Khi khách hàng vừa là nhà cung cấp thì theo dõi công nợ cùng 1 tài khoản 131 hoặc 331 được không?

  • Thread starter xuantham
  • Ngày gửi
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Một câu hỏi của bạn NVC88, post chen ngang vào topic của người khác nên tôi tách ra đây để các bạn tiện theo dõi và tra cứu. Các bạn lưu ý muốn đắt câu hỏi mà khgông liên quan đén topic thì nên lập topic mới để hỏi, khi nêu câu hỏi muốn lưu ý sự quan tâm của ai thì nhắn tin hoặc hagtag tên người đó vào. Tứ là gỏ dấu #name, ví dụ #xuantham> Cảm ơn các bạn

Chào chị, em có một vấn đề xin chị tư vấn giúp. Với những đối tượng vừa là khách hàng vừa là nhà cung cấp, để tiện cho việc theo dõi công nợ thì kế toán hoạch toán cả nghiệp vụ mua và bán trên cùng một tài khoản 131 hoặc 331 có được không. Ví dụ đối tượng A là nhà cung cấp của công ty, có phát sinh bán hàng ngược lại cho A, thông thường hạch toán N131/C511 C333 thì giờ hạch toán N331/C511 C333 được không. Việc hạch toán như vậy có ảnh hưởng gì đến sổ sách, báo cáo không? Cảm ơn chị

Thực sự một điều chia sẻ một cách thực lòng với các bạn: kế toán là một phương pháp đã được nghiên cứu rất kỹ và cải tiến nhiều lần cho phù hợp với sự phát triển rồi, cách mà kế toán phục vụ rất tốt cho công việc quản lý, và sẽ làm cho cv của chúng ta trở nên nhẹ nhàng và ngắn gọn dể kiểm soát hơn. Nhưng kiểu chỉ vẻ làm sai được các bạn cho rằng đó là thực tế người ta kinh nghiệm nên mới dám làm như vậy. Nhưng kinh nghiệm bản thân tôi phân tích và sự dụng số liệu và thông tin kế toán cũng như làm việc với kiểm toán, thuế cũng như dọn dẹp các hậu quả của cái kiểu làm gọi là " thực tế" thì tôi thấy rằng cách làm như vậy chỉ làm rối và hư chuyện thêm, tốn kém nhiều và không có giá trị. Có những việc làm theo hướng dẫn rất đơn giản, và nhẹ nhàng nhưng các bạn có khi bị làm cho rối lên rồi chỉ cho các bạn trờ lại hiện trạng bàn đầu thì các bạn có khi lại ca ngợi như thánh. Đó là ý kiến cá nhân tôi còn các bạn muốn làm sao thì làm.

Liên quan đên câu hỏi này tôi sẽ nói lại vấn đề lý thuyết và có thể liên quan đến các vấn đề về sổ sách và ý nghĩa cũng như hậu quả.

1. Tài khoản 131 dùng để ghi nhận các khoản phải thu của khách hàng ( ghi tăng khoản phải thu KH, ghi Nợ) và khách hàng trả tiền trước ( ghi giảm khoản phải thu KH, ghi Có) . Cái này liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ ( bấy kể là thuộc ngành nghề có đkkd hay không có đkkd. Khoản phải thu này gồm =tiền hàng hoặc tiền dịch vụ cung cấp + tiền thuế GTGT, tiền hàng này kế toán gọi là doanh thu.

Khi bạn đọc tài khoản và hiểu ý nghĩa tài khoản dùng để làm gì thì bạn sẽ không hỏi tôi câu trên. Tên tài khoản là : Phải thu khách hàng.
Chứng từ hạch toán là hoá đơn bán ra, là hoá đơn của chính DN
Tiền thuế GTGT là tiền thuế khách hàng trả và DN bán hàng phải nộp tiền thuế này vào nsnn==> đây là khoản nợ phải trả, là khoản bắt buộc phải nộp ngay

2. Tương tự như vậy là TK 331 tên tài khoản là Phải trả người bán, nó phản ánh số tiền mình phải trả khi mua hhdv = tiền hàng + tiền thuế GTGT, Nhưng nó lại khác hoàn toàn.
Chứng từ để hạch toán là hoá đơn mua vào, là hoá đơn của đơn vị khác
Tiền thuế GTGT đầu vào nếu được khấu trừ là một tài sản, là một khoản có thể thu hồi về cho DN nhưng không phải DN muốn là lấy về. Nó lại tuân theo đủ thứ quy định khác.

1&2 nói lên điểm khác nhau về chứng từ sử dụng tài khoản. Nếu tk là 131 thì nó nằm bên tài sản trên BCDKT nhưng nếu nó là TK 331 thì lại là nguồn vốn.
Theo ví dụ bạn nêu trên thì bút toán Nợ 331/Có 511, Có 333 thì nó không thể nào xảy ra được.
Hơn nữa khi làm kiểu này thì chắc chắn một thời gian ngắn thôi thì bạn chỉ có nước bỏ nghề kế toán, và tối chắc chắn một điều là năng lực tư duy của bạn ngày càng tệ. ( hiện tại tôi thấy bạn tư duy kiểu này thì tôi đoán cái tư duy của bạn đã bị trục trặc rồi, và bạn sẽ vô cùng khó khăn đẻ suy nghỉ mất cứ việc gì dù nó đơn giản.
3. Nếu hạch toán kiểu này thì không thể lập được BCTC đâu
4. Về thuê ( các bạn thường chỉ quan tâm cái gì dính đến thuế thì phải) hạch toán kiểu này thì lạng quạng sẽ được xem xét là cố tình làm cho rối để trốn thuế. Khó khăn qua ==> ấn định thuế cho xong. Còn không thì cũng sẽ có nhiều việc khác để mà trị cái tội " cố ý làm sai" này. Mỗi lần quyết toán đọc mấy cái sổ sách làm sai kế toán thấy ức chế ghê lắm. Khi kế toán làm kế toán sai thì hậu quả về thuế đàng sau đó rất kinh khủng.

5. Về kê toán người ta chú ý đến từng khoản phải thu phải trả theo từng đối tượng khách hàng chứ không phải tính gộp lại cấn trừ để biết số tiền là bao nhiêu. Kế toán để phục vụ cho việc phát triển chứ không phải là một công cụ để hành người khác, người ta nghĩ ra quy định và cải tiến vì phục vụ cho sự phát triển, được hỏi ngược lại là tui làm tuỳ theo ý tui thì có sai gì không. Người ta quy định như vậy rồi, thì đừng hỏi là tôi không làm theo vậy thì có ảnh hưỡng gì không, Giống như người ta nói tiến thì đi về phía trước mà bây giờ bạn hỏi tôi cũng đi về hướng đó nhưng tôi quay lưng lại đi thì có ảnh hưởng gì không vậy.

Nói túm lại còn nhiều vấn đề liên quan đến kế toán có kiến thức sai để lại hậu quả rất kinh khủng, chỉ khi nào ngồi quyết toán nhiều trường hợp như vậy rồi mới biết mấy cái bài "chia sẻ" tàm bậy nó nguy hiểm đến chừng nào.
Một cái túm lại liên quan đến công việc và phát triển nghề nghiệp của bạn hỏi, nếu bạn này là nhân viên mình là mình cho nghỉ ngay

#NVC88
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA