Mức phạt khi có giao dịch với doanh nghiệp bị xác định là bỏ trốn

  • Thread starter Duy Thanh
  • Ngày gửi
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Theo mình thì
Biện pháp a là chắc chắn rồi. Còn b, c,d chỉ áp dụng 1 trong các biện pháp đó thôi. (Tùy hành vi vi phạm). Vì (a) là khắc phục hậu quả, (b) & (c) là phạt vi phạm hành chính, (d) là xử lý hình sự vì vậy (b),(c),(d) không thể đi cùng với nhau.

Cái đó là theo ban thôi, còn theo luật thì khác. Nếu đã qua đến mức phat d thì a,b,c đều có cả. Có thể a,b,c thôi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn mức truy cứu trách nhiệm hình sự tôi chưa xem lại, nhưng tôi không nghỉ là mức 50tr, nếu 50 tr mà truy tố hình sự thì công an và tòa sán làm việc sao xuể.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Cái đó là theo ban thôi, còn theo luật thì khác. Nếu đã qua đến mức phat d thì a,b,c đều có cả. Có thể a,b,c thôi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn mức truy cứu trách nhiệm hình sự tôi chưa xem lại, nhưng tôi không nghỉ là mức 50tr, nếu 50 tr mà truy tố hình sự thì công an và tòa sán làm việc sao xuể.

Trên 50 triệu thì chuyển hồ sơ qua công an (đội điều tra tội phạm kinh tế và chức vụ) giải quyết, còn truy cứu hình sự hay không thì còn chờ kết quả của cơ quan điều tra chị ui.
 
L

lqdung

Sơ cấp
20/9/06
20
0
1
Vinh
Cái đó là theo ban thôi, còn theo luật thì khác. Nếu đã qua đến mức phat d thì a,b,c đều có cả. Có thể a,b,c thôi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn mức truy cứu trách nhiệm hình sự tôi chưa xem lại, nhưng tôi không nghỉ là mức 50tr, nếu 50 tr mà truy tố hình sự thì công an và tòa sán làm việc sao xuể.

Bác xem lại cho em cái! Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì "Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần". Hai nữa là: Đã xử lý hình sự thì phải không xử lý hành chính"
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì "Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần". Hai nữa là: Đã xử lý hình sự thì phải không xử lý hành chính"

Theo bạn thì câu trên có liên quan đến phần này không? Nếu được, bạn có thể ví dụ cho mình biết được chứ??? Thanks bạn trước.:bigok:
 
C

chuyengiaketoan

lãng tử vô tình
21/7/07
258
2
0
Hà nội, TP HCM
Đề nghị mọi người cho ý kiến giúp đỡ:

Theo thông tư 32: Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mà thời điểm mua hàng hoá, dịch vụ phát sinh trước ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế, nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hoá đơn bất hợp pháp.

Công ty mình đang gặp rắc rối vì có giao dịch như vậy, theo mình được biết, ngoài việc phải gạt bỏ các hóa đơn này khỏi chi phí, công ty mình còn phải chịu mức phạt tối đa có thể lên tới 100tr.

Vậy mình muốn hỏi: Có quy định nào ấn định mức phạt cụ thể? Và công ty mình có thể làm được gì để mức phạt càng nhỏ càng tốt? (Ngoại trừ chuyện tiêu cực với cán bộ thuế)

Mong các anh chị và các bạn giúp đỡ!

các pác tranh luận nhiều nên khi đọc hoa hết cả mắt. :wall::wall::wall:
Theo tôi trường hợp của bạn ngoài việc gạt bỏ hoá đơn đó khỏi chi phí thì mức phạt có thể từ 1-3lần. Tuy nhiên nếu là lần đầu và có tình tiết để giảm nhẹ thì chỉ phạt 1lần. Trong trường hợp đã tự khắc phục được hậu quả trước khi có văn bản, thông báo của cơ quan thuế (v/v xử phạt hoá đơn đó) thì chỉ bị phạt 10%trên số thúê đó thôi.
Chúc bạn bớt lo lắng và giả quyết tốt công việc
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Trong trường hợp đã tự khắc phục được hậu quả trước khi có văn bản, thông báo của cơ quan thuế (v/v xử phạt hoá đơn đó) thì chỉ bị phạt 10%trên số thúê đó thôi.
Chúc bạn bớt lo lắng và giả quyết tốt công việc

Pác Chuyengia căn cứ vào đâu để nói nhỉ? Mình nhớ Luật Quản lý thuế và Nghị định 98 đâu có nói chứ???:wall:
 
C

chuyengiaketoan

lãng tử vô tình
21/7/07
258
2
0
Hà nội, TP HCM
Pác Chuyengia căn cứ vào đâu để nói nhỉ? Mình nhớ Luật Quản lý thuế và Nghị định 98 đâu có nói chứ???:wall:

Đúng rùi đó. Đây là thực tế 100% đó bác tiger. Khi DN đã tự khắc phục thì cơ quan thuế đã vận dụng 10% như vậy đó (còn 1-3lần là trong TT61 có rùi nhé). Quan trọng nhất là chúng ta giải trình ntn để cơ quan thuế thấy hợp lý và phải ít nộp phạt là càng tốt.
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Đúng rùi đó. Đây là thực tế 100% đó bác tiger. Khi DN đã tự khắc phục thì cơ quan thuế đã vận dụng 10% như vậy đó (còn 1-3lần là trong TT61 có rùi nhé). Quan trọng nhất là chúng ta giải trình ntn để cơ quan thuế thấy hợp lý và phải ít nộp phạt là càng tốt.

Bác đã đọc qua Điều 106 Luật Quản lý thuế chưa? Có lẽ đúng như pác nói: hoa hết cả mắt nên pác chưa xem hết phần mình giải thích ở dưới rùi. Và pác cũng nên tham khảo kỹ Điều 12 Nghị định 98, nhưng thông thường chỉ vận dụng Luật là cao nhất.

Đã bước lên cơ quan thuế giải trình thì xem như bó tay, hết vận dụng. Lúc đó chắc đem Điều 14 Nghị định 98 ra giải quyết thôi.
 
L

lqdung

Sơ cấp
20/9/06
20
0
1
Vinh
Theo bạn thì câu trên có liên quan đến phần này không? Nếu được, bạn có thể ví dụ cho mình biết được chứ??? Thanks bạn trước.:bigok:

Có liên quan đấy bác ạ! Vi phạm về sử dụng hóa đơn và vi phạm luật thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đều là vi phạm hành chính. Cùng 1 hành vi nếu bị phạt theo NĐ 89 về ... sử dụng hóa đơn thì không bị phạt theo ND 100 (hoặc NĐ 98) nữa. Đơn giản thế này nhé: Nếu nhận hóa đơn bất hợp pháp mà chưa dẫn đến trốn thuế thì áp dụng biện pháp a, b; Nếu nhận hóa đơn bất hợp pháp mà dẫn đến trốn thuế thì áp dụng a, c.
Quan trọng nhất là xác định hành vi khi lập biên bản vi phạm hành chính.
Giá như bạn Duy Thanh nêu cụ thể trường hợp của bạn ấy thì chúng ta kiểm chứng thì hay biết mấy!
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Có liên quan đấy bác ạ! Vi phạm về sử dụng hóa đơn và vi phạm luật thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đều là vi phạm hành chính. Cùng 1 hành vi nếu bị phạt theo NĐ 89 về ... sử dụng hóa đơn thì không bị phạt theo ND 100 (hoặc NĐ 98) nữa. Đơn giản thế này nhé: Nếu nhận hóa đơn bất hợp pháp mà chưa dẫn đến trốn thuế thì áp dụng biện pháp a, b; Nếu nhận hóa đơn bất hợp pháp mà dẫn đến trốn thuế thì áp dụng a, c.
Quan trọng nhất là xác định hành vi khi lập biên bản vi phạm hành chính.
Giá như bạn Duy Thanh nêu cụ thể trường hợp của bạn ấy thì chúng ta kiểm chứng thì hay biết mấy!

Chỗ này bạn trả lời chưa đúng rùi, ở Nghị định 89 có nêu hình thức xử phạt ở Điều 14.15.16 (trong đó Điều 14 có phần xử phạt hành chính về hóa đơn) và Điều 17 có quy định về phần khắc phục về thuế đối với các đơn vị bị xử phạt tại những điều trên. Vì thế, nếu đơn vị sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để đưa vào kê khai khấu trừ thuế, thì sẽ bị phạt ở khoản 3 Điều 15 hay khoản 4 Điều 14 tùy theo từng trường hợp. Sau đó sẽ bị truy thu lại phần thuế của tờ hóa đơn bất hợp pháp đó và phạt hay không thì còn tùy tình huống vi phạm (ví dụ như trước ngày bỏ trốn hay sau ngày bỏ trốn hay sử dụng hóa đơn của đơn vị mua bán hóa đơn đã bị cơ quan điều tra ra quyết định thông báo chính thức đến khắp nơi). Trường hợp này vừa bị phạt bên 89 và luôn cả bên 100 hay 98.

Chúng ta cũng phải nên xác định thế nào là hành vi vi phạm hành chính, và tất nhiên chúng ta cũng không thể đi ngược lại Pháp Lệnh 44.

Bạn Duy Thanh mà đưa ra cụ thể thì chuyện đó khác rồi, nhưng mình có 1 ví dụ ở bài dưới đó (#10), bạn có thể tham khảo và cho mình kết quả được chứ?
 
L

lqdung

Sơ cấp
20/9/06
20
0
1
Vinh
Chỗ này bạn trả lời chưa đúng rùi, ở Nghị định 89 có nêu hình thức xử phạt ở Điều 14.15.16 (trong đó Điều 14 có phần xử phạt hành chính về hóa đơn) và Điều 17 có quy định về phần khắc phục về thuế đối với các đơn vị bị xử phạt tại những điều trên. Vì thế, nếu đơn vị sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để đưa vào kê khai khấu trừ thuế, thì sẽ bị phạt ở khoản 3 Điều 15 hay khoản 4 Điều 14 tùy theo từng trường hợp. Sau đó sẽ bị truy thu lại phần thuế của tờ hóa đơn bất hợp pháp đó và phạt hay không thì còn tùy tình huống vi phạm (ví dụ như trước ngày bỏ trốn hay sau ngày bỏ trốn hay sử dụng hóa đơn của đơn vị mua bán hóa đơn đã bị cơ quan điều tra ra quyết định thông báo chính thức đến khắp nơi). Trường hợp này vừa bị phạt bên 89 và luôn cả bên 100 hay 98.
Chúng ta cũng phải nên xác định thế nào là hành vi vi phạm hành chính, và tất nhiên chúng ta cũng không thể đi ngược lại Pháp Lệnh 44.

Bạn Duy Thanh mà đưa ra cụ thể thì chuyện đó khác rồi, nhưng mình có 1 ví dụ ở bài dưới đó (#10), bạn có thể tham khảo và cho mình kết quả được chứ?
Truy thu là khắc phục hậu quả đấy bác ạ!(a). cái : "Trường hợp này vừa bị phạt bên 89 và luôn cả bên 100 hay 98" của bác thì không thể được.
Còn ví dụ của bác đưa ra không cụ thể nên không thể cho kết quả được. bác chỉ cần nêu 1 trường hợp và mô tả cụ thể tôi sẽ cho bác kết quả ngay. Tốt hơn hết là lấy 1 ví dụ trong thực tế. Mai mốt rảnh tôi tìm cho bác vài ví dụ đã có xử lý của cơ quan thuế.
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Truy thu là khắc phục hậu quả đấy bác ạ!(a). cái : "Trường hợp này vừa bị phạt bên 89 và luôn cả bên 100 hay 98" của bác thì không thể được.
Còn ví dụ của bác đưa ra không cụ thể nên không thể cho kết quả được. bác chỉ cần nêu 1 trường hợp và mô tả cụ thể tôi sẽ cho bác kết quả ngay. Tốt hơn hết là lấy 1 ví dụ trong thực tế. Mai mốt rảnh tôi tìm cho bác vài ví dụ đã có xử lý của cơ quan thuế.

Khắc phục hậu quả thì mình không nói đến. Ví dụ mình đưa ra là có dùng đến 98 hay 100 đó. Hóa đơn sau ngày bỏ trốn thì chắc chắn có phạt rồi. Pác cũng không cần kiếm cho mình đâu, vì mình cũng có rồi.

Mà này, theo pác thì xử lý vi phạm về thuế và xử lý vi phạm về hóa đơn có giống nhau không? Khi có hành vi thì cơ quan thuế sẽ lập biên bản VPHC về lĩnh vực nào?
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Có lẻ là tôi vô phúc hay sao nên mấy cái vụ DN mua bán hoá đơn, hoá đơn của DN bỏ trốn đã được hoàn thuế, hoá đơn của DN bỏ trốn bi cơ quan thuế phát hiện trước khi quyết toán thuế. Làm việc với cơ quan thuế, và lcả àm việc với công an về mấy cái vụ này rồi.
Xử lý như thế nào cũng rồi, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng được xem xét. Nên những gì mà Tiger post thì chịu khó đọc và tìm hiểu để thực hiện đi. Tốt nhất là nên tìm hiểu các văn bản liên quan để tìm ra các đinh nghĩa, khái niệm mà hiểu. Sau này có vi pham, dù có hiểu hay không cũng bị xử ls theo Luật thôi.

Truy thu: là nhà nước đòi tiền DN phải trả, phải nộp, không thực hiện thì bị phong toả TK tiền gửi ngân hàng buộc thực hiện. Truy thu là việc xảy ra sao khi bị nhà nước phát hiện.
Còn khắc phục hậu quả: là DN tự giác đi điều chỉnh kê khai và nộp vào trước khi bị cơ quan thuế gửi văn bản thông báo hành vi vi phạm đó.

Một hành vi có thể vi phạm nhiều luật khác nhau thì xử lý theo các Luật khác nhau, theo các quy đinh khác nhau. Ông lão có vợ , ông ta yêu và sông như vợ chồng với cô bé 17 tuổi. Thì ông ta vi phạm gì? Vi pham chế độ 1 vơ-1 chồng theo Luật Hôn Nhân Gia Đình; tội hình sự vì giao cấu với trẻ vị thành niên. Khi xử người ta đâu có bỏ tội nào đâu.

Tôi stop đây
 
C

chuyengiaketoan

lãng tử vô tình
21/7/07
258
2
0
Hà nội, TP HCM
Bác đã đọc qua Điều 106 Luật Quản lý thuế chưa? Có lẽ đúng như pác nói: hoa hết cả mắt nên pác chưa xem hết phần mình giải thích ở dưới rùi. Và pác cũng nên tham khảo kỹ Điều 12 Nghị định 98, nhưng thông thường chỉ vận dụng Luật là cao nhất.

Đã bước lên cơ quan thuế giải trình thì xem như bó tay, hết vận dụng. Lúc đó chắc đem Điều 14 Nghị định 98 ra giải quyết thôi.
Những điều pác nói Chuyen gia tôi cũng đã xem hết rôì. Đây là kinh nghiệm thực tế chia sẻ v mọi người khi tôi làm việc v cơ quan thuế. ĐIều quan trọng là phải khắc phục hậu quả (tức là phát hiện trước và nộp tiền vào NSNN ngay). Bao h trong luật cũng có tình tiết giảm nhẹ
Thân!
 
L

lqdung

Sơ cấp
20/9/06
20
0
1
Vinh
Khắc phục hậu quả thì mình không nói đến. Ví dụ mình đưa ra là có dùng đến 98 hay 100 đó. Hóa đơn sau ngày bỏ trốn thì chắc chắn có phạt rồi. Pác cũng không cần kiếm cho mình đâu, vì mình cũng có rồi.

Mà này, theo pác thì xử lý vi phạm về thuế và xử lý vi phạm về hóa đơn có giống nhau không? Khi có hành vi thì cơ quan thuế sẽ lập biên bản VPHC về lĩnh vực nào?
Cái này chắc là mọi người cũng mệt lắm rồi. Bác có thể trao đổi với em qua địa chỉ dungbi01@yahoo.com. Ta không làm phiền mọi người nữa. Em nói với bác mãi rồi: xử lý vi phạm về thuế và xử lý vi phạm về hóa đơn đều là xử lý vi phạm hành chính khi có vi phạm thì cơ quan thuế sẽ xét theo vi phạm để xử lý theo cái nào. Thế bác nhé!
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Cái này chắc là mọi người cũng mệt lắm rồi. Bác có thể trao đổi với em qua địa chỉ dungbi01@yahoo.com. Ta không làm phiền mọi người nữa. Em nói với bác mãi rồi: xử lý vi phạm về thuế và xử lý vi phạm về hóa đơn đều là xử lý vi phạm hành chính khi có vi phạm thì cơ quan thuế sẽ xét theo vi phạm để xử lý theo cái nào. Thế bác nhé!

Tôi cũng định stop rồi, nhưng hôm nay có cái này để mọi người suy gẩm.

Hôm nay vừa nghe ông Bùi Văn Mai nói : xử phạt vi pham hành chính là việc xử lý khi vi pham chưa đến mức xử lý vi pham hình sự.
Như vậy tôi nghỉ xử lý vi pham hành chánh trong lĩnh vực thuế thì sẽ phat vi phạm trong lĩnh vuec thuế. Còn vi pham hành chánh trong lĩnh vực hoá đơn thì xử lý trong lĩnh vưc hoá đơn. Còn việc truy thu thuế thì miễn bàn rôi.

Và hôm nay cũng hỏi qua ý kiến của luật sư Trần Xoa về cách xử lý : thường đầu tiên cơ quan thuế sẽ ra quyết định xử lý vi phạm hành chính trước (dù rằng có gửi kiến nghị đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự sang bên công an). Đến khi nào bên công an tiếp nhân để truy cứu trách nhiệm hình sự thì lúc đó quyết định xử phạt vi phạm hành chánh sẽ đươc thu hồi để xử lý hình sự
 
L

lqdung

Sơ cấp
20/9/06
20
0
1
Vinh
Tôi cũng định stop rồi, nhưng hôm nay có cái này để mọi người suy gẩm.

Hôm nay vừa nghe ông Bùi Văn Mai nói : xử phạt vi pham hành chính là việc xử lý khi vi pham chưa đến mức xử lý vi pham hình sự.
Như vậy tôi nghỉ xử lý vi pham hành chánh trong lĩnh vực thuế thì sẽ phat vi phạm trong lĩnh vuec thuế. Còn vi pham hành chánh trong lĩnh vực hoá đơn thì xử lý trong lĩnh vưc hoá đơn. Còn việc truy thu thuế thì miễn bàn rôi.

Và hôm nay cũng hỏi qua ý kiến của luật sư Trần Xoa về cách xử lý : thường đầu tiên cơ quan thuế sẽ ra quyết định xử lý vi phạm hành chính trước (dù rằng có gửi kiến nghị đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự sang bên công an). Đến khi nào bên công an tiếp nhân để truy cứu trách nhiệm hình sự thì lúc đó quyết định xử phạt vi phạm hành chánh sẽ đươc thu hồi để xử lý hình sự

Bác à! tất nhiên là 2 cái khác nhau, nhưng ở đây là 1 hành vi bác ạ!
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Bác à! tất nhiên là 2 cái khác nhau, nhưng ở đây là 1 hành vi bác ạ!

PL 44/2002- Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính nói:
Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nếu thuộc một trong các đối tượng được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này.
3. Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
5. Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
6. Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Theo khoản 4 nói đến một hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt hành chính chỉ bị xử phạt hành chính 1 lần- Tức là nói đến việc xử phạm hành chính là căn cứ trên hành vi vi phạm hành chính chư không chỉ căn cứ trên hành vi. Vì vậy 1 hành vi nhưng có thể thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính. Và nếu thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Như vậy hành vi mua bán hoá đơn là 1 hành vi, hành vi này vi pham hành chính về thuế, và vi pham hành chính về sử dung hoá đơn. Căn cứ theo khoản 4 nêu trên thì viêc phat vi phạm hành chính cho cả 2 hành vi lvi phạm là đúng.
 
Sửa lần cuối:
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay đọc văn bản thấy mấy đoan này nên trích dẩn. Để tham khảo thêm, để rủi mà bị oan mình còn biết chứ:
TT61 nói:
[FONT=&quot]7. Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với các trường hợp sau:[/FONT]
[FONT=&quot]7.1. Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định;[/FONT]
[FONT=&quot]7.2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, hoá đơn, chứng từ nhưng không xác định là trốn thuế, thiếu thuế, chậm nộp tiền thuế;[/FONT]

[B nói:
PL 44/2002- Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính[/B]] [FONT=&quot]Điều 10. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính [/FONT]
[FONT=&quot]1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu là hai năm; nếu quá các thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này. [/FONT]
[FONT=&quot]Điều 12. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả [/FONT]
[FONT=&quot]1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:[/FONT]
[FONT=&quot]a) Cảnh cáo;[/FONT]
[FONT=&quot]b) Phạt tiền.[/FONT]
[FONT=&quot]2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:[/FONT]
[FONT=&quot]a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;[/FONT]
[FONT=&quot]b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.[/FONT]
[FONT=&quot]3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:[/FONT]
[FONT=&quot]a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;[/FONT]
[FONT=&quot]b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;[/FONT]
[FONT=&quot]c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;[/FONT]
[FONT=&quot]d) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;[/FONT]
[FONT=&quot]đ) Các biện pháp khác do Chính phủ quy định.[/FONT]
[FONT=&quot]4. Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
 
N

NBC

Guest
15/2/06
27
1
1
Dong Nai
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 3606/TCT-CS

V/v: Xử lý vi phạm về thuế
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2007



Kính gửi:
Công ty tư vấn đầu tư công nghệ và thiết bị an toàn Thăng Long
(Số nhà 18 Lô 1 Tổ 100 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội)


Trả lời công văn số 63/CV ngày 13/6/2007 của Công ty tư vấn đầu tư công nghệ và thiết bị an toàn Thăng Long về việc xử lý vi phạm về thuế, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Về việc xử lý vi phạm đối với các hành vi mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn (công văn số 4215/TCT-PCCS ngày 18/11/2005) như sau: “Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ cơ sở kinh doanh bỏ trốn phát sinh sau ngày có thông báo của cơ quan thuế về việc cơ sở kinh doanh bỏ trốn thì số thuế giá trị gia tăng ghi trên các hóa đơn đó không được khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng, không được tính giá trị hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu cơ sở kinh doanh đã sử dụng các hóa đơn trên để kê khai, khấu trừ hoặc hoàn thuế, tính vào chi phí hợp lý thì tùy theo từng trường hợp mà bị xử lý theo hướng dẫn tại điểm 1 Mục III Công văn này.

Tại điểm 2 Mục III Công văn số 4215/TCT-PCCS nêu trên hướng dẫn: “Trường hợp cơ sở kinh doanh mua, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa chứng từ đầu vào của hàng hóa mua trôi nổi trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định giá trị hàng hóa mua vào theo giá thị trường tại thời điểm mua để xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và xử lý theo hướng dẫn tại điểm 1 Mục III Công văn này”.

Tại điểm 1 Mục III Công văn số 4215/TCT-PCCS nêu trên hướng dẫn: “Cơ quan thuế khi phát hiện cơ sở kinh doanh có các hành vi vi phạm nêu trên phải lập biên bản vi phạm và tùy theo hành vi vi phạm, mức độ vi phạm để áp dụng ngay các biện pháp xử lý dưới đây:

a. Có biện pháp truy thu ngay số thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ hoặc được hoàn; truy thu số thuế thu nhập doanh nghiệp.



c. Phạt từ 1 đến 3 lần số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đã chiếm đoạt theo quy định tại Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế…”

Tại Khoản 3 Điều 66 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định: “Việc xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế đã xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được áp dụng theo quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm đó. Trường hợp mức xử phạt đối với cùng một hành vi quy định tại Nghị định này nhẹ hơn mức xử phạt quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định này, kể cả trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản, nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa ra quyết định xử lý hoặc đã ra quyết định xử lý nhưng đang trong thời hiệu giải quyết khiếu nại”

Tại Điều 13 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP nêu trên quy định:

“1. Các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn:

…d. Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.

2. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này là 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm cao hơn so với mức quy định của pháp luật thuế”

Căn cứ vào hướng dẫn nêu trên, Công ty TNHH tư vấn đầu tư công nghệ và Thiết bị an toàn Thăng Long có ký hợp đồng mua hàng hóa của Công ty thương mại và dịch vụ Thiên Linh xuất hóa đơn số 0030843 ký hiệu LH/2005B cho Công ty TNHH tư vấn đầu tư công nghệ và thiết bị an toàn Thăng Long đối với lô hàng trên; Nhưng ngày 25/01/2006, Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng đã có thông báo số 277/CCT về việc Công ty thương mại và dịch vụ Thiên Linh là doanh nghiệp bỏ trốn mất tích; tuy nhiên toàn bộ số hàng hóa trên, Công ty đã phản ánh đầy đủ trên sổ sách, chứng từ kế toán và báo cho Trung tâm thiết kế hệ thống và chuyển giao công nghệ chuyên dụng Bộ Công an thì số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn số 0030843 Công ty không được khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng, không được tính giá trị hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Cơ quan thuế thực hiện ấn định giá trị hàng hóa mua vào trên hóa đơn 0030843 theo giá thị trường tại thời điểm mua để xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp; Đồng thời xác định số tiền thuế thiếu và xử phạt 10% tính trên số tiền thiếu đối với hoạt động mua bán nêu trên (số thuế phải nộp tăng thêm do đơn vị kê khai thấp hơn so với số thuế do cơ quan thuế ấn định).

Tổng cục Thuế thông báo để Công ty biết và thực hiện./.

Bạn thử xem có giúp gì được cho bạn không? Doanh nghiệp của tôi cũng vừa quyết toán thuế xong và cũng bị trường hợp sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA