Tìm hiểu các mức phạt vi phạm về tiền lương theo quy định mới nhất

  • Thread starter tonyketoan
  • Ngày gửi
T

tonyketoan

Sơ cấp
15/12/16
7
11
0
Từ ngày 1/1/2017 mức lương tối thiểu vùng có sự thay đổi theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP, do đó doanh nghiệp phải xây dựng thang bảng lương để gửi lên phòng Lao động thương binh và xã hội cấp Quận (Huyện) về thang bảng lương của doanh nghiệp mình. Nếu doanh nghiệp không đăng ký thang bảng lương, không xây dựng thang bảng lương thì bị xử phạt như thế nào và mức xử phạt là bao nhiêu? Việc trả lương cho nhân viên trong doanh nghiệp nếu vi phạm mức lương tối thiểu vùng sẽ bị xử phạt như thế nào? Tony sẽ giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
1. Vi phạm không đăng ký thang lương, bảng lương
Được quy định tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP về phạt vi phạm đối với những doanh nghiệp không đăng ký thang lương, bảng lương như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật;
b) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
c) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
d) Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.”
Theo quy định trên, mức phạt cụ thể đối với người sử dụng lao động vi phạm những hành vi dưới đây:
– Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
+ Không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp Huyện theo quy định.
– Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
+ Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật.
+ Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp Huyện.
+ Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.
+ Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.


Tìm hiểu các mức phạt vi phạm về tiền lương theo quy định mới nhất


2. Vi phạm về chi trả lương
Được quy định tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:
“3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
5. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Theo quy định trên, mức phạt đối với người sử dụng lao động vi phạm trong việc chi trả lương cho người lao động theo từng hành vi cụ thể như sau:
Hành vi:
+ Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật;Trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm:
– Từ 01 người đến 10 người lao động: Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
– Từ 11 người đến 50 người lao động: Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
– Từ 51 người đến 100 người lao động: Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
– Từ 101 người đến 300 người lao động: Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
– Từ 301 người lao động trở lên: Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
+ Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định:
Từ 01 người đến 10 người lao động: Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
Từ 11 người đến 50 người lao động: Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Từ 51 người lao động trở lên: Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng
+ Phạt tiền người sử dụng lao động khi có hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật:
– Từ 01 người đến 10 người lao động: Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
– Từ 11 người đến 50 người lao động: Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
– Từ 51 người đến 100 người lao động: Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng
– Từ 101 người đến 300 người lao động: Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
– Từ 301 người lao động trở lên: Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA