Nguyên tắc Phù hợp và Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán

  • Thread starter sweetycherry91
  • Ngày gửi
S

sweetycherry91

Guest
18/9/10
6
0
0
ha noi
Em mới học Nguyên lý kế toán. Trong Hệ thống chuẩn mực kế toán, có nguyên tắc Phù hợp và nguyên tắc Cơ sở dồn tích. Nguyên tắc Phù hợp có ghi " ...Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó" . Còn nguyên tắc Cơ sở dồn tích thì " Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, vốn CSH, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ vào thời điểm phát sinh". Em muốn hỏi thời điểm ghi nhận chi phí theo 2 nguyên tắc naỳ liệu có mâu thuẫn k ah? Cám ơn anh chị nhiều!!!!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
cachep87

cachep87

chief accounting
6/3/10
1,210
22
38
TP Hà Nội
www.ketoanxanh.com
Em mới học Nguyên lý kế toán. Trong Hệ thống chuẩn mực kế toán, có nguyên tắc Phù hợp và nguyên tắc Cơ sở dồn tích.
Nguyên tắc Phù hợp có ghi " ...Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó" .
Còn nguyên tắc Cơ sở dồn tích thì " Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, vốn CSH, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ vào thời điểm phát sinh".
Em muốn hỏi thời điểm ghi nhận chi phí theo 2 nguyên tắc này liệu có mâu thuẫn k ah? Cám ơn anh chị nhiều!!!!

Mâu thuẫn ở điểm nào vậy Bạn? Mình thấy không mâu thuẫn. Nguyên tắc phù hợp là cơ sở giúp xác định đúng đắn lợi nhuận của DN trong một kỳ kế toán. Còn việc ghi nhận theo guyên tắc cơ sở dồn tích giúp phản ánh tình hình tài chính của DN trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Thân!
 
N

ngoquanghung

Trung cấp
11/5/08
80
0
6
Hà Nội
Nguyên tắc dồn tích là nguyên tắc phản ánh việc ghi nhận trong kế toán được ghi nhận tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thực ra đây là loại hình kế toán thì đúng hơn(Kế toán dồn tích ), còn nguyên tắc phù hợp liên quan đến phản ánh doanh thu, chi phí phải ghi nhận cùng một lúc để cung cấp cho người sử dụng thông tin có cái nhìn chính xác hơn về "kết quả" hoạt động SXKD. Ví dụ khi ghi nhận doanh thu bán hàng thì kế toán ghi nhận giá vốn lô hàng và chi phí có liên quan như vận chuyển, quảng cáo... nhằm tránh việc kế toán có thể 'quên' ghi chi phí hay ghi vào chi phí khác làm lợi nhuận năm đó cao hơn....., còn các nguyên tắc kế toán vẫn có mâu thuẫn với nhau đấy, bạn tìm thử xem nhưng không phải cặp nguyên tắc này :D
 
S

sweetycherry91

Guest
18/9/10
6
0
0
ha noi
Ý em muốn hỏi là: Ví dụ khi bỏ ra 1 chi phí để sản xuất, thì theo Cơ sở dồn tích, chi phí ấy sẽ được ghi nhận vào thời điểm phát sinh ( ví dụ là kì trước). Nhưng nếu kì trước chưa bán được hàng, mà kì sau mới bán được hàng đó, thì theo ngtac Phù hợp thì chi phí lại ghi vào kì sau để phù hợp với doanh thu ạ???
Em mới học nên chưa hiểu rõ lắm. Mong các anh chị giúp đỡ!!!
 
Sửa lần cuối:
V

vhh

Trung cấp
9/8/05
54
0
6
TPHCM
Em đã tập hợp chi phí sản xuất rồi thì những chi phí này nằm ở giá vốn hàng chờ bán , khi bán được hàng thì kết chuyển giá vốn thôi
 
trung78952

trung78952

Guest
9/12/06
111
3
18
Hà Nội
Ðề: Nguyên tắc Phù hợp và Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán

Về nguyên tắc phù hợp, trường hợp này của tôi thì sao?
Khách hàng ứng trước tiền tạm ứng theo hợp đồng. Bình thường cứ ghi nhận có 131 thì ko sao. Nhưng khách hàng củ chuối này lại yêu cầu phải phát hành hóa đơn cho lần tạm ứng này thì mới thanh toán tiền (và hợp đồng cũng nêu rõ như vậy). Như vậy, doanh thu ghi nhận ở đây là chắc chắn. Còn chi phí đâu, làm gì đã có chi phí gì mà ghi nhận? Cty tôi là DN về dịch vụ, nhờ các bác giải đáp giùm.
 
L

lindapt

Sơ cấp
4/7/12
1
0
0
34
ho do
Ðề: Nguyên tắc Phù hợp và Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán

Nguyên tắc phù hợp là cơ sở giúp xác định đúng đắn lợi nhuận của DN trong một kỳ kế toán. Còn việc ghi nhận theo guyên tắc cơ sở dồn tích giúp phản ánh tình hình tài chính của DN trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
 
cachep87

cachep87

chief accounting
6/3/10
1,210
22
38
TP Hà Nội
www.ketoanxanh.com
Ðề: Nguyên tắc Phù hợp và Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán

Nguyên tắc phù hợp là cơ sở giúp xác định đúng đắn lợi nhuận của DN trong một kỳ kế toán. Còn việc ghi nhận theo guyên tắc cơ sở dồn tích giúp phản ánh tình hình tài chính của DN trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Bạn có thể giải thích giúp mình điều trên được không? Xin cảm ơn!
 
P

picado

Guest
23/8/06
6
0
0
tp HCM
Ðề: Nguyên tắc Phù hợp và Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán

Về nguyên tắc phù hợp, trường hợp này của tôi thì sao?
Khách hàng ứng trước tiền tạm ứng theo hợp đồng. Bình thường cứ ghi nhận có 131 thì ko sao. Nhưng khách hàng củ chuối này lại yêu cầu phải phát hành hóa đơn cho lần tạm ứng này thì mới thanh toán tiền (và hợp đồng cũng nêu rõ như vậy). Như vậy, doanh thu ghi nhận ở đây là chắc chắn. Còn chi phí đâu, làm gì đã có chi phí gì mà ghi nhận? Cty tôi là DN về dịch vụ, nhờ các bác giải đáp giùm.

oh, trường hợp này bạn chưa được ghi Doanh thu 511 mà phải ghi trước vào Doanh thu chưa thực hiện 3387 mà
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,187
1,237
113
Hoa Binh
Ðề: Nguyên tắc Phù hợp và Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán

Nguyên tắc phù hợp là cơ sở giúp xác định đúng đắn lợi nhuận của DN trong một kỳ kế toán. Còn việc ghi nhận theo guyên tắc cơ sở dồn tích giúp phản ánh tình hình tài chính của DN trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Bạn nói đúng về nguyên tắc phù hợp trong chuẩn mực nhưng sẽ giải thích thế nào khi qui định hạch toán các TK đầu 6 ( 635, 642 .. ) cuối năm kết chuyển toàn bộ sang 911 làm cho nhiều DN chưa bán hàng chưa có DT hoặc mới bán 1 phần nhỏ sản phẩm so với lượng hàng tồn kho hay sản phẩm dỡ dang lớn gây ra lỗ? Việc qqui định đó có phù hợp với chuẩn mực không?
 
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Ðề: Nguyên tắc Phù hợp và Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán

Bạn nói đúng về nguyên tắc phù hợp trong chuẩn mực nhưng sẽ giải thích thế nào khi qui định hạch toán các TK đầu 6 ( 635, 642 .. ) cuối năm kết chuyển toàn bộ sang 911 làm cho nhiều DN chưa bán hàng chưa có DT hoặc mới bán 1 phần nhỏ sản phẩm so với lượng hàng tồn kho hay sản phẩm dỡ dang lớn gây ra lỗ? Việc qqui định đó có phù hợp với chuẩn mực không?

Việc hạch toán vào các TK chi phí 642, 641 ... trong kỳ là đúng theo chuẩn mực. Vì dù doanh nghiệp có bán được hàng hay không bán được hàng thì vẫn phải bỏ chi phí trong kỳ đó.

Ví dụ cụ thể, chi phí thuê mặt bằng Văn phòng, theo quy định thì trả trước 2 năm, do đó sẽ hạch toán TK 242 và phân bổ mỗi năm vào TK 642 ---> đó là thể hiện nguyên tắc phù hợp.

Còn trong năm, dù doanh nghiệp bán được hàng hay không bán được hàng thì doanh nghiệp vẫn phải trả khoản chi phí TK 642 mỗi năm ----> đó là chi phí thời kỳ (không liên quan đến nguyên tắc phù hợp doanh thu với chi phí)
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,187
1,237
113
Hoa Binh
Ðề: Nguyên tắc Phù hợp và Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán

Việc hạch toán vào các TK chi phí 642, 641 ... trong kỳ là đúng theo chuẩn mực. Vì dù doanh nghiệp có bán được hàng hay không bán được hàng thì vẫn phải bỏ chi phí trong kỳ đó.
Ví dụ cụ thể, chi phí thuê mặt bằng Văn phòng, theo quy định thì trả trước 2 năm, do đó sẽ hạch toán TK 242 và phân bổ mỗi năm vào TK 642 ---> đó là thể hiện nguyên tắc phù hợp.

Còn trong năm, dù doanh nghiệp bán được hàng hay không bán được hàng thì doanh nghiệp vẫn phải trả khoản chi phí TK 642 mỗi năm ----> đó là chi phí thời kỳ (không liên quan đến nguyên tắc phù hợp doanh thu với chi phí)
Bạn nói vẫn chưa chuẩn, vì chi phí 635, 642... là các khoản chi phí phục vụ cho quá trình SX hình thành toàn bộ sản phẩm trong kỳ hạch toán ( cả sản phẩm hoàn thành, sản phẩm DD đã tiêu thụ hay chưa tiêu thụ ) ví dụ: theo QĐ 48 trong kỳ DN có chi phí đóng gói cho số hàng hóa trên 642.1 = 500tr số hàng đó sang tháng 1 năm sau mới tiêu thụ, nếu hạch toán ở thời điểm 31/12 sang 911 sẽ lỗ ... các TK khác cũng vậy dẫn đến kết quả SX - KD của DN năm trước phản ánh không chính xác và trái với nguyên tắc phù hợp trong chuẩn mực. Ở đây bạn lưu ý phần sản phẩm DD và phần sản phẩm chưa tiêu thụ, vì 1 số nghành nhất là xây lắp thường có số dư từ vài tỷ đến hàng chục tỷ, chi phí lãi vay ( 635 ), chi phí QLDN ( 642 ) .. rất lớn ( cã 2 loại từ 5% - 7% ) nếu khoản này không được phân bổ thì kết quả SX - KD sẽ sai lệch rất lớn.
 
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Ðề: Nguyên tắc Phù hợp và Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán

Bạn nói vẫn chưa chuẩn, vì chi phí 635, 642... là các khoản chi phí phục vụ cho quá trình SX hình thành toàn bộ sản phẩm trong kỳ hạch toán ( cả sản phẩm hoàn thành, sản phẩm DD đã tiêu thụ hay chưa tiêu thụ ) ví dụ: theo QĐ 48 trong kỳ DN có chi phí đóng gói cho số hàng hóa trên 642.1 = 500tr số hàng đó sang tháng 1 năm sau mới tiêu thụ, nếu hạch toán ở thời điểm 31/12 sang 911 sẽ lỗ ... các TK khác cũng vậy dẫn đến kết quả SX - KD của DN năm trước phản ánh không chính xác và trái với nguyên tắc phù hợp trong chuẩn mực. Ở đây bạn lưu ý phần sản phẩm DD và phần sản phẩm chưa tiêu thụ, vì 1 số nghành nhất là xây lắp thường có số dư từ vài tỷ đến hàng chục tỷ, chi phí lãi vay ( 635 ), chi phí QLDN ( 642 ) .. rất lớn ( cã 2 loại từ 5% - 7% ) nếu khoản này không được phân bổ thì kết quả SX - KD sẽ sai lệch rất lớn.

Bác ví dụ chưa chuẩn: Chi phí đóng gói sản phẩm liên quan trực tiếp đến sản phẩm dở dang thì sẽ hạch toán TK 154. Còn chi phí đóng gói được quy định theo Quyết định 15, mục hạch toán TK 641 liên quan đến sản phẩm đã được bán hàng.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Nguyên tắc Phù hợp và Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán

Bạn nói đúng về nguyên tắc phù hợp trong chuẩn mực nhưng sẽ giải thích thế nào khi qui định hạch toán các TK đầu 6 ( 635, 642 .. ) cuối năm kết chuyển toàn bộ sang 911 làm cho nhiều DN chưa bán hàng chưa có DT hoặc mới bán 1 phần nhỏ sản phẩm so với lượng hàng tồn kho hay sản phẩm dỡ dang lớn gây ra lỗ? Việc qqui định đó có phù hợp với chuẩn mực không?

Em nhớ hình như bữa trước đã trao đổi với bác 1 lần rồi nhưng bác vẫn chưa chịu nhỉ? Hehe.. Thế này nhé: Chỉ những khoản chi phí nào không mang lợi ích kinh tế cụ thể cho các kỳ sau thì bác mới đưa vào chi phí (641,642...) trong kỳ để kết chuyển sang 911. Còn những chi phí nào có mang lại lợi ích cho các kỳ sau thì bác để nó hoặc là nằm trên hàng tồn kho hoặc là vốn hóa nó. Ai biểu bác ghi nhận hết vào chi phí trong kỳ rồi giờ lại lăn tăn là hàng chưa tiêu thụ mà chi phí đã kết chuyển hết???
 
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Ðề: Nguyên tắc Phù hợp và Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán

Em nhớ hình như bữa trước đã trao đổi với bác 1 lần rồi nhưng bác vẫn chưa chịu nhỉ? Hehe.. Thế này nhé: Chỉ những khoản chi phí nào không mang lợi ích kinh tế cụ thể cho các kỳ sau thì bác mới đưa vào chi phí (641,642...) trong kỳ để kết chuyển sang 911. Còn những chi phí nào có mang lại lợi ích cho các kỳ sau thì bác để nó hoặc là nằm trên hàng tồn kho hoặc là vốn hóa nó. Ai biểu bác ghi nhận hết vào chi phí trong kỳ rồi giờ lại lăn tăn là hàng chưa tiêu thụ mà chi phí đã kết chuyển hết???

Bác căn cứ đâu để nói vậy ???

Câu kết luận thì đúng nhưng giải thích thì chưa đúng.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Nguyên tắc Phù hợp và Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán

Bác căn cứ đâu để nói vậy ???

Câu kết luận thì đúng nhưng giải thích thì chưa đúng.

Em đọc Chuẩn mực chung nhé, điều kiện để ghi nhận là tài sản. Đương nhiên có những khoản chi quá nhỏ thì ghi luôn vào chi phí chứ không nhất thiết phải vốn hoá, ví dụ khoản chi mua cái quạt 200.000 đ với 1 cty có tổng tài sản là 100 tỷ thì mất công quá.
 
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Ðề: Nguyên tắc Phù hợp và Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán

Em đọc Chuẩn mực chung nhé, điều kiện để ghi nhận là tài sản. Đương nhiên vó những khoản chi quá nhỏ thì ghi luôn vào chi phí chứ không nhất thiết phải vốn hoá, ví dụ khoản chi mua cái quạt 200.000 đ với 1 cty có tổng tài sản là 100 tỷ thì mất công quá.

Chuẩn mực chung có đoạn:
41. Tài sản không được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi các chi phí bỏ ra không chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì các chi phí đó được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.

Còn bác ghi ở trên là: Chỉ những khoản chi phí nào không mang lợi ích kinh tế cụ thể cho các kỳ sau thì bác mới đưa vào chi phí (641,642...) trong kỳ để kết chuyển sang 911.

Khác nhau hoàn toàn nhé bác.

@Lâu ngay đối đáp cùng với bác cho zui.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Nguyên tắc Phù hợp và Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán

Chuẩn mực chung có đoạn:
41. Tài sản không được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi các chi phí bỏ ra không chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì các chi phí đó được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.

Còn bác ghi ở trên là: Chỉ những khoản chi phí nào không mang lợi ích kinh tế cụ thể cho các kỳ sau thì bác mới đưa vào chi phí (641,642...) trong kỳ để kết chuyển sang 911.

Khác nhau hoàn toàn nhé bác.

@Lâu ngay đối đáp cùng với bác cho zui.

Uh,thì ít nhất là khác về từ ngữ rồi, nhưng mình đang nói theo nội dung của Bác Ho ANh Hue nên mình nói như vậy. Tóm lại, hi vọng bạn sinhvien1986 hiểu cho mình, ok? Hehe...
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,187
1,237
113
Hoa Binh
Ðề: Nguyên tắc Phù hợp và Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán

Bác ví dụ chưa chuẩn: Chi phí đóng gói sản phẩm liên quan trực tiếp đến sản phẩm dở dang thì sẽ hạch toán TK 154. Còn chi phí đóng gói được quy định theo Quyết định 15, mục hạch toán TK 641 liên quan đến sản phẩm đã được bán hàng.
Bạn chưa xem hết phần chử màu đỏ trong đó có sản phẩm chưa tiêu thụ trong năm đã được bao bì đóng gói. Đây là ví dụ. Còn bạn nguoilysu nói đúng, cái này cũng đã trao đổi trên chủ đề ( Chi phí chung và chi phí QLDN ) nhưng nhiều bạn vẫn chưa xem nên mình mới nói lại ở đây. À bạn nói ..( Còn những chi phí nào có mang lại lợi ích cho các kỳ sau thì để nó nằm trên hàng tồn kho hoặc vốn hóa nó ..) để bằng cách nào vậy?
 
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Ðề: Nguyên tắc Phù hợp và Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán

Bạn chưa xem hết phần chử màu đỏ trong đó có sản phẩm chưa tiêu thụ trong năm đã được bao bì đóng gói. Đây là ví dụ. Còn bạn nguoilysu nói đúng, cái này cũng đã trao đổi trên chủ đề ( Chi phí chung và chi phí QLDN ) nhưng nhiều bạn vẫn chưa xem nên mình mới nói lại ở đây. À bạn nói ..( Còn những chi phí nào có mang lại lợi ích cho các kỳ sau thì để nó nằm trên hàng tồn kho hoặc vốn hóa nó ..) để bằng cách nào vậy?

Thì em đã nói với bác là: chi phí bao bì đóng gói cho sản phẩm chưa tiêu thụ thì sẽ hạch toán TK 154 hoặc chi phí trả trước 142.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA