Hướng dẫn: Sữa chữa sai sót

  • Thread starter HO Anh Hue
  • Ngày gửi
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Trên diễn đàn rất nhiều bạn hỏi về việc: Khi phát hiện ra sai sót ... thì phải làm thế nào ? Cũng có rất nhiều người trả lời nhưng vẫn nhiều người hỏi. Mình muốn trích ra một chủ đề riêng để tiện cho các bạn dễ xem.

7. Sửa chữa sổ kế toán:
7.1. Khi phát hiện sổ kế toán ghi
bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp sau:
(a) Phương pháp cải chính:
Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.
(b) Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ):
Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế.
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
- Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”;
- Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng.
Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.
(c) Phương pháp ghi bổ sung:
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung" để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.
7.2. Sửa chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính
- Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;
- Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;
- Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực hiện theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”.
7.3. Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phải sửa chữa lại số liệu trên báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toán thì đơn vị phải sửa lại sổ kế toán và số dư của những tài khoản kế toán có liên quan theo phương pháp quy định. Việc sửa chữa được thực hiện trực tiếp trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dòng cuối) của sổ kế toán năm trước có sai sót (nếu phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) để tiện đối chiếu, kiểm tra.
8. Điều chỉnh sổ kế toán
Trường hợp doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì kế toán phải điều chỉnh số dư đầu năm trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan. ..

Nếu có gì thì các bạn Cho ý kiến và hỏi thêm.
 
  • Like
Reactions: Trương Lan
Khóa học Quản trị dòng tiền
Trương Lan

Trương Lan

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
21/10/15
826
315
63
Em lục mãi mới ra được bài này, em cảm ơn bác nhiều.
Nhưng em có 1 vài thắc mắc:
  1. Khi nào kế toán nên sửa chữa sai sót (Tất nhiên vẫn trong trường hợp có sai sót xảy ra)? Và hồ sơ làm căn cứ sửa chữa sai sót là gì?
  2. Trong trường hợp sai sót là trọng yếu, việc điều chỉnh hồi tố mang nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian để giải trình, Thay vì không sửa chữa hồi tối, kế toán làm lại sổ sách có được không?
  3. Ngoài ra, sai sót là trọng yếu, dẫn tới Dn đang từ lỗ thành lãi do ghi nhận 2 lần 1 CP lớn, phát sinh phải nộp thuế TNDN, trong trường hợp này Bác có thể nêu cụ thể được không?
Mong nhận được trao đổi nhiều hơn từ bác @HO Anh Hue và các anh (chị) trong diễn đàn!
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
E

  1. Khi nào kế toán nên sửa chữa sai sót (Tất nhiên vẫn trong trường hợp có sai sót xảy ra)? Và hồ sơ làm căn cứ sửa chữa sai sót là gì?
  2. Trong trường hợp sai sót là trọng yếu, việc điều chỉnh hồi tố mang nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian để giải trình, Thay vì không sửa chữa hồi tối, kế toán làm lại sổ sách có được không?
  3. Ngoài ra, sai sót là trọng yếu, dẫn tới Dn đang từ lỗ thành lãi do ghi nhận 2 lần 1 CP lớn, phát sinh phải nộp thuế TNDN, trong trường hợp này Bác có thể nêu cụ thể được không?

1. Khi nào phát hiện ra sai thì phải sửa thôi. Phương pháp sửa sai thì theo luật kế toán thôi. Các công ty dùng phần mềm kế toán không có chế độ khóa sổ hàng tháng thì sai sót trong năm được sửa bằng cách lấy chứng từ ra nhập lại :)

2. Luật thì khi phát hiện sai sót các năm trước thì điều chỉnh hồi tố chứ không làm lại sổ.

3. Sai kế toán thì điều chỉnh hồi tố. Kê khai thuế sai thì làm hồ sơ điều chỉnh, bổ sung (Hồ sơ xem Thông tư 156, phải có báo cáo tài chính đã được sửa sai - coi như lập lại báo cáo tài chính của năm có sai sót).
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Em lục mãi mới ra được bài này, em cảm ơn bác nhiều.
Nhưng em có 1 vài thắc mắc:
  1. Khi nào kế toán nên sửa chữa sai sót (Tất nhiên vẫn trong trường hợp có sai sót xảy ra)? Và hồ sơ làm căn cứ sửa chữa sai sót là gì?
  2. Trong trường hợp sai sót là trọng yếu, việc điều chỉnh hồi tố mang nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian để giải trình, Thay vì không sửa chữa hồi tối, kế toán làm lại sổ sách có được không?
  3. Ngoài ra, sai sót là trọng yếu, dẫn tới Dn đang từ lỗ thành lãi do ghi nhận 2 lần 1 CP lớn, phát sinh phải nộp thuế TNDN, trong trường hợp này Bác có thể nêu cụ thể được không?
Mong nhận được trao đổi nhiều hơn từ bác @HO Anh Hue và các anh (chị) trong diễn đàn!
- 1: Là khi KT phát hiện ra sai sót thì phải S/C ( Lập BB điều chỉnh số dư ĐK ).
- 2: Bạn xem lai:
(..8. Điều chỉnh sổ kế toán
Trường hợp doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì kế toán phải điều chỉnh số dư đầu năm trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan. ....)
- 3: Phát hiện sai sót dẫn sai sót thuế: Nếu Thuế GTGT, TNDN ( Thừa hoặc thiếu theo BB điều chỉnh ) thì cũng điều chỉnh ( tăng hay giảm ) như các TK khác thôi.
 
  • Like
Reactions: Trương Lan

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA