Những chính sách pháp luật mới kế toán cần phải biết

  • Thread starter Handoi123
  • Ngày gửi
Handoi123

Handoi123

User đã bị cấm truy cập
8/7/16
140
38
28
36
Những chính sách pháp luật mới kế toán cần phải biết
Nhằm phần nào giúp kế toán trong việc tránh rủi ro về pháp lý khi thực thiện công việc, từ đó giúp nắm bắt được nhiều cơ hội hơn và thuận lợi hơn cho những công việc về sau được tốt nhất. Dưới đây là tổng hợp các thay đổi lớn về chính sách pháp luật kế toán mới mà kế toán nào cũng cần năm bắt, biết được. Cụ thể:
1. Tăng mức lương tối thiểu vùng

Hội đồng tiền lương quốc gia đã chính thức chốt mức lương tối thiểu vùng năm 2018 vào ngày 07/08/2017. Dự kiến sẽ được áp dụng kể từ ngày 01/01/2018 như sau:
– Vùng I: Tăng 6,1% so với năm 2017: 3.980.000 đồng/tháng
– Vùng II: Tăng 6,3% so với năm 2017: 3.530.000 đồng/tháng
– Vùng III: Tăng 6,6% so với năm 2017: 3.090.000 đồng/tháng
– Vùng IV: Tăng 7% so với năm 2017: 2.760.000 đồng/tháng
2. Tăng trợ cấp thai sản

Mức trợ cấp thai sản sẽ tăng lên theo mức lương cơ sở bắt đầu kể từ ngày 01/07/2018. Cụ thể:
– Từ ngày 01/7/2018 mức lương cơ sở từ 1.300.000 đồng/tháng lên 1.390.000 đồng/tháng (Nghị quyết dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 được Quốc hội thông qua và chỉ đạo thực hiệ)
Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:
” Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

3. Thêm nhiều khoản thu nhập tính đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH)

Theo pháp luật hiện hành thì tiền lương tháng đóng BHXH = mức lương + phụ cấp lương.
Nhưng bắt đầu kể từ ngày 01/01/2018 theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn thi hành tại Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì: Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc = Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung khác xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương (theo điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH)

4. Thêm đối tượng bắt buộc tham gia BHXH


Theo quy định mới thì bắt đầu kể từ ngày 01/01/2018, đối tượng là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng sẽ chính thức phải tham gia BHXH bắt buộc. Và người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
5. Kéo dài số năm đóng BHXH

Như hiện nay thì đối với lao động nữ đóng BHXH từ đủ 25 năm đóng và đối với lao động nam thì đóng BHXH từ đủ 30 năm đóng trở lên la sẽ được hưởng lương hưu với mức lương tối đa 75% mức tiền lương bình quân tháng đóng BHXH(quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014)
Thì bắt đầu kể từ sau ngày 01/01/2018 số năm mà người lao động phải đóng BHXH để được hưởng mức lương tối đa dựa trên Khoản 1,2 Điều 56 Luật bảo hiểm xã 2014 như sau:
– Đối với lao động nữ: Từ đủ 30 năm đóng BHXH
– Đối với lao động nam:
+ Từ đủ 31 năm đóng BHXH (nếu nghỉ hưu vào năm 2018)
+ Từ đủ 32 năm đóng BHXH (nếu nghỉ hưu vào năm 2019)
+ Từ đủ 33 năm đóng BHXH (nếu nghỉ hưu vào năm 2020)
+ Từ đủ 34 năm đóng BHXH (nếu nghỉ hưu vào năm 2021)
+ Từ đủ 35 năm đóng BHXH (nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi)
6. Phạt tù người sử dụng lao động không đóng BHXH cho người lao động

Tại Điều 216 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH, cụ thể:
” 1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.”


7. Phạt tù đến 12 năm nếu vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi

Tại Điều 296 Bộ luật hình sự 2017 sửa đổi Bộ luật hình sự 2015 quy định vềtTội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi như sau:
“1. Người nào sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Làm chết người;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

8. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới

Thông tư 107/2017/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 24/11/2017 và chính thức áp dụng bắt đâug kể từ ngày 01/01/2018 nhằm hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Cụ thể ngoài việc hướng dẫn cụ thể về chứng từ, tài khoản, sổ kế toán; báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính, tại Thông tư này cũng ban hành kèm theo một số danh mục như sau:
– Danh mục biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán bắt buộc;
– Danh mục hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán;
– Danh mục mẫu sổ và phương pháp lập sổ kế toán;
– Danh mục mẫu báo cáo và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị tại Điều 2 của Thông tư này.
9. Quy định mới về dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên

Thông tư 91/2017/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2017 quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên. Qua đó có một số quy định mới cần lưu ý sau:
– Gộp chung điều kiện dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên làm một thay vì quy định riêng.
– Rút ngắn yêu cầu thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu xuống còn 36 tháng (quy định tại Thông tư 129/2012/TT-BTC là 60 tháng)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA