Khi quỹ tiền mặt bị âm, kế toán viên xử lý như thế nào là tốt nhất

  • Thread starter Phần mềm BRAVO
  • Ngày gửi
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
Đối với tất cả các nghề, trong quá trình làm việc nhầm lẫn thiếu sót là điều khó tránh khỏi. Kế toán là một nghề đặc biệt và thường xuyên gặp phải vấn đề này cho dù kế toán viên có cẩn thận đến mức độ nào. Nhiều trường hợp, cuối năm lên báo cáo kế toán viên phải tá hỏa vì quỹ tiền mặt bị âm.
Nếu gặp phải tình huống này các bạn thường giải quyết thế nào? Dưới đây là một số gợi ý, để nhà kế tham khảo nhé:
- Kiểm tra xem các thành viên trong công ty đã góp đủ vốn điều lệ chưa?
Nếu chưa thì bổ sung ngay bút toán góp vốn bằng tiền mặt. Các bạn yên tâm là có thể góp vốn bằng tiền mặt nhé không nhất thiết phải chuyển khoản. Chuyển khoản chỉ áp dụng khi làm góp vốn từ đơn vị này sang đơn vị khác. (Các bạn có thể tham khảo thêm thông tư TT09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015)
Nợ TK 111/ có TK 4111
- Làm hợp đồng vay ngắn hạn lãi suất 0%
Nợ TK 111/ Có TK 311.
Cách này phổ biến, chiếm tỉ lệ 90% kế toán hay dùng.
- Dựa vào các hóa đơn bán hàng để làm các phiếu thu với nội dung khách hàng đặt trước tiền hàng.
Nợ TK 111 / Có TK 131
- Dựa vào các hóa đơn mua hàng để chuyển một số khoản phải trả cho nhà cung cấp lùi lại.
Hoạch toán: Nợ 152,153..627,641,642….,1331/ có 331
- Nếu không phát sinh tờ khai thuế TNCN thì có thể treo có TK 334 các tháng chỉ làm bút toán tạm ứng cho người lao động mà không thanh toán hết lương.
Khi đã xảy ra hiện tượng âm quỹ tiền mặt tức là nghiệp vụ phát sinh đã không được chuẩn 100% vì vậy bất kể áp dụng cách xử lý nào trong số các cách trên đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, và không tránh khỏi mức độ rủi ro
Nguồn: Kế toán Hà Nội
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA