hợp vào các báo cáo đặc thù.

Các bạn bảo là vì bản chất nó là không chủ yếu phục vụ quản trị nên không phải là báo cáo quản trị, thế các bạn thử đưa ra hình hài cái báo cáo quản trị nó thế nào để mọi người tham khảo xem nào

1. Đó là quan điểm của bạn về kế toán tài chính thôi. Mỗi người tùy vào góc nhìn của mình thì có thể có cách hiểu khác nhau. Vấn đề mà chủ topic muốn đưa ra thảo luận về mục đích kế toán tài chính và các sản phẩm của nó để thu thập các nhận thức của những người làm nghề kế toán, so với các quy định hiện hành.

Luật Kế toán Việt Nam 2015 quy định như sau (Tây cũng như vậy nhé, chỗ này Việt với Tây như nhau thôi):

Điều 3. Giải thích từ ngữ

9. Kế toán tài chính
là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.

10. Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.

Kế toán tài chính và kế toán quản trị có phần chồng lấn lên nhau và ở Tây cũng như ở ta, nhiều công ty sử dụng thông tin kế toán tài chính cho mục đích quản trị nhưng văn bản pháp quy đều nhấn mạnh rằng báo cáo tài chính không định hướng cho việc quản trị. Bạn cho rằng ở Tây kế toán tài chính được thiết lập tốt hơn cho công tác quản trị so với ở ta là nhận định phiến diện, chủ quan, không có căn cứ!

2. Các báo cáo kế toán quản trị thì bạn có thể xem trong các sách Best Practice. Ở Việt Nam nhiều công ty, tập đoàn sử dụng ERP và cho ra các báo cáo quản trị khá tốt, không dùng báo cáo tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động.

Ví dụ về các báo cáo quản trị ở đây (Ở các nước nếu đã áp dụng IFRS 8 thì báo cáo hoạt động bộ phận sử dụng cách thức phân chia và đo lường như báo cáo nội bộ, không như hiện tại của Việt Nam phân chia theo lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý vì VAS 28 của Việt Nam dựa trên IAS 14, đã được thay thế bởi IFRS 8 năm 2006).

(Mình có các báo cáo của các khách hàng mình tư vấn như vì vấn đề bảo mật nên không công bố công khai, mình lấy các báo cáo được đưa vào các bài báo, sách nước ngoài):

Báo cáo bộ phận cung cấp ra bên ngoài:
j7fcbqtv8pdecft.PNG



Báo cáo bộ phận sử dụng nội bộ:
xsu60zj92x8j1w9.PNG
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Quay trở lại với câu hỏi của chủ topic: Mục đích, sản phẩm của kế toán tài chính là gì?

Mục đích, lợi ích và giới hạn của các Báo cáo tài chính

1.2 Mục đích của Báo cáo tài chính
là cung cấp các thông tin tài chính về đơn vị báo cáo giúp cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, các chủ nợ có cơ sở để quyết định việc cung cấp các nguồn lực cho đơn vị (như: Mua, bán hoặc nắm giữ vốn chủ sở hữu, các công cụ nợ, và cung cấp hoặc thanh toán các khoản vay, các khoản tín dụng khác)...
Sản phẩm của kế toán tài chính là các Báo cáo tài chính
(VAS 1): (1) Bảng cân đối kế toán (TT 133 đổi tên theo IFRS là Báo cáo tình trạng tài chính); (2) Báo cáo kết quả kinh doanh (Các công ty chứng khoán gọi là Báo cáo thu nhập tổng hợp toàn diện - Gồm cả báo cáo lãi lỗ và báo cáo thu nhập toàn diện khác - OCI, OCI chỉ phát sinh khi áp dụng mô hình giá trị hợp lý); (3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; (4) Thuyết minh báo cáo tài chính.
Các DN nhỏ và vừa áp dụng TT 133 (QĐ 48) không bắt buộc phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Theo IFRS thì ngoài 4 báo cáo trên còn có thêm Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (Tại Việt Nam thì báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu nằm trong Thuyết minh).
.... Như vậy quan điểm của các DN nhỏ và vừa thì mục đích chủ yếu của kế toán tài chính là cung cấp thông tin cho việc tính thuế, và sản phẩm của nó là các báo cáo tài chính.!

Bạn trả lời phần này đúng nội dung câu hỏi. Chỉ nói đơn giản:
- Mục đích của KT T/C là: Cung cấp những Thông tin có ích cho các Quyết định về kinh tế.
- SP phẩm của KT là: Những thông tin trên Báo cáo Tài chính.
Như vậy đúng không ? Bạn nào có ý kiến khác không ?
 
Sửa lần cuối:
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Bạn trả lời phần này đúng nội dung câu hỏi. Chỉ nói đơn giản:
- Mục đích của KT T/C là: Cung cấp những Thông tin có ích cho các Quyết định về kinh tế.
- SP phẩm của KT là: Những thông tin trên Báo cáo Tài chính.
Như vậy đúng không ? Bạn nào có ý kiến khác không ?

Các bạn trả lời xem: Căn cứ vào đâu để phân biệt Chính phẩm với Phế phẩm ?
 
Sửa lần cuối:
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Các bạn trả lời xem: Căn cứ vào đâu để phân biệt Chính phẩm với Phế phẩm ?

Một câu hỏi xem qua thì dễ nhưng để trả lời chuẩn thì không đơn giản ! Rất nhiều bạn vào xem mà không thấy ai trả lời !!!
Trước khi làm việc gì ( SX hay KD ) người ta cũng phải có Mục đích, yêu cầu để có kết quả theo ý muốn.
Ví dụ: trước khi XD nhà máy gạch đỏ ( nung ) để xây thì:
- Mục đích: SX ra viên gạch nung để xây dựng
- Yêu cầu: Độ cứng ( chịu lực/cm2 ), độ phẳng, màu, chiều dài, rộng, cao..
Khi gạch ra lò ( SP ) người ta căn cứ vào viên gạch đáp ứng được những yêu cầu nào, không đáp ứng những yêu cầu nào để phân loại: A, B, C. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu cơ bản ( Không có giá trị sử dụng theo Mục đích đề ra ban đầu ) thì bỏ đi hay bán phế liệu gọi là Phế phẩm.
Bạn nào có ý kiến khác không ?
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Một câu hỏi xem qua thì dễ nhưng để trả lời chuẩn thì không đơn giản ! Rất nhiều bạn vào xem mà không thấy ai trả lời !!!
Trước khi làm việc gì ( SX hay KD ) người ta cũng phải có Mục đích, yêu cầu để có kết quả theo ý muốn.
Ví dụ: trước khi XD nhà máy gạch đỏ ( nung ) để xây thì:
- Mục đích: SX ra viên gạch nung để xây dựng
- Yêu cầu: Độ cứng ( chịu lực/cm2 ), độ phẳng, màu, chiều dài, rộng, cao..
Khi gạch ra lò người ta căn cứ vào viên gạch đáp ứng được những yêu cầu nào, không đáp ứng những yêu cầu nào để phân loại: A, B, C. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu cơ bản ( Không có giá trị sử dụng theo Mục đích đề ra ban đầu ) thì bỏ đi hay bán phế liệu gọi là Phế phẩm.
Bạn nào có ý kiến khác không ?
Bác tách ra chủ đề mới đi bác ơi! Bác sang chủ đề mới nhưng vẫn trong topic này thì ít người tham gia.
 
D

duyquang2010

Guest
15/11/16
1
0
1
30
Không biết bây giời các bạn học Kế toán thế nào mà nói: (..kế toán không có vai trò tham gia quản trị nhiều thậm chí là xa rời thực tiễn..) !!! Ngày trước mình học thì vai trò của kế toán rất quan trọng. Kế toán được ví như: Cái Hom của cái Giỏ DN là người QL Kinh tế - Tài chính quan trọng nhất trong DN. Chẳng thế mà Trong DN nhà nước Cấp trên chỉ bổ nhiệm 2 chức danh là: Giám đốc và Kế toán trưởng.
Tuy nhiên sau này khi các DN Tư nhân, TNHH, Cổ phần ... phát triển, nhiều GĐ không hiểu về QL kinh tế coi kế toán chỉ là công cụ để đối phó với Thuế là chính.
Nhiều Kế toán chỉ học định khoản Nợ, Có khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà không cần biết: Bản chất, mục đích, yêu cầu ... không được đào tạo kỹ về mặt QL KT - TC bỏ mất chức năng QL không biết kiễm tra, giám sát .. quá trình SX - KD nên không nắm được sự phát triển thực sự diễn ra ở DN. Nhất là từ khi nhà nước cho phép mở ra DV Kế toán thì số liệu của Kế toán lại càng khác xa với thực tế ( không đáp ứng yêu cầu của kế toán: Đầy đủ, chính xác, kịp thời ... )
Kế toán muốn được GĐ, các bộ phận khác coi trọng thì phải làm hết chức năng QL Kinh tế - Tài chính chứ không phải như hiện nay !
ý kiến của bạn mình thấy rất hay. kế toán hoàn toàn có thể đóng góp mà xây dựng kế hoạch phát triển công ty thông qua những báo cáo tài chính do chính bộ phận kế toán tạo ra
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Bác tách ra chủ đề mới đi bác ơi! Bác sang chủ đề mới nhưng vẫn trong topic này thì ít người tham gia.

Tuy: (..chủ đề mới..) Nhưng liên quan đến SP ... Mà rất nhiều bạn Kế toán đang nói đến SP của Kế toán thực tế hiện nay thế này, thế kia ... nên mình muốn các bạn đó xem lại và đánh giá những SP thực tế đó nếu: (.không đáp ứng được các yêu cầu cơ bản. Không có giá trị sử dụng theo Mục đích đề ra ban đầu ...) thì gọi là gì?
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Tuy: (..chủ đề mới..) Nhưng liên quan đến SP ... Mà rất nhiều bạn Kế toán đang nói đến SP của Kế toán thực tế hiện nay thế này, thế kia ... nên mình muốn các bạn đó xem lại và đánh giá những SP thực tế đó nếu: (.không đáp ứng được các yêu cầu cơ bản. Không có giá trị sử dụng theo Mục đích đề ra ban đầu ...) thì gọi là gì?

Nhiều bạn vào xem nhưng không ai trả lời câu hỏi: (..Rất nhiều bạn Kế toán đang nói đến SP của Kế toán thực tế hiện nay thế này, thế kia ... nên mình muốn các bạn đó xem lại và đánh giá những SP thực tế đó nếu: .Không đáp ứng được các yêu cầu cơ bản. Không có giá trị sử dụng theo Mục đích đề ra ban đầu .. ) Thì SP đó gọi là gì ?;););)
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA