Định mức sản phẩm - có thể bạn quan tâm

  • Thread starter Lặng Yên
  • Ngày gửi
Lặng Yên

Lặng Yên

Cao cấp
24/9/14
5,457
1,502
113
31
Quận Tân Bình
Định mức sản phẩm, nó còn là một khái niệm khá xa lạ với nhiều bạn kế toán. Nhiều bạn không hình dung được, định mức, nó là cái gì. Tôi ví dụ, để làm ra được 1kg thép tròn phi 6, cần 1.2kg phôi thép, thì đó chính là định mức, hay để đi được 100km, xe tiêu thụ hết 7 lít xăng, thì đó cũng chính là định mức.

Và để nói về Định mức, có rất nhiều vấn đề các bạn cần quan tâm. Trong bài viết này, sẽ trả lời cho bạn những vấn đề các bạn vướng mắc:

- Doanh nghiệp nào phải xây dựng định mức?
- Định mức có phải nộp cho cơ quan thuế không?
- Hồ sơ xây dựng định mức gồm những gì?
- Khi vượt định mức, xử lý như thế nào?

Thứ nhất: Doanh nghiệp nào phải xây dựng định mức?

Tại điểm 2.3 khoản 2 điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về các khoản chi không được trừ khi quyết toán thuế TNDN:
“2.3. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý.
Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phấm và lưu tại doanh nghiệp"
Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.”

==>Vậy, tất cả những doanh nghiệp có sử dụng đến Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất đều phải xây dựng định mức, như doanh nghiệp sản xuất, vận tải, nhà hàng,….và tất cả các doanh nghiệp sử dụng những hàng hóa có tiêu hao trong quá trình tiêu thụ cũng phải xây dựng định mức, như doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu,….

Và định mức do Doanh nghiệp tự xây dựng, trừ trường hợp một số Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.

Thứ hai: Định mức có phải nộp cho cơ quan thuế không?


Ngày 19/06/2013, quốc hội ban hành luật số 32/2013/QH13 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Theo đó, bỏ quy định doanh nghiệp phải đăng ký định mức với cơ quan thuế kể từ kỳ tính thuế 2014 trở đi, chỉ phải xây dựng và lưu tại doanh nghiệp, xuất trình khi cơ quan thuế xuống kiểm tra. (Trước kỳ tính thuế 2014, DN phải xây dựng và nộp cho cơ quan thuế).

Thứ ba: Hồ sơ xây dựng định mức gồm những gì?

Định mức, nó liên quan trực tiếp đến giá vốn của sản phẩm. Và sẽ là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của Doanh nghiệp. Và đương nhiên, cơ quan thuế khi vào kiểm tra sẽ chăm sóc nhiều đến vấn đề định mức của Doanh nghiệp, chỉ cần Doanh nghiệp vượt định mức là sẽ loại ngay chi phí và truy thu thuế.

==>Vậy, làm sao để xây dựng định mức chặt chẽ, được cơ quan thuế chấp nhận?. Các bạn tham khảo bộ hồ sơ xây dựng định mức sau:

+ Quyết định thành lập hội đồng xây dựng định mức tiêu hao vật tư: Thành phần hội đồng gồm Giám đốc, kỹ thuật, kế toán.

+ Tài liệu kỹ thuật để áp dụng định mức: Như bản vẽ sản phẩm, từ bản vẽ, nhân viên kỹ thuật sẽ bóc tách ra được sản phẩm này cần những nguyên vật liệu gì, số lượng là bao nhiêu.

+ Bảng tính định mức vật liệu chính đối với từng sản phẩm: Từ tài liệu kỹ thuật để áp dụng định mức, các bạn sẽ ra được một bảng tính định mức vật liệu chính (Bảng tính này theo lý thuyết)

+ Bảng phân bổ vật liệu phụ: Nếu sản phẩm của các bạn có nguyên vật liệu phụ, các bạn cần có thêm bảng phân bổ vật liệu phụ.

+ Bảng tính giá thành sản phẩm: Từ định mức của vật liệu chính, và bảng phân bổ vật liệu phụ, các bạn sẽ tính ra được giá thành của sản phẩm (Giá thành trên lý thuyết)

+ Bảng xác định tỷ lệ hao hụt NVL trong sản xuất: Nhân viên kỹ thuật sẽ đưa ra được tỷ lệ hao hụt NVL trong sản xuất là bao nhiêu %, dựa vào chi tiết bản vẽ sản phẩm. (Bảng xác định này theo lý thuyết)

+ Bảng theo dõi nhật ký sản xuất để theo dõi định mức, phế liệu, hàng hỏng: Trong sản xuất, chắc chắn sẽ có hao hụt, phế liệu,...và để đưa ra được tỷ lệ % hao hụt, các bạn phải có bảng theo dõi nhật ký sản xuất trong một thời gian. Từ đó mới đưa ra được tỷ lệ % hao hụt này. Không có căn cứ, các bạn tự ý đưa ra tỷ lệ % hao hụt, cơ quan thuế sẽ không chấp nhận.

+ Các báo cáo về kiểm kê vật tư, thành phẩm tồn kho theo tháng, quý, năm: Dựa vào các báo cáo này, các bạn sẽ so sánh được, sản phẩm của các bạn có bị vượt định mức hay không?. Và sẽ ra được một báo cáo định mức sản phẩm ==> Báo cáo này rất quan trọng, nó chứng minh cho các bạn được là, chi phí của các bạn không bị vượt định mức.

Thứ tư: Khi vượt định mức, xử lý như thế nào?

Trong quá trình sản xuất, nếu các bạn không quản lý tốt, vấn đề vượt định mức là chuyện không thể tránh khỏi. Khi vượt định mức, các bạn sẽ xử lý như thế nào?

Tình huống: ĐAM MÊ KẾ TOÁN xây dựng định mức tiêu hao vật tư. Trong quá trình sản xuất, do không kiểm soát tốt, nên bị vượt định mức là 1%, tương đương giá trị vật tư 500tr. Kế toán vẫn hạch toán vào tài khoản 621, cuối kỳ kết chuyển vào 154 để tính giá thành sản phẩm.

==> Các bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?

- Về mặt quản lý: Đứng trên góc độ là người quản lý, các bạn phải nắm được sản xuất có bị vượt định mức hay không? Nếu vượt thì phải tìm ra nguyên nhân, và có biện pháp xử lý. Nói về nguyên nhân vượt định mức, có rất nhiều nguyên nhân có thể kể đến như: NVL đầu vào kém chất lượng, máy móc thiết bị xuống cấp, tay nghề công nhân chưa cao, hay không loại trừ nguyên nhân bị thất thoát trong quá trình sản xuất do quản lý chưa chặt. Khi xác định được nguyên nhân, thì sẽ đưa ra được biện pháp xử lý, tránh lãng phí, thất thoát trong quá trình sản xuất.

- Theo chế độ kế toán: Chi phí vật tư vượt định mức, doanh nghiệp không được hạch toán vào 621 để tập hợp tính giá thành sản phẩm, mà phải hạch toán vào tài khoản 632: Giá vốn hàng bán, và lên báo cáo tài chính
Ghi nhận giá trị vật tư vượt định mức:
Nợ TK 632: 500.000.000
Có TK 152: 500.000.000
Và kết chuyển lên tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911: 500.000.000
Có TK 632: 500.000.000

- Theo chính sách thuế: Không được tính vào chi phí được trừ giá trị 500.000.000 vượt định mức tiêu hao ==> Đây là SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KẾ TOÁN VÀ THUẾ ==> Và để xử lý vấn đề này, ĐAM MÊ KẾ TOÁN đã có bài viết: “BẬT MÍ CÁCH XỬ LÝ CÁC KHOẢN CHI KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN”, các bạn có thể xem lại cách xử lý ở bài viết đó nhé.

- "Lách luật thuế": Chi phí bị vượt định mức, không được tính vào chi phí được trừ. Nhưng thực tế thì, hầu hết các doanh nghiệp đều bị vượt định mức, nếu cứ để như vậy, và không được tính vào chi phí được trừ, phần thiệt sẽ thuộc về doanh nghiệp. Giải pháp của các bạn là gì?. Chỉ cần không bị vượt định mức, sẽ được tính vào chi phí được trừ? Và để không bị vượt định mức, thì Doanh nghiệp phải quản lý tốt, nhưng, nếu đã chót để vượt định mức rồi, thì giải pháp cuối cùng là phải xây dựng lại định mức một cách chặt chẽ theo như hồ sơ hướng dẫn ở nội dung phía trên, làm sao để không bị vượt định mức là ok. Và khi xây dựng lại định mức (tăng định mức), các bạn chú ý đến hai từ: “HỢP LÝ”.

Nguồn: Nguyễn Biên Cương
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Định mức sản phẩm, nó còn là một khái niệm khá xa lạ với nhiều bạn kế toán. Nhiều bạn không hình dung được, định mức, nó là cái gì. Tôi ví dụ, để làm ra được 1kg thép tròn phi 6, cần 1.2kg phôi thép, thì đó chính là định mức, hay để đi được 100km, xe tiêu thụ hết 7 lít xăng, thì đó cũng chính là định mức.

Và để nói về Định mức, có rất nhiều vấn đề các bạn cần quan tâm. Trong bài viết này, sẽ trả lời cho bạn những vấn đề các bạn vướng mắc:

- Doanh nghiệp nào phải xây dựng định mức?
- Định mức có phải nộp cho cơ quan thuế không?
- Hồ sơ xây dựng định mức gồm những gì?
- Khi vượt định mức, xử lý như thế nào?

Thứ nhất: Doanh nghiệp nào phải xây dựng định mức?

Tại điểm 2.3 khoản 2 điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về các khoản chi không được trừ khi quyết toán thuế TNDN:
“2.3. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý.
Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phấm và lưu tại doanh nghiệp"
Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.”

==>Vậy, tất cả những doanh nghiệp có sử dụng đến Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất đều phải xây dựng định mức, như doanh nghiệp sản xuất, vận tải, nhà hàng,….và tất cả các doanh nghiệp sử dụng những hàng hóa có tiêu hao trong quá trình tiêu thụ cũng phải xây dựng định mức, như doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu,….

Và định mức do Doanh nghiệp tự xây dựng, trừ trường hợp một số Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.

Thứ hai: Định mức có phải nộp cho cơ quan thuế không?


Ngày 19/06/2013, quốc hội ban hành luật số 32/2013/QH13 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Theo đó, bỏ quy định doanh nghiệp phải đăng ký định mức với cơ quan thuế kể từ kỳ tính thuế 2014 trở đi, chỉ phải xây dựng và lưu tại doanh nghiệp, xuất trình khi cơ quan thuế xuống kiểm tra. (Trước kỳ tính thuế 2014, DN phải xây dựng và nộp cho cơ quan thuế).

Thứ ba: Hồ sơ xây dựng định mức gồm những gì?

Định mức, nó liên quan trực tiếp đến giá vốn của sản phẩm. Và sẽ là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của Doanh nghiệp. Và đương nhiên, cơ quan thuế khi vào kiểm tra sẽ chăm sóc nhiều đến vấn đề định mức của Doanh nghiệp, chỉ cần Doanh nghiệp vượt định mức là sẽ loại ngay chi phí và truy thu thuế.

==>Vậy, làm sao để xây dựng định mức chặt chẽ, được cơ quan thuế chấp nhận?. Các bạn tham khảo bộ hồ sơ xây dựng định mức sau:

+ Quyết định thành lập hội đồng xây dựng định mức tiêu hao vật tư: Thành phần hội đồng gồm Giám đốc, kỹ thuật, kế toán.

+ Tài liệu kỹ thuật để áp dụng định mức: Như bản vẽ sản phẩm, từ bản vẽ, nhân viên kỹ thuật sẽ bóc tách ra được sản phẩm này cần những nguyên vật liệu gì, số lượng là bao nhiêu.

+ Bảng tính định mức vật liệu chính đối với từng sản phẩm: Từ tài liệu kỹ thuật để áp dụng định mức, các bạn sẽ ra được một bảng tính định mức vật liệu chính (Bảng tính này theo lý thuyết)

+ Bảng phân bổ vật liệu phụ: Nếu sản phẩm của các bạn có nguyên vật liệu phụ, các bạn cần có thêm bảng phân bổ vật liệu phụ.

+ Bảng tính giá thành sản phẩm: Từ định mức của vật liệu chính, và bảng phân bổ vật liệu phụ, các bạn sẽ tính ra được giá thành của sản phẩm (Giá thành trên lý thuyết)

+ Bảng xác định tỷ lệ hao hụt NVL trong sản xuất: Nhân viên kỹ thuật sẽ đưa ra được tỷ lệ hao hụt NVL trong sản xuất là bao nhiêu %, dựa vào chi tiết bản vẽ sản phẩm. (Bảng xác định này theo lý thuyết)

+ Bảng theo dõi nhật ký sản xuất để theo dõi định mức, phế liệu, hàng hỏng: Trong sản xuất, chắc chắn sẽ có hao hụt, phế liệu,...và để đưa ra được tỷ lệ % hao hụt, các bạn phải có bảng theo dõi nhật ký sản xuất trong một thời gian. Từ đó mới đưa ra được tỷ lệ % hao hụt này. Không có căn cứ, các bạn tự ý đưa ra tỷ lệ % hao hụt, cơ quan thuế sẽ không chấp nhận.

+ Các báo cáo về kiểm kê vật tư, thành phẩm tồn kho theo tháng, quý, năm: Dựa vào các báo cáo này, các bạn sẽ so sánh được, sản phẩm của các bạn có bị vượt định mức hay không?. Và sẽ ra được một báo cáo định mức sản phẩm ==> Báo cáo này rất quan trọng, nó chứng minh cho các bạn được là, chi phí của các bạn không bị vượt định mức.

Thứ tư: Khi vượt định mức, xử lý như thế nào?

Trong quá trình sản xuất, nếu các bạn không quản lý tốt, vấn đề vượt định mức là chuyện không thể tránh khỏi. Khi vượt định mức, các bạn sẽ xử lý như thế nào?

Tình huống: ĐAM MÊ KẾ TOÁN xây dựng định mức tiêu hao vật tư. Trong quá trình sản xuất, do không kiểm soát tốt, nên bị vượt định mức là 1%, tương đương giá trị vật tư 500tr. Kế toán vẫn hạch toán vào tài khoản 621, cuối kỳ kết chuyển vào 154 để tính giá thành sản phẩm.

==> Các bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?

- Về mặt quản lý: Đứng trên góc độ là người quản lý, các bạn phải nắm được sản xuất có bị vượt định mức hay không? Nếu vượt thì phải tìm ra nguyên nhân, và có biện pháp xử lý. Nói về nguyên nhân vượt định mức, có rất nhiều nguyên nhân có thể kể đến như: NVL đầu vào kém chất lượng, máy móc thiết bị xuống cấp, tay nghề công nhân chưa cao, hay không loại trừ nguyên nhân bị thất thoát trong quá trình sản xuất do quản lý chưa chặt. Khi xác định được nguyên nhân, thì sẽ đưa ra được biện pháp xử lý, tránh lãng phí, thất thoát trong quá trình sản xuất.

- Theo chế độ kế toán: Chi phí vật tư vượt định mức, doanh nghiệp không được hạch toán vào 621 để tập hợp tính giá thành sản phẩm, mà phải hạch toán vào tài khoản 632: Giá vốn hàng bán, và lên báo cáo tài chính
Ghi nhận giá trị vật tư vượt định mức:
Nợ TK 632: 500.000.000
Có TK 152: 500.000.000
Và kết chuyển lên tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911: 500.000.000
Có TK 632: 500.000.000

- Theo chính sách thuế: Không được tính vào chi phí được trừ giá trị 500.000.000 vượt định mức tiêu hao ==> Đây là SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KẾ TOÁN VÀ THUẾ ==> Và để xử lý vấn đề này, ĐAM MÊ KẾ TOÁN đã có bài viết: “BẬT MÍ CÁCH XỬ LÝ CÁC KHOẢN CHI KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN”, các bạn có thể xem lại cách xử lý ở bài viết đó nhé.

- "Lách luật thuế": Chi phí bị vượt định mức, không được tính vào chi phí được trừ. Nhưng thực tế thì, hầu hết các doanh nghiệp đều bị vượt định mức, nếu cứ để như vậy, và không được tính vào chi phí được trừ, phần thiệt sẽ thuộc về doanh nghiệp. Giải pháp của các bạn là gì?. Chỉ cần không bị vượt định mức, sẽ được tính vào chi phí được trừ? Và để không bị vượt định mức, thì Doanh nghiệp phải quản lý tốt, nhưng, nếu đã chót để vượt định mức rồi, thì giải pháp cuối cùng là phải xây dựng lại định mức một cách chặt chẽ theo như hồ sơ hướng dẫn ở nội dung phía trên, làm sao để không bị vượt định mức là ok. Và khi xây dựng lại định mức (tăng định mức), các bạn chú ý đến hai từ: “HỢP LÝ”.

Nguồn: Nguyễn Biên Cương

Bài viết hay, chi tiết để kế toán hiểu nhưng mình có ý kiến:
1 - Nói về ĐM thì đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi kiến thức nhiều lĩnh vực nhiều DN hiện nay khó mà làm được. Bạn mới nói đến ĐM nguyên, nhiên, vật liệu mà quên mất ĐM Lao động - Tiền lương vì vậy trong: ( .Quyết định thành lập hội đồng xây dựng định mức tiêu hao vật tư: Thành phần hội đồng gồm Giám đốc, kỹ thuật, kế toán... ) Cần phải có thêm: Cán bộ ĐM Lao động - Tiền lương. Đây là một bộ phận quan trọng vì họ được học phương pháp XD ĐM.
2 - Về sử dụng ĐM: (..trừ trường hợp một số Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành... ) Vì ĐM phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Máy móc, thiết bị Mới hay Cũ, SX đơn lẽ hay dây chuyền, tay nghề của CN sử dụng ... trong lúc ĐM của nhà nước là ĐM bình quân chung nên không thể đùng chung cho các DN khác nhau được mà hiện nay mình chưa thấy QĐ nào buộc DN phải dùng ĐM nhà nước.
3 - Bạn nói đúng: (..Chi phí bị vượt định mức, không được tính vào chi phí được trừ...) nhưng chưa nói đến các trường hợp Thiệt hại ( vượt ĐM ) do những trường hợp Bất khả kháng vẫn được tính chi phí nên sẽ có nhiều KT nhầm.
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
F

fukukean

Trung cấp
22/6/16
103
3
18
30
Định mức sản phẩm, nó còn là một khái niệm khá xa lạ với nhiều bạn kế toán. Nhiều bạn không hình dung được, định mức, nó là cái gì. Tôi ví dụ, để làm ra được 1kg thép tròn phi 6, cần 1.2kg phôi thép, thì đó chính là định mức, hay để đi được 100km, xe tiêu thụ hết 7 lít xăng, thì đó cũng chính là định mức.

Và để nói về Định mức, có rất nhiều vấn đề các bạn cần quan tâm. Trong bài viết này, sẽ trả lời cho bạn những vấn đề các bạn vướng mắc:

- Doanh nghiệp nào phải xây dựng định mức?
- Định mức có phải nộp cho cơ quan thuế không?
- Hồ sơ xây dựng định mức gồm những gì?
- Khi vượt định mức, xử lý như thế nào?

Thứ nhất: Doanh nghiệp nào phải xây dựng định mức?

Tại điểm 2.3 khoản 2 điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về các khoản chi không được trừ khi quyết toán thuế TNDN:
“2.3. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý.
Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phấm và lưu tại doanh nghiệp"
Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.”

==>Vậy, tất cả những doanh nghiệp có sử dụng đến Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất đều phải xây dựng định mức, như doanh nghiệp sản xuất, vận tải, nhà hàng,….và tất cả các doanh nghiệp sử dụng những hàng hóa có tiêu hao trong quá trình tiêu thụ cũng phải xây dựng định mức, như doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu,….

Và định mức do Doanh nghiệp tự xây dựng, trừ trường hợp một số Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.

Thứ hai: Định mức có phải nộp cho cơ quan thuế không?


Ngày 19/06/2013, quốc hội ban hành luật số 32/2013/QH13 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Theo đó, bỏ quy định doanh nghiệp phải đăng ký định mức với cơ quan thuế kể từ kỳ tính thuế 2014 trở đi, chỉ phải xây dựng và lưu tại doanh nghiệp, xuất trình khi cơ quan thuế xuống kiểm tra. (Trước kỳ tính thuế 2014, DN phải xây dựng và nộp cho cơ quan thuế).

Thứ ba: Hồ sơ xây dựng định mức gồm những gì?

Định mức, nó liên quan trực tiếp đến giá vốn của sản phẩm. Và sẽ là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của Doanh nghiệp. Và đương nhiên, cơ quan thuế khi vào kiểm tra sẽ chăm sóc nhiều đến vấn đề định mức của Doanh nghiệp, chỉ cần Doanh nghiệp vượt định mức là sẽ loại ngay chi phí và truy thu thuế.

==>Vậy, làm sao để xây dựng định mức chặt chẽ, được cơ quan thuế chấp nhận?. Các bạn tham khảo bộ hồ sơ xây dựng định mức sau:

+ Quyết định thành lập hội đồng xây dựng định mức tiêu hao vật tư: Thành phần hội đồng gồm Giám đốc, kỹ thuật, kế toán.

+ Tài liệu kỹ thuật để áp dụng định mức: Như bản vẽ sản phẩm, từ bản vẽ, nhân viên kỹ thuật sẽ bóc tách ra được sản phẩm này cần những nguyên vật liệu gì, số lượng là bao nhiêu.

+ Bảng tính định mức vật liệu chính đối với từng sản phẩm: Từ tài liệu kỹ thuật để áp dụng định mức, các bạn sẽ ra được một bảng tính định mức vật liệu chính (Bảng tính này theo lý thuyết)

+ Bảng phân bổ vật liệu phụ: Nếu sản phẩm của các bạn có nguyên vật liệu phụ, các bạn cần có thêm bảng phân bổ vật liệu phụ.

+ Bảng tính giá thành sản phẩm: Từ định mức của vật liệu chính, và bảng phân bổ vật liệu phụ, các bạn sẽ tính ra được giá thành của sản phẩm (Giá thành trên lý thuyết)

+ Bảng xác định tỷ lệ hao hụt NVL trong sản xuất: Nhân viên kỹ thuật sẽ đưa ra được tỷ lệ hao hụt NVL trong sản xuất là bao nhiêu %, dựa vào chi tiết bản vẽ sản phẩm. (Bảng xác định này theo lý thuyết)

+ Bảng theo dõi nhật ký sản xuất để theo dõi định mức, phế liệu, hàng hỏng: Trong sản xuất, chắc chắn sẽ có hao hụt, phế liệu,...và để đưa ra được tỷ lệ % hao hụt, các bạn phải có bảng theo dõi nhật ký sản xuất trong một thời gian. Từ đó mới đưa ra được tỷ lệ % hao hụt này. Không có căn cứ, các bạn tự ý đưa ra tỷ lệ % hao hụt, cơ quan thuế sẽ không chấp nhận.

+ Các báo cáo về kiểm kê vật tư, thành phẩm tồn kho theo tháng, quý, năm: Dựa vào các báo cáo này, các bạn sẽ so sánh được, sản phẩm của các bạn có bị vượt định mức hay không?. Và sẽ ra được một báo cáo định mức sản phẩm ==> Báo cáo này rất quan trọng, nó chứng minh cho các bạn được là, chi phí của các bạn không bị vượt định mức.

Thứ tư: Khi vượt định mức, xử lý như thế nào?

Trong quá trình sản xuất, nếu các bạn không quản lý tốt, vấn đề vượt định mức là chuyện không thể tránh khỏi. Khi vượt định mức, các bạn sẽ xử lý như thế nào?

Tình huống: ĐAM MÊ KẾ TOÁN xây dựng định mức tiêu hao vật tư. Trong quá trình sản xuất, do không kiểm soát tốt, nên bị vượt định mức là 1%, tương đương giá trị vật tư 500tr. Kế toán vẫn hạch toán vào tài khoản 621, cuối kỳ kết chuyển vào 154 để tính giá thành sản phẩm.

==> Các bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?

- Về mặt quản lý: Đứng trên góc độ là người quản lý, các bạn phải nắm được sản xuất có bị vượt định mức hay không? Nếu vượt thì phải tìm ra nguyên nhân, và có biện pháp xử lý. Nói về nguyên nhân vượt định mức, có rất nhiều nguyên nhân có thể kể đến như: NVL đầu vào kém chất lượng, máy móc thiết bị xuống cấp, tay nghề công nhân chưa cao, hay không loại trừ nguyên nhân bị thất thoát trong quá trình sản xuất do quản lý chưa chặt. Khi xác định được nguyên nhân, thì sẽ đưa ra được biện pháp xử lý, tránh lãng phí, thất thoát trong quá trình sản xuất.

- Theo chế độ kế toán: Chi phí vật tư vượt định mức, doanh nghiệp không được hạch toán vào 621 để tập hợp tính giá thành sản phẩm, mà phải hạch toán vào tài khoản 632: Giá vốn hàng bán, và lên báo cáo tài chính
Ghi nhận giá trị vật tư vượt định mức:
Nợ TK 632: 500.000.000
Có TK 152: 500.000.000
Và kết chuyển lên tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911: 500.000.000
Có TK 632: 500.000.000

- Theo chính sách thuế: Không được tính vào chi phí được trừ giá trị 500.000.000 vượt định mức tiêu hao ==> Đây là SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KẾ TOÁN VÀ THUẾ ==> Và để xử lý vấn đề này, ĐAM MÊ KẾ TOÁN đã có bài viết: “BẬT MÍ CÁCH XỬ LÝ CÁC KHOẢN CHI KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN”, các bạn có thể xem lại cách xử lý ở bài viết đó nhé.

- "Lách luật thuế": Chi phí bị vượt định mức, không được tính vào chi phí được trừ. Nhưng thực tế thì, hầu hết các doanh nghiệp đều bị vượt định mức, nếu cứ để như vậy, và không được tính vào chi phí được trừ, phần thiệt sẽ thuộc về doanh nghiệp. Giải pháp của các bạn là gì?. Chỉ cần không bị vượt định mức, sẽ được tính vào chi phí được trừ? Và để không bị vượt định mức, thì Doanh nghiệp phải quản lý tốt, nhưng, nếu đã chót để vượt định mức rồi, thì giải pháp cuối cùng là phải xây dựng lại định mức một cách chặt chẽ theo như hồ sơ hướng dẫn ở nội dung phía trên, làm sao để không bị vượt định mức là ok. Và khi xây dựng lại định mức (tăng định mức), các bạn chú ý đến hai từ: “HỢP LÝ”.

Nguồn: Nguyễn Biên Cương
Cám ơn bạn bài viết bổ ích nhưng theo mình được biết là bây giờ doanh nghiệp không cần xây dựng định mức nữa đúng không bạn?
 
Hangmy1601

Hangmy1601

Cao cấp
23/10/15
217
78
28
32
vẫn xây dựng định mức, chỉ là ko phải nộp lên thuế. Lưu lại cty khi cần
 
  • Like
Reactions: fukukean
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Cám ơn bạn bài viết bổ ích nhưng theo mình được biết là bây giờ doanh nghiệp không cần xây dựng định mức nữa đúng không bạn?

Bạn nhầm rồi. Bây giờ không phải đăng ký ĐM thôi chứ ĐM rất quan trọng cho việc Quản lý DN và Thanh, kiễm tra ... làm căn cứ để chấp nhận chi phí hợp lý hay không.
 
F

fukukean

Trung cấp
22/6/16
103
3
18
30
Bạn nhầm rồi. Bây giờ không phải đăng ký ĐM thôi chứ ĐM rất quan trọng cho việc Quản lý DN và Thanh, kiễm tra ... làm căn cứ để chấp nhận chi phí hợp lý hay không.
Cám ơn anh, vậy anh cho em hỏi là mình tự lập và lưu lai DN thôi chứ có cần thêm chứng từ gì để chứng minh là mình lập đúng với thực tế không anh?
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Cám ơn anh, vậy anh cho em hỏi là mình tự lập và lưu lai DN thôi chứ có cần thêm chứng từ gì để chứng minh là mình lập đúng với thực tế không anh?
Hồ sơ XD ĐM rất nhiều thứ: Thành lập ban XD ĐM, Các thông số kỹ thuật về máy móc thiết bị, lao động trực tiếp, gián tiếp ... Tài liệu khảo sát thực tế ( Thời gian khảo sát, kết quả từng lần KS, kết luận ...) ... của Ban XD ĐM cho từng loại SP. Đây là 1 môn học khá phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức của nhiều người liên quan trong qui trình SX - KD.... Nếu không có nghiệp vụ, không có kinh nghiệm ... thì không làm được.
 
Sửa lần cuối:
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Hồ sơ XD ĐM rất nhiều thứ: Thành lập ban XD ĐM, Các thông số kỹ thuật về máy móc thiết bị, lao động trực tiếp, gián tiếp ... Tài liệu khảo sát thực tế ( Thời gian khảo sát, kết quả từng lần KS, kết luận ...) ... của Ban XD ĐM cho từng loại SP. Đây là 1 môn học khá phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức của nhiều người liên quan trong qui trình SX - KD.... Nếu không có nghiệp vụ, không có kinh nghiệm ... thì không làm được.
Bạn cứ phức tạp hóa. Y như "người ta". Tóm lại. Để sản xuất ra cái đấy, vs công nghệ công cụ có trong tay. A cần phải làm những gì. Vậy thôi.
Thấy bạn trả lời lại nhớ đến vụ đặt tượng trần hưng đạo trong sân vườn. Quá chán vs kiểu tư duy như vậy.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Bạn cứ phức tạp hóa. Y như "người ta". Tóm lại. Để sản xuất ra cái đấy, vs công nghệ công cụ có trong tay. A cần phải làm những gì. Vậy thôi.
Thấy bạn trả lời lại nhớ đến vụ đặt tượng trần hưng đạo trong sân vườn. Quá chán vs kiểu tư duy như vậy.
Nếu bạn đã học XD Định mức mới biết nó phức tạp thế nào ! Trước những năm 1960 Nhà nước thành lập UBXD Định mức sau vài năm mới ra được Bộ ĐM LĐ 726.
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Nếu bạn đã học XD Định mức mới biết nó phức tạp thế nào ! Trước những năm 1960 Nhà nước thành lập UBXD Định mức sau vài năm mới ra được Bộ ĐM LĐ 726.
Vấn đề nó ko cần phức tạp hàn lâm như vậy. Chúng ta mà cứ thế. Ko bao giờ đi nhanh dc.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Vấn đề nó ko cần phức tạp hàn lâm như vậy. Chúng ta mà cứ thế. Ko bao giờ đi nhanh dc.
Nếu bạn thử XD một ĐM nào đó xem. Nhiều DN cũng nghĩ như bạn nên khi XD ĐM Không thể hiện hết các loại chi phí nên cứ tưởng lãi nhưng ... hóa ra lỗ mà không biết vì sao !!!
 
thinhvd

thinhvd

Cao cấp
25/11/09
1,336
234
63
Hà Nội
bluesofts.net
Nếu bạn thử XD một ĐM nào đó xem. Nhiều DN cũng nghĩ như bạn nên khi XD ĐM Không thể hiện hết các loại chi phí nên cứ tưởng lãi nhưng ... hóa ra lỗ mà không biết vì sao !!!
Bác cẩn thận không bị "sa lầy" đấy. Bác nói rất chuẩn, rất cần thiết cho doanh nghiệp để làm đúng chuẩn để tốt cho chính họ. Còn ai không muốn chuẩn thì bác giải thích mãi cũng đến thế thôi
 
  • Like
Reactions: HO Anh Hue
DUNG LUU_1992

DUNG LUU_1992

Sơ cấp
22/7/19
1
0
1
32
+ Bảng theo dõi nhật ký sản xuất để theo dõi định mức, phế liệu, hàng hỏng: Trong sản xuất, chắc chắn sẽ có hao hụt, phế liệu,...và để đưa ra được tỷ lệ % hao hụt, các bạn phải có bảng theo dõi nhật ký sản xuất trong một thời gian. Từ đó mới đưa ra được tỷ lệ % hao hụt này. Không có căn cứ, các bạn tự ý đưa ra tỷ lệ % hao hụt, cơ quan thuế sẽ không chấp nhận.


cái này em không hiểu lắm, các bác nói cho em mở mang đầu óc với ạ, hoặc bác nào có mẫu cho em xin với ạ
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA