Mỗi tuần một chuyên đề

cách hạch toán CCDC tự gia công

  • Thread starter Tinh Phúc An
  • Ngày gửi
T

Tinh Phúc An

Guest
10/3/17
2
0
1
33
chào các ac ạ
E có vấn đề này cần được các ac giúp đỡ ạ
Công ty e là công ty in quần áo. Mới đây có mua tấm xi măng, và sắt thép để CN tự hàn gia công thành bàn dài để trải vải in ạ. giờ e phải hạch toán NVL mua vào như sắt thép, tấm xi măng như thế nào ạ. và e muốn đưa cái bàn tự gia công đó vào CCDC để phân bổ thì làm thế nào ạ. Mong các ac giúp đỡ ạ
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
D

duy0912

Guest
12/5/17
75
40
18
35
chào các a các c.
E có vấn đề này muốn tham khảo ý kiến các ac ạ
Công ty e là công ty in quần áo. Mới đây có mua tấm xi măng, và sắt thép để CN tự hàn gia công thành bàn dài để trải vải in ạ. giờ e phải hạch toán NVL mua vào như sắt thép, tấm xi măng như thế nào ạ. và e muốn đưa cái bàn tự gia công đó vào CCDC để phân bổ thì làm thế nào ạ. Mông các ac giúp đỡ ạ

Bạn phải xem coi toàn bộ chi phí NVL để bạn gia công cái bàn đó dưới 30triệu ko? Nếu trên 30 triệu thì đưa vào tài sản còn không thì để làm CCDC. Ngoài ra bạn nên làm thêm 01 bảng định mức (kiểu như làm cái bàn này cần nhiêu xi măng, sắt thép....)
Về hạch toán, có thể làm như sau
1. Mua NVL: Nợ 152; Nợ 1331 (nếu có thuế GTGT)/ Có 111 (hoặc 331)
2. Xuất kho NVL để làm cái bàn: Nợ 242/ Có 152
3. Phân bổ trong kỳ: Nợ 6413 (hoặc 6273 hoặc 01 tài khoản chi phí nào đó)/ Có 242 (Tối đa không quá 03 năm)
Có thể gom bước 1 và 02 lại thành 01 bút toán thôi: Nợ 242; Nợ 1331 / Có 1111 (hoặc 331)
 
T

Tinh Phúc An

Guest
10/3/17
2
0
1
33
Bạn phải xem coi toàn bộ chi phí NVL để bạn gia công cái bàn đó dưới 30triệu ko? Nếu trên 30 triệu thì đưa vào tài sản còn không thì để làm CCDC. Ngoài ra bạn nên làm thêm 01 bảng định mức (kiểu như làm cái bàn này cần nhiêu xi măng, sắt thép....)
Về hạch toán, có thể làm như sau
1. Mua NVL: Nợ 152; Nợ 1331 (nếu có thuế GTGT)/ Có 111 (hoặc 331)
2. Xuất kho NVL để làm cái bàn: Nợ 242/ Có 152
3. Phân bổ trong kỳ: Nợ 6413 (hoặc 6273 hoặc 01 tài khoản chi phí nào đó)/ Có 242 (Tối đa không quá 03 năm)
Có thể gom bước 1 và 02 lại thành 01 bút toán thôi: Nợ 242; Nợ 1331 / Có 1111 (hoặc 331)
vâng e hiểu rồi ạ. e cảm ơn ạ
 
K

ketoanconnon

Guest
12/5/17
24
4
3
42
Theo mình thì cần hạch toán qua 1 tài khoản để tập hợp chi phí sản xuất, chẳng hạn sẽ tập hợp vào TK 241-xây dựng cơ bản dở dang (hoặc TK 154), khi nào hoàn thành thì sẽ đưa vào Nợ 153/Có 241, khi đưa vào sử dụng thì sẽ hạch toán N242/C 153, định kì phân bổ vào TK chi phí/Có 242. Nếu như hạch toán ngay vào 242 như bạn duy0912 thì sẽ ko theo dõi được tổng chi phí hình thành nên cái bàn đó. Mọi người thấy có đúng ko?
 
  • Like
Reactions: Tinh Phúc An
D

duy0912

Guest
12/5/17
75
40
18
35
Theo mình thì cần hạch toán qua 1 tài khoản để tập hợp chi phí sản xuất, chẳng hạn sẽ tập hợp vào TK 241-xây dựng cơ bản dở dang (hoặc TK 154), khi nào hoàn thành thì sẽ đưa vào Nợ 153/Có 241, khi đưa vào sử dụng thì sẽ hạch toán N242/C 153, định kì phân bổ vào TK chi phí/Có 242. Nếu như hạch toán ngay vào 242 như bạn duy0912 thì sẽ ko theo dõi được tổng chi phí hình thành nên cái bàn đó. Mọi người thấy có đúng ko?

Thanks bạn ketoanconnon đã góp ý

Theo mình thì không nên đưa vào 154 vì thật sự cái bàn này làm ra không phải để bán; đưa vào 241 thì không nên vì cái bàn này chỉ là CCDC, không phải là tài sản.

Mình thấy chủ topic nói chỉ có nguyên vật liệu hình thành nên cái bàn này, vì thế mình đưa thẳng hết vào 242; đồng thời cũng làm thêm 01 cái bảng định mức đính kèm ghi rõ dùng bao nhiêu NVL rồi. Với lại cái bàn này làm chắc chỉ 01-03 tháng là xong rồi, đâu phải làm từ năm này qua năm khác đâu mà cần theo dõi kỹ.

Trước giờ mình quen làm Kế toán công ty nhỏ nên cái gì đơn giản hóa được mình làm cho gọn sổ sách luôn. Nếu theo đúng lý thuyết thì phải là Nợ 153/ Có 152 ; khi đưa vào sử dụng Nợ 242/Có 153; nhưng thường mình đưa thẳng vào Nợ 242 luôn cho gọn. Cũng bị quyết toán thuế vài lần rồi, nói chung trường hợp này chỉ cần định khoản giống mình nói + có cái bảng định mức là thuế cho qua. ^.^
 
  • Like
Reactions: Tinh Phúc An
K

ketoanconnon

Guest
12/5/17
24
4
3
42
Mình cũng đồng ý là cái gì đơn giản hóa đc thì nên làm nhưng mình băn khoăn là như bạn nói hạch toán vào N242/có 152 thì cứ mỗi lần xuất vật liệu lại ghi nhận như thế thì chốt lại bạn sẽ ko biết là cái CCDC đó giá trị bn và trên bảng theo dõi phân bổ 242 cũng ko biết theo dõi khoản đó là khoản gì. Chẳng lẽ cứ mỗi lần xuất vật tư lại là một khoản theo dõi và trích phân bổ à? Liệu thế có hợp lí ko nhỉ
 
K

ketoanconnon

Guest
12/5/17
24
4
3
42
Mình cũng băn khoăn là có quy định nào yc là tài khoản 154 chỉ được sử dụng khi sản xuất hàng hóa để bán ko nhỉ
 
D

duy0912

Guest
12/5/17
75
40
18
35
Tài khoản 154
a) Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. Ở những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ trong hạch toán hàng tồn kho, tài khoản 154 chỉ phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ.
b) Tài khoản 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, phụ và thuê ngoài gia công chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất hoặc ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Tài khoản 154 cũng phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh của các hoạt động sản xuất, gia công chế biến, hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này

Về vụ 242 thì khi xuất NVL để làm cái bàn bạn cứ hạch toán như mình nói, Khi nào hoàn thành xong cái bàn thì hãy bắt đầu phân bổ
 
  • Like
Reactions: Tinh Phúc An
K

ketoanconnon

Guest
12/5/17
24
4
3
42
Theo nguyên tắc hạch toán 154 ở trên thì nó dùng để tổng hợp CPSX.....phục vụ cho việc tính giá thành SP, dịch vụ.....Nhưng việc sản phẩm, dịch vụ đó có để bán hay tiêu dùng nội bộ trong DN thì vẫn được chứ bạn
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA