Mẹ..

  • Thread starter luckyluck866
  • Ngày gửi
Anh_Nguyet

Anh_Nguyet

Happy is the way
29/5/06
435
3
18
Quảng Ngãi
Cảm ơn mẹ đã mang con đến với cuộc sống này và luôn dành con con những gì tốt nhất, cảm ơn mẹ đã luôn bên con.....con yêu mẹ thật nhiều.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

luckyluck866

Guest
28/8/07
552
0
0
Đồ nhà quê!
Thanh Minh này con không về được! mẹ đừng chạnh lòng khi con không về sang sửa lại ngôi nhà của mẹ nhé!
 
T

tranglethu

Guest
21/11/07
72
0
0
Bắc Giang quê ta đó!
Xin được chia sẻ cùng anh.
 
Sửa lần cuối:
T

tranglethu

Guest
21/11/07
72
0
0
Bắc Giang quê ta đó!
Nó biết mẹ sẽ chẳng nhớ đến Ngày của Mẹ bao giờ, bởi một lẽ đơn giản, mẹ luôn tất bật lo toan cho cuộc sống của chị em nó. Ngày của mẹ, nó cũng muốn tặng mẹ một cái gì đó và nó cũng muốn không phải đợi đến Ngày của mẹ, mẹ mới có những món quà từ những đứa con yêu thương của mẹ…

…Gần ba mươi tuổi, con chợt giật mình khi chưa làm điều gì cho mẹ. Vẫn thèm được mẹ ép ăn mỗi khi về thăm nhà, thèm được mẹ lấy cho chiếc mũ mỗi khi ra đường và vẫn thích được mẹ xoa dầu mỗi khi trái gió, trở trời. Không hiểu sao, với mẹ, con cứ luôn là một đứa trẻ. Những lúc khó khăn nhất trong cuộc đời, con lại tìm đến mẹ như một bến đỗ bình yên nhất…Con yêu mẹ.
 
Sửa lần cuối:
T

tranglethu

Guest
21/11/07
72
0
0
Bắc Giang quê ta đó!
Mẹ nó ốm, nó ko về chăm sóc mẹ được gọi điện về hỏi thăm mẹ thì "Mẹ đỡ rồi, con ko phải lo đâu. Con ở ngoài đấy ăn uống đều đặn và làm việc cho tốt nhé " Nghe mẹ nó nói vậy mà thấy nghèn nghẹn ở cổ, nó cố gắng ko nấc để mẹ nó yên tâm. Nó muốn chạy về bên mẹ chăm sóc mẹ, xoa dầu cho mẹ như mẹ vẫn làm với nó... Mẹ nó lúc nào cũng lo lắng cho 2 chị em nó, thế mà nó vẫn hay làm cho mẹ phải đau lòng ..
"Mẹ ơi! Con xin lỗi.... Cuối tuần con về với mẹ nhé"
 
L

luckyluck866

Guest
28/8/07
552
0
0
Đồ nhà quê!
Lễ VuLan

Vu lan - Mùa báo hiếu!
Ngay còn nhỏ, tôi cùng gia đình sơ tán về một vùng quê. Mấy năm liền, cứ đến rằm tháng bảy là tôi lại theo mẹ đi chùa. Thường thì những ngày này trời đổ mưa rả rích, mẹ tôi bảo đó là mưa ngâu. Trời mưa, chùa làng nhỏ nhưng vẫn đầy người qua lại, mẹ tôi bảo mọi người lên chùa thắp hương để báo hiếu cha mẹ, ông bà và cho những "vong hồn". Lúc được ăn chút cháo hoa, cầm gói bỏng ngô thì tôi thích lắm. Rồi tôi lớn lên và nhập ngũ, mỗi năm về nhà một, hai lần. Thấy tôi gầy, mẹ khóc. Thấy áo tôi rách, mẹ cặm cụi ngồi vá lại cho tôi. Mẹ bắt ăn thật nhiều, dù ngày ấy cuộc sống gia đình tôi đâu có dư dả... Vậy mà tới khi biết Vu lan là gì, "xá tội vong nhân" ý nghĩa ra sao, biết nghĩ đến việc "Một lòng thờ mẹ kính cha - Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con" thì chỉ được vài năm, cha mẹ tôi về nơi chín suối. Nghĩ mình chưa chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ được bao nhiêu, tâm sự với bạn bè, thì ra nhiều người cũng vậy. "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ" - câu nói của người xưa vừa là lời tổng kết, vừa là lời răn bảo mỗi người, dù đang làm cha làm mẹ cũng cần giữ gìn chữ hiếu của đạo làm con.

Truyền thuyết nhà Phật kể rằng, xưa kia ông La Bộc đi theo Ðức Phật, tu hành đắc đạo, trở thành Bồ tát Mục Kiền Liên (Mahà Moggallàna) - một trong các đệ tử thân tín của Ðức Phật, có nhiều phép thần thông. Vì mẹ đã qua đời nên Mục Kiền Liên luôn mang niềm thương nhớ. Muốn biết mẹ mình khi ấy ra sao, ông dùng "mắt thần" tìm kiếm bốn phương, thấy mẹ đang ở trong "cõi quỷ", bị hành hạ khổ cực vì khi còn sống bà từng gây tội lỗi. Mục Kiền Liên thương mẹ, ông xuống "cõi quỷ" đưa mẹ bát cơm mà mẹ lại không được ăn. Ông trở về hỏi Ðức Phật. Nghe vậy, Ðức Phật bảo dù tài giỏi Mục Kiền Liên cũng không cứu được mẹ, chỉ có một cách là hợp sức cùng mọi người. Rồi ngài thuyết kinh Vu lan (Ullambana Sutra) khuyên đến ngày rằm tháng bảy, Mục Kiền Liên cùng mọi người sắm sửa cúng lễ sao thật thành tâm thì sẽ cứu được mẹ. Ðức Phật còn bảo chúng sinh muốn báo hiếu với cha mẹ thì theo cách đó mà làm. Mục Kiền Liên làm theo lời Phật, cứu được mẹ. Có lẽ từ truyền thuyết này mà hình thành nên lễ Vu lan. Và hằng năm đến mùa Vu lan, trong đó nhằm đúng ngày rằm tháng bảy, mọi người lại cùng nhau bày tỏ tình cảm, lòng tri ân đối với ơn cha mẹ, ơn ông bà, tổ tiên. Ðó là báo hiếu đối với công ơn của người sinh thành - đạo hạnh đứng đầu trong "tứ ân" của nhà Phật, như kinh Phật viết: "Ân đức cha mẹ vô cùng, kể không bao giờ hết", "tột cùng điều thiện, không gì bằng hiếu. Tột cùng điều ác, không gì bằng bất hiếu"... Vậy là khi lời của Ðức Phật về một yếu tố của đạo lý làm người, gặp gỡ với tâm thức, với tình cảm của dân tộc đã "hóa thân" để ra đời một mỹ tục văn hóa "Tu đâu cho bằng tu nhà - Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu". Nên bao đời nay, Vu lan trở thành một ứng xử nhân văn trong xã hội, góp phần duy trì và củng cố đạo lý trong gia đình, trong dòng tộc mọi người đề cao chữ hiếu để nhắc nhở đạo làm con. Hơn thế nữa, chữ hiếu trở thành một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá con người, mà nếu không thành tâm, nghiêm túc thực hành sẽ bị dư luận lên án, cộng đồng chê cười.

LÀ người Việt Nam, hẳn là ai cũng biết đôi câu lục bát: "Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Công sinh dưỡng của cha mẹ là vô tận. Mỗi người sinh ra và trưởng thành, đối với cha mẹ bao giờ cũng là niềm tự hào đồng thời là kết quả của những nỗ lực vượt qua bao nhiêu khó khăn vật chất - tinh thần. Công cha - nghĩa mẹ thấm sâu vào mỗi con người, mỗi gia đình, dòng họ, thấm sâu vào nền nếp sinh hoạt của cộng đồng, nên phải ứng xử sao cho xứng đáng. Là một trong các nguyên tắc của đạo lý sống, trong truyền thống dân tộc, đạo hiếu là thiết thực đối với từng người con, đâu phải chỉ lúc cha mẹ lâm chung, mà chính là những năm tháng cha mẹ còn cũng như lúc yếu đau cần luôn được phụng dưỡng cả vật chất lẫn tinh thần. Vì thế từ ngàn xưa, qua lời ru của bà của mẹ, qua điệu hát câu hò, đạo hiếu là bài học đạo đức đầu tiên được truyền lại trong mỗi gia đình và đến ngày nay, văn hóa Việt Nam vẫn bảo lưu, gìn giữ những câu tục ngữ, ca dao khẳng định và bày tỏ lòng thành kính với bậc sinh thành: "Lên non mới biết non cao - Nuôi con mới biết công lao mẫu từ", "Bao giờ cá lý hóa long - Ðền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa", "Thờ cha mẹ, ở hết lòng - ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường", "Mẹ già ở tấm lều tranh - Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con", "Chiều chiều ra đứng ngõ sau - Ngó về quê mẹ, ruột đau chín chiều",... Không chỉ thế, với những ai xao lãng đạo làm con hoặc mượn việc "báo hiếu" để làm điều sai trái, tiền nhân cũng nhắc nhở, chê bai: "Cá không ăn muối cá ươn - Con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư", "Mẹ già hết gạo treo niêu - Mà anh khăn đỏ, khăn điều vắt vai", "Sống thì con chẳng cho ăn - Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi"...

Trên một ý nghĩa rộng hơn, Vu lan không những dành cho chữ hiếu, mà còn là ngày "xá tội vong nhân", như chúng ta vẫn nói đến câu: "Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân". Xưa kia cha ông quan niệm rằng, sống ở trong cuộc đời không phải ai ai mất đi cũng có người thân cúng giỗ. Có người mất đi vì không may gặp phải chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. Lại có người không hướng theo điều thiện mà làm điều ác, khi qua đời họ trở thành "cô hồn" phải chịu nhục hình nơi "cõi quỷ", mỗi năm chỉ một lần được "xá tội" về với dương gian nhận phần áo quần, đồ ăn do người thân cúng tế. Với các "vong nhân" không người thân cúng giỗ, với cả những người từng làm điều ác thì vào ngày "xá tội", người đang sống phải giúp đỡ bằng việc cúng vàng mã, cháo loãng, bỏng ngô... Ðặt sang một bên quan niệm của một thời về "hai thế giới", chúng ta nhận ra ở đây một yếu tố quan trọng góp phần làm nên cốt cách và truyền thống văn hóa của dân tộc là lòng nhân ái, là quan niệm bao dung để cùng xây dựng cuộc sống hài hòa. "Xá tội vong nhân" vừa là tình cảm dành cho người không may mắn, vừa thể hiện lòng vị tha với người từng có hành vi xấu xa đối với đồng loại. Và phải nói rằng, chính những điều này đã góp phần duy trì nền tảng đạo đức của xã hội Việt Nam truyền thống.

Hôm nay, cuộc sống đã khác trước, nhận thức về thế giới, về nhân sinh cũng đã đổi thay. Con người sống với cuộc sống thực của mình, bằng bàn tay và trí tuệ của mình để làm nên cuộc sống cho bản thân, cho gia đình, xã hội. Cũng vì thế mà một hệ tiêu chí mới và tiên tiến về phẩm chất, hành vi của con người đã được xác lập. Ðó là tất yếu khách quan, là sự cần thiết của quá trình phát triển. Nhưng trong tương quan giữa truyền thống với hiện đại, dòng chảy không ngừng của văn hóa lại chuyển tải trong đó một số giá trị nhân văn có ý nghĩa bất biến, chỉ có thể mở rộng, nâng cấp theo thời gian chứ không mất đi, như đạo hiếu của con người chẳng hạn. Dù xã hội văn minh đến đâu, dù cuộc sống no đủ thế nào thì mỗi người vẫn phải được cha mẹ nuôi dưỡng để trưởng thành, vì thế đạo hiếu vẫn luôn phải được đề cao. Thật đáng tiếc, trong các năm gần đây, tác động từ lối sống chạy theo vật chất, lấy vật chất làm tiêu chuẩn đánh giá quan hệ xã hội - con người - gia đình, rồi thái độ sống vô cảm và ích kỷ... đã làm nảy sinh trong quan hệ cha mẹ - con cái một số hiện tượng đáng phê phán, phải được điều chỉnh để giữ gìn sự lành mạnh của đạo đức xã hội. Ðối với sự thiếu vắng vai trò của đạo hiếu, cần nhìn nhận trong tính hai mặt. Một mặt, xuất phát từ một số cha mẹ thiếu trách nhiệm trong giáo dục gia đình, bỏ rơi con cái, phó mặc xã hội hoặc bằng việc thỏa mãn nhu cầu mà đẩy con cái tới tình trạng tha hóa. Mặt khác, có nguyên do từ quan niệm thiếu đúng đắn (thậm chí rất sai lạc) của một số người đối với cha mẹ. Người lơ là trách nhiệm làm con. Người coi đạo hiếu là nghĩa vụ nhiều hơn là tình cảm. Người dựa vào đồng tiền để ứng xử mà quên rằng đối với cha mẹ, đồng tiền không phải là tất cả. Thậm chí có trường hợp bạc đãi cha mẹ đã bị dư luận từng kịch liệt lên án. Chưa nói tới một số người báo hiếu rùm beng để trục lợi, tốn phí tiền bạc cúng tế cầu may chứ không hẳn thành tâm với người đã khuất... Những hành vi ấy chỉ có thể lý giải từ quan niệm lệch lạc và sự yếu kém khả năng tự điều chỉnh về đạo đức của mỗi người. Quan niệm đúng sẽ có hành vi đúng, nhất là khi trong bản chất của nó, đạo hiếu có quan hệ chặt chẽ với tình cảm, với thái độ chân thành. Về điều này, một hiền nhân xưa kia nhận xét: "Có việc thì giúp, có rượu, có thức ăn ngon mời cha mẹ là hiếu chăng? Giữ được sắc mặt vui vẻ khi ở chung với cha mẹ mới là điều khó", "Khi cha mẹ còn sống, chỉ chăm chú vào việc làm giàu, không phụng dưỡng cha mẹ là không tròn đạo hiếu"...

NHƯ một triết gia từng nói, mỗi huyền thoại đều chứa đựng một ý tưởng của con người về hiện thực, với mùa Vu lan và ngày "xá tội vong nhân", cha ông muốn nhắn nhủ với cháu con lời răn dạy về đạo hiếu, để có đạo lý làm người. Thành kính với cha mẹ là một mẫu số chung của văn hóa nhân loại, song mỗi nền văn hóa lại có các cách thức bày tỏ khác nhau. Tuy nhiên, ở nền văn hóa nào thì những người con hiếu đễ vẫn là tấm gương đạo đức được cộng đồng đề cao. Với người Việt Nam, Vu lan còn là ngày cảm thương đồng loại, vì thế ý nghĩa đã được mở rộng, để mọi người đều được hướng tới điều tốt lành. "Trẻ cậy cha, già cậy con", báo hiếu là chuyện hằng ngày, ở tấm lòng, ở việc làm cụ thể. Cần truyền dạy trong các gia đình những gì đạo hiếu đòi hỏi, thông qua ứng xử của cha mẹ với ông bà, tổ tiên để trở thành tấm gương cho con cháu. Xem nhẹ yêu cầu này, không ai khác, cha mẹ sẽ chịu hậu quả. Mưa ngâu rả rích, tiết trời bắt đầu sang thu. Một mùa Vu lan đã về, các ngôi chùa lại được sửa sang đón khách hành hương. Các bà các chị lại chuẩn bị lễ chay cúng dường cha mẹ, ông bà và các "vong nhân". Lại mong không vì hiếu đễ mà mọi người bị cuốn theo sự lãng phí, cầu may, lơ là với hành vi báo hiếu thiết thực. Vì nếu thật lòng hiếu đễ, thì mỗi ngày sẽ phải là một ngày Vu lan.


NGUYỄN HÒA
"sưu tầm"​
 
Sửa lần cuối:
snownight

snownight

Còi
10/7/08
575
2
0
HN
Mây và sóng

Mẹ ơi, kìa ai đang gọi con trên mây cao.
Họ bảo: "Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày
Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc"
Con hỏi: "Nhưng mà làm thế nào tôi lên trên ấy được ?"
Họ trả lời: "Con hãy đi đến hết cõi đất, rồi giơ tay lên trời con sẽ bay bổng lên mây"
Nhưng con nói: "Mẹ tôi đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi"
Họ bèn mỉm cười, và lơ lửng họ bay đi mất
Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ
Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng,
Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh

Mẹ ơi, kìa những ai đang gọi con dưới sóng rì rào
"Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi, không biết là đi qua những đâu"
Con hỏi: "Nhưng làm thế nào tôi đuổi được theo bây giờ ?"
Họ bảo: "Cứ đi, con cứ đi đến bờ biển, đứng im, con nhắm mắt lại, sóng sẽ cuốn con đi"
Con trả lời: "Nhưng đến tối mẹ tôi nhớ thì sao? Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được ?"
Họ bèn mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa
Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ
Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển,
Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ
Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu
 
T

thu6tudo

I have changed
24/6/06
345
3
0
Đồng Nai
Con yêu má biết bao nhiêu, vì cuối cùng chỉ có má là yêu và chăm lo cho con nhất.

Con chỉ muốn làm một điều gì má, làm một điều gì đó. Đã lâu lắm, mình vẫn thường hay nhắn tin về chúc cha má ngủ ngon, một điều mà mình biết, điều đó chả bao giờ là nhàm chán cả, điều đó mình không buồn vì cha má đã không chúc mình ngủ ngon như thế...vì mình biết cha má đã ngủ, và sẽ ngủ rất say...

Những lúc bịnh, má vội chạy lên đây, nấu ăn cho con, xông nước cho con, con chợt hiểu ra rằng : chỉ có mẹ là yêu thương mình nhất, trong cả cái thành phố bận rộn này...

Con chỉ mong má sống đời với con...
 
snownight

snownight

Còi
10/7/08
575
2
0
HN
MOTHER = MẸ nghĩa là :M…Million là hàng triệu điều mẹ trao cho con ,O…Old nghĩa là mẹ sẽ vì thế mà ngày càng già đi T…Tears là những giọt nước mắt mẹ đã đổ vì con H…Heart là trái tim vàng của mẹ E…Eyes là đôi mắt mẹ luôn dõi theo con R…Right là những gì đúng đắn mẹ hay khuyên bảo ,
 
L

luckyluck866

Guest
28/8/07
552
0
0
Đồ nhà quê!
Mùa Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
9a5d.jpg


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]MÙA VU LAN GIỮA CÕI ĐI VỀ[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Một lần về thăm người bạn cũ đã mồ côi mẹ ở tuổi chập chững vào đời, chúng tôi gặp lại nhau gượng cười mà lòng cứ thấy se se. Căn nhà ấm cúng hôm nào giờ bỗng trống trải. Khi mùa Vu Lan về, bạn lại tìm mua bảy bông hoa loa kèn, chưng trên bàn thờ mẹ. Màu trắng như bơ vơ hơn… [/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Tích Vu Lan bắt nguồn từ tấm lòng hiếu thảo cứu mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên. Tấm gương chí hiếu lớn lao ấy muôn đời sau vẫn phải soi vào. Đã từng có "quy ước" bất thành văn: trong Lễ Vu Lan, nếu ai đó còn mẹ sẽ được cài một bông hoa màu hồng lên áo. Ai đó mất mẹ cài hoa màu trắng. Và chuyện ở xứ mình… "Mùa Vu Lan báo hiếu, anh còn mẹ hay không?". Tôi gật đầu. Cô bé cười chúc mừng rồi cài lên áo tôi bông hồng đỏ khi áo em đính nụ hồng trắng tê lòng. [/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Vu Lan - Mùa báo hiếu cha mẹ. Sự Hiếu trung, Đức hỉ xả, Tâm từ bi như giúp con người sống tốt hơn. Nghiệp văn, nghề báo đã cho tôi đi, gặp gỡ và viết về nhiều thân phận con người. Viết để người ta đồng cảm đã không dễ, viết cho người ta yêu thì khó đến tận cùng… Dẫu biết rằng, không có người mẹ nghèo trong mỗi đứa con, chỉ có mẹ sớm hôm tần tảo, thế mà đến bây giờ tôi vẫn chưa viết nổi một dòng cho má trọn vẹn như tình thương má giành cho tôi. Bởi lẽ tôi biết; dẫu ở đâu trên mặt đất này, má vẫn luôn hiện hữu trong tôi, ánh mắt má vẫn dõi theo những bước chân tôi đi trên vạn nẻo đường đời.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Và sáng nay gặp chị. Câu chuyện giữa hai người lại một lần nữa đứt quãng, lưng chừng. Chị bỏ dở câu nói: “Ừ! Chị cũng mất mẹ…”. Chỉ bấy nhiêu thôi mà tôi như đang đứng giữa đôi bờ cảm xúc của miền vui, miền buồn. Để bây giờ khi nhìn bông hồng trắng trên áo người em bất hạnh, tôi chỉ biết nói với lòng rằng: “con thương Má lắm Má ơi!...”. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Vu Lan. Mùa con người đưa suy tư của mình trở về quá khứ, thể hiện đạo làm con với các đấng sanh thành. Dẫu ai đó có vị trí nào trong xã hội, mùa Vu Lan về cũng trở nên bé bỏng trước Người. Có lẽ, Vu Lan như cõi đời thật sự để những người con lang thang trong kiếp sống mênh mông được trở về đối diện với lòng mình đúng nghĩa hơn. [/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Tháng Bảy, mùa Vu Lan về cùng với ngày Rằm xá tội vong nhân mà người ta còn gọi là Tết Trung nguyên. Theo sách nhà Phật, ngày này các vong nhân không nơi nương tựa, không còn thân thích trên cõi trần gian để thờ phụng hoặc những linh hồn vì một oan khiên nào đó vật vờ sẽ được xá tội. Đại Thi hào Nguyễn Du của chúng ta từng khóc cho những kiếp người với Văn tế Thập loại chúng sinh”. Trang thơ gửi lời yêu thương cho mười loại người thống khổ: “Mười loài là những loài nào/ Gái trai già trẻ đều vào nghe kinh…”. Rằm tháng bảy, một ít cháo lá đa đặt bên lề đường cũng khiến bao vong hồn vất vưởng nơi cõi âm chợt ấm. “Sống đã chịu một đời phiền não, thác lại nhờ hớp cháo lá đa”. Đó là một tấm lòng trong vạn tấm lòng bao dung, như một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt gìn giữ qua bao đời nay theo quan niệm “sống gửi thác về”. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Liệu, nét đẹp ấy có còn được giữ đúng như tinh thần vốn dĩ hay không, khi chim phóng sinh người ta trả về trời hòng cầu phước cho gia đình, mua cá cảnh thả ra hồ để khấn an cho người thân. Vậy mà cá vẫn trở lại chậu và chim phải bay về lồng để rồi một con cá, một chú chim được phóng sinh rất nhiều lần. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Buồn thay, nhiều người mong đến Vu Lan để được tận tay giải thoát cho những sinh linh “cá chậu, chim lồng”. Trong số ấy nhiều người cố làm ngơ trước những sinh thể lăn lóc giữa sân chùa chờ chút của bố thí. Những thân phận hằng đêm co ro ở nhà chờ xe buýt, ghế đá công viên với những chiếc áo không đủ ấm khi mưa về. Trong giấc ngủ ấy, bao cơn mơ đang chập chờn chật vật với miếng cơm, manh áo. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Hình như, người sống đang đi theo bước chân người đã thác, bỏ quên cõi sống bằng sự hờ hững, vô tình. Có người mười lăm năm giữa thiên đường lạnh đã tiễn đưa biết bao sinh linh bé bỏng về trời. Có lần anh giữ lại chiếc nôi, cái trống rung, mấy bộ áo quần của một người cha giàu có gởi theo đứa con khi chưa kịp đặt tên đã sớm lìa đời để chia phần cho những sinh thể bắt đầu kiếp người mà cha mẹ chúng không đủ sức mua. Thế là của cải cho cõi âm đã trở thành món quà quí lắm cho cõi dương trần. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Dù cho lễ Vu Lan bây giờ có khác ngày xưa đi nữa, hình ảnh cụ già cầm tay cháu bé trên áo cài hoa trắng vào chùa nguyện cầu giữa khói hương nghi ngút, giữa tiếng kinh kệ và tiếng chuông ngân vẫn vẹn nguyên như thuở nào. Mùa Vu Lan, người được hoa trắng sẽ thấy xót xa lẫn trong thương nhớ. Người được hoa hồng sẽ sung sướng và xin hãy nhớ rằng mình còn có mẹ. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Hình thức lễ Vu Lan là thế, ý nghĩa Vu Lan là thế vẫn không gì mai một theo thời gian. Nếu có thì sự đổi thay ấy bắt đầu từ những ai vẫn còn tiếp tục vui cười, để cố quên đi cành hoa lung linh trên ngực áo. Chiều nay bạn gọi điện cho mình, đầu dây bên kia vẫn gượng cười để nghe giọng nói cứ thấy nao nao… [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Mùa Vu Lan giữa cõi đi về... [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Chị ơi! Hãy cài lên áo mình bông hoa biết ơn, để một lần nữa thấy lòng như ấm lại…[/FONT]


"ST"
 
snownight

snownight

Còi
10/7/08
575
2
0
HN
Mẹ !
Mẹ là nắng đẹp đầu xuân .
Mẹ là gió mát lâng lâng trưa hè .
Mẹ là trăng sáng thu về .
Mẹ là lửa ấm tràn trề giữa đông .
Mẹ là mật ngọt ấm lòng .
Mẹ là lúa chín ngoài đồng ngát thơm .
Mẹ là tất cả Thiên Ơn .
Mẹ là chỗ dựa đời con mẹ hiền .
 
Coc Yeu

Coc Yeu

IME - Cô cô ham zui ^.^
19/11/07
911
5
18
Hỏi mần chi ^^ ?!
Xin lỗi Mẹ ...

Sinh con và nuôi con với bao nhiêu khó nhọc. Mẹ luôn yêu thương và mong con được hạnh phúc. Mẹ luôn coi con là niềm tự hào của Mẹ. Một lời yêu thương nhất con xin được gửi đến Mẹ....
Một lời xin lỗi con muốn nói với Mẹ. Hãy tha lỗi cho con nếu quyết định này của con làm Mẹ đau lòng. Nhưng con tin Mẹ sẽ hiểu vì sao con phải làm như vậy. Mẹ luôn là người hiểu con nhất mà phải không Mẹ ... Hãy để con được tự quyết định những bước đi của cuộc đời mình Mẹ nhé ... Và nếu con không chịu được nỗi đau do quyết định này gây ra thì hãy để con đựơc khóc trong vòng tay của Ba Mẹ nhé ...Con yêu Ba Mẹ nhiều nhiều ...
 
snownight

snownight

Còi
10/7/08
575
2
0
HN
Thơ tặng mẹ


Tôi viết vào đây những nỗi lòng
Của đời con trẻ nhớ mẹ thương
Năm nay mẹ ngoài năm mươi đó
Tóc đã phai màu bởi gió sương
Thương chúng con thơ mẹ lặn lội
Đêm ngày vất vả có xá chi
Chỉ mong con được như bè bạn
Dẫu có mệt lòng nhưng mẹ vẫn vui



Quanh năm đó tối tăm mặt mũi
Vì con thơ mẹ khổ gấp nhiều lần
Bàn tay mẹ xưa kia mềm mại lắm
Ru con bằng cái nhè nhẹ xoa lưng
Giờ đây cũng là bàn tay mẹ
Nó đen xạm và thô giáp trai sần
Con yêu lắm yêu đôi bàn tay ấy
Bởi đó là đôi cánh giúp con bay



Mẹ ạ...
Nửa cuộc đời nhuốm màu gian khổ
Vai mẹ gầy gánh nặng đời con
Con khôn lớn mong mẹ nhiều vui vẻ
Còn nửa đời mẹ sẽ sướng vui hơn
Con thương mẹ thương nhiều hơn tất thảy
Nhưng chắc không bằng tình mẹ thương con…
 
Coc Yeu

Coc Yeu

IME - Cô cô ham zui ^.^
19/11/07
911
5
18
Hỏi mần chi ^^ ?!
Mẹ ...

Hôm nay là ngày 20/10, con ra bưu điện tặng Mẹ bức điện hoa. Tất cả tình yêu con dành cho Mẹ được gửi gắm cả vào bó hoa này Mẹ nhé ... Con yêu Mẹ nhiều nhiều .....
 
C

chocolate4u

Guest
16/10/08
3
0
0
16
Hà nội
MẸ ƠI!

Bao lần con dạt dào ngòi bút
nắn nót vần thơ xao xuyến: Mẹ ơi!
Thấy mênh mông và dịu ngọt ngàn lời
Sao viết mãi vẫn ý lời ngượng nghịu
Chẳng đủ bao điều... mà người đã tặng con.

Những vần thơ cứ gấp khúc nửa chừng
Ôi chín chữ ấy thôi *
mà vô cùng diệu vợi
tựa biển vô cùng
hơn cát trắng mênh mông
nhỏ nhoi quá
tay con
cô lẻ quá
thơ con
thi - từ hạn hẹp
mà tình người...
mẹ ơi!
thẳm thẳm bao la;

Trước biển hôm nay nhìn mây bay con nhớ
Nhớ đến người con thử viết vần thơ
Vẫn như cũ - ngòi bút con ơ hờ chẳng đủ
Chỉ nhấc lên rồi hạ xuống với hai từ muôn thuở lớn:
Mẹ ơi!...
 
C

chocolate4u

Guest
16/10/08
3
0
0
16
Hà nội
Trong cuộc sống luôn có những niềm vui, nỗi buồn, sự đau khổ hay thất vọng mà chúng ta cần phải vượt qua, với những lời khuyên và sự động viên của người mẹ sẽ giúp ta có thêm nghị lực trong cuộc sống, để trở thành một người có ích trong xã hội. Sau đây là lời nhắn của một người mẹ gửi đến con mà tôi đã đọc được và thấy rất ý nghĩa, mời các bạn cùng đọc và suy nghĩ.

- Mẹ có thể cho con cuộc sống, nhưng mẹ không thể sống mãi với con.

- Mẹ có thể chỉ đường cho con, nhưng mẹ không thể luôn ở bên cạnh để dẫn con đi.

- Mẹ có thể dạy con về cưộc sống, nhưng mẹ không thể làm cho con luôn có lòng tin.

- Mẹ có thể mua cho con quần áo đẹp, nhưng mẹ không thể làm cho con luôn giữ được tâm hồn đẹp.

- Mẹ có thể cho con sự yêu thương, nhưng mẹ không thể bắt con phải yêu thương tất cả mọi người.

- Mẹ có thể dạy con chia sẻ, nhưng mẹ không thể làm cho con không có một chút ích kỷ.

- Mẹ có thể dạy con sự tự trọng, nhưng mẹ không thể bắt con phải tôn trọng người khác.

- Mẹ có thể khuyên con về bạn bè, nhưng mẹ không thể cho bạn cho con.

- Mẹ có thể dạy con về những điều không tốt trong cuộc sống, nhưng mẹ không thể nói " không" thay cho con.

- Mẹ có thể nói cho con về những ước mơ và mục đích sống, nhưng mẹ không thể đạt được chúng giúp con.

- Mẹ có thể dạy con về sự tử tế, nhưng mẹ không thể bắt con phải cư xử đúng trong mọi trường hợp.

Nhưng mẹ có thể yêu thương con vô điều kiện trong suốt cuộc đời... và mẹ sẽ luôn như thế.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA