Một số vấn đề pháp lý về công đoàn

T

trongan1012

Sơ cấp
19/8/21
7
1
3
24

Một số vấn đề pháp lý về công đoàn


Người lao động là nhóm chủ thể rất dễ bị xâm phạm đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp. Để đảm bảo cho những lợi ích đó của người lao động không bị xâm phạm thì tổ chức chính trị - xã hội mang tên công đoàn được ra đời. Một số nội dung về công đoàn cần lưu ý như sau:
luat-su-kinh-te-can-co-nhung-yeu-to-nao.jpg

Công đoàn là gì?​

Căn cứ pháp lý: Điều 1 của Luật Công đoàn năm 2012

Theo đó, có thể hiểu:

  • Công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội với quy mô rộng lớn, đây là tổ chức của giai cấp công nhân và của người lao động.
  • Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, công đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, cũng như bao tổ chức chính trị - xã hội khác, công đoàn nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Công đoàn đại diện cho người lao động: cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác.
  • Công đoàn có nhiệm vụ chăm lo; có trách nhiệm phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Ngoài ra, Công đoàn còn có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bởi Công đoàn Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nên Công đoàn hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Công đoàn mang tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và tính chất quần chúng.

Nhiệm vụ quan trọng nhất và chủ yếu của Công đoàn là bảo vệ quyền lợi, chăm lo đời sống cho người lao động.

Tìm hiểu thêm tại: luật lao đông mới nhất 2020

Vị trí của Công đoàn​

Công đoàn Việt Nam giữ một vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội Việt Nam. Đối với từng chủ thể, Công đoàn nắm một vị trí, vai trò nhất định.

  • Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, như bao tổ chức chính trị - xã hội khác, Công đoàn nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, được coi như một bộ máy liên hệ, sợi dây gắn kết giữa Đảng với nhân dân.
  • Đối với Nhà nước, là mối quan hệ được xem như cộng tác, Công đoàn là bên cộng tác tham gia giúp xây dựng Nhà nước ngày càng phát triển và ngược lại, Công đoàn muốn hoạt động thì phải cần Nhà được tạo điều kiện về pháp lý và cơ sở vật chất.
  • Trong mối quan hệ với các chủ thể khác, Công đoàn là một trong những thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là tổ chức nằm trong khối liên minh Công, Nông, trí thức, bình đẳng, tôn trọng, các tổ chức này tạo điều kiện cho nhau hoạt động, cách thức hoạt động là thông qua các nghị quyết….
Xem thêm: công đoàn là gì

Chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn​

Chức năng của Công đoàn được xác định bởi chính tính chất, vai trò của nó. Chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn đi đôi với các khía cạnh, các hoạt động trong đời sống xã hội như hoạt động sản xuất - kinh doanh, quản lý, kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá - xă hội, cả về đời sống vật chất và lẫn đời sống tinh thần cho người lao động.

Công đoàn Việt Nam có 03 chức năng:

Thứ nhất, đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

Bởi người lao động là bên yếu thế trong mối quan hệ về lao động, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động rất dễ bị lợi dụng và xâm phạm. Đối với cán bộ, công chức, viên chức là những người có trình độ, am hiểu nhiều hơn so với công nhân lao động, thì có thể mức độ bị xâm phạm của họ là ít, ít chứ không phải là không có. Còn đối với những người công nhân lao động, trình độ am hiểu của họ có thể là kém hơn, vì vậy mà rất dễ bị các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động lợi dụng. Chính vì vậy mà cần phải có một tổ chức đứng ra có tiếng nói, để bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp đó, và tổ chức đó là Công đoàn.

Trong đó, Công đoàn sẽ thực hiện nhiệm vụ vận động, tổ chức cho người lao động tham gia xây dựng Nhà nước. Đồng thời bảo vệ chính lợi ích của Nhà nước - Nhà nước của dân, do dân, vì dân và đấu tranh chống lại các vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội.

Cụ thể hơn nữa, Công đoàn Việt Nam tham gia cùng chính quyền tìm việc làm và tạo điều kiện làm việc cho người lao động; tham gia trong lĩnh vực về đời sống của người lao động như tiền lương, tiền thưởng, nhà ở, trong việc ký kết hợp đồng lao động; đại diện công nhân, lao động ký kết thoả ước lao động tập thể; trong vấn đề thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động. Quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể và sự nghiệp phúc lợi tập thể; bảo hiểm xã hội; bảo hộ lao động; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động; phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch, thăm quan nghỉ mát.

Thứ hai, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức

Mục đích cuối cùng của việc Công đoàn tham gia quản lý đó là nhằm đảm bảo cho quyền lợi của người lao động.

Trong đó, Công đoàn tham gia quản lý các nội dung sau: Tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi; Tham gia xây dựng chiến lược tạo việc làm và điều kiện làm việc cho công nhân lao động; Tham gia xây dựng, hoàn thiện các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động như; tiền lương, tiền thưởng, nhà ở…; Tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của người lao động; Tham gia xây dựng, hoàn thiện Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, phong trào đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ xã hội;…

Thứ ba, tổ chức, giáo dục động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và phát triển bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Để làm được điều đó, Công đoàn tham gia tuyên truyền pháp luật của Nhà nước, tham gia giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động, xây dựng một lối sống văn hóa lành mạnh.

Cả ba chức năng đều góp phần đẩy mạnh vai trò, vị trí của Công đoàn Việt Nam, trong đó, chức năng bảo vệ quyền lợi được coi là là trung tâm, cũng là mục tiêu hoạt động của tổ chức công đoàn, chức năng tham gia quản lý sẽ là cách thức, phương tiện để Công đoàn thực hiện mục tiêu đó và chức năng giáo dục giúp tạo động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu.

Nội dung khác: đình công bất hợp pháp
 
  • Like
Reactions: phantuannam
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA