Chi phí lãi vay được vốn hóa_

  • Thread starter Thien Thanh_
  • Ngày gửi
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
Em muốn hỏi về chi phí lãi vay được vốn hóa,

SP dở dang đang trong quá trình xản xuất của những ngành nghề có CK SX dài trên 12 tháng là TS dở dang
CPĐV trực tiếp liên quan đến sản xuất TS dở dang được tính vào giá trị của TS đó nếu:
- đơn vị chắc chắn thu được lợi ích kinh tế tương lai từ tài sản đó.
- CPĐV có thể xác định một cách đáng tin cậy.

Có nghĩa là trong trường hợp DN có chu kỳ KD dài, thì chi phí đi vay đưa vào 627 chứ ko phải là 635 phải không ạ?
Cho em hỏi vì sao? Thật khó trình bày
Nếu ko đưa vào 627 mà đưa vào 635 thì ảnh hưởng gì ?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Khi đưa vào 635 thì nó được trừ ngay vào kết quả niên độ, trong khi tài sản dở dang chưa tiêu thụ. => Vi phạm nguyên tắc phù hợp.
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
Hien nói:
Khi đưa vào 635 thì nó được trừ ngay vào kết quả niên độ, trong khi tài sản dở dang chưa tiêu thụ. => Vi phạm nguyên tắc phù hợp.
Như bác nói thì đối với các DN có CK SXKD ngắn, đưa vào 635 thay vì 627 - - > có còn đúng với ngtắc phù hợp?

Còn gì khác nữa không bác?
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
Bác cho em hỏi
DN A dùng vốn vay, DN B dùng vốn chủ sở hữu
Trong giá thành SP của DN A ko có CP Tchính, nhưng của DN B lại có đúng ko ạ?
Rồi đánh giá và so sánh kết quả HĐSXKD của hai DN này ?
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
Cho em hỏi,
- nếu DN có chu kỳ KD lớn hơn 1 năm (vdụ DN Xây lắp) thì xác định kết quả HDSXKD khi hoàn thành công trình hay vào cuối năm. ( thời điểm 635 chuyển qua 911 )
- Chi phí tài chính 635 có được treo trên 242 ko?
---------------
Hình như chẳng ai đọc bài này cả, thôi thì "một mình một giang san" cũng thú vị vậy. Híc!
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Thien Thanh_ nói:
Bác cho em hỏi
DN A dùng vốn vay, DN B dùng vốn chủ sở hữu
Trong giá thành SP của DN A ko có CP Tchính, nhưng của DN B lại có đúng ko ạ?
Rồi đánh giá và so sánh kết quả HĐSXKD của hai DN này ?
Hai DN này dùng hai loại vốn này để làm gì ạ? Làm gì để liên quan tới chi phí tài chính thế?

Thien Thanh_ nói:
nếu DN có chu kỳ KD lớn hơn 1 năm (vdụ DN Xây lắp) thì xác định kết quả HDSXKD khi hoàn thành công trình hay vào cuối năm. ( thời điểm 635 chuyển qua 911 )
TK 635 sẽ được kết chuyển qua TK 911 vào cuối năm.

Thien Thanh_ nói:
- Chi phí tài chính 635 có được treo trên 242 ko?
Được.
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Thien Thanh_ nói:
Bác cho em hỏi
DN A dùng vốn vay, DN B dùng vốn chủ sở hữu
Trong giá thành SP của DN A ko có CP Tchính, nhưng của DN B lại có đúng ko ạ?
Rồi đánh giá và so sánh kết quả HĐSXKD của hai DN này ?

Trong các điều kiện khác = const, thì trong KQ HĐSXKD , DN A lãi nhiều hơn DN B
icon10.gif
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
Viva nói:
Trong các điều kiện khác = const, thì trong KQ HĐSXKD , DN A lãi nhiều hơn DN B
icon10.gif

Mừng quá, cuối cùng thì cũng có người .. chịu nói chuyện với mình!
Cám ơn anh Viva cà chị Tú Anh
--------
Khi nhìn vào BCTC ( BC KQ HĐKD) Em thấy Giá vốn hàng bán của DN A sẽ lớn hơn DN B ----> Kết luận Khả năng SX (chỉ đơn thuần SX, ko liên quan đến Tình hình tài chính hay hoạt động khác) của DN A kém hơn DN B.
Như vậy có đúng ko?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Thien Thanh_ nói:
Mừng quá, cuối cùng thì cũng có người .. chịu nói chuyện với mình!
Cám ơn anh Viva cà chị Tú Anh
--------
Khi nhìn vào BCTC ( BC KQ HĐKD) Em thấy Giá vốn hàng bán của DN A sẽ lớn hơn DN B ----> Kết luận Khả năng SX (chỉ đơn thuần SX, ko liên quan đến Tình hình tài chính hay hoạt động khác) của DN A kém hơn DN B.
Như vậy có đúng ko?
Trong báo cáo kếy quả KD có chi phí lãi vay được trình bày riêng, do đó người sử dụng báo cáo tài chính sẽ đánh giá được sự khác biệt do ảnh hưởng của lãi vay.
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
Hien nói:
Trong báo cáo kếy quả KD có chi phí lãi vay được trình bày riêng, do đó người sử dụng báo cáo tài chính sẽ đánh giá được sự khác biệt do ảnh hưởng của lãi vay.

Nhưng chị ơi, chi phí tài chính của DN di vay (đủ đk được vốn hoá ) được vốn hoá thì để trong GVHB chứ đâu để trong chỉ tiêu CPTC.
 
B

BANTAMTINH01

Guest
30/9/05
18
0
0
Saigon
Chi phí TC

Nhìn vào BC KQKD của các DN có phát sinh hay ko có phát sinh CP TC thì mới chỉ có thể biết được DN ấy có đi vay vốn không, có đi đầu tư TC hay ko, còn đánh giá hiệu quả DN nà hơn phải đi sâu vô phân tích hiệu quả của từng hoạt động mới kết luận được.

Còn trường hợp chi phí lãi vay trong quá trình đầu tư XDCB thì được vốn hóa, khi ấy sẽ không còn thể hiện ở chỉ tiêu CPTC, và trong giá vốn lúc này nó là chỉ tiêu chi phí khấu hao TSCĐ rối.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Hỏi bantamtinh và các bạn khác: trong trường hợp chi phí đi vay được vốn hoá thì trên báo cáo tài chính ta sẽ nhìn vào đâu để biết được chi phí lãi vay phát sinh (và được vốn hoá) trong kỳ? Chưa nhìn vào quy định của quyết định 15 mới, không rõ là tăng giảm của phần XDCB dở dang trong kỳ có cần được thuyết minh chi tiết hay không, vì có lẽ đó là chỗ duy nhất chúng ta có thể tìm thấy được chi phí lãi vay vốn hoá trong kỳ. Nếu tăng giám của XDCB dở dang mà không được thuyết minh chi tiết thì có lẽ chúng ta cungx sẽ không rõ chi phí đó là bao nhiêu.

Nhưng vấn đề là tại sao chúng ta lại phải cần biết cái chi phí được vốn hoá trong kỳ là bao nhiêu nhỉ? Câu hỏi tiếp, tại sao chúng ta phải vốn hoá lãi vay nhỉ, sao không ghi béng hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ như "benchmark" treatment của chuẩn mực IAS về chí phí lãi vay nhỉ? Tại sao lại cứ phải vốn hoá cho lằng nhằng?
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
Nhưng vấn đề là tại sao chúng ta lại phải cần biết cái chi phí được vốn hoá trong kỳ là bao nhiêu nhỉ?
tại sao chúng ta phải vốn hoá lãi vay nhỉ, sao không ghi béng hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ như "benchmark" treatment của chuẩn mực IAS về chí phí lãi vay nhỉ?
Thay vì trả lời trực tiếp em dùng một câu hỏi loại trừ: tại sao những CPTC khác ( những cptchính ko được vốn hóa ) ko được vốn hóa nhỉ, có phải vì nguyên tắc thận trọng_ sợ TSản được thổi phồng? Nếu vậy cplv được vốn hóa vì nó ko vi phạm ngtắc này.
Em nghĩ vậy có đúng ko? Ko biết ý kiến của bác thế nào?
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Tại sao lại vốn hóa:
Là để tuân thủ nguyên tắc phù hợp. Chi phí lãi vay là để hình thành TSCĐ. TSCĐ được sử dụng trong thời gian dài, sẽ bị hao mòn trong thời gian dài, và chỉ có giá trị của chi phí khấu hao mới phù hợp với thu nhập ở trong kỳ đó. Do vậy cần phải vốn hóa:
Tại sao không nên vốn hóa:
Là để tuân thủ nguyên tắc thận trọng. Chắc gì cái phần lãi vay đó sẽ thu lại được trong tương lai, tức là nếu việc sử dụng TSCĐ không có hiệu quả, thì riêng phần khấu hao (chưa có chi phí lãi vay được vốn hóa) đã không thể thu hồi lại được thì làm sao thu hồi lại được khoản lãi vay.

Ở đây, như thường thấy, chúng ta thấy có sự mâu thuẫn giữa 2 nguyên tắc kế toán cơ bản là nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc phù hợp. Nếu bạn chọn vốn hóa, bạn là người ủng hộ nguyên tắc phù hợp. Nếu chọn không nên vốn hóa, bạn chọn nguyên tắc thận trọng.

Dĩ nhiên đối với những chi phí tài chính khác (chi phí đi vay phục vụ hoạt động thường xuyên của DN) thì chắc chắn không được vốn hóa dù có tuân thủ theo nguyên tắc nào đi chăng nữa.
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
Cho em hỏi vì sao chênh lệch tỷ giá trong quá trình đầu tư xây dựng cỡ bản (giai đoạn chưa hoạt động) tại sao ko được vốn hoá?
 
T

Thu Hiền

Guest
16/5/05
5
0
0
Thái Nguyên
Theo ý kiến tôi:Nếu hạch toán chi phí đi vay được vốn hoá vào Tk 635 trong trường hợp này, khi đó cuối kỳ kế toán, theo nguyên tắc phải kết chuyển chi phí sang tài khoản liên quan. Giá trị sản phẩm dở dang không phản ánh phần chi phí này, khi đó giá trị của tài sản khi hoàn thành từ việc sử dụng vốn vay được phản ánh sẽ không bao gồm khoản chi phí đi vay( ko phản ánh hết giá thành sản phẩm). Phản ánh trên TK 627 để tính, kết chuyển sang chi phí sản phẩm dở cuối tháng. Khi sản phẩm hoàn thành, tập hợp chi phí, tính giá thành mới phản ánh tất cả các chi phí thực tế phát sinh liên quan đến sản phẩm hoàn thành đó( bao gồm cả chi phí đi vay).
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA