
1. Nguyên nhân dẫn đến đường huyết không ổn định
1.1Chế độ ăn uống không khoa học
Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân gây mất ổn định đường huyết. Cần theo dõi và điều chỉnh lượng phù hợp khi sử dụng các loại đồ uống có caffeine, đồ uống thể thao, trái cây khô. Vì đây đều là thực phẩm có thể làm tăng đường huyết trong máu.
Cần bổ sung những loại thực phẩm từ thực vật có chứa carbohydrate có trong những loại rau củ, ngũ cốc,… làm giảm áp lực cho cơ thể vì nó làm tăng đường huyết chậm, giảm đường vào máu. Hơn nữa còn tăng năng suất hoạt động của tuyến tụy và phục hồi sức khỏe.
1.2 Áp lực, căng thẳng
Việc căng thẳng, stress trong thời gian dài làm cơ thể sản sinh những chất làm đường huyết tăng. Tình trạng này khá phổ biến ở người mắc bệnh đái tháo đường loại 2
1.3 Chế độ sinh hoạt không hợp lý
Nếu sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi không phù hợp trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ mắc đái tháo đường loại 2. Thiếu ngủ khiến đồng hồ sinh học cơ thể rối loạn, dẫn đến gia tăng hormone cortisol – nguyên nhân gây nên stress và mất cân bằng đường huyết.
Thường xuyên không ăn sáng sẽ làm cho lượng đường trong máu giảm, dẫn tới tình trạng thèm đồ ngọt. Việc sử dụng nhiều đồ ngọt sẽ làm lượng đường trong máu tăng, đồng thời tăng khả năng bị bệnh đái tháo đường.
1.4 Dùng thuốc trị bệnh
Một vài loại thuốc như: corticosteroid, prednisone có thể trị nổi ban da, hen suyễn, viêm khớp; thuốc tránh thai; thuốc trầm cảm; ngoài điều trị bệnh thì còn có thể làm tăng đường huyết trong máu, vì thế cần chú ý và dùng thuốc chỉ khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Bệnh đường huyết không ổn định nguy hiểm thế nào?
2.1 Trường hợp hạ đường huyết
Hạ đường huyết xảy ra khi nồng độ đường trong máu giảm dưới mức an toàn, không đủ cung cấp cho cơ thể hoạt động. Hạ đường huyết hay gặp ở người bị bệnh đái tháo đường do biến chứng trong điều trị bệnh gây ra. Khi xảy ra hạ đường huyết, các cơ quan của cơ thể không đủ năng lượng làm cho những hoạt động bị trì trệ.
Dù vẫn có thể duy trì hoạt động thông qua năng lượng từ một vài nguồn khác như: protid và lipid, tuy nhiên việc này chỉ mang tính chất tạm thời. Ngoài ra, hạ đường huyết còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của não và hồng cầu. Vì thế, việc hạ đường huyết cần phát hiện và chữa trị kịp thời, nếu kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng làm tổn thương não, thậm chí tử vong.
2.2 Trường hợp tăng đường huyết
Tăng đường huyết là tình trạng nồng độ đường trong máu quá ngưỡng an toàn, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, sẽ gây tổn thương đến các bộ phận quan trọng trong cơ thể như: mắt, thận, tim hay thần kinh. Trong đó, nhiễm toan ceton ở người bệnh đái tháo đường và hội chứng tăng áp lực thẩm thấu được xem là hai biến chứng nguy hiểm nhất khi tăng đường huyết gây nên.
1.1Chế độ ăn uống không khoa học
Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân gây mất ổn định đường huyết. Cần theo dõi và điều chỉnh lượng phù hợp khi sử dụng các loại đồ uống có caffeine, đồ uống thể thao, trái cây khô. Vì đây đều là thực phẩm có thể làm tăng đường huyết trong máu.
Cần bổ sung những loại thực phẩm từ thực vật có chứa carbohydrate có trong những loại rau củ, ngũ cốc,… làm giảm áp lực cho cơ thể vì nó làm tăng đường huyết chậm, giảm đường vào máu. Hơn nữa còn tăng năng suất hoạt động của tuyến tụy và phục hồi sức khỏe.
1.2 Áp lực, căng thẳng
Việc căng thẳng, stress trong thời gian dài làm cơ thể sản sinh những chất làm đường huyết tăng. Tình trạng này khá phổ biến ở người mắc bệnh đái tháo đường loại 2
1.3 Chế độ sinh hoạt không hợp lý
Nếu sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi không phù hợp trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ mắc đái tháo đường loại 2. Thiếu ngủ khiến đồng hồ sinh học cơ thể rối loạn, dẫn đến gia tăng hormone cortisol – nguyên nhân gây nên stress và mất cân bằng đường huyết.
Thường xuyên không ăn sáng sẽ làm cho lượng đường trong máu giảm, dẫn tới tình trạng thèm đồ ngọt. Việc sử dụng nhiều đồ ngọt sẽ làm lượng đường trong máu tăng, đồng thời tăng khả năng bị bệnh đái tháo đường.
1.4 Dùng thuốc trị bệnh
Một vài loại thuốc như: corticosteroid, prednisone có thể trị nổi ban da, hen suyễn, viêm khớp; thuốc tránh thai; thuốc trầm cảm; ngoài điều trị bệnh thì còn có thể làm tăng đường huyết trong máu, vì thế cần chú ý và dùng thuốc chỉ khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Bệnh đường huyết không ổn định nguy hiểm thế nào?
2.1 Trường hợp hạ đường huyết
Hạ đường huyết xảy ra khi nồng độ đường trong máu giảm dưới mức an toàn, không đủ cung cấp cho cơ thể hoạt động. Hạ đường huyết hay gặp ở người bị bệnh đái tháo đường do biến chứng trong điều trị bệnh gây ra. Khi xảy ra hạ đường huyết, các cơ quan của cơ thể không đủ năng lượng làm cho những hoạt động bị trì trệ.
Dù vẫn có thể duy trì hoạt động thông qua năng lượng từ một vài nguồn khác như: protid và lipid, tuy nhiên việc này chỉ mang tính chất tạm thời. Ngoài ra, hạ đường huyết còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của não và hồng cầu. Vì thế, việc hạ đường huyết cần phát hiện và chữa trị kịp thời, nếu kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng làm tổn thương não, thậm chí tử vong.
2.2 Trường hợp tăng đường huyết
Tăng đường huyết là tình trạng nồng độ đường trong máu quá ngưỡng an toàn, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, sẽ gây tổn thương đến các bộ phận quan trọng trong cơ thể như: mắt, thận, tim hay thần kinh. Trong đó, nhiễm toan ceton ở người bệnh đái tháo đường và hội chứng tăng áp lực thẩm thấu được xem là hai biến chứng nguy hiểm nhất khi tăng đường huyết gây nên.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: