khấu hao TSCĐ trong đơn vị hành chính sự nghiệp

  • Thread starter hongtrang15
  • Ngày gửi
H

hongtrang15

Sơ cấp
các bạn cho mình hỏi tý. công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp thì khi khấu hao TSCĐ :
đối với hoạt động hành chính sự nghiệp khi khấu hao ghi: Nợ 466/ Có 214
đối với hoạt động sản suất kinh doanh khấu hao ghi: Nợ 631/ Có 214.
vậy đối với TS vừa dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh vừa dùng cho hành chính sự nghiệp khi khẩu hao ta hạch toán như thế nào?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
C

conan77

Trung cấp
4/5/05
91
1
8
47
VN
www.d32tckt.com
các bạn cho mình hỏi tý. công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp thì khi khấu hao TSCĐ :
đối với hoạt động hành chính sự nghiệp khi khấu hao ghi: Nợ 466/ Có 214
đối với hoạt động sản suất kinh doanh khấu hao ghi: Nợ 631/ Có 214.
vậy đối với TS vừa dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh vừa dùng cho hành chính sự nghiệp khi khẩu hao ta hạch toán như thế nào?

Mình thì nghĩ khác.
1. Tính hao mòn bình thường, trừ trường hợp tài sản đã sử dụng để hình thành pháp nhân riêng thì quản lý như đối với doanh nghiệp theo quy định tại điểm 1 - Điều 13 quyết định 32/2008/QĐ-BTC (hiệu lực từ 01/01/2009)
2. Đối với khấu hao của hoạt động kinh doanh, hạch toán thẳng vào quỹ hỗ trợ hoạt động sự nghiệp:
Nợ 631/Có 4314
Chúc thành công!
 
H

hoidapketoan

Guest
12/8/07
14
0
0
45
Ha Noi
các bạn cho mình hỏi tý. công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp thì khi khấu hao TSCĐ :
đối với hoạt động hành chính sự nghiệp khi khấu hao ghi: Nợ 466/ Có 214
- Đây là hạch toán hao mòn chứ không phải khấu hao. (đối với tài sản hình thành từ nguồn vốn NSNN).

đối với hoạt động sản suất kinh doanh khấu hao ghi: Nợ 631/ Có 214.
- đây là chỉ hạch toán đối với tài sản hình thành từ nguồn vốn kinh doanh mà thôi, còn tài sản có nguồn từ Ngân sách thì lại hạch toán N631;C4314.

vậy đối với TS vừa dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh vừa dùng cho hành chính sự nghiệp khi khẩu hao ta hạch toán như thế nào?
- Hạch toán cả hao mòn TSCD và cả khấu hao TSCD.
Chúc bạn vui vẻ
 
X

xuongrong72

Guest
8/4/08
5
0
0
TP Hue
Theo minh nghi, va TC co huong dan la: phan bo hao mon cho hoat dong su nghiep va hoat dong kinh doanh.
Vidu: Xe oto duoc ngan sach nah nuoc cap, nhung minh co su dung de kinh doanh cho khach, thi minh phai trich khau hoa, va khoan tien minh da trich khau hao do phai nop tra lai cho Tai chinh (Vi su dung muc dich kinh doanh). Khong biet nhu the co dung khong nua. Mong nhan su phan hoi.
Chuc thanh cong nhe.
 
GiauDT

GiauDT

Guest
19/5/08
19
0
1
44
504A CMT8-TP CL - DT
Hiện nay một lúc có 2 quy định về chế độ quản lý TSCĐ vốn nhà nước (tạm gọi tắt là TSCĐ nhà nước) và TSCĐ của DN khác nói chung: Một là Thông tư số 33/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều tại quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN khác; hai là Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Áp dụng hai quy định trên nảy sinh những vấn đề sau:
Thứ nhất, nếu TSCĐ của DN khác (ngoài nhà nước) chỉ có thể được trích khấu hao và tính vào chi phí trong kỳ khi trực tiếp tham gia vào sản xuât kinh doanh thì tất cả TSCĐ nhà nước đều phải được tính trích khấu hao. Trong đó khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh hạch toán vào chi phí kinh doanh; khấu hao tài sản cố định chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác (Mục 1, Phần B, Chương II, Thông tư 33/2005/TT-BTC). Nếu là TSCĐ của DN 100% vốn nhà nước thì đã rõ, vấn đề là nếu TSCĐ nhà nước đầu tư vào DN khác thì việc quản lý cũng như cách hạch toán phức tạp hơn bởi đòi hỏi phải có sự phân biệt giữa các loại tài sản khác nhau tại DN. Trong thực tế điều này dễ gây tâm lý không bình đẳng giữa việc quản lý tài sản có mặt tại các DN.
Thứ hai, TSCĐ trong các DN khác phải chịu mức khống chế về tỷ lệ khấu hao nhanh là không quá 2 lần so với mức khấu hao bình thường nếu áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Trong khi đó TSCĐ nhà nước thì không khống chế về mức khấu hao tối đa. Với quy định này, trong những trường hợp nhất định, DN các thành phần khác sẽ thiếu bình đẳng so với DNNN.
Ngoài ra, các khoản chi phí liên quan đến TSCĐ, cần thống nhất trong cách hiểu và hạch toán. Khoản 1.1 Mục III, Phần B Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN thì:
Tài sản cố định được trích khấu hao vào chi phí hợp lý phải đáp ứng các điều kiện sau: TSCĐ sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. TSCĐ phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh. TSCĐ phải được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh theo chế độ quản lý và hạch toán kế toán hiện hành.
Mặt khác theo Điều 33, Quy chế quản lý tài chính của Cty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN khác theo Nghị định số 199/2004/NĐ-CP thì Chi phí hoạt động kinh doanh của Cty là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính, bao gồm: Chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác. Chi phí sản xuất kinh doanh trong đó bao gồm khoản khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh và chi phí khác... Như vậy, có thể thấy toàn bộ khấu hao TSCĐ nhà nước đều là chi phí hoạt động kinh doanh của DN.
Những phân tích trên cho thấy sự khác nhau giữa các qui định về chi phí theo Luật thuế TNDN và chi phí theo Quy chế quản lý tài sản nhà nước. Chính những điểm khác nhau trên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về khoản chi phí hoạt động kinh doanh tại DN có tài sản nhà nước. điều này dễ nảy sinh so sánh không bình đẳng giữa các DN.
Theo DĐDN
 
H

haigames

Cao cấp
21/1/05
219
3
18
46
longhai
Theo minh nghi, va TC co huong dan la: phan bo hao mon cho hoat dong su nghiep va hoat dong kinh doanh.
Vidu: Xe oto duoc ngan sach nah nuoc cap, nhung minh co su dung de kinh doanh cho khach, thi minh phai trich khau hoa, va khoan tien minh da trich khau hao do phai nop tra lai cho Tai chinh (Vi su dung muc dich kinh doanh). Khong biet nhu the co dung khong nua. Mong nhan su phan hoi.
Chuc thanh cong nhe.

Trước khi trả lời bạn thì mình có đề nghị sau này bạn nên đánh chữ có bỏ dấu để mọi người có thể dễ đọc và cũng thể hiện bạn tôn trọng mọi người.

Đơn vị sự nghiệp khi có hoạt động dịch vụ thì phải trích khấu hao tài sản cố định và mức trích khấu hao thực hiện theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC VỀ BAN HÀNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH và số tiền trích khấu hao được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Nếu trích khấu hao tài sản thuộc nguồn vốn vay được dùng để trả nợ vay. Trường hợp đã trả đủ nợ vay, đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đối với số còn lại
Thân
 
H

haigames

Cao cấp
21/1/05
219
3
18
46
longhai
Bạn GiauDT ơi đây là box hành chính sự nghiệp mà.
 
H

hongtrang15

Sơ cấp
cảm ơn các bạn đã góp ý cho mình về vấn đề này. chúc các bạn một ngày vui vẻ!
 
D

dunghatinh

Trung cấp
22/9/09
142
1
0
HCM
theo em biết, tất cả các TSCĐ trong đơn vị hành chính sự nghiệp đều phải tính hao mòn hàng năm, riêng các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải trích khấu hao tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trường hợp tính hao mòn:
Nợ tk 466/ co tk 214
khi trích khấu hao dùng cho hoạt động sxkd ghi
Nợ tk 631/ co tk 4314:015::015::015::015:
 
Q

quynhsao

Sơ cấp
2/10/08
26
0
0
quảng ngãi
cho mình hỏi với, kế toán khấu hao tài sản cố định trong nhà trường thì làm thế nào?
có phải là nợ 214/có 211 rùi sau đó là nợ 466/có 214 dung k vậy các bạn.
mình nghĩ thế nhung mấy anh chị làm trên phòng thì lại dk là nợ 211/có 214, có 466? thế là sao? mình không hiểu đựơc.
 
M

meangirl

Sơ cấp
24/9/09
33
0
0
34
bac giang
các bạn cho mình hỏi tý. công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp thì khi khấu hao TSCĐ :
đối với hoạt động hành chính sự nghiệp khi khấu hao ghi: Nợ 466/ Có 214
đối với hoạt động sản suất kinh doanh khấu hao ghi: Nợ 631/ Có 214.
vậy đối với TS vừa dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh vừa dùng cho hành chính sự nghiệp khi khẩu hao ta hạch toán như thế nào?

đối với hoạt động hành chính sự nghiệp và hoạt động sản xuát kinh doanh thì bạn hạch toán đúng rùi
còn đối với Ts vừa dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh vừa dùng cho hành chính sự nghiệp thì bạn phải xem lại nguồn hình thành Ts đó là nguồn nào?nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí dự án,hay mua bằng các quỹ...
TSCĐ thuộc nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD, ghi:nợ TK 631/có TK 431.4 hoặc có 3338
cuối năm trích hao mòn TSCĐ thuộc nguồn kinh phí hành chính sự nghiệp
nợ tk 466/có tk 214.
 
H

hanoi1977

Guest
10/9/08
3
0
0
Ha noi
Tôi đang có một vấn đề muốn tham khảo ý kiện của diễn đàn, tôi là kế toán của đơn vị sự nghiệp tự chủ 100%, theo Quy định tài sản cố định phục vụ SXKD phải trích khấu hao nhưng do đơn vị tôi kinh doanh cho thuê xe nên mức trích khấu hao tính trong giá cho thuê vậy tôi phải thực hiện trích khấu hao theo cách nào
1- trích khấu hao theo tháng hay tính số tiền trích khấu hao trong 1 giờ x với số giờ cho thuê phương tiện.
 
T

thuthao0812

Guest
17/3/06
6
0
1
Tan mai - HM - HN
Mình nhất trí với ý kiến của các bạn: tài sản đầu tư từ nguồn NSNN phải tính hao mòn theo QĐ số 32/2008/QĐ-BTC. Nếu sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải trích khấu hao theo QĐ số 206/2003/QĐ-BTC. Tuy nhiên, nếu tính về thời gian sử dụng để tái đầu tư (từc là tài sản hết hạn sử dụng để thanh lý, mua tài sản mới) thì mâu thuẩn ơ chỗ: hao mòn tính 1 lần/năm, còn khấu hao tính theo thời gian thực tế sử dụng tài sản vào hoạt động dịch vụ.
Các bạn cùng xem và có ý kiến nhé
 
M

Mai Thế Nam

Guest
24/1/07
25
1
0
Quy Nhơn
Tổng cục Thuế có công văn trả lời Cục thuế tỉnh Đồng Tháp về trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) vào chi phí hợp lý khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với đơn vị sự nghiệp có thu.



Tại điểm 1c Mục I Phần A Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23-11-2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định đơn vị sự nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập phải nộp thuế TNDN theo hướng dẫn tại Thông tư này.



Tại điểm 2.1.a Mục III Phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC (nêu trên) quy định chi phí khấu hao TSCĐ sau thì không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN: “Chi phí khấu hao đối với TSCĐ không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”.

Tại điều 13 Chế độ quản lý, tính hao mòn TSCĐ trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng NSNN ban hành kèm theo Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29-5-2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định:



“Mọi tài sản cố định của các cơ quan, đơn vị sử dụng vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới hoặc cho thuê (nếu có) đều phải trích khấu hao tài sản. Việc trích khấu hao đối với những tài sản này được thực hiện như sau:



-Đối với TSCĐ sử dụng toàn bộ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; được đưa vào góp vốn, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới hoặc cho thuê (nếu có) đều phải trích khấu hao tài sản. Việc trích khấu hao đối với những tài sản này được thực hiện như sau:



-Đối với TSCĐ sử dụng toàn bộ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; được đưa vào góp vốn, liên kết không hình thành pháp nhân mới hoặc cho thuế (nếu có), cơ quan, đơn vị phải thực hiện trích khấu hao theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ tại các doanh nghiệp.



-Đối với những TSCĐ vừa sử dụng phục vụ theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, vừa được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; cơ quan, đơn vị phải tính toán phân bổ khấu hao căn cứ vào thời gian, số lần sử dụng hoặc khối lượng công việc hoàn thành cho phù hợp”.



Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp đơn vị sự nghiệp có thu có thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ thì kê khai, nộp thuế TNDN theo hướng dẫn tại Thông tư số 134/2007/TT-BTC; đơn vị thực hiện trích khấu hao TSCĐ vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN đối với các TSCĐ sử dụng vào hoạt động cung cấp dịch vụ theo quy định tại điều 13 chế độ quản lý, tính hao mòn TSCĐ trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng NSNN nêu trên.
 
  • Like
Reactions: Đoàn Thanh Tú
H

Huongdn

Sơ cấp
13/7/09
35
0
6
HCM
Các bạn cho mình hỏi, là TS vừa dùng cho SN vừa dùng cho SXKD, nhưng không liên tục thì khi trích khâu hao thì trích như thế nào, tỷ lệ là bao nhiêu, hoặc căn cứ vào đâu để trích.
 
J

jerryhooc141

Guest
19/6/10
4
0
1
35
tp huế
Cho mình hỏi, mình muốn lập phương án tính hao mòn và khấu hoa trong đơn vị sự nghiệp có thu dịch vụ thì phải làm sao, có bạn nào đã tính trích khấu hao TS trong đơn vị sự nghiệp có thu chưa vậy ( đơn vị mình là Nhà văn hóa). số khấu hao nếu tính đủ thì quá lớn vì tài sản lớn nhưng thu tại đơn vị thì vừa đủ chi lương và một số hoạt động thôi :(
 
N

Nguyễn Huệ92

Guest
30/7/15
8
0
1
31
Cho mình hỏi, mình muốn lập phương án tính hao mòn và khấu hoa trong đơn vị sự nghiệp có thu dịch vụ thì phải làm sao, có bạn nào đã tính trích khấu hao TS trong đơn vị sự nghiệp có thu chưa vậy ( đơn vị mình là Nhà văn hóa). số khấu hao nếu tính đủ thì quá lớn vì tài sản lớn nhưng thu tại đơn vị thì vừa đủ chi lương và một số hoạt động thôi :(
B ơi b đã tìm ra giải pháp chưa?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA