Báo Tăng Thai Sản

  • Thread starter Huyentran1206
  • Ngày gửi
H

Huyentran1206

Guest
23/6/17
0
0
0
33
Tình hình công ty mình có một trường hợp thai sản muốn xin nghĩ luôn sau khi sinh.
Thời điểm nghĩ sinh là đầu tháng 12 năm 2016 và thời gian đi làm là đầu tháng 6 này, nhưng do sổ bảo hiểm bị lỗi nên mình phải làm thủ tục cấp lại sổ lần 2 sau đó mới làm thủ tục lãnh trợ cấp thai sản. Ngày mình nhận sổ là 23/6/2017 và mình cũng làm thủ tục lãnh trợ cấp thai sản và được hẹn ngày 7/7/2017 sẽ xong thủ tục.
Trường hợp này người lao động đáng lẽ phải đi làm lại trong tháng 6 và phải làm thủ tục báo tăng trong tháng này nhưng do người lao động muốn xin nghĩ luôn thì bây giờ mình báo giảm luôn cho người lao động thì có ảnh hưởng đến trợ cấp thai sản hay không? Hoặc làm báo tăng không lương, sau khi nhận được thai sản thì báo giảm hẳn có được không?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
tieulyhue

tieulyhue

Cao cấp
20/10/10
473
181
43
36
huế
Nếu bạn báo như vậy thì NLĐ sẽ mất quyền lợi hưởng nghỉ chế độ dưỡng sức sau thai sản
Bạn nên báo tăng T6/17 và nói NLĐ đóng phần 32.5% của tháng 6/17, đồng thời bạn làm chế độ nghỉ dưỡng sức thai sản cho NLĐ (bạn tính giữa tiền hưởng nghỉ dưỡng sức thai sản và (phần đóng thêm + các chi phí phát sinh liên quan để NLĐ nhận như đi lại,..) xem thử, nếu phần chênh lệch NLĐ được hưởng còn lại nhiều thì nên làm)
Sau đó sang t7/17 bạn báo giảm hẳn thôi việc thì NLĐ còn đc nhận thêm tiền BHTN nữa.
 
  • Like
Reactions: Huyentran1206
H

Huyentran1206

Guest
23/6/17
0
0
0
33
Người lao động muốn nghỉ luôn ở công ty để ở nhà chăm con, nếu trường hợp bây giờ mình báo giảm hẳn thì có ảnh hưởng đến trợ cấp thai sản đang hưởng hay không?
 
Sửa lần cuối:
tieulyhue

tieulyhue

Cao cấp
20/10/10
473
181
43
36
huế
Người lao động muốn nghỉ luôn ở công ty để ở nhà chăm con, nếu trường hợp bây giờ mình báo giảm hẳn thì có ảnh hưởng đến trợ cấp thai sản đang hưởng hay không? Và nếu báo giảm luôn và chốt sổ thì người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Báo giảm hẳn thì NLĐ vẫn được nhận trợ cấp thai sản nhưng nhận thông qua cơ quan chính quyền BHXH chỉ định, không phải nhận tại đơn vị bạn.
Báo giảm và chốt sổ luôn vẫn được nhận BHTN, nhưng sao bạn không linh động đóng thêm 32.5% cho NLĐ (NLĐ vẫn nghỉ nhưng tự bỏ tiền ra đóng cho T6/17 ý). Được đồng nào hay đồng đó chứ bạn.
Còn nghỉ thai sản rồi nghỉ luôn hình như cũng được nhận tiền BHTN. Bên mình chưa có trường hợp này nên không rõ.
 
P

Phuong_VT

Trung cấp
27/12/16
73
9
8
31
Nếu bạn báo như vậy thì NLĐ sẽ mất quyền lợi hưởng nghỉ chế độ dưỡng sức sau thai sản
Bạn nên báo tăng T6/17 và nói NLĐ đóng phần 32.5% của tháng 6/17, đồng thời bạn làm chế độ nghỉ dưỡng sức thai sản cho NLĐ (bạn tính giữa tiền hưởng nghỉ dưỡng sức thai sản và (phần đóng thêm + các chi phí phát sinh liên quan để NLĐ nhận như đi lại,..) xem thử, nếu phần chênh lệch NLĐ được hưởng còn lại nhiều thì nên làm)
Sau đó sang t7/17 bạn báo giảm hẳn thôi việc thì NLĐ còn đc nhận thêm tiền BHTN nữa.
@tieulyhue (bạn tính giữa tiền hưởng nghỉ dưỡng sức thai sản và (phần đóng thêm + các chi phí phát sinh liên quan để NLĐ nhận như đi lại,..) xem thử, nếu phần chênh lệch NLĐ được hưởng còn lại nhiều thì nên làm), bạn có thể giải thích rõ phần này hơn giúp mình được không? mình chưa hiểu phần chênh lệch này. Tks bạn!
 
tieulyhue

tieulyhue

Cao cấp
20/10/10
473
181
43
36
huế
@tieulyhue (bạn tính giữa tiền hưởng nghỉ dưỡng sức thai sản và (phần đóng thêm + các chi phí phát sinh liên quan để NLĐ nhận như đi lại,..) xem thử, nếu phần chênh lệch NLĐ được hưởng còn lại nhiều thì nên làm), bạn có thể giải thích rõ phần này hơn giúp mình được không? mình chưa hiểu phần chênh lệch này. Tks bạn!
Tức là giả sử, NLĐ được nhận là = [25% x mức lương cơ bản (1.210.000đ/1.300.000đ) x số ngày (5/7ngày)] = A
Phần đóng thêm của NLĐ là = [32.5% x mức lương đóng bảo hiểm (3.500.000đ hoặc hơn)]+ phí đi lại (nếu có) =B.
Nếu chênh lệch A>B thì làm chế độ cho NLĐ, nếu B lớn hơn A thì thôi.
Trong đó phí đi lại tức là giả sử bạn ở thành phố HCM, NLĐ ở Nghệ An chẳng hạn, lúc này phí đi lại cao nên thôi, tiền nhận nhiều khi không đủ số tiền bỏ ra nên khỏi làm dưỡng sức.
Hoặc nếu lương NLĐ là 10.000.000đ thì số tiền đóng là 3.250.000đ cũng cao hơn số tiền được nhận nên thôi.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA