Định nghĩa nợ/có trong một tài khoản

  • Thread starter siegfried
  • Ngày gửi
S

siegfried

Guest
15/1/06
1
0
0
hcm
Chào các cao thủ! Em là newbie vừa bước vào chập chững học kế toán. Khi đụng đến một tài khoản, em cứ lộn giữa nợ và có, tại sao trong loại TK 1,2,6,8 tăng lên thì lại cho là NỢ(debit) còn giảm thì lại cho là CÓ(credit)!!! Chẳng phải 1,2,6,8 là loại Tài sản của doanh nghiệp sao? như vậy khi tăng lên phải là CÓ chớ, sao lại kêu là NỢ được!!! Ngược lại với TK 3,4,5,7 cũng bị tương tự thế. Tại sao mình kg đảo lại cho dễ nhớ. Nói như vậy để các bác hiểu rằng định nghĩa NỢ, CÓ này là như thế nào? Em hỏi mấy đứa bạn đi trước toàn bảo do người ta qui định thế thì mình làm thế, NỢ-CÓ không phải nghĩa đó đâu!!! Thế nó nghĩa là gì??? Các bác giúp với!!!!!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
D

dang vien

Cao cấp
22/7/08
324
1
18
DN
Đây là một trong các phương pháp kế toán được sử dụng (hình như là môn lý thuyết hạch toán kế toán): Phương pháp tài khoản, ngoài ra còn có phương pháp chứng từ, tổng hợp cân đối tài khoản...
 
T

thetai1975

Guest
25/12/07
28
6
0
48
HaiPhong
Chào bạn siegfried
Cái vụ nợ có này luôn luôn là một vấn đề nhỏ mà không nhỏ đối với tất cả dân mới vào nghề kế tóan. Tôi cũng đã từng hỏi tại sao không một thày cô nào viết hoặc giảng cho cặn kẽ, dễ hiểu vấn đề này mà cứ đi vào những cái cao siêu.
Tớ nghĩ thế này
Nếu bạn cho tôi vay tiền thì tôi nợ bạn và bạn cho tôi nợ. Chúng ta bắt đầu lạon lên vị nợ rồi đây. Nhưng kế tóan rất hay
Bạn cho tôi vay tiền, tôi PHẢI TRẢ cho bạn, còn bạn PHẢI THU của tôi. Rõ ràng chưa.
Bây giời đến NỢ
Nếu bạn mua 1 cái ôtô và chưa trả tiền mặt 1 tỷ đồng, ví dụ thế. Vụ này sẽ nói sao
Nói: Tôi 1 cái ôtô, và tôi NỢ anh 1 tỷ đồng
Nói+ Kế tóan: tôi 1 cái ô tô, tôi PHẢI TRẢ 1 tỷ đồng
Kế tóan: Nợ TK 211, TK 331 1.000.000.000 đồng
Giải nghĩa theo văn nói: Anh đang ở chỗ tôi 1 tỷ đồng và Tôi đang NỢ anh 1 cái ôtô

Kết luận: Thuật ngữ NỢ, CÓ trong tài khỏan kế tóan về bản chất là đúng với ngôn ngữ nói. Tại vì bạn không nghĩ sâu hơn nên tưởng rằng Nợ là mình Nợ, và có là mình có. SAI RỒI hì, hì

Chúc bạn học kế tóan vui
 
T

thetai1975

Guest
25/12/07
28
6
0
48
HaiPhong
Chào bạn siegfried
Vấn đề bạn hỏi, mới mà không mới, không phức tạp mà lại rất phức tạp. Đối với dân mới học kế tóan, bước ra khỏi mấy cái thuật ngữ này quả là một vấn đề nan giải. Mình luôn thắc mắc tại sao các nhà Bác học kế tóan không viết ra 1 cái thật đơn giản và dễ hiểu mà tòan giải thích tận đâu đâu.
Thiển ý của mình là thế này

Nếu bạn cho mình vay 10.000 đ, tức là bạn cho mình nợ 10.000đ và mình nợ bạn 10.000đ.
Bạn thấy chưa. Bắt đầu lạon lên vì NỢ chưa nào.
Hãy tư duy theo cách của kế tóan

Bạn cho mình vay tiền : Bạn PHẢI THU của mình 10.000đ , mình PHẢI TRẢ cho bạn 10.000 đ. Hay:
Bạn CÓ ở chỗ mình 10.000đ, mình NỢ bạn 10.000đ.

Đúng chưa nhỉ. Như vậy mặc dù trong túi mình có 10.00đ. Mình ghi NỢ 10.000đ. Và bạn đã đưa cho mình 10.000đ. vẫn ghi CÓ 10.000 đ. Có mâu thuẫn gì không?
Thân
 
  • Like
Reactions: lanptp22
Đ

Đoàn Minh Trung

Gió thổi dừa rơi
23/12/06
935
24
18
TX Bến Tre
Chào các cao thủ! Em là newbie vừa bước vào chập chững học kế toán. Khi đụng đến một tài khoản, em cứ lộn giữa nợ và có, tại sao trong loại TK 1,2,6,8 tăng lên thì lại cho là NỢ(debit) còn giảm thì lại cho là CÓ(credit)!!! Chẳng phải 1,2,6,8 là loại Tài sản của doanh nghiệp sao? như vậy khi tăng lên phải là CÓ chớ, sao lại kêu là NỢ được!!! Ngược lại với TK 3,4,5,7 cũng bị tương tự thế. Tại sao mình kg đảo lại cho dễ nhớ. Nói như vậy để các bác hiểu rằng định nghĩa NỢ, CÓ này là như thế nào? Em hỏi mấy đứa bạn đi trước toàn bảo do người ta qui định thế thì mình làm thế, NỢ-CÓ không phải nghĩa đó đâu!!! Thế nó nghĩa là gì??? Các bác giúp với!!!!!

Tớ chả biết bi giờ khi mới nhập môn KT, Các Thầy Cô chỉ giáo ra sao chứ hồi xửa hồi xưa ngày đầu tiên nhập môn KT, Thầy có dạy rằng:

NỢ - CÓ trong kế toán là qui ước ngẫu nhiên, ko mang một ý nghĩa cụ thể nào.

Như vậy nợ (mắc nợ) ko phải là NỢ, có (hiện có) ko phải là CÓ, do đó chả cần lăn tăn làm gì nữa
 
  • Like
Reactions: hoangnhi9610
P

pham012

Sơ cấp
26/2/09
8
0
1
ThonDoai
Hi,everybody! em cũng đồng ý với anh Trung.
Trước em mới học nguyên lý kế toán cô cũng không giải thích vì sao lại là nợ có. cứ coi đó là quy ước ngẫu nhiên. Quan trọng là khi làm kế toán mình phải phần biệt đâu là Tài sản, đâu là Nguồn vốn, hai tài khoản loại này kết cấu ngược nhau mà. và thêm một số tài khoản đặc biệt nữa. Nói chung là làm nhiều thì quen thôi ạ. Cô giáo em còn bảo các chuẩn mực kế toán đọc thường không hiểu ngay được đâu phải đọc đi đọc lại, lúc đầu không hiểu thì hôm sau lại đọc tiếp.hic.
Mà hình như quy ước nợ có này là quy ước quốc tế?
 
N

nguyenducphong

Guest
2/11/07
10
0
0
37
gia lai
Chào!
Học nguyên lý kế toán rùi mà cũng phải nắm được phần nào chứ, Nợ Có ta cứ coi đó là quy ước ngẫu nhiên. Chủ yếu là xác định được đâu là Tài Sản đâu là Nguồn Vốn. Nhưng càng học sâu hơn thì ta càng nắm rõ được nguyên tắc của kế toán khi dó bạn có thể hiểu được vì sao có Nợ Có. . Nói sơ ra là tăng thì ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Dưới đây là đoạn nói về gốc của Nợ / Có:

Origin of the terms debit and credit
The term debit comes from the Latin debitum which means "that which is owing" (the past participle of debere "to owe"). Debit is abbreviated to Dr (for debtor). The term credit comes from the Latin credere/credit meaning "to trust or believe"/"he trusts or believes" via the French credit and the Italian credito. Credit is abbreviated to Cr (for creditor). [2] In bookkeeping, debit is defined as "an entry of a sum owing"; "side of an account (left-hand) on which such entries are made". Credit is defined as "the sum at a person's disposal in the books of a bank";"an entry on the credit [right-hand] side of an account". [2]

The idea of income being a credit and an expense being a debit, which were opposites and balanced off against each other to determine profit or loss, is fairly straightforward, as is the tradition of always entering debits on the left and credits on the right of an account. However, as the double-entry bookkeeping system was expanded to cover assets and liabilities things became more complicated. Every transaction consists of a pair of matched opposites called a debit and credit, but they don't necessarily refer to simple concepts like income and debt which can be confusing. The debit is just the left-hand component and the credit the right-hand one. [1]
 
  • Like
Reactions: dnv2006
K

khanhpq

Trung cấp
9/7/04
103
1
18
Sài Gòn
www.fast.com.vn
Mình kô phải là dân kế toán. Mà là dân tin học làm phần mềm kế toán. Cũng mày mò tìm hiểu nợ nợ, có có. Ong hết cả đầu. Nợ chui vào tai bên trái thì có lại bay ra khỏi tai bên phải. Kô thể nào mà nhớ được.

Mình có đọc được ở đâu đó, hình như trong quyển nguyên lý kế toán của ĐHKTQD HN, 1 quyển sách rất rất cũ rồi, từ những năm 90, giải thích như sau:

Việc ghi chép kế toán bắt đầu từ những người cho vay lấy lãi (kiểu như ngân hàng ngày nay).

Khi ngân hàng nhận tiền gửi của ai đó thì có nghĩa là "nợ" người đó 1 khoản. Ngân hàng có thêm tiền nhưng lại là nợ. (Và ngân hàng gửi cho bạn 1 c.từ báo "có", bạn có 1 khoản ở ngân hàng, còn ngân hàng nợ bạn 1 khoản)

Khi ngân hàng cho ai đó vay nghĩa là "có" ở người đó 1 khoản. Ngân hàng bị ít tiền đi nhưng lại là có. (Và ngân hàng gửi cho bạn 1 c.từ báo nợ, bạn nợ ngân hàng 1 khoản và ngân hàng có ở bạn 1 khoản).

Nợ, có phát sinh từ đó mà ra. Tăng tiền thì nợ, bớt tiền là có.
------

Chuyện vui KTT: Ở 1 cty nọ có 1 ông ktt nhiều tuổi, cứ đầu giờ sáng thì lại mở ngăn kéo ra bí mật xem cái gì đó trong ngăn kéo và lại đóng vào. Mọi người trong fòng kế toán rất muốn biết ktt của mình xem gì nhưng lại ngại hỏi. Ngay ngày hôm sau khi ông ktt nghỉ hưu thì mọi người mở ngăn kéo ra thì thấy 1 tờ giấy có ghi: tay trái là ghi nợ, tay phải là ghi có.
 
  • Like
Reactions: lanptp22
B

bio8

Guest
19/3/09
2
1
0
tp ho chi minh
j kỳ vậy,,khó hiểu wa.vậy chứ nếu mình mua chiếc xe hơi 1tỷ đồng bằng chính tiền của Bố mình cho mình thi minh đâu co Nợ ai đâu,ngược lại mình lại co Có thêm 1 chiếc xe===>vậy fải ghi Có xe hơi mới đúng chư???:wall:
 
  • Like
Reactions: pham do minh
N

nguyen lam ngoc

Trung cấp
bạn đọc kỹ các bài trên đi. Nợ và Có ở đây là : quy ước thôi, chứ nó không mang tính chất hiểu theo nghĩa khi mình nói. nếu ko hiểu nữa bạn đọc lại quyển "nguyên lý kế toán". chỉ cần bạn nắm vững về tài sản và nguồn vốn là ok ngay.:015:
 
blacksimmer

blacksimmer

Guest
5/1/09
78
1
0
Who am I?hix
Mình kô phải là dân kế toán. Mà là dân tin học làm phần mềm kế toán. Cũng mày mò tìm hiểu nợ nợ, có có. Ong hết cả đầu. Nợ chui vào tai bên trái thì có lại bay ra khỏi tai bên phải. Kô thể nào mà nhớ được.

Mình có đọc được ở đâu đó, hình như trong quyển nguyên lý kế toán của ĐHKTQD HN, 1 quyển sách rất rất cũ rồi, từ những năm 90, giải thích như sau:

Việc ghi chép kế toán bắt đầu từ những người cho vay lấy lãi (kiểu như ngân hàng ngày nay).

Khi ngân hàng nhận tiền gửi của ai đó thì có nghĩa là "nợ" người đó 1 khoản. Ngân hàng có thêm tiền nhưng lại là nợ. (Và ngân hàng gửi cho bạn 1 c.từ báo "có", bạn có 1 khoản ở ngân hàng, còn ngân hàng nợ bạn 1 khoản)

Khi ngân hàng cho ai đó vay nghĩa là "có" ở người đó 1 khoản. Ngân hàng bị ít tiền đi nhưng lại là có. (Và ngân hàng gửi cho bạn 1 c.từ báo nợ, bạn nợ ngân hàng 1 khoản và ngân hàng có ở bạn 1 khoản).

Nợ, có phát sinh từ đó mà ra. Tăng tiền thì nợ, bớt tiền là có.
------

đọc bài của bạn mình ko hiểu gì cả, vì ko biết bài của bạn là trích đoạn trong sách hay là do bạn nhớ lại mà viết ra, vì nếu là nhớ nhưng ko chính xác thì rất dễ dấn đến nhầm lẫn

Giáo trình học viện tài chính có viết như sau:

Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp TKKT, được sử dụng để phản ánh, kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể

Kết cấu chung của tài khoản kế toán :

TKKT được xây dựng chia thành 2 bên ( bên trái, bên phải) để phản ánh riêng biệt từng mặt vận động của đối tượng kế toán

Bên trái của tài khoản gọi là bên Nợ, phản ánh 1mặt vận động của đối tượng kế toán

Bên phải của tài khoản gọi là bên Có, phản ánh 1mặt vận động của đối tượng kế toán

Trong thực tế, TKKT được bố trí như trong sổ k ế toán

Trong học tập, để đơn giản, người ta xây dựng TKKT theo kiểu chữ T
Trong đó quy ước:

Cột bên trái của TKKT gọi là cột Nợ

Cột bên phải của TKKT gọi là cột Có

Số hiện có của đối tượng kế toán được phản ánh trên TKKT vào thời điểm đầu kỳ, cuối kỳ hạch toán gọi là số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của TKKT

Số liệu về sự vận động của đối tượng kế toán phản ánh trên TKKT được gọi là số phát sinh trong kỳ. Số phát sinh được phản ánh vào bên Nợ, bên Có của TKKT được gọi là số phát sinh Nợ , số phát sinh Có của TKKT
 
A

audit com

Guest
6/4/08
47
1
6
Ha noi
Trời, đọc hoa cả mắt, nợ nợ có có. Đó chỉ là cách dịch từ tiếng anh sang Nợ (debit), có ( credit). Mà đôi khi tiếng việt không có từ diễn giải được.
Các bạn nên hiểu bản chất:
Tài sản là nguồn lực doanh nghiệp kiểm soát được mang lại lợi ích. Khi phát sinh nghiệp vụ làm tăng nguồn lực sẽ ghi tăng debit( nợ). Đồng thời các tài sản này có nguồn hinh thành nên nó.
1. Bạn tự có
2. Bạn đi vay
---> để tăng tài sản bạn phải bỏ ra vốn tự có (1) hoặc đi vay(2). Và theo kiểu hạch toán kép bạn sẽ thấy một bên ghi vào bên phải thì bên kia ghi vòa bên trái.
Và giảm thì bạn ngược lại (giảm tài sản--> giảm nguồn lực )
 
  • Like
Reactions: lanptp22
T

tranthino

Sơ cấp
24/8/09
5
0
0
hung yen
em xin chào các anh chị kế toán. Nhà mình đã ai hạch toán BH thất nghiệp chưa?. Công ty e từ đầu năm đến giờ chưa đóng BHTN giờ phải truy thu và bắt đầu hạch toán. Em giờ không biết cho BHTN vào TK nào? có anh chị nào giúp em được không? em cảm ơn nhiều!!!!!
 
V

Vulongquan21

Guest
21/10/09
1
0
0
Hà nội
Khai bổ sung Mẫu 01/KHBS

:wall::wall:Gửi các bác!

Em là thành viên mới của Wed có vấn đề này cần sự giúp đỡ của các bác:

Em đang làm tờ khai bổ sung điều chỉnh tờ khai tự quyết toán thuế TNDN năm 2008

(do báo cáo cũ làm sai). Em vào biểu giải trình khai bổ sung điều chỉnh và nhập mã chỉ

tiêu là C2 nhưng khi muốn nhập số liệu cho cột Số đã kê khai thì không nhập được. Các

bác chỉ giáo giúp em với!

Em cảm ơn các bác!
 
H

haleanhduong

Sơ cấp
18/7/09
10
0
1
Việt Trì, Phú Thọ
Thực ra nó rất đơn giản vì đây chỉ là quy ước mà thôi, đừng có quá tò mò kiểu đó, cứ làm đi rồi sẽ hiểu theo kiểu "Từ từ rồi khoai nó sẽ nhừ" ấy mà, đừng cố gắng cắt ngắn giai đoạn thế nhé
 
S

Savin87

Guest
21/9/09
1
0
0
36
Ha noi
Hi Mình nghĩ nếu SV hiểu sâu về phần nợ / có này chắc hẳn giảng viên sẽ đỡ vất vả khi chữa bài tập mà loại phải giảng lại lý thuyết cho sv?
''Mọi cái cây muốn phát triển luôn cần 1 bộ rễ vững chắc phải k?''
 
H

Hai kt

Guest
28/9/09
2
0
0
Hung yen
Tôi cũng đồng ý với ý kiến của bạn Nguyễn Lam Ngọc, Nợ và Có chỉ có ý nghĩa về mặt quy định, quy ước thôi chứ nó không đồng nghĩa với việc tăng, giảm hay thu và chi gì cả.
Điều quan trọng là phải phân biệt được đâu là Vốn (tài sản) và đâu là nguồn vốn (Dù là Vốn (tài sản) hay là nguồn vốn thì đều quy ước bên phải là bên Nợ và bên trái là bên Có. Vốn (Tài sản) tăng ghi bên nợ, tài sản giảm ghi bên Có, ngược lại Nguồn vốn tăng ghi bên Có còn nguồn vốn giảm ghi bên Nợ)
Vốn là biểu hiện bằng tiền của giá trị Tài sản, còn nguồn vốn là nguồn hình thành lên tài sản đó.
VD: Chúng ta mua một chiếc máy vi tính trị giá 10.000.000đ, để có 1 triệu đồng này chúng ta phải đi vay người thân và bạn bè.
Vậy, 10.000.000đ là giá trị của Tài sản vậy nó là Vốn, còn 10.000.000 bạn có từ đầu thì đó là Nguồn vốn (như ở ví dụ trên từ việc chúng ta đi vay, thì khoản vay đó là nguồn vốn). Còn tài sản chính là chiếc máy vi tính
 
B

baoanh26

Guest
26/2/10
1
0
0
40
hà nội
Trời, đọc hoa cả mắt, nợ nợ có có. Đó chỉ là cách dịch từ tiếng anh sang Nợ (debit), có ( credit). Mà đôi khi tiếng việt không có từ diễn giải được.
Các bạn nên hiểu bản chất:
Tài sản là nguồn lực doanh nghiệp kiểm soát được mang lại lợi ích. Khi phát sinh nghiệp vụ làm tăng nguồn lực sẽ ghi tăng debit( nợ). Đồng thời các tài sản này có nguồn hinh thành nên nó.
1. Bạn tự có
2. Bạn đi vay
---> để tăng tài sản bạn phải bỏ ra vốn tự có (1) hoặc đi vay(2). Và theo kiểu hạch toán kép bạn sẽ thấy một bên ghi vào bên phải thì bên kia ghi vòa bên trái.
Và giảm thì bạn ngược lại (giảm tài sản--> giảm nguồn lực )

Mình thấy bài viết này của bạn là dễ hiểu nhất đấy
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA