Một ví dụ về cách tính giá trị dở dang cuối kỳ theo các phương pháp tính giá :bình quân ;fifo;lifo

  • Thread starter keyfa
  • Ngày gửi
K

keyfa

Sơ cấp
8/8/08
3
0
0
56
Bien Hoa
1/Các khái niệm trừu tượng trong phương pháp tính giá thành :
Như chúng ta đã biết ,hiện tại có rất nhiều phương pháp tính toán giá thành được trình bày đầy đủ trên các giáo trình của các trường đại học và các viện ,tuy vậy ở đây chúng tôi muốn cùng bạn đọc trở lại tìm hiểu sâu hơn một vài nhân tố quan trọng trong các phương pháp tính giá thành đã được biết .
Đa phần các doanh nghiệp sử dụng tài khoản sản phẩm dở dang (SPDD)để phản ánh các chi phí phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản phẩm ,số dư của tài khoản này phản ánh rằng giá trị của các sản phẩm còn đang làm dở chưa hoàn thành tại ngày làm báo cáo .Như vậy SPDD vừa là yếu tố đầu vào,vừa là một yếu tố đầu ra trong hệ thống kế toán giá thành ,ta có thể tóm lược các khai niệm căn bản đầu vào ,đầu ra của hệ thống kế toán giá thành như bảng sau : (H1)
Đầu Vàolà các khoản chi phí cần thiết để cho quá Đầu Ralà các khoản chi phí được kết
trình sản xuất được bắt đầu hay tiếp tục tinh trong sản phẩm hoàn thiện
của quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc các sản phẩm chưa hoàn thiện
SPDD đầu kỳ : (nếu DN đã sản xuất rồi) SPDD cuối kỳ
trong đó các yếu tố căn bản là : trong đó các yếu tố căn bản là :
-Nguyên liệu trực tiếp -Nguyên liệu trực tiếp
-Nhân công trựctiếp -Nhân công trựctiếp
-Chi phí sản xuất chung -Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Thành phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ
trong đó các yếu tố căn bản là : trong đó các yếu tố căn bản là :
-Nguyên liệu trực tiếp -Nguyên liệu trực tiếp
-Nhân công trưctiếp -Nhân công trựctiếp
-Chi phí sản xuất chung -Chi phí sản xuất chung
CỘNG A CỘNG B
Về nguyên tắc giá trị của đầu vào bằng giá trị của đầu ra , trong một hệ thống kế toán giá thành sử dụng hệ thống kê khai thường xuyên (hầu hết các doanh nghiệp sử dụng ) thì vấn đề chi phí phát sinh trong kỳ là được ghi nhận khá rõ ràng nhất ,vấn đề còn lại SPDD là đối tượng cần phải có phương pháp tính toán xác định một cách khoa học ,hợp lý ,phù hợp với năng lực ,điều kiện sản xuất của từng doanh nghiệp .Vì yêu cầu của kế toán giá thành là phải xác định được giá trị của các đối tượng nói trên để kế toán phản ánh hay ghi nhận (vào thời điểm lập báo cáo) :
-Gía trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán
-Xác định được giá vốn hàng bán để tính lỗ lãi trên báo cáo kết quả kinh doanh
-Định giá bán sản phẩm hợp lý
Xuất phát từ những nhu cầu trên, lý thuyết kế toán quản trị có đưa ra khái niệm SẢN PHẨM TƯƠNG ĐƯƠNG (Equivalent units of Production) , nếu trong tất cả các quá trình sản xuất các sản phẩm,phần ĐẦU VÀO được đưa vào nhà máy mà cuối kỳ lúc nào cũng cho ĐẦU RA chỉ toàn là thành phẩm hoàn thiện (không có SPDD) thì mọi chuyện đều trở nên quá dễ dàng và đơn giản ,tuy vậy trong thực tế phần nhiều cuối kỳ vẫn có một số sản phẩm chưa làm xong còn nằm kẹt trong dây chuyền sản xuất ,và kế toán viên phải có trách nhiệm xác định những giá trị này ,khái niệm SẢN PHẨM TƯƠNG ĐƯƠNG(SPTD) được đưa ra nhằm đáp ứng cho giải pháp tính toán những giá trị dở dang này .các kế toán viên phải quy đổi các sản phẩm hoàn thành và chưa hoàn thành về một đơn vị tính thuần nhất để từ đó tổng hợp được số lượng sản phẩm hoàn thành ,tức là tổng sản phẩm tương đượng ,việc tính sản phẩm tương đương phải xem xét tách biệt và được nhìn nhận theo các góc độ của các yếu tố cấu thành nó với mức độ tỷ lệ % hoàn thành về nguyên liệu ,về nhân công ,về chi phí sản xuất chung .Gía thành sản xuất (ở đây chúng ta bàn đến giá thành đơn vị )thực ra là đơn giá sản xuất phản ánh các chi phí đầu vào trong quá khứ để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm đó ,nó được tổng hợp từ các đơn giá tổng hợp của các yếu tố thành phần cấu tạo nó ,đó là đơn giá tổng hợp của nguyên vật liệu trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm ,đơn giá tổng hợp của nhân công trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm ,đơn giá tổng hợp của chi phí sản xuất chung trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm ,các đơn giá này là các đơn giá tổng hợp, cho nên không thể đồng nhất đơn giá tổng hợp của nguyên vật liệu trực tiếp với đơn giá phản ánh một loại nguyên vật liệu nào đó ,điều đó có nghĩa nó là đơn giá được tính toán từ chi phí nhiều loại nguyên vật liệu thực tế có tham gia trong quá trình sản xuất ,ta có thể ghi nhận thành công thức sau :
GIÁ THÀNH SẢN XUẤT (cho 1 đơn vị sản phẩm) = ĐƠN GIÁ SẢN XUẤT (cho 1 đơn vị sản phẩm) = đơn giá Nguyên vật liệu trực tiếp cho một đơn vị SP + đơn giá Nhân công trực tiếp cho một đơn vị SP + đơn giá Chi phí sản xuất chung trực tiếp cho một đơn vị SP
Để làm rõ hơn những khái niệm này chúng ta cùng xem ví dụ dưới đây
2/Các phương pháp tính giá cho sản phẩm dở dang cuối kỳ :
Nội dung của bài viết này hầu đề cập đến cách xác định chi phí dở dang dựa trên các khái niệm vừa nêu ở trên ,vì đối tượng SPDD cũng có đầu vào ,đầu ra như các sản phẩm bình thường do vậy kế toán có thể áp dụng các phương pháp tính như :Bình quân cuối tháng ,FIFO,LIFO để tính giá xuất kho,ví dụ sau đây đưa ra cho bạn ba phương pháp tính toán giá trị SPDD cuối kỳ theo phương pháp bình quân và nhập trước xuất trước,nhập sau xuất trước
Chúng ta có số liệu như sau:Doanh nghiệp A sản xuất các sản phẩm theo quy trình công nghệ bình thường ,cuối tháng 7/N có số liệu như sau về SPDD cuối kỳ được đánh giá theo mức độ hoàn thành của từng thành phần như sau : (H2) đơn vị tính 1.000 đ (Số đầu kỳ )
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Mã SP Tên SP ĐVT SL theo k/kê Tỷ lệ % HT của NVL SL SPTD theo NVL Đơn giá Trị giá Tỷ lệ % HT của NC SL SPTD theo NC Đơn giá Trị giá Tỷ lệ % HT của SXC SL SPTD theo SXC Đơn giá Trị giá Trị giá SPDD
SP1 san pham 1 Cai 50 100% 50 250 12.500 60% 30 45 1.350 15% 7,5 12 90 13.940
SP2 San pham 2 Cai 60 100% 60 350 21.000 55% 33 50 1.650 10% 6 10 60 22.710
Cộng 33.500 3.000 150 36.650
Hình :H2
*Ghi chú : cột 6 =cột 4 * cột 5 ; cột 10 = cột 4 * cột 9 ; cột 14 = cột 4 * cột 13
Chi phí phát sinh trong kỳ tháng 8/N như sau : (H3) đơn vị tính 1.000 đ
Sản phẩm 1 Trị giá Sản phẩm 2 Trị giá Tổng cộng
-Chi phí NVL TT 50.000 -Chi phí NVL TT 84.000 134.000
-Chi phí nhân công TT 5.400 -Chi phí nhân công TT 6.600 12.000
-Chi phí sản xuất chung 360 -Chi phí sản xuất chung 240 600
CỘNG : 55.760 CỘNG: 90.840 146.600
Hình : H3
*Trường hợp : Tính SPDD theo đơn giá bình quân
áp dụng công thức sau: (công thức cho NC TT và SXC cũng tương tự )
Đơn giá NVL TT cho 1 đon vị SPTD = Trị giá NVL TT của SPDD đầu kỳ +Trị giá NVL TT phát sinh trong kỳ(chia cho)
Số lượng SPDD cuối kỳ quy ra SPTD theo NVL +Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Căn cứ vào nguyên tắc áp giá của phương pháp này ta có bảng tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau: đơn vị tính 1.000 đ (H4)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Mã SP Tên SP ĐVT SL theo k/kê Tỷ lệ % HT của NVL SL SPTD theo NVL Đơn giá Trị giá Tỷ lệ % HT của NC SL SPTD theo NC Đơn giá Trị giá Tỷ lệ % HT của SXC SL SPTD theo SXC Đơn giá Trị giá Trị giá SPDD
SP1 san pham 1 Cai 40 100% 40 260 10.417 60% 24 30,13 723,1 20% 8 2,16 17,28 11.157
SP2 San pham 2 Cai 30 100% 30 389 11.667 55% 17 32,16 530,6 15% 5 1,23 5,54 12.203
Cộng 22.083 1.254 23 23.360
Hình:H4
Bảng tính giá thành sản phẩm : (H5) đơn vị tính :1000 đ
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Mã SP Tên SP ĐVT Số lượng Đơn giá NVL Đơn giá NC Đơn giáSXC Gía thành đơn vị Tổng giá thành
SP1 san pham 1 Cai 200 260,42 30,13 2,16 292,71 58.542
SP2 san pham 2 Cai 240 388,89 32,16 1,23 422,28 101.347
CỘNG 159.889
Hình :H5
*Ghi chú :- SL SPTD là viết tắc của :Số lượng sản phẩm tương đương ; HT là viết tắc của : Hoàn thành
- SL SPTD =SỐ LƯỢNG THEO KIỂM KÊ X TỶ LỆ % HT
- Các đơn giá ứng với đơn giá trên bảng tính dở dang cuối kỳ và được tính theo công thức nói trên
- Cột 8 = cột 5 + cột 6 + cột 7
*Trường hợp : Tính SPDD theo đơn giá nhập trước xuất trước (FIFO)
áp dụng công thức tính giá (công thức này vẫn áp dụng cho phương pháp nhập sau xuất trước):
Đơn giá NVL TT cho 1 đon vị SPTD = Trị giá NC TT phát sinh trong kỳ(chia cho)
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ-Số lượng SPTD theo NVL của đầu kỳ +Số lượng SPTD theo NVL cuối kỳ
(Công thức chung cho NCTT và SXC trực tiếp tương tự )
Căn cứ vào nguyên tắc áp giá của phương pháp này ta có bảng tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau : đơn vị tính 1.000 đ (H6)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Mã SP Tên SP ĐVT SL theo k/kê Tỷ lệ % HT của NVL SL SPTD về NVL Đơn giá Trị giá Tỷ lệ % HT của NC SL SPTD về NC Đơn giá Trị giá Tỷ lệ % HT của SXC SL SPTD về SXC Đơn giá Trị giá Trị giá SPDD
SP1 san pham 1 Cai 40 100% 40 263,15 10.526 60% 24 27,84 668 20% 8 1,80 14,36 11.209
SP2 San pham 2 Cai 30 100% 30 400,0 12.000 55% 16,5 29,53 487 15% 4,5 1,01 4,52 12.492
Cộng 22.526 1.155 18,89 23.700
Hình : H6
*Ghi chú : cột 7;11;15 là đơn giá được xác định theo công thức trên
cột 8=cột 6 * cột 7 ; cột 12 = cột 10 * cột 11 ; cột 16 = cột 14 * cột 15 ; cột 17 =cột 8+cột 12+cột 16
Bảng tính giá thành sản phẩm : (H7) đơn vị tính :1.000 đ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19
Mã SP Tên SP ĐVT SL nhập kho SL SPTD của NVL Đơn giá NVL theo FIFO SL SPTD của NC Đơn giá NC theo FIFO SL SPTD của SXC Đơn giá SXC theo FIFO G/thành của nhóm này SL SPTD của NVL Đơn giá NVL theo FIFO SL SPTD của NC Đơn giá NC theo FIFO SL SPTD của SXC Đơn giá SXC theo FIFO G/thành của nhóm này Tổng giá thành kỳ này
SP1 san pham 1 Cai 200 50 250 30 45 7,5 12,0 13.940 150 263 170,00 28 192,50 1,80 44.551 58.491
SP2 san pham 2 Cai 240 60 350 33 50 6 10,0 22.710 180 400 207,00 30 234,00 1,01 78.348 101.058
Cộng 36.650 122.900 159.550
Hình : H7
*ghi chú :
trong đó của kỳ trước theo giá đầu vào trước ( là số liệu của các cột từ :5; 6;7;8;9;10)
Kỳ này theo giá đầu vào sau (là số liệu của các cột từ : 12;13;14;15;16;17 )
cột 5,6,7,8,9,10,11 :số liệu từ bảng SPDD đầu kỳ tháng 07/N
cột 12=cột 4-côt5 ; cột 14=cột4- cột 7 ; cột 16= cột 4- cột 9; cột 18=12*13+14*15+16*17
cột 13; cột 15 ; cột 17 được tính theo công thức đơn giá nói trên ;cột 19=cột 11+cột 18
*Trường hợp : Tính SPDD theo đơn giá nhập sau xuất trước (LIFO)
Căn cứ vào nguyên tắc áp giá của phương pháp này ta có bảng tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau : đơn vị tính 1.000 đ (H8)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Mã SP Tên SP ĐVT SL theo k/kê Tỷ lệ % HT của NVL SL SPTD về NVL Đơn giá Trị giá Tỷ lệ % HT của NC SL SPTD về NC Đơn giá Trị giá Tỷ lệ % HT của SXC SL SPTD về SXC Đơn giá Trị giá Trị giá SPDD
SP1 san pham 1 Cai 40 100% 40,00 250,00 10.000 60% 24,00 45,00 1080 20% 8,00 12,00 96,00 11.176
SP2 San pham 2 Cai 30 100% 30,00 350,00 10.500 55% 16,50 50,00 825 15% 4,50 10,00 45,00 11.370
Cộng 20.500 1.905 141 22.546
Hình : H8
*Ghi chú : các cột đơn giá của bảng này được áp từ đơn giá bảng SPDD đầu kỳ tháng 7/N
Bảng tính giá thành sản phẩm : (H9) đơn vị tính 1.000 đ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19
Mã SP Tên SP ĐVT Số lượng nhập kho trong kỳ Số lượng SPTD theo % NVL kỳ trước Đơn giá NVL theo LIFO Số lượng SPTD theo % NC Đơn giá NC theo LIFO Số lượng SPTD theo % chi phí SXC Đơn giá SXC theo LIFO Gía thành tính của nhóm này Số lượng SPTD theo % NVL kỳ này Đơn giá NVL theo LIFO Số lượng SPTD theo % NC kỳ này Đơn giá NC theo LIFO Số lượng SPTD theo % SXC kỳ này Đơn giá SXC theo LIFO Gía thành của nhóm này Tổng giá thành kỳ này theo giá đầu vào sau
SP1 san pham 1 Cai 200 50 263 30 27,84 7,5 1,8 14.006 140,00 263 164,00 28 192,50 1,80 41.753 55.759
SP2 San pham 2 Cai 240 60 400 33 29,53 6,0 1,0 24.981 150,00 400 190,50 30 232,50 1,01 65.859 90.840
Cộng 38.987 107.612 146.599
Hình :H9
Và phần giá thành theo giá đầu vào trước của các số lượng không thuộc giá của đầu vào sau : (H10) đơn vị tính :1.000 đ
20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
Mã SP Tên SP ĐVT Số lượng SPTD theo % NVL kỳ này Đơn giá NVL theo LIFO Số lượng SPTD theo % NC kỳ này Đơn giá NC theo LIFO Số lượng SPTD theo % SXC kỳ này Đơn giá SXC theo LIFO Tổng giá thành theo giá đầu vào trước Tổng giá thành theo giá đầu vào sau Tổng giá thành kỳ này
SP1 san pham 1 Cai 10 250 6 45 2.770 55.759 58.529
SP2 San pham 2 Cai 30 350 17 50 1,5 10 11.340 90.840 102.180
CỘNG 14.110 146.599 160.709
Hình :H10
Ghi chú :
trong đó của kỳ trước theo giá đầu vào sau ( là số liệu của các cột từ :5; 6;7;8;9;10)
Kỳ này theo giá đầu vào sau (là số liệu của các cột từ : 12;13;14;15;16;17 )
Cột 5;7;9 theo số liệu của bảng SPDD cuối kỳ
Cột 6;8;10 theo giá của đầu vào sau cùng được xác định theo công thức nói trên
Cột 11= cột 5 * cột 6 + cột 7 * cột 8 + cột 9 * cột 10
Cột 18 = cột 12 * 13 + cột 14 * cột 15 + cột 16 * cột 17
Cột 23 = cột 5 – cột 6 (bảng SPDD cuối kỳ ) ( nếu số này lớn hơn 0 được ghi nhận)
Cột 25 = cột 7 – cột 10 (bảng SPDD cuối kỳ ) (nếu số này lớn hơn 0 được ghi nhận)
Cột 27 = cột 9 – cột 14 (bảng SPDD cuối kỳ ) (nếu số này lớn hơn 0 được ghi nhận)
Cột 24;cột 26;cột 28 theo giá của bảng SPDD đầu kỳ tháng 7/N
Cột 12 = cột 4 – cột 5 –cột 23
Cột 14 = cột 4 – cột 7 – cột 25
Cột 16 = cột 4 – cột 9 – cột 27
Cột 31 = cột 29 + cột 30
3/ Nhận xét các cách tính :
Thực tế phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ,các kế toán viên giá thành thì luôn than phiền công việc tính toán giá thành,hay đôi lúc làm cho có lệ ,hoặc làm chưa có cơ sở thuyết minh một cách khoa học khi xác định giá trị SPDD cuối kỳ ,các lý do người ta nêu ra đại loại : do đặc thù của đơn vị mình, do không có nhân sự, do chưa có phương pháp nào phù hợp với mô hình sản xuất của đơn vị … có thể thấy rằng hệ thống kế toán giá thành có những khó khăn riêng biệt trong công tác tổ chức ,quản lý ,thu thập thông tin …nên các phương pháp tính giá xuất áp dụng như đích danh ,hay bình quân di động (tức thời) theo chúng tôi là không có khả thi để áp dụng ,phương pháp tính giá bình quân là đơn giản nhất trong các phương pháp ,với ví dụ trên thì chúng tôi chỉ nêu ra 2 mã sản phẩm ,trên thực tế mỗi đơn vị có rất nhiều sản phẩm đa dạng thì phương pháp tính giá càng khó khăn ,dễ sai sót ,đặc biệt các phương pháp tính giá nhập trươc xuất trước hay nhập sau xuất trước cho các kế toán viên làm bằng tay ,hoặc cũng rất khó khăn hơn cho các chuyên viên lập trình phần mềm kế toán khi soạn thảo các giải thuật ,trên thực tế điểm sơ qua trên thị trường phần mềm kế toán do việt nam viết thì hầu hết phân hệ kế toán giá thành còn mang tính chung chung,chưa thật sự đi sâu vào các vấn đề xác định hay tính toán các giá trị SPDD của doanh nghiệp sản xuất (được biết phần mềm kế toán keyfa của nhóm tác giả Đồng Nai cũng đã có mục tính SPDD theo phương pháp bình quân mà thôi,trong đó chúng tôi tham gia với vai trò tư vấn giá thành ).Qua bài này chúng tôi cũng mong muốn bạn đọc liên hệ với công tác thực tế của mình cùng chúng tôi đóng góp những ý kiến thiết thực góp phần xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất một cách thực tiễn hơn .Thông tin phản hồi của bạn đọc xin được gởi về theo địa chỉ : qandien@gmail.com
Qúach Nguyễn Ân Điển
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA