Lương của nhân viên viết phần mềm hạch toán như thế nào?

  • Thread starter phuc_lui
  • Ngày gửi
P

phuc_lui

Guest
17/12/16
17
0
1
30
Hi cả nhà
công ty mình làm về mảng phần mềm, viết phần mềm xong bán cho các công ty
vậy cho mình hỏi lương của nhân viên viết phần mềm hạch toán vào tài khoản nào hợp lý và phần giá vốn mình kết chuyển làm sao
cảm ơn.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
P

Phuong_VT

Trung cấp
27/12/16
73
9
8
31
Mình cũng đang có thắc mắc vấn đề này. Hy vọng nhận được tư vấn từ các bạn. :)
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Mình cũng đang có thắc mắc vấn đề này. Hy vọng nhận được tư vấn từ các bạn. :)
Sao phải thắc mắc nhỉ, phần mềm nó được chia thành 2 loại chính, nếu viết phần mềm theo đơn đặt hàng hoặc phần mềm đóng gói, xuất hóa đơn ghi rõ là phần mềm thì nó là sản xuất, nếu viết code cho một công ty nào đó hoặc làm dịch vụ, cho thuê, trên hóa đơn viết là "triển khai, gia công,...." thì nó là dịch vụ, cả 2 trường hợp đều đưa vào 622 hoặc 154 (trường hợp công ty đăng ký mã nguồn rồi thì còn được miễn thuế); còn mua phần mềm có thương hiệu của một công ty khác về bán lại thì là hàng hóa.
 
  • Like
Reactions: Phuong_VT
B

BỒ CÔNG ANH 2017

Sơ cấp
14/8/17
47
1
8
29
cho mình hỏi ké với ạ, tháng có hợp đồng, có doanh thu thì lương cho vào 154 (TT133), thế còn khi không có hợp đồng, thì lương này hạch toán như thế nào ạ
 
nguyentuanhiephp

nguyentuanhiephp

Cao cấp
14/3/11
243
86
28
Hải Phòng
cho mình hỏi ké với ạ, tháng có hợp đồng, có doanh thu thì lương cho vào 154 (TT133), thế còn khi không có hợp đồng, thì lương này hạch toán như thế nào ạ
bạn cho vào 154 và cuối kỳ kết chuyển 632 như thường. Trong kinh doanh lỗ lãi là chuyện bình thường và lương thì tất nhiên là ... vẫn phải trả
 
  • Like
Reactions: loan90
P

Phuong_VT

Trung cấp
27/12/16
73
9
8
31
Sao phải thắc mắc nhỉ, phần mềm nó được chia thành 2 loại chính, nếu viết phần mềm theo đơn đặt hàng hoặc phần mềm đóng gói, xuất hóa đơn ghi rõ là phần mềm thì nó là sản xuất, nếu viết code cho một công ty nào đó hoặc làm dịch vụ, cho thuê, trên hóa đơn viết là "triển khai, gia công,...." thì nó là dịch vụ, cả 2 trường hợp đều đưa vào 622 hoặc 154 (trường hợp công ty đăng ký mã nguồn rồi thì còn được miễn thuế); còn mua phần mềm có thương hiệu của một công ty khác về bán lại thì là hàng hóa.
Hi bạn @nguyenduykhanh36 tại vì mình thấy công ty mình toàn đưa thẳng lương vào 641 luôn chứ ko đưa qua 622 (TT200) nên mình muốn tham khảo thêm về vấn đề này ấy bạn.
Sẵn đây bạn cho mình hỏi thêm 1 số vấn đề sau:

Hiện giờ công ty mình đăng ký kinh doanh là Sản xuất mua bán phần mềm, không chịu thuế VAT đầu ra.
1. Khi xuất hóa đơn bên mình toàn viết là " Dịch vụ cung cấp phần mềm theo hợp đồng số ..." hoặc " Dịch vụ bảo hành, bảo trì phần mềm theo hợp đồng số...." thì không biết có đúng không vậy bạn? (Cung cấp là phần mềm bên mình viết mới cho KH, Bảo hành, bảo trì là dịch vụ hàng năm tính theo % trên giá trị hợp đồng chính)
2. Lúc trước thì bên mình tự viết tự xuất, nhưng sau này kiểu như muốn có đàu vào để giảm chi phí nên có nhận hóa đơn đầu vào từ 1 công ty (công ty A) phần mềm khác tính theo tỷ lệ % trên giá trị HĐ mà công ty mình ký kết với KH (vì công ty mình có thương hiệu hơn còn công ty A là công ty mới thành lập => kiểu liện kết với nhau). Được hiểu nôm na là công ty A viết phần mềm rồi bán lại cho công ty mình, xong công ty mình bán lại cho KH bên mình. Thì bên mình có được xuất hóa đơn giống với nội dung ở phần "1" được không? Và có phải chịu thuế không?
3. Vì lương của nhân viên phần mềm khá cao nên không thể đóng hết BHXH trên mức lương đó được nên bên mình chỉ trích đóng BHXH 1 phần trên lương chính thôi, còn lại là công ty chịu chi mà không đưa vào chi phí hợp lý được. Bạn có cách nào giúp mình đưa lương đó vào chi phí hợp lý được không?

Vì mình chưa hiểu lắm về lĩnh vực này nên nếu được nhờ bạn và mọi người tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn!
 
P

phuc_lui

Guest
17/12/16
17
0
1
30
Chi phí phát sinh sẽ bao gồm :
- Chi phí nhân công : Lương của bộ phận kỹ thuật, thiết kế. Họ là người trực tiếp tạo ra sản phẩm. Công việc của họ là : xét duyệt yêu cầu, phân tích thiết kế, lập trình, viết mã lệnh. Sau đó là kiểm tra và chạy thử phần mềm.
Hạch toán chi phí lương của bộ phận thiết kế, kỹ thuật:
Nợ TK 241
Có Tk 334
Tính và trích các khoản bảo hiểm phải nộp cho bộ phận thiết kế, kỹ thuật:
Nợ TK 241
Có TK 3383
Có Tk 3384
Có TK 3389
như thế này có đúng không nhĩ
 
B

BỒ CÔNG ANH 2017

Sơ cấp
14/8/17
47
1
8
29
bạn cho vào 154 và cuối kỳ kết chuyển 632 như thường. Trong kinh doanh lỗ lãi là chuyện bình thường và lương thì tất nhiên là ... vẫn phải trả
cho vào 154 kết chuyển 632 (giá vốn) nhưng không có hợp đồng công trình nào thì 632 này mình làm sao xác định được nó là giá vốn của công trình nào ạ
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Hi bạn @nguyenduykhanh36 tại vì mình thấy công ty mình toàn đưa thẳng lương vào 641 luôn chứ ko đưa qua 622 (TT200) nên mình muốn tham khảo thêm về vấn đề này ấy bạn.
Sẵn đây bạn cho mình hỏi thêm 1 số vấn đề sau:

Hiện giờ công ty mình đăng ký kinh doanh là Sản xuất mua bán phần mềm, không chịu thuế VAT đầu ra.
1. Khi xuất hóa đơn bên mình toàn viết là " Dịch vụ cung cấp phần mềm theo hợp đồng số ..." hoặc " Dịch vụ bảo hành, bảo trì phần mềm theo hợp đồng số...." thì không biết có đúng không vậy bạn? (Cung cấp là phần mềm bên mình viết mới cho KH, Bảo hành, bảo trì là dịch vụ hàng năm tính theo % trên giá trị hợp đồng chính)
2. Lúc trước thì bên mình tự viết tự xuất, nhưng sau này kiểu như muốn có đàu vào để giảm chi phí nên có nhận hóa đơn đầu vào từ 1 công ty (công ty A) phần mềm khác tính theo tỷ lệ % trên giá trị HĐ mà công ty mình ký kết với KH (vì công ty mình có thương hiệu hơn còn công ty A là công ty mới thành lập => kiểu liện kết với nhau). Được hiểu nôm na là công ty A viết phần mềm rồi bán lại cho công ty mình, xong công ty mình bán lại cho KH bên mình. Thì bên mình có được xuất hóa đơn giống với nội dung ở phần "1" được không? Và có phải chịu thuế không?
3. Vì lương của nhân viên phần mềm khá cao nên không thể đóng hết BHXH trên mức lương đó được nên bên mình chỉ trích đóng BHXH 1 phần trên lương chính thôi, còn lại là công ty chịu chi mà không đưa vào chi phí hợp lý được. Bạn có cách nào giúp mình đưa lương đó vào chi phí hợp lý được không?

Vì mình chưa hiểu lắm về lĩnh vực này nên nếu được nhờ bạn và mọi người tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn!
Ái chà trước mình cũng làm công ty phần mềm một thời gian nên có thể trả lời giúp bạn thế này:
1/ Trên hóa đơn công ty bạn đã ghi là "Dịch vụ cung cấp phần mềm", "dịch vụ bảo hành phần mềm",... thì nó rõ ràng là đang cung cấp dịch vụ rồi, tiền lương của nhân viên code phần mềm phải đưa vào 622 theo thông tư 200 hoặc 154 theo thông tư 133, việc đưa vào 641 là sai vì đó là chi phí bán hàng chỉ dùng trả nhân viên kinh doanh, còn trường hợp nhân viên code là nhân viên trực tiếp tạo nên cái giá trị phần mềm để đem đi bán nó là nhân công trực tiếp
2/ Bên bạn muốn làm trung gian, đại lý, nhà phân phối,.... (tùy theo cách gọi) thì phải xét trên nội dung trên hóa đơn đầu vào của công ty phần mềm kia mà mình xử lý tương ứng:
- Nếu công ty kia nó ghi rõ ràng: phần mềm A, đơn vị: phần mềm, gói, bộ,...; số lượng nhập kho là 1, 2 hay 3,... gì đó thì nó là hàng hóa, bạn nhập kho và đưa vào 156 và bán như hàng hóa bình thường
- Nếu công ty kia nó là dịch vụ gia công, viết phần mềm, lập trình phần mềm gì đó nhưng bạn nhập về nó vẫn theo đơn vị, theo bộ hay theo gói như trên thì nó cũng là hàng hóa, cọi như mình đặt cái công ty đó nó viết riêng cho mình và mình lấy về bán đi
- Nếu công ty kia nó ghi là dịch vụ như trường hợp 2 và bạn bán ra cũng như vậy thì nó là dịch vụ, bạn phải tập hợp hết vào 154 hoặc 627 rồi tính giá thành dịch vụ
- Trường hợp công ty bạn đi mua lại phần mềm của một đơn vị khác thì vẫn phải đóng thuế bình thường, chỉ có trường hợp công ty bạn tự viết phần mềm, đem code đi đăng ký bản quyền thì mới được xuất hóa đơn không thuế.
3/ Về vấn đề bảo hiểm, trong năm 2017 này vẫn không tính bảo hiểm trên các phụ cấp: Xăng xe, điện thoại, đi lại, nhà ở. Vì vậy bạn làm bảng lương ngoài lương cơ bản theo thang bảng lương, muốn tăng chi phí lương thì cho thêm các phụ cấp này vào thôi, nhớ là muốn cho vào thì phải có thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc quy chế tài chính, thỏa ước lao động tập thể
 
  • Like
Reactions: Phuong_VT
P

Phuong_VT

Trung cấp
27/12/16
73
9
8
31
Ái chà trước mình cũng làm công ty phần mềm một thời gian nên có thể trả lời giúp bạn thế này:
1/ Trên hóa đơn công ty bạn đã ghi là "Dịch vụ cung cấp phần mềm", "dịch vụ bảo hành phần mềm",... thì nó rõ ràng là đang cung cấp dịch vụ rồi, tiền lương của nhân viên code phần mềm phải đưa vào 622 theo thông tư 200 hoặc 154 theo thông tư 133, việc đưa vào 641 là sai vì đó là chi phí bán hàng chỉ dùng trả nhân viên kinh doanh, còn trường hợp nhân viên code là nhân viên trực tiếp tạo nên cái giá trị phần mềm để đem đi bán nó là nhân công trực tiếp
2/ Bên bạn muốn làm trung gian, đại lý, nhà phân phối,.... (tùy theo cách gọi) thì phải xét trên nội dung trên hóa đơn đầu vào của công ty phần mềm kia mà mình xử lý tương ứng:
- Nếu công ty kia nó ghi rõ ràng: phần mềm A, đơn vị: phần mềm, gói, bộ,...; số lượng nhập kho là 1, 2 hay 3,... gì đó thì nó là hàng hóa, bạn nhập kho và đưa vào 156 và bán như hàng hóa bình thường
- Nếu công ty kia nó là dịch vụ gia công, viết phần mềm, lập trình phần mềm gì đó nhưng bạn nhập về nó vẫn theo đơn vị, theo bộ hay theo gói như trên thì nó cũng là hàng hóa, cọi như mình đặt cái công ty đó nó viết riêng cho mình và mình lấy về bán đi
- Nếu công ty kia nó ghi là dịch vụ như trường hợp 2 và bạn bán ra cũng như vậy thì nó là dịch vụ, bạn phải tập hợp hết vào 154 hoặc 627 rồi tính giá thành dịch vụ
- Trường hợp công ty bạn đi mua lại phần mềm của một đơn vị khác thì vẫn phải đóng thuế bình thường, chỉ có trường hợp công ty bạn tự viết phần mềm, đem code đi đăng ký bản quyền thì mới được xuất hóa đơn không thuế.
3/ Về vấn đề bảo hiểm, trong năm 2017 này vẫn không tính bảo hiểm trên các phụ cấp: Xăng xe, điện thoại, đi lại, nhà ở. Vì vậy bạn làm bảng lương ngoài lương cơ bản theo thang bảng lương, muốn tăng chi phí lương thì cho thêm các phụ cấp này vào thôi, nhớ là muốn cho vào thì phải có thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc quy chế tài chính, thỏa ước lao động tập thể

Cảm ơn tư vấn của bạn nhak.

Trường hợp 2:
Bên Công Ty A xuất hóa đơn hiện giờ cho mình là Thiết Kế phần mềm (nhưng không ghi rõ theo hợp đồng nào hết). Mà 1 hóa đơn là bên Công Ty A xuất cho công ty mình là gồm nhiều hợp đồng gộp lại (vì nhiều khi giá trị nó nhỏ ko xuất thành từng tờ hóa đơn). Hai bên dự định làm 1 hợp đồng nguyên tắc rồi liệt kê những hợp đồng mà bên Công Ty A xuất hóa đơn cho công ty mình để theo dõi. Thì như vậy có hợp lý không bạn? Hay có cách xuất hóa đơn và làm hợp đồng nào khác để hợp lý hơn không? Bạn tư vấn giúp mình với.
Vì thực chất là 2 công ty của 1 chủ thôi, nên hiện giờ cứ làm vậy chứ cũng không có hợp đồng gì rõ ràng cả (mọi thanh toán đều qua ngân hàng hết). Nhưng giờ mình thấy nhiều cái còn vướng nên mới nhờ mọi người tư vấn giúp để khắc phục chứ không Thuế xuống kiểm tra thì khổ (Vì công ty mình gần được 10 năm rồi, trước giờ Thuế chưa kiểm tra lần nào nên sợ đủ 10 Thuế xuống thì tiu)

Hy vọng được sự hỗ trợ từ mọi người. Chân thành cảm ơn.
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Cảm ơn tư vấn của bạn nhak.

Trường hợp 2:
Bên Công Ty A xuất hóa đơn hiện giờ cho mình là Thiết Kế phần mềm (nhưng không ghi rõ theo hợp đồng nào hết). Mà 1 hóa đơn là bên Công Ty A xuất cho công ty mình là gồm nhiều hợp đồng gộp lại (vì nhiều khi giá trị nó nhỏ ko xuất thành từng tờ hóa đơn). Hai bên dự định làm 1 hợp đồng nguyên tắc rồi liệt kê những hợp đồng mà bên Công Ty A xuất hóa đơn cho công ty mình để theo dõi. Thì như vậy có hợp lý không bạn? Hay có cách xuất hóa đơn và làm hợp đồng nào khác để hợp lý hơn không? Bạn tư vấn giúp mình với.
Vì thực chất là 2 công ty của 1 chủ thôi, nên hiện giờ cứ làm vậy chứ cũng không có hợp đồng gì rõ ràng cả (mọi thanh toán đều qua ngân hàng hết). Nhưng giờ mình thấy nhiều cái còn vướng nên mới nhờ mọi người tư vấn giúp để khắc phục chứ không Thuế xuống kiểm tra thì khổ (Vì công ty mình gần được 10 năm rồi, trước giờ Thuế chưa kiểm tra lần nào nên sợ đủ 10 Thuế xuống thì tiu)

Hy vọng được sự hỗ trợ từ mọi người. Chân thành cảm ơn.
Làm hợp đồng nguyên tắc cũng hợp lý, còn việc hóa đơn viết chung chung thì giữa hai bên làm biên bản nghiệm thu quyết toán hoặc bảng kê kèm theo thôi, hóa đơn đầu vào là chi phí để tạo nên giá vốn nên có thể viết nhiều đơn hàng vào làm 1 miễn đầy đủ chi tiết theo quyết toán nói trên. Cứ chú ý thế này: nếu hóa đơn không thể hiện được hết nội dung thì làm quyết toán hoặc bảng kê kèm theo, Nếu việc xuất hóa đơn là đều đặn và nhiều lần thì làm hợp đồng nguyên tắc, trong đó thỏa thuận việc xuất hóa đơn vào mỗi lần hoàn thành dịch vụ
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA