Chú ý: Quyết toán thuế TNCN và thuế TNDN năm 2012 có gì khác biệt.

  • Thread starter Kế Toán Già Gân
  • Ngày gửi
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Tham khảo công văn số 187/TCT-CNTT ngày 15/1/2013 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2012

Được các Thầy/cô anh chị trên diễn đàn nhắc nhở, Kế Toán Già Gân thấy tâm đắc đoạn tô màu nâu

IV. Giảm trừ gia cảnh

Về đối tượng giảm trừ gia cảnh và các khoản được giảm trừ để xác định thu nhập tính thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC; Điều 2, Điều 3 Thông tư số 62/2009/TT-BTC, Điều 4 Thông tư số 02/2010/TT-BTC.

1.Cá nhân được giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng có nghĩa vụ nuôi dưỡng và đã đăng ký giảm trừ gia cảnh. Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc từ tháng 1 đến tháng rời khỏi Việt Nam.

Trường hợp cá nhân trong năm có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc muộn hoặc đến khi quyết toán thuế mới đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì khi khấu trừ thuế hàng tháng được tính giảm trừ gia cảnh từ tháng đăng ký giảm trừ; khi quyết toán thuế được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Ví dụ 4.

- Ông A phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng 1 người con vào tháng 1/2012 nhưng đến tháng 3/2012 ông A mới đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì từ tháng 3/2012 hàng tháng ông A được tính giảm trừ cho người phụ thuộc khi tạm khấu trừ thuế. Cuối năm khi quyết toán thuế, ông A được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng 1/2012.

- Ông A phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng 1 người con vào tháng 1/2012 nhưng không đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc thì hàng tháng ông A không được tính giảm trừ cho người phụ thuộc khi tạm khấu trừ thuế. Cuối năm khi quyết toán thuế, ông A đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng 1/2012.

2. Đối với trường hợp cá nhân chuyển nơi làm việc thì khi nộp đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc cho đơn vị làm việc mới, cá nhân nộp cho đơn vị làm việc mới bản chụp (photo) hồ sơ chứng minh người phụ thuộc có xác nhận của đơn vị làm việc trước đó.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
V

vualechuatrinh

Trung cấp
18/9/12
116
2
18
HCM
Ðề: Chú ý: Quyết toán thuế TNCN 2012 có gì khác biệt.

...

2. Đối với trường hợp cá nhân chuyển nơi làm việc thì khi nộp đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc cho đơn vị làm việc mới, cá nhân nộp cho đơn vị làm việc mới bản chụp (photo) hồ sơ chứng minh người phụ thuộc có xác nhận của đơn vị làm việc trước đó.

Từ trước đến giờ đã làm theo cái này, may thiệt...
 
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
Ðề: Chú ý: Quyết toán thuế TNCN 2012 có gì khác biệt.

...cá nhân ký hợp đồng cung cấp dịch vụ đã khấu trừ 10% hoặc 20% (kể cả trường hợp có thu nhập duy nhất tại một nơi) nếu có yêu cầu quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì tự quyết toán, không uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thay....
Vdụ:
Nếu 1 cá nhân vừa có TN từ tiền công/lương theo biểu thuế lũy tiến, vừa psinh hợp đồng cung cấp dịch vụ đã khấu trừ 10% , tại cùng 1 cty A (duy nhất).
Cty A đồng ý gom hết số liệu trong năm của cá nhân này lại để quyết toán và psinh số thuế fải nộp thêm = 10tr, cty cũng đã trích và nộp số thuế này cho NN.
Mọi việc quá hoàn hảo từ cá nhân - cty - KBNN!!, vậy tại sao lại cấm NV ủy quyền và fải tự qtoán trong trg hợp này nhỉ?
 
opera

opera

Cao cấp
1/7/11
387
44
28
mọi nơi
Ðề: Chú ý: Quyết toán thuế TNCN 2012 có gì khác biệt.

[QUOTETrường hợp cá nhân trong năm có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc muộn hoặc đến khi quyết toán thuế mới đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì khi khấu trừ thuế hàng tháng được tính giảm trừ gia cảnh từ tháng đăng ký giảm trừ; khi quyết toán thuế được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng có nghĩa vụ nuôi dưỡng..[/QUOTE]

Cái này có cần phải chứng mình gì ko Bác, nếu phải chứng mình thì cần những thủ tục gì.
 
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
Ðề: Chú ý: Quyết toán thuế TNCN 2012 có gì khác biệt.

Cái này có cần phải chứng mình gì ko Bác, nếu phải chứng mình thì cần những thủ tục gì.
Hsơ chg minh nghĩa vụ nuôi dưỡng NV nộp cho Cty và lưu tại cty, trình cho cquan thuế khi có ycầu. Vdụ: giấy tờ xác minh số tuổi đã nghỉ hưu, giấy tờ xác nhận của UBND phường xã, của cquan y tế về skhỏe...

Tham khảo công văn số 187/TCT-CNTT ngày 15/1/2013 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2012

Được các Thầy/cô anh chị trên diễn đàn nhắc nhở, Kế Toán Già Gân thấy tâm đắc đoạn tô màu nâu

IV. Giảm trừ gia cảnh

Về đối tượng giảm trừ gia cảnh và các khoản được giảm trừ để xác định thu nhập tính thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC; Điều 2, Điều 3 Thông tư số 62/2009/TT-BTC, Điều 4 Thông tư số 02/2010/TT-BTC.

1.Cá nhân được giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng có nghĩa vụ nuôi dưỡng và đã đăng ký giảm trừ gia cảnh. Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc từ tháng 1 đến tháng rời khỏi Việt Nam.

Trường hợp cá nhân trong năm có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc muộn hoặc đến khi quyết toán thuế mới đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì khi khấu trừ thuế hàng tháng được tính giảm trừ gia cảnh từ tháng đăng ký giảm trừ; khi quyết toán thuế được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Ví dụ 4.

- Ông A phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng 1 người con vào tháng 1/2012 nhưng đến tháng 3/2012 ông A mới đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì từ tháng 3/2012 hàng tháng ông A được tính giảm trừ cho người phụ thuộc khi tạm khấu trừ thuế. Cuối năm khi quyết toán thuế, ông A được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng 1/2012.

- Ông A phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng 1 người con vào tháng 1/2012 nhưng không đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc thì hàng tháng ông A không được tính giảm trừ cho người phụ thuộc khi tạm khấu trừ thuế. Cuối năm khi quyết toán thuế, ông A đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng 1/2012.

2. Đối với trường hợp cá nhân chuyển nơi làm việc thì khi nộp đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc cho đơn vị làm việc mới, cá nhân nộp cho đơn vị làm việc mới bản chụp (photo) hồ sơ chứng minh người phụ thuộc có xác nhận của đơn vị làm việc trước đó.

Vậy nếu sang năm 2014. khi qtoán thuế TNCN 2013, nếu CV hướng dẫn mới ko đề cập tới vấn đề này, thì mặc định có được áp dụng tiếp tục ko nhỉ?
 
mrvanthuc

mrvanthuc

Kế Toán-Tài Chính-Thuế
30/9/09
4,057
154
63
TP Hồ Chí Minh
raovat.webketoan.vn
Ðề: Chú ý: Quyết toán thuế TNCN 2012 có gì khác biệt.

Hsơ chg minh nghĩa vụ nuôi dưỡng NV nộp cho Cty và lưu tại cty, trình cho cquan thuế khi có ycầu. Vdụ: giấy tờ xác minh số tuổi đã nghỉ hưu, giấy tờ xác nhận của UBND phường xã, của cquan y tế về skhỏe...



Vậy nếu sang năm 2014. khi qtoán thuế TNCN 2013, nếu CV hướng dẫn mới ko đề cập tới vấn đề này, thì mặc định có được áp dụng tiếp tục ko nhỉ?
Bác yên tâm, nội dung các công văn sẽ được tập hợp nâng tầm lên thông tư ^-^ trước mắt cứ lo cái 2012 đi đã hehe
 
huong85

huong85

Talkative Girl
25/1/07
1,171
5
38
38
Vĩnh Phúc-Đồng Nai-Gò Vấp
Ðề: Chú ý: Quyết toán thuế TNCN 2012 có gì khác biệt.

Bố và các anh cho em hỏi,
Năm 2011 nhân viên bên em có số quyết toán cuối năm là nộp thừa tiền thuế. Em đã làm công văn và hồ sơ để cấn trừ vào năm 2012 rồi
Đến 2012 thì cấn trừ dần cho đến khi hết số tiền nộp dư của 2011. Vậy em phải kê khai số tiền thuế đã cấn trừ này như thế nào ạ
Vì trên bảng kê 05A và tờ khai không có chỉ tiêu về số tiền thuế nộp thừa của các năm trước?
 
opera

opera

Cao cấp
1/7/11
387
44
28
mọi nơi
Ðề: Chú ý: Quyết toán thuế TNCN 2012 có gì khác biệt.

Ở trường hợp giảm trừ gia cảnh, vậy nếu là nuôi em ruột đang đi học, mà bố mẹ chưa đến tuổi nghỉ hưu, nhưng thu nhập ko đủ để nuôi em đi học, mà lại >500.000d. Vậy có được làm giảm trừ gia cảnh ko ạ.
Để chứng mình thì cần photo hộ khẩu xác nhận có quan hệ rồi gì nữa ko ạ?
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Ðề: Chú ý: Quyết toán thuế TNCN 2012 có gì khác biệt.

Quyết toán thuế TNDN 2012, xin lưu ý cho về Khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

424437_323561057755445_483736811_n.jpg

- Tại khoản 2.11, Điều 6, Chương II Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) quy định các khoản chi không được trừ vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:

“Khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (trừ trường hợp doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật được phép trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm); khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng chế độ hiện hành”.

- Tại khoản 1, Điều 3 Thông tư số 180/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp:
“Khi phát sinh chi trợ cấp mất việc làm doanh nghiệp được hạch toán khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Thông tư này vào chi phí quản lý doanh nghiệp và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp.

Riêng năm 2012, doanh nghiệp được sử dụng số dư Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm đã trích lập theo quy định tại Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính đến 31/12/2011 (nếu có) để chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Nếu số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ hoặc doanh nghiệp không có số dư Quỹ để chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động thì toàn bộ phần chi còn thiếu doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Trường hợp khi lập báo cáo tài chính năm 2012, nếu nguồn Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp còn số dư (sau khi đã chi trợ cấp mất việc làm trong năm 2012) doanh nghiệp hạch toán tăng thu nhập khác năm 2012 của doanh nghiệp, doanh nghiệp không được chuyển số dư Quỹ sang năm sau sử dụng”.

1/ Căn cứ vào các hướng dẫn trên thì Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm dùng để chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Do đó từ năm 2011 trở về trước, hàng năm doanh nghiệp được trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (bao gồm cả dự phòng trợ cấp thôi việc) theo quy định từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Khi phát sinh chi trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động, Công ty thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ. Trường hợp Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì phần chênh lệch thiếu Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

2/ Theo quy định tại khoản 1, Điều 42 của Bộ Luật Lao động thì khi người lao động chấm dứt Hợp đồng lao động làm việc trong Công ty và có thời gian làm việc thường xuyên từ một năm trở lên thì Công ty có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có, chứ không quy định doanh nghiệp phải trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc, mỗi năm là nửa tháng lương. Trường hợp từ năm 2011 trở về trước, Công ty thực hiện trích lập quỹ dự phòng thôi việc cứ mỗi năm làm việc bằng nửa tháng lương và không đúng theo quy định tại khoản 2 Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003 của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của năm tính thuế đó.

3/ Từ năm 2012 trở đi, khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (kể cả dự phòng trợ cấp thôi việc) Công ty không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Trường hợp khi lập báo cáo tài chính năm 2012, nếu nguồn Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp còn số dư (sau khi đã chi trợ cấp mất việc làm trong năm 2012) doanh nghiệp hạch toán tăng thu nhập khác năm 2012 của doanh nghiệp, doanh nghiệp không được chuyển số dư Quỹ sang năm sau.
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Ðề: Chú ý: Quyết toán thuế TNCN 2012 có gì khác biệt.

Chi phí nhân viên hợp lý hợp lệ (hồ sơ, chứng từ để hạch toán chi phí đối với khoản tiền lương chi trả cho giám đốc điều hành hoặc người đại diện pháp luật là người nước ngoài)

Quy định hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

“1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
……
2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
…..
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
...
2.8. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.”

- Căn cứ Điều 2, Điều 3 Bộ Luật lao động số 35-L/CTN ngày 23/06/1994 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23/6/1994 (hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995):

“Điều 2: Bộ luật lao động được áp dụng đối với mọi người lao động, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu. Bộ luật này cũng được áp dụng đối với người học nghề, người giúp việc gia đình và một số loại lao động khác được quy định tại bộ luật này.

Điều 3: Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ việt nam và người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cho cá nhân việt nam trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.​

- Căn cứ khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động quy định các trường hợp không áp dụng hợp đồng lao động
“…

d) Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp;
…..”​

- Căn cứ Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 của Chính Phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

+ Tại khoản 1 Điều 4 quy định tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động :

“Người sử dụng lao động được tuyển người nước ngoài khi người nước ngoài đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này để làm công việc quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh”​

+ Tại khoản 1 Điều 5 quy định người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp :

“Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.”​

+ Tại khoản 1 Điều 9 quy định việc cấp giấy phép lao động:

“Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng;
b) Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
c) Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
đ) Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;
e) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này;”

Trường hợp Công ty có chi trả tiền lương cho người lao động nước ngoài làm giám đốc điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty từ 3 tháng trở lên (kể cả làm người đại diện theo pháp luật cho Công ty thể hiện trên giấy phép đầu tư) thì hồ sơ chứng từ chứng minh chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN như sau:

+ Nếu người lao động nước ngoài được tuyển dụng theo hình thức hợp đồng lao động thì hồ sơ chứng từ là Giấy phép lao động, hợp đồng lao động.
+ Nếu người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp, thì hồ sơ chứng từ là Giấy phép lao động, hợp đồng lao động; văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Trường hợp Công ty có cử nhân viên đi công tác thì ngoài hoá đơn, chứng từ hợp pháp làm căn cứ tính vào chi phí được trừ theo quy định nêu tại điểm 2.6 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC nêu trên, Công ty phải có thêm quyết định cử người lao động đi công tác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.​
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Ðề: Chú ý: Quyết toán thuế TNCN và thuế TNDN năm 2012 có gì khác biệt.

Sự khác biệt về giảm trừ gia cảnh của công văn số: 10108 /CT-TTHT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Cục Thuế TP. HCM gửi cho Công ty TNHH Prime Consult - Địa chỉ : 466/61G Lê Văn Sỹ, P. 14, quận 3, TP. HCM - Mã số thuế: 0309557075, nội dung đầy đủ như sau:

Trả lời văn bản số 001-12/PC ngày 10/12/2012 của Công ty về thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
- Tại khoản 3.1.8a mục I phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) quy định kê khai giảm trừ đối với người phụ thuộc:

“ Đối với đối tượng nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công:
- Đầu năm, chậm nhất là ngày 30 tháng 1, đối tượng nộp thuế lập 02 bản đăng ký người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh theo mẫu số 16/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cơ quan trả thu nhập. Trong năm nếu có sự thay đổi về người phụ thuộc so với đăng ký đầu năm thì chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày có thay đổi (tăng, giảm), đối tượng nộp thuế cần khai 02 bản đăng ký điều chỉnh người phụ thuộc theo mẫu số 16/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cơ quan trả thu nhập.

Trường hợp đối tượng nộp thuế ký hợp đồng lao động (hoặc có quyết định tuyển dụng) sau ngày 30 tháng 1 thì thời hạn đăng ký người phụ thuộc chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng.

- Đối tượng nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc phải có đủ hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc theo hướng dẫn tại điểm 3.1.7 nêu trên và phải nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập.
...”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty theo trình bày ngày 06/12/2012 Công ty có nộp hô sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc cho người lao động từ tháng 12/2012 thì thời điểm tính giảm trừ cho người lao động bắt đầu từ tháng 12/2012

Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG






Trần Thị Lệ Nga

Vậy so với công văn số 187/TCT-CNTT ngày 15/1/2013 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2012 thì thời điểm tính giảm trừ cho người lao động bắt đầu từ tháng nào? ===> Cả nhà áp dụng theo công văn số 187/TCT-CNTT ngày 15/1/2013 của Tổng cục Thuế nhé
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Ðề: Chú ý: Quyết toán thuế TNCN và thuế TNDN năm 2012 có gì khác biệt.

Quyết toán thuế TNCN 2012 năm nay dễ bị sai lắm đấy, nếu bê cái số liệu trong bảng tính lương (gia cảnh) khấu trừ hàng tháng và số TN chịu thuế hàng tháng vào 05A/KK-TNCN là toi đấy.

Chú ý cho Trường hợp cá nhân trong năm có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc muộn hoặc đến khi quyết toán thuế mới đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì khi khấu trừ thuế hàng tháng được tính giảm trừ gia cảnh từ tháng đăng ký giảm trừ; khi quyết toán thuế được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng có nghĩa vụ nuôi dưỡng. (Theo Công văn 187/TCT- TNCN - 15/01/2013 hướng dẫn quyết toán thuế TNCN 2012)
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA