Mỗi tuần một chuyên đề

Thuế TNCN với CKTM và KM bằng tiền?

  • Thread starter songcham
  • Ngày gửi
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Các ACE cho em hỏi:
1. Nếu em bán hàng cho Đại lý là một thể nhân, phần chiết khấu thương mại mà em chi ra thể hiện trên hóa đơn thì đại lý không phải chịu thuế TNCN?
2. CKTM chi ra bằng tiền (phiếu chi) thì đại lý phải chịu thuế TNCN?
3. CKTM bù trừ trong thanh toán công nợ có phải chịu thuế TNCN?
4. Tương tự, đối với khoản khuyến mãi bằng tiền được khấu trừ trên hóa đơn, chi bằng phiếu chi, bù trừ công nợ thì chịu thuế TNCN như thế nào?
Cảm ơn ACE!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
Các ACE cho em hỏi:
1. Nếu em bán hàng cho Đại lý là một thể nhân, phần chiết khấu thương mại mà em chi ra thể hiện trên hóa đơn thì đại lý không phải chịu thuế TNCN?
2. CKTM chi ra bằng tiền (phiếu chi) thì đại lý phải chịu thuế TNCN?
3. CKTM bù trừ trong thanh toán công nợ có phải chịu thuế TNCN?
4. Tương tự, đối với khoản khuyến mãi bằng tiền được khấu trừ trên hóa đơn, chi bằng phiếu chi, bù trừ công nợ thì chịu thuế TNCN như thế nào?
Cảm ơn ACE!
Trước hết, thể nhân không có tư cách làm đại lý! Điều này quy định trong hợp đồng kinh tế. Nếu pháp nhân ký hợp đồng kinh tế với thể nhân là hợp đồng vô hiệu (chỉ có hợp đồng dân sự thôi ạ).
Vì vậy, cá nhân đăng ký kinh doanh làm đại lý được xem như một pháp nhân dù có thể không có con dấu và hóa đơn giá trị gia tăng (nộp thuế khoán, ấn định thuế). Có nghĩa là cá nhân ấy đã phải đóng thuế với khoản thu nhập đã được xác định rồi thì không có nghĩa vụ phải kê khai và đóng thêm các khoản thuế khác như: Thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp, khách hàng mua nhiều là cá nhân được hưởng chiết khấu thương mại cũng không phải đóng thuế TNCN trên khoản chiết khấu thưong mại được hưởng (kể cả hàng khuyến mãi, biếu tặng không lấy tiền)
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Đại lý nộp thuế TNCN?

Vậy cho em hỏi thêm, sang năm 2009 các đại lý này phải nộp thuế TNCN thay cho thuế TNDN thì các vấn đề này được giải quyết thế nào ạ?
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
Vậy cho em hỏi thêm, sang năm 2009 các đại lý này phải nộp thuế TNCN thay cho thuế TNDN thì các vấn đề này được giải quyết thế nào ạ?
Đó chỉ là nộp hộ thôi, không liên quan gì đến thuế TNDN. Khi chi trả phải giữ lại khoản thuế để nộp hộ, nếu không khấu trừ coi như DN phải dùng LN sau thuế của mình để bù đắp chứ k được coi là CP hợp lý.

Đã gọi là thu nhập thì bằng tiền, bằng hiện vật hay bù trừ đều được coi là thu nhập khi tính thuế.
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
Trước hết, thể nhân không có tư cách làm đại lý! Điều này quy định trong hợp đồng kinh tế.
Sao thể nhân lại không có tư cách làm đại lý - Nếu thể nhân đó có đăng ký kinh doanh (hộ kinh doanh cá thể)?

Bạn thử xem lại hệ thống đại lý của Vinamilk xem có bao nhiêu ông là pháp nhân?
lady1983 nói:
Nếu pháp nhân ký hợp đồng kinh tế với thể nhân là hợp đồng vô hiệu (chỉ có hợp đồng dân sự thôi ạ).
Bây giờ người ta không còn dùng khái niệm "Hợp đồng kinh tế" nữa rồi. Khi làm đại lý thì người ta sẽ ký kết "Hợp đồng đại lý". Khi mua bán, người ta sẽ ký kết "Hợp đồng mua bán". Tương tự sẽ có những loại hợp đồng cụ thể : Hợp đồng cung cấp dịch vụ, Hợp đồng chuyển giao công nghệ, Hợp đồng xây lắp, Hợp đồng thiết kế,....
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
Sao thể nhân lại không có tư cách làm đại lý - Nếu thể nhân đó có đăng ký kinh doanh (hộ kinh doanh cá thể)?

Bạn thử xem lại hệ thống đại lý của Vinamilk xem có bao nhiêu ông là pháp nhân?

Bây giờ người ta không còn dùng khái niệm "Hợp đồng kinh tế" nữa rồi. Khi làm đại lý thì người ta sẽ ký kết "Hợp đồng đại lý". Khi mua bán, người ta sẽ ký kết "Hợp đồng mua bán". Tương tự sẽ có những loại hợp đồng cụ thể : Hợp đồng cung cấp dịch vụ, Hợp đồng chuyển giao công nghệ, Hợp đồng xây lắp, Hợp đồng thiết kế,....

đoạn bôi đen đã thể hiện cá nhân trở thành một pháp nhân. anh ta vẫn có mã số thuế và doanh số được ấn định nên mặc định là anh ta vẫn xuất hóa đơn (do cơ quan thuế xuất hộ và tính thuế phải nộp luôn).
Hợp đồng kinh tế là hợp đồng có nội dung thỏa thuận kinh tế giữa các bên mà nội dung là nhằm đem lại lợi ích cho 2 pháp nhân (đại loại thế)./ Nó có thể có nhiều tên theo từng nội dung hợp đồng nhưng nó vẫn là hợp đồng kinh tế.
Những người bán sữa rong có thể không cần đăng ký kinh doanh nhưng vinamilk không bao giờ xem họ là đại lý còn những người trực tiếp làm đại lý cho vinamilk thì đã là pháp nhân rồi! Có nhiều cấp đại lý với hình thức kinh doanh của vinamilk. Vinamilk không đổ hàng đến cấp đại lý quá thấp mà là 1 thể nhân đâu!
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
đoạn bôi đen đã thể hiện cá nhân trở thành một pháp nhân. anh ta vẫn có mã số thuế và doanh số được ấn định nên mặc định là anh ta vẫn xuất hóa đơn (do cơ quan thuế xuất hộ và tính thuế phải nộp luôn).
Hợp đồng kinh tế là hợp đồng có nội dung thỏa thuận kinh tế giữa các bên mà nội dung là nhằm đem lại lợi ích cho 2 pháp nhân (đại loại thế)./ Nó có thể có nhiều tên theo từng nội dung hợp đồng nhưng nó vẫn là hợp đồng kinh tế.
Những người bán sữa rong có thể không cần đăng ký kinh doanh nhưng vinamilk không bao giờ xem họ là đại lý còn những người trực tiếp làm đại lý cho vinamilk thì đã là pháp nhân rồi! Có nhiều cấp đại lý với hình thức kinh doanh của vinamilk. Vinamilk không đổ hàng đến cấp đại lý quá thấp mà là 1 thể nhân đâu!
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia nói:
Pháp nhân là một định nghĩa luật pháp về một thực thể mang tính hội đoàn, thường dùng trong luật kinh tế. Về pháp nhân có rất nhiều quan điểm, nhưng quan trọng nhất pháp nhân chỉ ra được các thực thể hội đoàn có những biểu hiện tương tự như thể nhân. Pháp nhân có nhiều định nghĩa, song theo pháp luật Việt Nam thì pháp nhân là những tổ chức có tư cách tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây (điều 84 - Bộ Luật Dân Sự 2005): 1. Được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Hộ kinh doanh cá thể có thể coi là "pháp nhân"?

Có bao nhiêu đại lý của Vinamilk có treo biển là một "Pháp nhân" nhỉ? Mà cũng chẳng riêng gì Vinamilk, các hãng bia, mì gói, bánh kẹo,... nếu cứ tìm pháp nhân để ký Hợp đồng đại lý thì chắc.... đóng cửa từ lâu.

Và "Hợp đồng kinh tế" là khái niệm được quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 và đã hết hạn hiệu lực kể từ 01/01/2006 có nêu :
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế nói:
Điều 2
Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các bên sau đây:
a) Pháp nhân với pháp nhân;
b) Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Tranh luận về vấn đề này ở đây sẽ làm loãng topic của bạn songcham (vì không liên quan đến mục đích chính của chủ đề) nên mình sẽ dừng lại tại đây. Nếu muốn, bạn có thể lập topic khác. Thân!
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Kết luận thế nào ở năm 2008 và 2009?

Chà, hôm nay mình mới quay lại được chỗ này. Tranh luận của các bạn thật sự hữu ích! Em cũng không thể dò lại được hết vấn đề "pháp nhân và thể nhân", "đại lý là pháp nhân hay có thể là thể nhân" được quy định thế nào.

Tuy nhiên, việc này lại ảnh hưởng đến kết quả xử lý vấn đề chiết khấu, khuyến mãi bằng tiền hay bù trừ công nợ cho đại lý mà em đã nêu được xử trí theo hướng nào.

Vậy, nếu khi các bạn đã tranh luận ngã ngũ việc này thì đưa ra một kết luận rõ ràng được không?

Ý kiến của Viet Huong đối với vấn đề này khi phát sinh trong năm 2009 thì không còn quan tâm đến vấn đề thể nhân hay pháp nhân nữa mà tòan bộ đều phải khấu trừ tại nguồn thuế TNCN phải không, em muốn xác nhận lại cho rõ?
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
không hẳn

Chà, hôm nay mình mới quay lại được chỗ này. Tranh luận của các bạn thật sự hữu ích! Em cũng không thể dò lại được hết vấn đề "pháp nhân và thể nhân", "đại lý là pháp nhân hay có thể là thể nhân" được quy định thế nào.

Tuy nhiên, việc này lại ảnh hưởng đến kết quả xử lý vấn đề chiết khấu, khuyến mãi bằng tiền hay bù trừ công nợ cho đại lý mà em đã nêu được xử trí theo hướng nào.

Vậy, nếu khi các bạn đã tranh luận ngã ngũ việc này thì đưa ra một kết luận rõ ràng được không?

Ý kiến của Viet Huong đối với vấn đề này khi phát sinh trong năm 2009 thì không còn quan tâm đến vấn đề thể nhân hay pháp nhân nữa mà tòan bộ đều phải khấu trừ tại nguồn thuế TNCN phải không, em muốn xác nhận lại cho rõ?

mình chỉ nhầm về việc phân biệt thể nhân và pháp nhân thôi! Chứ cá nhân đăng ký kinh doanh là các cửa hàng đại lý thì hoạt động và nộp thuế TNDN dành cho hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Để tránh đánh thuế 2 lần thì cá nhân này không phải đóng thêm thuế TNCN nữa
 

Similar threads

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA