Kế toán và Kế toán chuyên nghiệp (Professional Accountant).

  • Thread starter Thanh Nam
  • Ngày gửi
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Kế toán và Kế toán chuyên nghiệp (Professional Accountant).

Đôi khi chúng ta cứ dễ dãi, sinh viên mới ra trường làm kế toán ở công ty nào đó thế là đã tự gọi mình là Accountant. Mình nghĩ rằng đa phần cũng mới chỉ bắt đầu sự nghiệp của mình là Book-keeper. Còn Accountant thực tế đó là một nghề. Khái niệm Accountant trong môi trường chuyên nghiệp khác hơn rất nhiều:
- Accountant ở đây không có nghĩa là kế toán mà rộng hơn nhiều. Trong ngành, khi nói là Accountant, người ta hiểu đó là Professional Accountant. Mà chỉ để định nghĩa cái từ ‘Professional Accountant” Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC có hẳn một Paper dài 12 trang với tiêu đề ‘A proposed Definition of Proffessional Accountant’
- Mình tạm dịch sang Tiếng Việt đoạn định nghĩa thế này ‘Kế toán chuyên nghiệp là người có chuyên môn trong lịch vực kế toán, chuyên môn đó có được từ đào tạo bài bản và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và đó là người (1) thể hiện và duy trì năng lực (2) tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (3) nắm rõ chuẩn mực nghề nghiệp ở mức cao (4) chịu sự quản lý của tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp hoặc các chế tài quy định khác
- Và mặc dù cùng có tên chung là kế toán nhưng nghề nghiệp của họ có thể rộng hơn nhiều. Người làm kế toán trong doanh nghiệp, bao gồm cả làm phân tích, tài chính, đầu tư… (Proffessional Accountant in Business), hoặc làm kiểm toán viên (Professional Auditor), hoặc làm kế toán trong giáo dục như các thầy cô, giáo sư trong các trường chẳng hạn (professional accountant in education) và kế toán trong khu vực công ví dụ như kiểm toán viên nhà nước, chuyên gia tài chính các đơn vị hành chính sự nghiệp, công chức ngành thuế… (proffessional accountant in public sector)
- Như vậy để được gọi là Kế toán, người đó phải chịu sự quản lý của tổ chức nghề nghiệp. Ví dụ hội viên của Hội kế toán công chứng Anh (ACCA), hội viên của Viện kế toán công chức Anh và xứ Wales (ICAEW), hội viên hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Mà để trở thành hội viên bạn phải học và thi lấy chứng chỉ, đảm bảo tiêu chuẩn về đạo đức, học cập nhật đủ giờ, và một điều rất quan trọng là phải đóng đủ phí hội viên
263a.png

- Và khi đã gọi là nghề thì cần thiết phải có các tiêu chuẩn để tuân theo. Các chuẩn mực chuyên môn (chúng ta có chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực về giáo dục.. ) là phải tuân thủ. Và và chuẩn mực đạo đức nữa cũng như các nghề khác chúng ta cũng có như y đức chẳng hạn
- Việc cập nhật kiến thức chính là cơ sở và bằng chứng cho việc duy trì năng lực, bởi rằng xã hội thay đổi từng ngày, chứng chỉ anh học từ 20 năm trước giờ còn phù hợp nữa không. Vậy nên các tổ chức nghề nghiệp đều quy định hội viên của mình phải duy trì năng lực bằng việc mỗi năm tối thiểu bao nhiêu giờ cập nhật đó, cập nhật có thể là học, có thể là đọc, có thể là đi dạy… chỉ để chứng minh rằng anh theo kịp với xu hướng
- Vậy nên ngẫm xem đa phần các em sinh viên mới ra trường đã thực sự đáp ứng được các điều kiện này chưa, nếu chưa thì có nên tạo áp lực cho các em ấy với các mác “Accountant” không? Thực tế ở Việt Nam, số lượng làm kế toán thì rất đông nhưng những người thực sự đủ điều kiện như trên chắc chỉ vài ngàn. Tất nhiên vẫn có một số lượng nào đó, họ không có đủ các điều kiện trên nhưng họ cực giỏi và đương nhiên họ được xã hội thừa nhận.
Và mình nghĩ rằng, muốn nâng chất lượng nghề nghiệp thì cần thiết phải nâng tỷ lệ Proffessional accountant lên, rất khó, nhưng Việt Nam những năm gần đây đã có những bước đột phá, các em sinh viên đã năng động hơn và chủ động thay đổi mình hơn rất nhiều so với các thế hệ anh chị đi trước.
Và nghề kế toán, thực sự rất đáng trân trọng, và có ý nghĩa vai trò vô cùng lớn đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức và nền kinh tế nói chung. Chúng ta có quyền tự hào về nghề của mình. Sự thay đổi của xã hội và kinh tế đã, đang và sẽ tiếp tục làm thay đổi suy nghĩ của mọi người về nghề này để thấy được tầm quan trọng của nó. Lúc nào rảnh, mình sẽ viết một bài về ‘Tương lai của nghề kế toán’ mong rằng sẽ có thêm một lý do để mọi người yêu nghề hơn.
Đôi dòng tản mạn về nghề, rất mong các anh chị em cùng tham gia trao đổi vì lợi ích của cộng đồng.
Thân ái!

Bài viết của facebooker Mai Hương, tham khảo bài gốc trên WebketoanFacebook: Kế toán và Kế toán chuyên nghiệp (Professional Accountant).
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Z

zungcoca

Cao cấp
20/1/11
488
169
43
47
05 Quang Trung, Đà Nẵng
Em đồng ý với ý kiến của anh Thanh Nam, nhưng em nghĩ chúng ta cũng không nên quá khắc khe về tên gọi của một nghề nghiệp/công việc.

Cũng giống như ca sĩ vậy thôi. Ai đứng trên sân khấu hát thì cũng gọi là ca sĩ. Không phải ai trong họ cũng hội tụ đủ 3 yếu tố của một ca sĩ chuyên nghiệp: kỹ thuật thanh nhạc (xướng âm, đại loại là đọc được nốt nhạc đồ rê mi,,,,), thẩm âm (hiểu về tổng phổ của một nhạc phẩm), và nhạc cảm (hát bằng cảm xúc thật từ con tim, thay mặt nhạc sĩ truyền tải thông điệp của bài hát). Vậy trong rừng rừng ca sĩ của Việt Nam thôi thì đếm được có bao nhiêu người hội đủ 3 yếu tố trên. Thực tế là có người còn không đọc được nốt nhạc nữa ấy chứ (cái này gọi là ca lẻ). Nhưng dù thế nào chăng nữa, khi bước lên sân khấu thì họ dã là ca sĩ.

Vậy nên chúng ta, bất kể là người làm lâu năm lão luyện (như anh Thanh Nam), người ngoại đạo như em hay các bạn sinh viên học kế toán mới ra trường, một khi đã nhận công việc của một kế toán thì dù năng lực, hiểu biết, trình độ, thâm niên thế nào thì cũng phải gọi là kế toán viên (tương tự như trường hợp ca sĩ nói trên, cũng dâm bảy loại). Theo em. book-keeper (hiểu nôm na là người ghi chép sổ sách kế toán là thuật ngữ có trước khi phần mềm kế toán ra đời) là một phần công việc của Kế toán viên, thay vì trước đây họ là thủ công (manual) thì bây giờ họ làm trên excel hoặc trên phần mềm kế toán (Misa, Fast...)...

Nói đi cũng nói lại, để người khác nhìn nhận mình có đúng là Kế toán viên đúng nghĩa thì đòi hỏi nỗ lực của mỗi người. Nếu cố gắng tìm tòi học hỏi qua các phương tiện (sách, báo, mạng, bạn bè, đồng nghiệp...) và trau dồi nghiệp vụ hàng ngày thì đến thời điểm nào đó, cánh cửa công việc sẽ từ từ mở đến tận cùng....

Vậy đi....
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Hi @zungcoca :

-Có chút nhầm lẫn, mình không phải tác giả bài viết.

-Tác giả đưa ra một góc nhìn để các bạn kế toán hiểu thêm về nghề kế toán. Nhiều bạn than lương thấp, đối chiếu lại định nghĩa xem mình đã đang làm ở mức nào ?

Ở VN, Kế toán chuyên nghiệp theo mình thì cần được qualified bởi các Hội nghề nghiệp VN. Quốc tế thì cần được qualified bởi các Hội nghề nghiệp uy tín của Anh, Mỹ, Úc, Canada.... Mình có tiếp xúc với các bạn đã được qualified thì phần lớn có kiến thức kế toán rất tốt, nếu có bằng nước ngoài thì thêm ưu điểm tiếng Anh. Thử tượng tượng CFO mà vào cuộc họp đối tác toàn nói tiếng Anh, CFO chỉ nhăn răng cười là công ty thất bại toàn tập.

Kế toán nhìn thì dễ nhưng ở mức độ khó thì khó vô cùng.

Làm nghề kế toán để đến mức chuyên nghiệp thì lương 3-5K usd tại VN là mức bình thường.
 
T

Tư Mắt Kiếng

Trung cấp
5/7/18
62
30
18
33
Em đồng ý với ý kiến của anh Thanh Nam, nhưng em nghĩ chúng ta cũng không nên quá khắc khe về tên gọi của một nghề nghiệp/công việc.

Cũng giống như ca sĩ vậy thôi. Ai đứng trên sân khấu hát thì cũng gọi là ca sĩ. Không phải ai trong họ cũng hội tụ đủ 3 yếu tố của một ca sĩ chuyên nghiệp: kỹ thuật thanh nhạc (xướng âm, đại loại là đọc được nốt nhạc đồ rê mi,,,,), thẩm âm (hiểu về tổng phổ của một nhạc phẩm), và nhạc cảm (hát bằng cảm xúc thật từ con tim, thay mặt nhạc sĩ truyền tải thông điệp của bài hát). Vậy trong rừng rừng ca sĩ của Việt Nam thôi thì đếm được có bao nhiêu người hội đủ 3 yếu tố trên. Thực tế là có người còn không đọc được nốt nhạc nữa ấy chứ (cái này gọi là ca lẻ). Nhưng dù thế nào chăng nữa, khi bước lên sân khấu thì họ đã là ca sĩ.
................................
Vậy đi....

Không, bản thân tôi không bao giờ chấp nhận câu: đã lên sân khấu thì đã là ca sỹ. Vì nếu thế 1 người nào đó họ tìm đủ mọi cách. Kể cả cách bẩn thỉu nhất để lên được sân khấu thì họ sẽ được gọi là ca sỹ à ?
Theo tôi, một người bước lên sân khấu hát, tôi không cần biết họ có được đào tạo hay không , họ có biết thanh nhạc hay không. Nếu người đó hát trên sân khấu mà làm cho 1 số người khán thính giả lắng nghe. Không cần phải toàn bộ, chỉ cần 1 số tỷ lệ nào đó lắng nghe thì người đó rất xứng đáng để được gọi là ca sỹ.
Số lượng người lắng nghe nhiều hay ít để xác định đó là ca sỹ hát hay ở mức độ nào.
Vậy nhé.
Người nào lên sân khấu cầm micro hát mà có người lắng nghe thì đã là ca sỹ
 
  • Like
Reactions: Hangmy1601
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,197
988
113
Học nghề 4-5 năm trong trường là nghề kế toán,
Ra trường không được gọi là kế toán thì tốt nhất nên giải tán luôn nơi đào tạo nghề.
 
T

Tư Mắt Kiếng

Trung cấp
5/7/18
62
30
18
33
Lúc học ở trường thì không để ý, lúc thành KTT quản lý kế toán viên mới thấy được nhiều em khi mềnh nói nên hạch toán vào tk xxx ỏr yyy thì bạn đó không biết lun đó là tk nào và cách hạch toán ra sao.
Mềnh không biết có Mr Hiệu trưởng "một lằn" nào dám ký trên cái bằng kế toán của các bạn ý
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA