Những cuốn sách dạy đầu tư hay nhất!

  • Thread starter Ryan
  • Ngày gửi
R

Ryan

Guest
28/4/09
3
12
0
TP. HCM
Ở nước ta hiện nay, chẳng có ai đọc sách để học cách đầu tư. Và cũng có rất ít người có thú vui hay thói quen đọc sách. Lý do đơn giản nhất mà mọi người thường đưa ra là: nếu đọc sách mà có thể kiếm tiền được thì ai cũng có thể trở nên giàu có một cách dễ dàng. Hơn nữa, những gì sách dạy chưa chắc mình có thể hiểu được, mà có hiểu được thì chưa chắc đã áp dụng được. Theo suy nghĩ của nhiều người thì lý thuyết thường xa rời thực tế (bản thân tôi rất ác cảm với cách nói đó, vì nhiều người thường viện dẫn lý lẽ này để che đậy một thực tế là họ không biết cách áp dụng lý thuyết đã học được). Họ thà bỏ ra vài triệu mua một lô cổ phiếu để có được một món hàng xa xỉ được gọi với cái tên rất mĩ miều: "kinh nghiệm", hơn là bỏ ra ít tiền mua sách để học đầu tư (hay làm giàu). Ngay cả khi muốn nhận được lời khuyên từ một người "dạn dày kinh nghiệm", là nên đọc cuốn sách nào trước để tìm hiểu và khởi nghiệp đầu tư, thường thì bạn cũng nhận được câu trả lời: đọc sách làm gì cho mệt, chẳng có ai đầu tư bằng cách đọc sách đâu.

Qua bài viết này tôi sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách nghĩ của các bạn trong vấn đề "đọc sách để học cách đầu tư". Những cuốn "bí kíp" mà tôi sẽ giới thiệu, khiến cho các bạn sau khi đọc sẽ cầu Chúa cho tất cả các Nhà đầu tư khác không bao giờ nhìn thấy chúng.

Tôi sẽ lần lượt giới thiệu nhóm sách giúp các bạn khơi dậy khát vọng làm giàu, giúp các bạn tin tưởng chắc chắn rằng, ai cũng có thể làm giàu. Và nhóm sách kế tiếp giúp các bạn nhìn nhận một cách chắc chắn, phương thức đầu tư nào mới đem lại sự giàu có; những nguyên lý, chiến lược, và kinh nghiệm đầu tư thành công được đúc kết qua bao nhiêu thế hệ, dựa trên một cơ sở lý luận và những câu chuyện thực tế.​
 
  • Like
Reactions: nguyễn bá kết
Khóa học Quản trị dòng tiền
R

Ryan

Guest
28/4/09
3
12
0
TP. HCM
NHÓM SÁCH KHƠI DẬY KHÁT VỌNG

1. Rich Dad, Poor Dad

images


Tự đề tiếng Việt: Dạy con làm giàu.
Tác giả: Robert T. Kiyosaki và Sharon L. Lechter.
Nhà xuất bản: NXB Trẻ.

Khi đọc cuốn sách này lần đầu tiên, bạn sẽ không khỏi bị cuốn hút ở ngay chương 1. Tác giả đã chủ định dùng các biện pháp ấn tượng, gây sốc. Càng đọc, bạn càng cảm thấy như nỗi niềm đau đáu về tài chính cá nhân và khát vọng làm giàu nhưng chưa biết bắt đầu ra sao thì nay được giải đáp. Đọc xong cuốn sách bạn sẽ cảm thấy như có lửa bừng cháy trong người, và tin tưởng mạnh mẽ rằng đã đến lúc mở ra một trang sử mới cho cuộc đời mình.

Nếu bạn vẫn chưa đọc cuốn sách này thì có thể mua bản dịch tiếng Việt ở bất kỳ tiệm sách nào gần nhà, nhưng chỉ nên đọc cuốn đầu tiên rồi thôi. Những tập sau đó trong loạt sách "Dạy con làm giàu" không cần đọc. Vì những gì hữu ích nhất nằm trong nữa đầu của tập 1, phần còn lại là phục vụ cho mục đích kiếm tiền từ việc bán sách của chính tác giả. Ngoài ra, một số ví dụ mà tác giả dùng mang đậm chất Mỹ, sẽ khiến vài người cảm thấy xa lạ.

Và sau khi đọc xong, bạn nên chắc chắn, rằng mình đã hiểu được như thế nào là: "tiêu sản" và "tài sản", cũng như sự khác biệt giữa chúng.

2. The Richest Man in Babylon

images


Tự đề tiếng Việt: Người giàu có nhất thành Babylon.
Tác giả: Geogre S. Clason.
Nhà xuất bản: First News và NXB Tổng hợp TP.HCM phối hợp ấn hành.

Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1920, cuốn sách này sẽ giúp ích gì cho những nhà kinh doanh và những vấn đề tài chính của họ ngày nay? “Người giàu có nhất thành Babylon” là một cuốn sách hấp dẫn, giới thiệu về cách tiết kiệm, buôn bán và làm giàu của người dân cổ xưa thành Babylon.

Những phương cách làm giàu này vẫn còn giá trị hữu ích đối với giới kinh doanh, buôn bán ngày nay. Bằng cách lồng ghép vào trong những câu chuyện lý thú, tác giả đã đề cập đến các nội dung cơ bản, sâu sắc và bổ ích về tài chính. Đây là một món quà đầy ý nghĩa cho những ai đã và đang bước vào thế giới kinh doanh, hoặc cho nhiều người đang còn hoang mang, do dự trong cách sử dụng tiền bạc. Ngoài ra, cuốn sách này cũng sẽ là những bài học thú vị, mới lạ cho bất kỳ ai, ngay cả đối với một nhà đầu tư tài chính giàu kinh nghiệm nhất trên thế giới.

Sách viết rất ngắn gọn, đơn giản mà sâu sắc.

Vì thế, đây là cuốn sách tuyệt vời nhất để hướng dẫn cho bạn những nguyên tắc cơ bản nhất về đầu tư và làm giàu. Hơn nữa, tác giả viết cuốn sách để giúp bạn đọc biết cách làm giàu đúng đắn, không như những tác giả khác viết để kiếm tiền cho chính họ từ việc bán sách.

3. Think & Grow Rich

images


Tự đề tiếng Việt: Cách nghĩ để thành công.
Tác giả: Napoleon Hill.
Nhà xuất bản: NXB Trẻ.

Được viết ra từ vô số những câu chuyện có thật của những người vĩ đại như Edison - nhà phát minh lỗi lạc mà thời gian rèn luyện trong trường học chỉ... vỏn vẹn 3 tháng, như Henry Ford - người bị coi là không có học vấn nhưng đã trở thành ông trùm trong nền công nghiệp xe hơi với một gia tài kết xù..., tác phẩm có một sức thuyết phục và lay động rất lớn. Napoleon Hill đã dành hầu như toàn bộ thời gian và công sức trong suốt gần ba mươi năm để phỏng vấn hơn 500 người nổi tiếng và thành công nhất trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cùng hàng ngàn doanh nhân khác - cả những kẻ thất bại và những người thành công.

Với hơn 60 triệu bản đã được bán trong 70 năm kể từ khi ra đời, những đúc kết về thành công của Napoleon Hill đến nay vẫn không hề bị lỗi thời, ngược lại, thời gian chính là minh chứng sống động cho tính đúng đắn của những bí quyết mà ông chia sẻ.

Các bí quyết thành công được đề cập đến trong cuốn sách này có thể được đúc kết ngắn gọn: tất cả bắt nguồn từ cách nghĩ. Do đó, cuốn sách này không chỉ thay đổi những điều bạn nghĩ mà còn có thể thay đổi cả cách nghĩ của bạn; không dừng lại ở việc chỉ ra cho bạn thấy bạn phải làm gì mà còn vạch cho bạn biết phải làm điều đó như thế nào để đạt được khát vọng của mình.

Không có cuốn sách nào nêu mọi khía cạnh của đề tài "Thành công" một cách súc tích và chặt chẽ bằng, và không có cuốn sách nào có thể truyền “lửa” mạnh mẽ bằng cuốn sách này. Chỉ cần đọc qua chương đầu tiên là bất kỳ ai cũng sẽ thấy mình mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bạn sẽ tin tưởng mạnh mẽ rằng, không có một đấng tạo hóa siêu nhiên nào có thể quyết định được số phận của bạn, mà các đấng ấy đã ban cho bạn một thứ vũ khí mạnh mẽ nhất "quyền được lựa chọn để trở thành con người mà bạn mong muốn", để qua đó chính bạn sẽ lựa chọn, quyết định và tự chịu trách nhiệm về số phận của mình.​
 
Sửa lần cuối:
R

Ryan

Guest
28/4/09
3
12
0
TP. HCM
NHÓM SÁCH GIÚP ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ

Sau khi đã có được những khát vọng làm giàu mãnh liệt, giờ là lúc bạn cần tìm hiểu cụ thể về các nguyên tắc, chiến lược, và kinh nghiệm đầu tư và làm giàu. Tôi xin phép cắt ngang để hỏi bạn một câu cực kỳ quan trọng như sau:

Theo bạn, nếu không biết cách đầu tư chuyên nghiệp, mà chỉ đầu tư theo xu hướng của thị trường thì có thể thành công hay không?

Hầu hết mọi người sẽ trả lời thẳng thắng không chút do dự là: Không. Một số ít người có khiếu hài hước có thể sẽ trả lời: Có... nếu gặp "hên".

Các công ty chứng khoán, ngân hàng, trường đào tạo chứng khoán… đều sẽ chẳng kiếm được nhiều tiền nếu mọi người chọn cách đầu tư dài hạn. Họ cần tất cả nhà đầu tư chơi một cách tích cực: mua đi bán lại thật nhiều, sử dụng nhiều dịch vụ phân tích, tư vấn… để họ có thể thu phí. Mà chuyện đầu tư (cổ phiếu chẳng hạn) thì không dễ hiểu, cho nên chiến lược tiếp thị của họ rất đơn giản: lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư, họ cứ ra sức tạo cho nhà đầu tư cảm giác rằng muốn thành công thì cần phải biết nhiều thứ, sử dụng nhiều thứ… vì đầu tư rất phức tạp, rất nguy hiểm, nhiều cạm bẫy, chỉ có những người chuyên nghiệp mới thắng,…

Kỳ thực, việc đầu tư không huyền bí đến mức như vậy. Tuy nhiên, không có ai trong chúng ta vừa sinh ra là đã biết đến đầu tư, cho nên chúng ta cần những cuốn sách trong nhóm này để hiểu:

Bất cứ ai cũng có thể trở thành một nhà đầu tư thành công.

Nhưng như vậy không có nghĩa là ai cũng có thể dễ dàng trở thành nhà đầu tư thành công. Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng, chúng ta đều biết như vậy. Đầu tư không phải là một vấn đề huyền bí thái quá như được dư luận thêu dệt, nhưng nó cũng không dễ dàng đến mức chỉ bỏ chút công sức là có thể thành công to lớn.

Hầu như mọi khóa học về đầu tư-tài chính hiện nay chỉ tập trung vào những phần “chuyên nghiệp”, “hiện đại” (hại điện) trong việc đầu tư, chứ không hề đề cập đến những kiến thức cơ bản nhất mà một Nhà đầu tư cần phải biết. Tôi cam đoan với bạn là sau khi đã đọc những cuốn sách này, thì đã đến lúc bạn thực sự sẳn sàng bước vào thế giới đầu tư. Tôi biết rất nhiều người (trong đó có tôi) đã đọc xong một số sách thuộc nhóm đầu thì thấy rằng mình đã hiểu ra nhiều điều, và thấy mình cần thay đổi, nhưng rồi một thời gian sau lại thấy thất vọng vì mình vẫn... y như cũ. Đó là vì những cuốn trong nhóm đầu là cần thiết, nhưng chỉ là bước giúp bạn nung nấu khát vọng để rồi sẽ dùng chúng vào những kiến thức ở nhóm sách này. Đọc xong những cuốn sách trong nhóm này mới thực sự đưa bạn vào thế giới đầu tư.​
 
Sửa lần cuối:
R

Ryan

Guest
28/4/09
3
12
0
TP. HCM
4. The Intelligent Investor.

images


Tác giả: Benjamin Graham.

Nội dung sau đây có sự tham khảo từ bài viết của tác giả Nam Lê (Blog Cổ phiếu: cofieu.com.vn).

Có thể phần lớn người ở Việt Nam chưa nghe về cuốn sách này, nhưng có thể so sánh như sau: cuốn sách này có thể xem như là Kinh Thánh trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Nó dựng lên nền tảng để từ đó bao nhiêu thế hệ nhà đầu tư và học giả phát triển thành các lý thuyết và phương pháp đầu tư hiện đại mà thế giới hiện đang áp dụng.

Cuốn sách xuất bản năm 1949. Có rất nhiều câu chuyện lý thú xung quanh cuốn sách và tác giả của nó. Chẳng hạn, rất nhiều bạn trẻ thời đó sau khi đọc cuốn sách đã tìm đến lớp học về đầu tư của tác giả Benjamin Graham. Nhờ lớp học đó, hầu hết những học trò của Graham sau này đều trở thành triệu phú và tỉ phú nhờ kinh doanh và đầu tư, trong đó nổi bất nhất chính là Warren Buffett. Buffett là học trò duy nhất nhận được điểm A+ trong suốt sự nghiệp dạy học của Graham; và cũng giống như một số học trò khác, Buffet xem Graham là người cha thứ hai của mình. Sau này họ thậm chí còn lấy tên của thầy Graham để đặt tên cho con trai của mình để ghi nhận sự ảnh hưởng lớn lao của Graham đối với họ.

Nó sẽ hoàn toàn thay đổi suy nghĩ của của bạn về đầu tư, kinh doanh, và những mặt khác trong cuộc sống. Vì tôi không biết có bản tiếng Việt nào của quyển sách này, nên sẽ đem đến cho các bạn một vài điều có giá trị nhất trong quyển sách.

Thị giá và giá trị

Theo Graham, khi đầu tư vào bất kỳ cái gì, bạn nên quan tâm đến hai và chỉ hai khái niệm:

- Thị giá (price): là số tiền mà bạn cần bỏ ra.

- Giá trị (value): là thứ mà bạn sẽ nhận lại được trong tương lai.​
Benjamin Graham có nói ngay ở đầu cuốn sách rằng: kẻ thù lớn nhất của nhà đầu tư chính là bản thân anh ta. Nghĩa là, phần lớn những sai lầm mà nhà đầu tư mắc phải không phải xuất phát từ những nguyên nhân khách quan (công ty đột nhiên phá sản, ban lãnh đạo gian dối, rủi ro thị trường,…) mà là do chính sai lầm chủ quan mà nhà đầu tư tự gây ra. Điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam: phần lớn mọi người thường lo lắng và đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan hơn là tự nhìn lại chính bản thân mình.

Ở đây tôi thử phân tích điểm yếu lớn nhất của người Việt khi đầu tư. Vâng, nói một cách ngắn gọn là thế này: người Việt rất hám của rẻ. Người Việt rất hà tiện, nhưng không biết tiết kiệm.

Người hà tiện là người chỉ biết nghĩ đến thị giá. Còn người tiết kiệm là người biết dung hòa giữa thị giá và giá trị.

Phần trình bày ngay phía sau đặc biệt quan trọng cho bất kỳ ai muốn bước vào thế giới đầu tư. Thậm chí nếu bạn không quan tâm đến đầu tư, bạn cũng cần biết đến những điều sau đây để có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc mua sắm, tiêu xài.

Ví dụ 1. Trước kia tôi thường rất hay bị bạn bè và đồng nghiệp chê cười vì cách tôi bỏ tiền cho các bữa ăn sáng ở bên ngoài. Bữa ăn sáng của tôi tốn khoảng 6-8 ngàn đồng, trong khi những người đó khoe rằng họ chỉ ăn xôi, bánh,… mất 1-2 ngàn đồng. Với những bữa sáng rẻ như vậy, chẳng trách họ mới làm việc hoặc học tập đến 10 giờ sáng là hoa mắt, buồn ngáp, uể oải. Điều hài hước nữa là sau bữa sáng họ tiếp tục phải bỏ thêm tiền để mua thêm nhiều thứ khác để ăn cho đỡ đói và mệt! Nghĩa là nếu tính số tiền thực sự đã bỏ ra, và xét thêm việc năng suất lao động bị giảm vì ham của rẻ lúc đầu, cái giá 1-2 ngàn đồng chẳng còn hời một tí nào. Tôi ước họ có thể tham khảo bữa ăn của người Nhật: rất mắc, nhưng nhờ ăn uống như vậy mà người Nhật có thể làm việc với 100% khả năng, 70 tuổi mà vẫn chạy tốt; còn phần lớn người Việt không đủ sức làm 50% của khả năng cho đến năm 35 tuổi. Cho dù điều kiện kinh tế khó khăn đến thế nào, người Nhật cũng sẵn sàng đầu tư thích đáng cho bữa ăn.

Ví dụ 2. Một số bạn của tôi khi mua xe gắn máy đều chọn xe Trung Quốc. Lý do duy nhất: giá rẻ. Họ lý luận rằng xe Trung Quốc chỉ có 5 triệu, còn xe Nhật (second-hand) thì mắc gấp đôi. Về thị giá thì đúng là xe Trung Quốc hấp dẫn. Nhưng nếu xét đến chất lượng thì khác. Nếu xét đến số tiền phải bỏ ra để tút và sửa để xe Trung Quốc có thể chạy được, rồi xét đến tuổi thọ sử dụng, xét đến độ an toàn cho người lái,… tất cả cấu thành nên một con số gọi là “giá trị” cho chiếc xa, và đem so sánh với thị giá bỏ ra, kết quả không hẳn là xe Trung Quốc lúc nào cũng hấp dẫn hơn.

Qua hai ví dụ trên, chúng ta thấy rằng người Việt thường chỉ nghĩ đến thị giá khi mua món đồ gì đó. “Phương pháp” phân tích được nhiều người áp dụng là: so sánh thị giá của các món đồ với nhau để lựa chọn cái tốt nhất. Ngoài ra còn một “trường phái” nữa cũng rất phổ biến, nhất là ở phái nữ: so sánh giá của từng thời điểm.

Ví dụ 3: phần lớn những thứ hàng hiệu như điện thoại di động, quần áo thời trang, giày dép đều có giá bán cao hơn rất nhiều so với giá trị sử dụng thực sự mà chúng đem lại. Bạn gái của tôi chưa muốn mua đôi giày có giá 1 triệu đồng vì quá mắc, nhưng nếu chỉ cần nghe thông tin sale off 30% (giá chỉ còn 700 ngàn đồng) thì bảo đảm sẽ đứng ngồi không yên liền. Thay vì so sánh thị giá và giá trị, thì bây giờ bạn gái của tôi chỉ suy nghĩ giữa giá bán trước và sau khi giảm giá!

Bước đầu tiên để đầu tư khôn ngoan là phải biết mua rẻ. Mua rẻ có nghĩa là mua với thị giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị. Chú ý: thị giá cao không có nghĩa là mắc, và thị giá thấp càng không có nghĩa là rẻ. Thị giá giảm đi đáng kể (giày sale off, hàng xách tay trốn thuế, chứng khoán rớt giá,…) cũng không có nghĩa là nó đã rẻ để đầu tư.

Ví dụ 4. Gần đây tôi được biết những người mua xôi giá 1-2 ngàn ở ví dụ 1 đang chơi chứng khoán. Khỏi nói chắc bạn cũng đoán được họ mua bán thế nào. Họ chê cổ phiếu trên sàn tập trung có thị giá mắc quá (có mã lên đến 300-400 ngàn/cổ phiếu), nên ào sang chơi thị trường OTC (có thể hiểu là chợ đen), vì ở đó thị giá cổ phiếu còn rất rẻ (có cái chỉ 10-20 ngàn/cổ phiếu). Hoặc là nếu các cổ phiếu Blue Chip (những cổ phiếu được thị trường kỳ vọng như Kinh Đô, REE, Vinamilk,…) có thị giá quá cao thì họ sẽ ào sang chơi các cổ phiếu Penny Stock (những cổ phiếu có thị giá siêu rẻ) .

Tôi đã thử tìm hiểu cách “phân tích” cổ phiếu của những người mới bắt đầu chơi, và phát hiện ra nhiều điểm lý thú. Thông tin đầu tiên mà họ tìm đến là bảng giá chứng khoán vào cuối mỗi ngày (trên báo, website, bản tin chứng khoán…). Bất kỳ bảng giá nào cũng có ít nhất 2 cột: mã cổ phiếu và thị giá trong ngày. Và đó chính là thông tin duy nhất mà họ dùng để “phân tích”. Chỉ có 2 cột thì họ phân tích thế nào? Rất đơn giản: họ so sánh các dòng trong bảng giá với nhau! Ví dụ họ so sánh 2 dòng sau:
* BBC – Giá: 48
* KDC – Giá: 220​
Và họ kết luận rằng Bánh kẹo Biên Hòa (BBC) hấp dẫn hơn Kinh Đô (KDC)!

Một số người thì “hàn lâm” hơn, ngoài bảng giá thì họ còn nhìn vào biểu đồ thị giá của từng cổ phiếu. Khi họ thấy thị giá hiện thời của cổ phiếu nào đó đang xuống thấp nhất so với 3 tháng trước, họ sẽ đinh ninh rằng cổ phiếu đó đang rất rẻ!

Phân tích đầu tư không phải như vậy! Đừng bao giờ phí hết thời gian để đọc bảng giá hoặc xem đồ thị, vì chúng chỉ cho ta biết một biến duy nhất: thị giá. Bạn không thể nhìn thấy cột giá trị trong bất kỳ bảng giá nào cả.

Biên độ an toàn (Margin Of Safety)

Graham đề ra nguyên tắc biên độ an toàn (BĐAT) khi đầu tư: chỉ thực hiện đầu tư nếu như thị giá thấp hơn giá trị một khoảng đáng kể, khoảng đó gọi là BĐAT. Nếu BĐAT càng lớn thì vụ đầu tư đó càng hấp dẫn.

Hay nói cách khác, vấn đề không phải là tính toán để tìm ra giá trị chính xác nhất, vì điều đó là không thể. Thay vì vậy, ta chỉ cần cố gắng định giá sao cho con số gần đúng nhất (xác suất đúng càng cao càng tốt, nhưng không thể 100% được). Vấn đề quan trọng hơn là cần phải đòi hỏi BĐAT thật cao khi thực hiện đầu tư, để “bù đắp” cho những sai số không tránh khỏi khi định giá. Theo Graham, một giao dịch mà không có BĐAT thì giao dịch đó không phải là đầu tư đúng nghĩa.

Nhiều người, mặc dù trình độ rất cao và cho rằng mình hiểu về phân tích đầu tư, lại không biết gì về BĐAT.

Sở dĩ hầu hết các học trò của Graham đều thành công là vì họ hiểu được BĐAT. Sau khi bước ra từ “lò luyện” của Graham, mỗi người học trò đều tìm ra phương pháp định giá doanh nghiệp riêng phù hợp với mình. Có người sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu. Có người xác định giá trị bằng cách đánh giá toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp. Có người thì tính luôn giá trị vô hình (thương hiệu của doanh nghiệp) khi định giá. Trong đó nổi bật có Buffett là đặc biệt thành công vì kết hợp được 2 trường phái đầu tư giá trị và đầu tư tăng trưởng (vốn dĩ theo mọi người là hoàn toàn trái ngược nhau). Ngay cả Graham cũng giới thiệu một số phương pháp cụ thể trong cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh”. Mỗi người học trò sở hữu một “chiêu thức” định giá riêng, sao cho phù hợp với thế mạnh của chính mình và tăng độ chính xác khi định giá. Dù dùng chiêu thức nào thì cuối cùng họ cũng tuân theo một nguyên tắc: đòi hỏi BĐAT phải cao.

Lần sắp tới khi ai đó định dạy bạn về phân tích chứng khoán theo trường phái giá trị (hoặc phân tích cơ bản), nếu họ chỉ dạy bạn về PE, PEG, PB, DCF… mà không nói gì đến BĐAT, thì đừng nên tin họ. Nếu chỉ biết chiêu thức mà không biết tâm pháp, bạn chỉ có thể làm Sơn Đông Mãi Võ kiếm bạc cắc qua ngày thôi.

Warren Buffett có nêu một hình tượng rất lý thú. Nếu bạn cần xây một cây cầu để xe có trọng tải 10 tấn đi qua, bạn phải thiết kế và thi công cây cầu chịu được 15 tấn. Phần 5 tấn đó chính là BĐAT. Dù bạn có thông minh đến đâu thì cũng không thể lường trước được những biến cố trong tương lai: thời tiết bất thường, một số xe ăn gian tải trọng,… Nếu bạn ngoan cố xây cây cầu tải trọng 10 tấn hoặc thấp hơn, không sớm thì muộn cây cầu sẽ sập tan tành. Trường hợp này đặc biệt đúng khi bạn ở Việt Nam.

Benjamin Graham luôn nhắc nhở học trò về BĐAT.

Ông Thị Trường (Mr. Market)

Tôi vẫn thường nghe nhiều người than phiền rằng phân tích cơ bản không có đất dụng võ ở thị trường Việt Nam. Họ cho rằng đi học mấy lớp về phân tích chứng khoán xong rồi chẳng áp dụng được gì. Chẳng hạn: tại sao cổ phiếu Z có các chỉ số cơ bản đẹp vậy mà giá cứ thấp lè tè? Họ cho rằng bây giờ người ta chỉ quan tâm đến thị giá thôi, có ai đầu tư dựa vào giá trị thực đâu mà mình phân tích giá trị làm chi cho mệt.

Một lần nữa, những người đó chỉ học chiêu thức mà chưa thuộc tâm pháp. Ngoài BĐAT, Graham còn đề ra một nguyên tắc nữa: ông Thị Trường (Mr. Market).

Để hiểu được nguyên tắc này, thay vì sở hữu cổ phiếu, bạn hãy tưởng tượng mình đang sở hữu một miếng đất do cha ông để lại. Dĩ nhiên là bạn dễ dàng biết được giá trị thực sự của miếng đất hơn là so với giá trị của cổ phiếu. Ngoài ra, hãy tưởng tượng thị trường chứng khoán là một ông hàng xóm – tên là ông Thị Trường - người cũng có một mảnh đất ở bên cạnh mảnh đất của bạn.

Hằng ngày, ông Thị Trường sẽ đến trước cửa nhà bạn để đưa ra một mức giá để mua mảnh đất của bạn, hoặc ngược lại bạn có thể mua miếng đất của ông ta nếu thấy giá đó hợp lý. Mặc dù cả hai miếng đất đều giống nhau về diện tích và địa thế, nhưng mức giá mà ông Thị Trường đưa ra luôn biến động theo từng ngày.

Chỉ có điều, ông Thị Trường có tâm lý rất bất ổn định. Trong một số ngày ông ta chỉ thấy toàn khía cạnh tích cực của miếng đất và vô cùng phấn khích, khi đó ông ta chào một mức giá vô cùng cao. Lại có một số ngày, ông ta rơi vào trạng thái vô cùng hoang mang và chỉ nhìn thấy toàn khía cạnh tiêu cực, khi đó ông ta sẽ đưa ra mức giá vô cùng thấp.

Ngoài ra, ông Thị Trường còn rất lì. Nếu hôm nay bạn từ chối giao dịch, thì ngay ngày hôm sau ông ta lại đến gõ cửa để chào mức giá khác, cao hơn hoặc thấp hơn tùy theo tậm trạng của ông ta ngày hôm đó. Ông ta không bao giờ quan tâm đến giá trị thực sự của miếng đất cả.

Nếu bạn cũng không hiểu rõ giá của miếng đất, bạn phải cẩn thận với ông Thị Trường. Rất có thể chứng tâm lý bất ổn định sẽ lây từ ông qua sang bạn. Khi đó bạn có thể sẽ mua phải miếng đất của ông ta hoặc bán miếng đất của mình với cái giá sai lầm.

Warren Buffet có lời khuyên như sau: ông Thị Trường ở trước cửa là để phục vụ bạn, chứ không phải để hướng dẫn bạn; cái mà bạn cần là túi tiền của ông ta, chứ không phải sự ngôn ngoan của ông ta. Nếu bạn tin rằng cái giá mà ông ta đưa ra quá cao so với giá trị thực của miếng đất, bạn có thể thản nhiên từ chối giao dịch, hoặc thậm chí có thể bán ngay miếng đất của mình. Tương tự, khi ông ta hoang mang cực độ, bạn có thể tận dụng cơ hội để mua miếng đất của ông ta ngay lập tức.

Graham cho rằng bạn nên tập trung tìm ra sự khác biệt giữa thị giá và giá trị, và khi có được BĐAT tương đối lớn thì thực hiện đầu tư ngay. Sau đó, bạn không được để sự biến động hằng ngày của thị giá ảnh hưởng đến quyết định mua/bán của mình. Thậm chí bạn cần phải trông đợi sự biến động đó. Về ngắn hạn, sự khác biệt giữa thị giá và giá trị luôn tồn tại, nhưng về lâu dài thì chúng sẽ tiến lại gần nhau. Bạn có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn mức trung bình của thị trường nếu biết tận dụng những lúc có sự khác biệt đó. Muốn làm được điều đó thì bạn phải biết cách tránh xa những ảnh hưởng tâm lý của ông Thị Trường.

Khi bạn mua cổ phiếu nào đó, hãy viết ra giấy cách thức tính toán giá trị của bạn. Nếu thị giá của cổ phiếu đó giảm chỉ còn phân nửa, đừng hoang mang. Hãy nhìn lại tờ giấy đó, xem cách tính toán đó còn đúng không. Nếu vẫn tin rằng nó đúng, bạn có thể có 2 lựa chọn:
* Không quan tâm đến thị giá hiện tại. Theo cách này thì về lâu dài bạn sẽ có được mức lợi nhuận thỏa đáng.
* Lấy tiền mua thêm cổ phiếu đó.​
 
R

Ryan

Guest
28/4/09
3
12
0
TP. HCM
5. The Warren Buffett Way

product_l2559.jpg


Tự đề tiếng Việt: Phong cách đầu tư Warren Buffett.
Tác giả: Robert G. Hagstrom.
Nhà xuất bản: NXB Lao động - Xã hội.

Cuốn sách này tập hợp từ các bản báo cáo của Buffett, được Buffett đọc và chấp thuận cho xuất bản. Chúng ta đã nghe nhiều tin đồn về Buffett, nhưng cũng biết rằng Buffett chưa hề viết sách, và các thông tin và nhận định về phong cách đầu tư và con người của Buffett đều ít nhiều sai lệch. Chính vì lý do đó mà cuốn sách này của Robert G. Hagstrom là một tài liệu tham khảo quý giá dành cho các nhà đầu tư.

Warrent Buffett là một người Mỹ khá thầm lặng, kín đáo, nhưng mỗi lời nói, hành động đều khiến cả thế giới để ý. Người đàn ông giàu có bậc nhất thế giới này sống trong căn nhà ở ở thị trấn nhỏ Omaha, thuộc tiểu bang Nebraska - cách xa khu Phố Wall, trung tâm tài chính và chứng khoán lớn nhất thế giới.

Khi mới chỉ là một cậu bé mười ba tuổi, Buffett tuyên bố gây "sốc": Hoặc ông sẽ trở thành một triệu phú ở tuổi 30, hoặc sẽ nhảy lầu tự tử từ tầng cao nhất của toà nhà ở Omaha! Và ông đã giữ đúng lời hứa.

Buffett là một tỉ phú đặc biệt. Đặc biệt trong cách ông kiếm tiền và sử dụng tiền. Rất ít người có thể sánh kịp tốc độ kiếm tiền vừa nhanh vừa bền vững như ông. Trong danh sách những người giàu nhất thế giới gần 30 năm qua, nhiều người đi vào danh sách nhanh như cách họ phất lên, và cũng sớm bị rời khỏi danh sách như cách tài sản họ lụi tàn. Nhưng Buffett thường xuyên có mặt trong danh sách và luôn là cái tên được mọi người ngưỡng mộ nhất.

Buffett hoàn toàn khác biệt so với những người giàu có khác. Mặc dù được xem là nhà đầu tư cổ phiếu vĩ đại nhất mọi thời đại, ông không làm việc ở Phố Wall - nơi quy tụ những đế chế cũng như bộ óc tài chính được coi là vĩ đại nhất - và tự cho rằng mình không thuộc về thế giới đó. Mặc dù là một trong những người giàu nhất hành tinh, ông vẫn sống trong một căn nhà đơn giản suốt hàng chục năm qua, đi chiếc xe hơi bình thường nhất (ông mua lại với giá 700USD), làm việc ở một văn phòng nhỏ và đơn giản (được mô tả như một phòng khám với 11 nhân viên và không hề có máy tính). Người ta không thể biết Buffett có chính xác bao nhiêu tiền nếu chỉ nhìn vào cách ông sinh hoạt và chi tiêu.

Bất cứ lúc nào Warren Buffet trở thành chủ đề của một cuốn sách thì cuốn sách đó sẽ dễ dàng được số đông đón nhận. Nhưng giá trị lâu bền trong tác phẩm của Robert chính là vì nó có mục đích rõ ràng. Mặc dù cuốn sách nói về phương pháp đầu tư, nhưng về cơ bản nó tập trung chủ yếu vào các nguyên lý đầu tư. Và các nguyên lý thì không bao giờ thay đổi.

Thực tế 10 năm qua mang đến cho chúng ta một minh chứng sống động về sự thật cơ bản đó. Trong 10 năm, xu hướng của thị trường chứng khoán liên tục thay đổi. Chúng ta chứng kiến thời kỳ cao trào của tình trạng bong bóng khiến nhiều người trở nên giàu có, và sau đó bong bóng nhanh chóng "nổ tung", thị trường chứng khoán quay trở lại giai đoạn trì trệ, ảm đạm trước khi chạm đáy vào mùa xuân năm 2003 rồi mới bắt đầu hồi phục. Cho đến gần đây kinh tế thế giới suy thoái, thị trường chứng khoán toàn cầu lại trở nên ảm đạm.

Dù trải qua tất cả những sự kiện đó, phương pháp đầu tư của Warren Buffett không hề thay đổi. Ông vẫn tiếp tục áp dụng những nguyên lý đã được vạch ra trong cuốn sách này:
  • Coi việc mua cổ phiếu như mua những niềm vui nhỏ bé trong toàn bộ công việc kinh doanh.
  • Xây dựng một danh mục đầu tư doanh thu thấp tập trung.
  • Chỉ đầu tư vào thứ bạn có thể hiểu và phân tích.
  • Cần phải có biên độ an toàn giữa giá mua và giá trị dài hạn của công ty.
Đó chính là sự đóng góp sâu sắc trong cuốn sách của Robert. Ông nghiên cứu kỹ lượng những hành động, từ ngữ, và quyết định của Warren trong nhiều năm, sau đó bắt đầu phân tích chúng để có được những lý thuyết chung. Trong cuốn sách này, ông chắt lọc những lý thuyết thành 12 nguyên lý. Những nguyên lý không hề thay đổi qua thời gian và là kim chỉ nam cho triết lý đầu tư của Buffett, vượt qua mọi hoàn cảnh và mọi thị trường. Những nguyên lý này cũng là kim chỉ nam cho bất cứ nhà đầu tư nào.

Mục Lục:

Lời tựa cho lần xuất bản thứ hai
Lời tựa cho lần xuất bản đầu tiên
Lời mở đầu
Lời giới thiệu

1.Nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới
2.Học vấn của Warren Buffett
3.“Ngành kinh doanh chính của chúng tôi là bảo hiểm”
4.Mua một doanh nghiệp
5.Hướng dẫn đầu tư
  • Nguyên lý kinh doanh
  • Nguyên lý quản lý
  • Nguyên lý tài chính
  • Nguyên lý giá trị
6.Đầu tư vào những chứng khoán thu nhập cố định
7.Quản lý danh mục đầu tư
8.Tâm lý tiền bạc
9.Nhân vật không duy lý.​
 
Sửa lần cuối:
R

Ryan

Guest
28/4/09
3
12
0
TP. HCM
TÓM TẮT 12 NGUYÊN LÝ ĐẦU TƯ CỦA WARREN BUFFETT

Nguyên lý kinh doanh: Những đặc điểm cơ bản của bản thân công ty.

Nguyên lý kinh doanh giúp chúng ta tập trung vào các công ty tương đối dễ dự đoán. Nếu chúng ta trung thành với những công ty có lịch sử hoạt động nhất quán và triển vọng tốt, sản xuất chủ yếu các mặt hàng giống nhau trên những thị trường giống nhau, chúng ta sẽ ngày càng dự đoán được công ty đó hoạt động thế nào trong tương lai. Hãy tập trung vào các công ty mà chúng ta hiểu biết, nếu không chúng ta không thể hiểu ảnh hưởng của những diễn biến mới.
1. Công ty có mô hình kinh doanh đơn giản và dễ hiểu không?
2. Công ty có một lịch sử hoạt động hợp lý không?
3. Công ty có triển vọng trong dài hạn không?​
Nguyên lý quản lý: Phẩm chất quan trọng mà các nhà quản lý cấp cao phải thể hiện.

Nguyên lý quản lý giúp bạn tập trung vào những công ty được điều hành tốt. Những nhà quản lý tài giỏi có thể tạo ra thành công nổi bật cho công ty trong tương lai.

Kết hợp với nguyên lý kinh doanh sẽ đem lại khả năng dự đoán triển vọng thu nhập tương lai của công ty.
1. Quản lý có hợp lý không?
2. Ban quản lý có công bằng với các cổ đông không?
3. Ban quản lý có chống lại tính cưỡng chế tổ chức không?​
Nguyên lý tài chính: Bốn quyết định tài chính then chốt mà một công ty cần phải duy trì.

Nguyên lý tài chính tiết lộ những số liệu mà chúng ta cần để xác định giá trị thực tế của công ty.
1. Lợi nhuận trên vốn cổ phần là gì?
2. Lợi nhuận chủ sở hữu của công ty là gì?
3. Lợi nhuận biên là gì?
4. Công ty có tạo ra được ít nhất một đô-la giá thị trường cho mỗi đô-la lợi nhuận được giữ lại hay không?​
Nguyên lý giá trị: Hai hướng dẫn có quan hệ mật thiết với nhau về giá mua.

Nguyên lý giá trị giúp chúng ta vượt qua việc tính toán cần thiết để đi đến câu trả lời cuối cùng: Dựa trên tất cả những điều mà chúng ta biết được thì đây có phải là một vụ mua bán tốt hay không?
1. Giá trị của một công ty là gì?
2. Công ty có được bán với giá chiết khấu đáng kể so với giá trị của nó không?​
 
S

silep

Guest
17/2/10
0
1
0
Quang Binh
Ðề: Những cuốn sách dạy đầu tư hay nhất!

@Ryan à, đây là đề tài mà mình cũng đang theo đuổi, mình cũng đang muốn đầu tư, mình cũng đang đọc các cuốn sách đó nhưng mà vẫn chưa tìm được hướng đầu tư nào, chúng ta có thể trao đổi kinh nghiệm được ko? Liên hệ với mình qua email nhé ngoctuelinh@gmail.com
 
  • Like
Reactions: Lý Cỏong Sầu

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA