Chứng từ ghi nhận chênh lệch tỷ giá

  • Thread starter haduy1805
  • Ngày gửi
H

haduy1805

Guest
18/11/16
1
0
1
28
Anh chị cho em hỏi để ghi nhận lãi lỗ về tỷ giá thì căn cứ vào những chứng từ nào ạ? em cảm ơn ạ
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

hongphung87

Trung cấp
6/6/14
64
14
8
Hà Nội
Làm thế nào để bạn biết là lãi chứ không phải lỗ tỷ giá?
Nếu trả lời được tức là bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi của chính bạn rồi. :)
 
V

VanHung0412

Sơ cấp
18/5/16
2
0
1
32
Bạn tham khảo clip hướng dẫn này xem
 
T

Truong Thao Thao

Guest
28/6/16
96
8
8
34
Làm thế nào để bạn biết là lãi chứ không phải lỗ tỷ giá?
Nếu trả lời được tức là bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi của chính bạn rồi. :)
Bạn trả lời ko đầy đủ. Theo thông tư 96/2015, lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ tiền và các khoản phải thu: không là chi phi phí hợp lệ, nhưng lỗ CLTG nợ phải trả lại tính thuế. Như vậy nếu bạn đánh giá tiền/phải thu mà lỗ thì vai trò tỷ giá ko ảnh hưởng gì đến thuế, nhưng nếu gốc ngoại tệ là nợ phải trả thì ảnh hưởng. Thế còn lãi tỷ giá khi tính thuế có điều chỉnh giảm doanh thu tài chính ko, câu trả lời là có, đồng thời với đó qua đầu quý sau (nếu BCTC quý) bạn ghi âm bút toán đánh giá, vì nếu không: ví dụ công nợ 131 gốc ngoại tệ ban đầu là 22.400, cuối kỳ bạn đánh giá là 22.450 đồng/USD, nhưng khi tiền USD về giá 22.470, bạn ghi nhận lãi chênh lệch tỷ giá tiền về là 20 nhân tổng ngoại tệ là không đúng, vì phải là 70 nhân tổng ngoại tệ. Như vậy vai trò tỷ giá thực sự quan trọng khi bạn đánh giá nợ phải trả gốc ngoại tệ, như vậy bạn căn cứ TT 53/2016 tính tỷ giá trung bình theo tuần/tháng +/- 1%, cái này tạo đk cho doanh nghiệp ghi nhận chênh lệch từ tỷ giá, ko quan trọng là tại ngày đánh giá, tỷ giá phải bằng chính xác tỷ giá GD ngân hàng bạn mở TK đăng ký với cục Thuế, nhưng phải theo TT 53/2016, cái này được mình trao đổi với kiểm toán rồi
 
H

hongphung87

Trung cấp
6/6/14
64
14
8
Hà Nội
Bạn trả lời ko đầy đủ. Theo thông tư 96/2015, lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ tiền và các khoản phải thu: không là chi phi phí hợp lệ, nhưng lỗ CLTG nợ phải trả lại tính thuế. Như vậy nếu bạn đánh giá tiền/phải thu mà lỗ thì vai trò tỷ giá ko ảnh hưởng gì đến thuế, nhưng nếu gốc ngoại tệ là nợ phải trả thì ảnh hưởng. Thế còn lãi tỷ giá khi tính thuế có điều chỉnh giảm doanh thu tài chính ko, câu trả lời là có, đồng thời với đó qua đầu quý sau (nếu BCTC quý) bạn ghi âm bút toán đánh giá, vì nếu không: ví dụ công nợ 131 gốc ngoại tệ ban đầu là 22.400, cuối kỳ bạn đánh giá là 22.450 đồng/USD, nhưng khi tiền USD về giá 22.470, bạn ghi nhận lãi chênh lệch tỷ giá tiền về là 20 nhân tổng ngoại tệ là không đúng, vì phải là 70 nhân tổng ngoại tệ. Như vậy vai trò tỷ giá thực sự quan trọng khi bạn đánh giá nợ phải trả gốc ngoại tệ, như vậy bạn căn cứ TT 53/2016 tính tỷ giá trung bình theo tuần/tháng +/- 1%, cái này tạo đk cho doanh nghiệp ghi nhận chênh lệch từ tỷ giá, ko quan trọng là tại ngày đánh giá, tỷ giá phải bằng chính xác tỷ giá GD ngân hàng bạn mở TK đăng ký với cục Thuế, nhưng phải theo TT 53/2016, cái này được mình trao đổi với kiểm toán rồi

Theo ví dụ bạn đưa ra thì khoản chênh lệch khi cuối kỳ đánh giá là 50 đồng ghi nhận vào đâu?
 
T

Truong Thao Thao

Guest
28/6/16
96
8
8
34
Theo ví dụ bạn đưa ra thì khoản chênh lệch khi cuối kỳ đánh giá là 50 đồng ghi nhận vào đâu?
Chênh lệch tăng hay giảm, lỗ hay lãi, phải thu/phải trả
 
T

Truong Thao Thao

Guest
28/6/16
96
8
8
34
Nếu phải thu thì nợ 131 có 413, sau hạch toán Nợ 413 có 515, nhưng khi tính thuế TNDN điều chỉnh giảm, sang năm điều chỉnh giảm 131 và doanh thu này, doanh thu này ko dùng phân phối lợi nhuận/chia cổ tức được
 
T

Truong Thao Thao

Guest
28/6/16
96
8
8
34
Bạn có ý kiến nào hay hơn bên cạnh câu hỏi ngược lại ko
 
H

hongphung87

Trung cấp
6/6/14
64
14
8
Hà Nội
Nếu phải thu thì nợ 131 có 413, sau hạch toán Nợ 413 có 515, nhưng khi tính thuế TNDN điều chỉnh giảm, sang năm điều chỉnh giảm 131 và doanh thu này, doanh thu này ko dùng phân phối lợi nhuận/chia cổ tức được
Mình hiểu đơn giản câu hỏi của chủ top là chứng từ làm căn cứ để hạch toán nên mình mới hỏi lại như vậy.
Còn theo ví dụ cụ thể của bạn mình hiểu thế này:
Trước đây khi chưa có TT200 thì ghi nhận ngay lãi 50 đồng vào cuối kỳ trước và ghi nhận số dư ngoại tệ đầu kỳ sau theo tỷ giá 22.450 (theo số đánh giá lại). Đến kỳ thanh toán bạn sẽ ghi nhận chênh lệch theo tỷ giá 22.470. Như vậy lãi tỷ giá được xác định là 20 đồng và ghi nhận vào doanh thu kỳ này.
Nhưng từ khi TT200 ra đời và trước đó là TT179/2012 thì gốc ngoại tệ ban đầu ghi nhận theo tỷ giá 22.400, cuối kỳ đánh giá lại theo tỷ giá 22.450. Như vậy là lãi tỷ giá, bạn hạch toán vào 515, nhưng không tính thuế và cũng không phân phối LN bởi doanh thu này chưa được xác định chắc chắn.
Sang đầu kỳ bạn hạch toán trả lại khoản lãi này và ghi nhận theo đúng số gốc ngoại tệ ban đầu theo tỷ giá 22.400. Như vậy đến thời điểm thanh toán tỷ giá là 22.470. Bạn sẽ ghi nhận lãi tỷ giá là 70 đồng và hạch toán vào lãi tỷ giá (thời điểm này đã xác định chắc chắn để hạch toán vào doanh thu)

Thực ra bản chất khi ghi nhận lãi lỗ đối với nghiệp vụ đó không thay đổi nhưng nếu tính thời điểm ghi nhận thì sẽ có sự khác biệt. Thông tư, nghị định thay đổi nhanh hơn thời tiết nên không biết mình hiểu như vậy có đúng không?
Mong nhận được góp ý từ mọi người :)
 
T

Truong Thao Thao

Guest
28/6/16
96
8
8
34
Mình hiểu đơn giản câu hỏi của chủ top là chứng từ làm căn cứ để hạch toán nên mình mới hỏi lại như vậy.
Còn theo ví dụ cụ thể của bạn mình hiểu thế này:
Trước đây khi chưa có TT200 thì ghi nhận ngay lãi 50 đồng vào cuối kỳ trước và ghi nhận số dư ngoại tệ đầu kỳ sau theo tỷ giá 22.450 (theo số đánh giá lại). Đến kỳ thanh toán bạn sẽ ghi nhận chênh lệch theo tỷ giá 22.470. Như vậy lãi tỷ giá được xác định là 20 đồng và ghi nhận vào doanh thu kỳ này.
Nhưng từ khi TT200 ra đời và trước đó là TT179/2012 thì gốc ngoại tệ ban đầu ghi nhận theo tỷ giá 22.400, cuối kỳ đánh giá lại theo tỷ giá 22.450. Như vậy là lãi tỷ giá, bạn hạch toán vào 515, nhưng không tính thuế và cũng không phân phối LN bởi doanh thu này chưa được xác định chắc chắn.
Sang đầu kỳ bạn hạch toán trả lại khoản lãi này và ghi nhận theo đúng số gốc ngoại tệ ban đầu theo tỷ giá 22.400. Như vậy đến thời điểm thanh toán tỷ giá là 22.470. Bạn sẽ ghi nhận lãi tỷ giá là 70 đồng và hạch toán vào lãi tỷ giá (thời điểm này đã xác định chắc chắn để hạch toán vào doanh thu)

Thực ra bản chất khi ghi nhận lãi lỗ đối với nghiệp vụ đó không thay đổi nhưng nếu tính thời điểm ghi nhận thì sẽ có sự khác biệt. Thông tư, nghị định thay đổi nhanh hơn thời tiết nên không biết mình hiểu như vậy có đúng không?
Mong nhận được góp ý từ mọi người :)
Theo mình biết thì bạn là người làm lâu năm đó, vì nếu nói thông tư 179/2012 thì những người mới vào nghề sẽ không nắm và sẽ ko tìm hiểu kỹ như bạn, mình đồng ý với ý kiến bạn nhé
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA