Mỗi tuần một chuyên đề

Vốn hóa chi phí đi vay

  • Thread starter LyBangBang
  • Ngày gửi
L

LyBangBang

Guest
24/7/10
32
0
6
37
Hà Nội
Xin chào ace forum Webketoan.vn. Mình có 1 câu hỏi muốn tham khảo ý kiến của các tiền bối.

Câu hỏi:

1. Cty mình có ký hợp đồng vay vốn Ngân hàng thời điểm ký hợp đồng vay là ngày 01/01/2013; Vốn vay là 10.000.000.000 đồng (lãi suất 12%/Tháng) " Trong hợp đồng ghi rõ mục đích vay vốn để xây dựng Nhà làm việc"

- Lãi suất tính từ thời điểm bên mình nhận nguồn vay về tài khoản của Cty là ngày 01/02/2013;

- Đến ngày 01/03/2013 bên mình bắt đầu thanh toán cho nhà thầu xây lắp là 5.000.000.000 đồng;

- Đến ngày 01/05/2013 thì hoàn thành dự án;

Mình muốn hỏi thời điểm tính lãi vay vốn hóa là ngày 01/03/2013 đến ngày 01/05/2013 hay từ ngày 01/02/2013 đến ngày 01/05/2013;

2. Ý kiến của cá nhân mình, do đây là khoản vay vốn riêng biệt phục vụ dự án; do đó mình sẽ tính lãi từ thời điểm nhận dc tiền vay về tài khoản công ty (01/02/2013 đến ngày 01/05/2013) - Lãi tiền gửi trong ngân hàng;


Nhờ các tiền bối giúp đỡ mình nhé.

Mọi người trả lời giúp và lấy dẫn chứng từ văn bản nhé. Xin cảm ơn mọi người!!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

ngogianghia

Trung cấp
29/6/05
199
1
18
42
Bắc Ninh
Ðề: Vốn hóa chi phí đi vay

Về câu hỏi của bạn mình có một số góp ý:
- Về quy định việc vốn hóa Chi phí lãi vay liên quan tới việc đầu tư xây dựng TSCD mà ở đây là nhà văn phòng làm việc. Thì được thực hiện theo Chuẩn mực số 16 - Chi phí đi vay.
Về nội dung Chuẩn mực này Bạn chú ý một số điểm sau:
"- Xác định chi phí đi vay được vốn hoá
09. Trường hợp khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá cho tài sản dở dang đó sẽ được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này."
Thời điểm bắt đầu vốn hoá
13. Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
(a) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh;
(b) Các chi phí đi vay phát sinh;
(c) Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đang được tiến hành.
Chấm dứt việc vốn hoá
18. Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.
"

Như vậy Theo như Chuẩn mực số 16 thì theo ý mình thời điểm tính lãi vay vốn hóa là thời điểm Chi phí cho việc xây dựng phát sinh tức là thời điểm sau ngày khởi công, và chắc chắn theo mình nghĩ thời điểm này sẽ trước ngày bạn tiến hành khế ước vay đầu tư Văn phòng. Do vậy Toàn bộ chi phí lãi vay tính từ thời 01/02 - 01/05 sẽ được vốn hóa
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Vốn hóa chi phí đi vay

Xin chào ace forum Webketoan.vn. Mình có 1 câu hỏi muốn tham khảo ý kiến của các tiền bối.

Câu hỏi:

1. Cty mình có ký hợp đồng vay vốn Ngân hàng thời điểm ký hợp đồng vay là ngày 01/01/2013; Vốn vay là 10.000.000.000 đồng (lãi suất 12%/Tháng) " Trong hợp đồng ghi rõ mục đích vay vốn để xây dựng Nhà làm việc"

- Lãi suất tính từ thời điểm bên mình nhận nguồn vay về tài khoản của Cty là ngày 01/02/2013;

- Đến ngày 01/03/2013 bên mình bắt đầu thanh toán cho nhà thầu xây lắp là 5.000.000.000 đồng;

- Đến ngày 01/05/2013 thì hoàn thành dự án;

Mình muốn hỏi thời điểm tính lãi vay vốn hóa là ngày 01/03/2013 đến ngày 01/05/2013 hay từ ngày 01/02/2013 đến ngày 01/05/2013;

2. Ý kiến của cá nhân mình, do đây là khoản vay vốn riêng biệt phục vụ dự án; do đó mình sẽ tính lãi từ thời điểm nhận dc tiền vay về tài khoản công ty (01/02/2013 đến ngày 01/05/2013) - Lãi tiền gửi trong ngân hàng;


Nhờ các tiền bối giúp đỡ mình nhé.

Mọi người trả lời giúp và lấy dẫn chứng từ văn bản nhé. Xin cảm ơn mọi người!!

Bạn phải xét thời gian xây dựng công trình là bao lâu nữa đó, nếu trên 12 tháng mới được, còn dưới đó thì đưa hết vào chi phí trong kỳ thôi.
 
Sửa lần cuối:
L

LyBangBang

Guest
24/7/10
32
0
6
37
Hà Nội
Ðề: Vốn hóa chi phí đi vay

Bạn phải xét thời gian xây dựng công trình là bao lâu nữa đó, nếu trên 12 tháng mới được, còn dưới đó thì đưa hết vào chi phí trong kỳ thôi.

Câu này mình lấy chỉ là ví dụ thôi, chứ công trình phải xây trong 2 năm

Bạn phải xét thời gian xây dựng công trình là bao lâu nữa đó, nếu trên 12 tháng mới được, còn dưới đó thì đưa hết vào chi phí trong kỳ thôi.

Bạn có thể chỉ giúp mình đoạn nào quy định trên 12 tháng mới được vốn hóa được không bạn? vì đoạn 3 CM 16 "Tài sản dở dang: Là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán.

"
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Vốn hóa chi phí đi vay

Theo CMKT số 16 thì:
"Xác định chi phí đi vay được vốn hoá
09. Trường hợp khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá cho tài sản dở dang đó sẽ được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này.
10. Các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vốn vay riêng biệt trong khi chờ được sử dụng vào mục đích có được tài sản dở dang thì phải ghi giảm trừ vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn hoá."
=> Chi phí lãi vay nếu được vốn hóa từ 1/2/13 thì trường hợp từ 1/2 đến 1/3 chưa sử dụng mà gửi ngân hàng thì chi phí lãi vay vốn hóa phải trừ đi số lãi tiền gửi này.
Mặt khác:
"Thời điểm bắt đầu vốn hoá
13. Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
(a) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh;
(b) Các chi phí đi vay phát sinh;
(c) Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đang được tiến hành.
14. Chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang bao gồm các chi phí phải thanh toán bằng tiền, chuyển giao các tài sản khác hoặc chấp nhận các khoản nợ phải trả lãi, không tính đến các khoản trợ cấp hoặc hỗ trợ liên quan đến tài sản.
15. Các hoạt động cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản vào sử dụng hoặc bán bao gồm hoạt động xây dựng, sản xuất, hoạt động kỹ thuật và quản lý chung trước khi bắt đầu xây dựng, sản xuất như hoạt động liên quan đến việc xin giấy phép trước khi khởi công xây dựng hoặc sản xuất. Tuy nhiên những hoạt động này không bao gồm việc giữ một tài sản khi không tiến hành các hoạt động xây dựng hoặc sản xuất để thay đổi trạng thái của tài sản này. Ví dụ chi phí đi vay liên quan đến việc mua một mảnh đất cần có các hoạt động chuẩn bị mặt bằng sẽ được vốn hoá trong kỳ khi các hoạt động liên quan đến việc chuẩn bị mặt bằng đó. Tuy nhiên, chi phí đi vay phát sinh khi mua mảnh đất đó để giữ mà không có hoạt động triển khai xây dựng liên quan đến mảnh đất đó thì chi phí đi vay không được vốn hoá."
=> Thời điểm vốn hóa phải bắt đầu từ khi lãi vay phát sinh và phát sinh các hoạt động cho việc đầu tư xây dựng. Mặc dù 1/3 bạn mới thanh toán cho nhà thầu thi công, tuy nhiên trước khi vay vốn ngân hàng bạn đã hoạt tất các thủ tục đầu tư xây dựng như phê duyệt của lãnh đạo công ty, xin giấy phép xây dựng, lập dự toán... và mặc dù 1/3 thanh toán nhưng trước đó đã ký kết các hợp đồng xây dựng với nhà thầu và có thể đã bắt đầu thi công từ ngày ngân hàng giải ngân... nghĩ là hoạt động đầu tư đã hình thành rồi.

Bạn nên đưa trường hợp cụ thể của DN bạn vào thì mọi người mới tư vấn rõ được, ví dụ trên bạn chỉ xây dựng trong 2 tháng, trong khi 1 tháng trước đó ko phát sinh thanh toán, xét môi quan hệ đó giả sử bạn xây dựng trong 2 năm trong khi 1 năm đầu trước đó ko phát sinh thanh toán thì đk vốn hóa chắc chắn phải xem lại rồi.
Bạn phải xem công trình đó có quyết định đầu tư từ bao giờ, giấy phép xây dựng lúc nào, ngân hàng giải ngân theo từng giai đoạn hay giải ngân 1 lần, bắt đầu ký kết hợp đồng với các nhà thầu thi công và phát sinh hoạt động tư vấn, khảo sát...lúc nào, vốn vay trong quá trình chưa thanh toán thì dùng làm gì...?
Bạn lưu ý việc vốn hóa ko phụ thuộc thời gian xây dựng là trên hay dưới 12 tháng đâu nhé. Đó chỉ là ví dụ về trường hợp dở dang, vì nếu quá trình xây dựng trên 12 tháng thì chắc chắn cuối niên độ kế toán phải dở dang rồi.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Vốn hóa chi phí đi vay

Câu này mình lấy chỉ là ví dụ thôi, chứ công trình phải xây trong 2 năm



Bạn có thể chỉ giúp mình đoạn nào quy định trên 12 tháng mới được vốn hóa được không bạn? vì đoạn 3 CM 16 "Tài sản dở dang: Là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán.

"

Đoạn mà bạn vừa trích dẫn đó. Thời gian xây dựng từ trên 12 tháng mới thỏa điều kiện là tài sản dở dang, mà là tài sản dở dang thì mới được vốn hóa.

Bạn lưu ý việc vốn hóa ko phụ thuộc thời gian xây dựng là trên hay dưới 12 tháng đâu nhé.

Nó là xét đến thời gian để hoàn thành tài sản đấy, nó phụ thuộc vào thời gian xây dựng đấy bạn ạh.
 
Sửa lần cuối:
N

ngogianghia

Trung cấp
29/6/05
199
1
18
42
Bắc Ninh
Ðề: Vốn hóa chi phí đi vay

Đoạn mà bạn vừa trích dẫn đó. Thời gian xây dựng từ trên 12 tháng mới thỏa điều kiện là tài sản dở dang, mà là tài sản dở dang thì mới được vốn hóa.

Nó là xét đến thời gian để hoàn thành tài sản đấy, nó phụ thuộc vào thời gian xây dựng đấy bạn ạh.

Về vấn đề này mình cũng đồng ý quan điểm của bạn amtich. Mình xin đưa ra một lý do cụ thể như sau:
Về câu Chữ trong chuẩn mực số 16:"01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; vốn hoá chi phí đi vay khi các chi phí này liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính." Như vậy là việc vốn hóa liên quan tới 2 mục nhé là: Đầu tư xây dựng, hoặc sản xuất SP dở dang. Nên nếu Công trình xây dựng trong năm tài chính (dưới 12 tháng) thì việc vốn hóa chi phí lãi vay vẫn bình thường miễn là nó thỏa mãn các điều kiện đã nêu khác.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Vốn hóa chi phí đi vay

Về vấn đề này mình cũng đồng ý quan điểm của bạn amtich. Mình xin đưa ra một lý do cụ thể như sau:
Về câu Chữ trong chuẩn mực số 16:"01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; vốn hoá chi phí đi vay khi các chi phí này liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính." Như vậy là việc vốn hóa liên quan tới 2 mục nhé là: Đầu tư xây dựng, hoặc sản xuất SP dở dang. Nên nếu Công trình xây dựng trong năm tài chính (dưới 12 tháng) thì việc vốn hóa chi phí lãi vay vẫn bình thường miễn là nó thỏa mãn các điều kiện đã nêu khác.

Hihi... Ở đầy có 2 điều kiện:

1. Điều kiện cần: Nó phải là TS dở dang - tức là thời gian cần thiết để hoàn thành TS từ trên 12 tháng.

2. Điều kiện đủ: Khoản vay này phải liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất TS dở dang.
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Vốn hóa chi phí đi vay

Nó là xét đến thời gian để hoàn thành tài sản đấy, nó phụ thuộc vào thời gian xây dựng đấy bạn ạh.
Hic, bạn nói đúng, trước giờ mình cứ tưởng phát sinh xây dựng thì được vốn hóa rồi.
Thế này phức tạp nhỉ, thế căn cứ đâu để hạch toán vì ko biết công trình hoàn thành lúc nào, xây dựng thì thường vượt thời gian dự tính mà.
Ví dụ công trình bắt đầu xây dựng từ tháng 3/2012 và kế hoạch đến tháng 1/2013 sẽ kết thúc, trong năm 2012 chi phí lãi vay hạch toán hết vào chi phí tài chính trong năm, giá trị công trình khá lớn nên chi phí lãi vay cũng cao. Tuy nhiên đến tháng 1/2013 chưa kết thúc được và phải qua tháng 6/2013 mới kết thúc, vậy lại đ/c số liệu hay sao nhỉ, vì chi phí lãi vay khá lớn và ảnh hưởng tới BCTC.
Hoặc công trình dự tính xây dựng từ tháng 3/2012 và kế hoạch đến tháng 6/2013 hoàn thành, lãi vay vốn hóa hết. Tuy nhiên đến tháng 1/2013 hoàn thành, vậy lãi vay đã vốn hóa giờ lại đ/c BCTC ah?
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Vốn hóa chi phí đi vay

Hic, bạn nói đúng, trước giờ mình cứ tưởng phát sinh xây dựng thì được vốn hóa rồi.
Thế này phức tạp nhỉ, thế căn cứ đâu để hạch toán vì ko biết công trình hoàn thành lúc nào, xây dựng thì thường vượt thời gian dự tính mà.
Ví dụ công trình bắt đầu xây dựng từ tháng 3/2012 và kế hoạch đến tháng 1/2013 sẽ kết thúc, trong năm 2012 chi phí lãi vay hạch toán hết vào chi phí tài chính trong năm, giá trị công trình khá lớn nên chi phí lãi vay cũng cao. Tuy nhiên đến tháng 1/2013 chưa kết thúc được và phải qua tháng 6/2013 mới kết thúc, vậy lại đ/c số liệu hay sao nhỉ, vì chi phí lãi vay khá lớn và ảnh hưởng tới BCTC.
Hoặc công trình dự tính xây dựng từ tháng 3/2012 và kế hoạch đến tháng 6/2013 hoàn thành, lãi vay vốn hóa hết. Tuy nhiên đến tháng 1/2013 hoàn thành, vậy lãi vay đã vốn hóa giờ lại đ/c BCTC ah?

Theo VAS 16:
"Tạm ngừng vốn hoá
16. Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ được tạm ngừng lại trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó là cần thiết."

Vì vậy, trường hợp của bạn không vốn hóa là đúng rồi, vì thời gian xây dựng bị kéo dài không cần thiết, không phải là 1 yêu câu kỹ thuật, vdu như thời gian chờ bê tông khô...)

Xin trích dẫn bài của TS Vũ Hữu Đức:
2/ Tại sao có một mốc phân biệt tài sản dở dang phải có thời gian hoàn thành là từ 12 tháng trở lên? Như vậy, cùng một công trình doanh nghiệp A hoàn thành nhanh hơn (ví dụ 11 tháng) sẽ không được vốn hóa trong khi doanh nghiệp B thi công chậm hơn thì chi phí đi vay sẽ được vốn hóa. Điều này liệu có công bằng không và có phản ảnh đúng thành quả của các doanh nghiệp không?

Trả lời: IAS 23 không quy định tiêu chí thời gian để xác định tài sản dở dang. Nguyên văn: “A qualifying asset is an asset that necessarily takes a substantial period of time to get ready for its intended use or sale”. Như vậy, nguyên tắc trọng yếu được áp dụng trong trường hợp này. Nghĩa là khi thời gian vay đủ dài thì đến mức có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính thì tài sản sẽ được xem là tài sản dở dang.

Ở VN, để dễ áp dụng thống nhất, VAS 16 đưa ra tiêu chí thời gian là 12 tháng, điều này giúp DN đỡ xét đoán tuy nhiên chắc chắn sẽ gây những rắc rối khi vận dụng trong những trường hợp “cận ngưỡng” như ví dụ trong câu hỏi. Tuy nhiên, điều này phải chấp nhận ở VN như một “đánh đổi” cho việc dễ áp dụng, giảm sự xét đoán vốn là vấn đề thường gây tranh cãi ở VN.
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Vốn hóa chi phí đi vay

Theo VAS 16:
"Tạm ngừng vốn hoá
16. Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ được tạm ngừng lại trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó là cần thiết."

Vì vậy, trường hợp của bạn không vốn hóa là đúng rồi, vì thời gian xây dựng bị kéo dài không cần thiết, không phải là 1 yêu câu kỹ thuật, vdu như thời gian chờ bê tông khô...)

Xin trích dẫn bài của TS Vũ Hữu Đức:
2/ Tại sao có một mốc phân biệt tài sản dở dang phải có thời gian hoàn thành là từ 12 tháng trở lên? Như vậy, cùng một công trình doanh nghiệp A hoàn thành nhanh hơn (ví dụ 11 tháng) sẽ không được vốn hóa trong khi doanh nghiệp B thi công chậm hơn thì chi phí đi vay sẽ được vốn hóa. Điều này liệu có công bằng không và có phản ảnh đúng thành quả của các doanh nghiệp không?

Trả lời: IAS 23 không quy định tiêu chí thời gian để xác định tài sản dở dang. Nguyên văn: “A qualifying asset is an asset that necessarily takes a substantial period of time to get ready for its intended use or sale”. Như vậy, nguyên tắc trọng yếu được áp dụng trong trường hợp này. Nghĩa là khi thời gian vay đủ dài thì đến mức có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính thì tài sản sẽ được xem là tài sản dở dang.

Ở VN, để dễ áp dụng thống nhất, VAS 16 đưa ra tiêu chí thời gian là 12 tháng, điều này giúp DN đỡ xét đoán tuy nhiên chắc chắn sẽ gây những rắc rối khi vận dụng trong những trường hợp “cận ngưỡng” như ví dụ trong câu hỏi. Tuy nhiên, điều này phải chấp nhận ở VN như một “đánh đổi” cho việc dễ áp dụng, giảm sự xét đoán vốn là vấn đề thường gây tranh cãi ở VN.

Vốn hóa dạng tạm dừng mình ko nói, mà công trình vẫn xây dựng bình thường, có thể do bổ sung thêm tiêu chí kỹ thuật, hoặc thay đổi 1 số hạng mục chẳng hạn thì sao?
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Vốn hóa chi phí đi vay

Vốn hóa dạng tạm dừng mình ko nói, mà công trình vẫn xây dựng bình thường, có thể do bổ sung thêm tiêu chí kỹ thuật, hoặc thay đổi 1 số hạng mục chẳng hạn thì sao?

Bắt bí hả? Hehe... Mình đọc lướt qua trong chuẩn mực không thấy nói đến trường hợp bạn nêu. Mình sẽ tìm hiểu thêm và quay lại trao đổi với bạn sau nhé.

Tuy nhiên, theo Đoạn 19 VAS 16 "...Trường hợp có sự thay đổi nhỏ (như trang trí tài sản theo yêu cầu của người mua hoặc người sử dụng) mà các hoạt động này chưa hoàn tất thì hoạt động chủ yếu vẫn coi là đã hoàn thành"

Như vậy, nếu hạng mục phát sinh thêm không chiếm tỷ lệ trọng yếu trong tổng giá trị công trình của bạn, thì áp dụng Đoạn mình vừa nêu ở trên.

Tuy nhiên, trường hợp bạn nêu cũng hạn hữu, vì ít có công trình nào sát đến ngày hoàn thành lại phát sinh thêm hoặc thay đổi thiết kế làm ảnh hưởng lớn đến công trình. Nếu có thì có thể tách riêng hạng mục đó thành 1 công trình độc lập (vận dụng theo Chuẩn mực số 15 - Hợp đồng xây dựng).
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Vốn hóa chi phí đi vay

Bắt bí gì chứ, mình ko hiểu thật.
Giờ công trình bắt đầu xây dựng thì làm sao biết nó trên hay dưới 12 tháng để vốn hóa, trong khi chi phí lãi vay của 1 công trình thường khá lớn, sau khi đã lập BCTC rồi lại đ/c thì làm thế nào? Với lại việc thay đổi kết cấu công trình trong quá trình xây dựng là chuyện bình thường mà.
Trước giờ mình cứ nghĩ phát sinh chi phí lãi vay cho dự án thì vốn hóa thôi chứ, giờ xem chuẩn mực mới biết trên 12 tháng, căn bản cũng chẳng đụng xây dựng bao giờ, mình toàn làm bên thương mại. Mà mình nghĩ chắc mình đang hiểu sai chỗ 12 tháng này ấy.
 
N

ngogianghia

Trung cấp
29/6/05
199
1
18
42
Bắc Ninh
Ðề: Vốn hóa chi phí đi vay

Hihi... Ở đầy có 2 điều kiện:

1. Điều kiện cần: Nó phải là TS dở dang - tức là thời gian cần thiết để hoàn thành TS từ trên 12 tháng.

2. Điều kiện đủ: Khoản vay này phải liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất TS dở dang.

Hihi... Đúng là quy định, luật định nhỉ. Cái gì thường cũng có cái mốc của nó. Giờ thì mình đã hiểu về việc vốn hóa đối với Chi phí lãi vay. Và đương nhiên luật là luật mình phải chấp nhận và thực hiện theo đúng quy định rồi. Nên như Bạn amtich có nói 1 loạt những cái vướng mắc gặp phải khi thực hiện Chuẩn mực này được nêu ra theo kiểu đành phải chấp nhận thôi. Cứ theo luật mà làm :D.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Vốn hóa chi phí đi vay

...Giờ công trình bắt đầu xây dựng thì làm sao biết nó trên hay dưới 12 tháng để vốn hóa, trong khi chi phí lãi vay của 1 công trình thường khá lớn, sau khi đã lập BCTC rồi lại đ/c thì làm thế nào? ...

Mấy cái này anh em kế toán không biết nhưng dân xây dựng người ta biết chứ. Giống như nhìn BCTC anh em kế toán mình biết chứ kêu mấy ông xây dựng vào nhìn chỉ thấy số là số thôi nhỉ? Hihi...
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Vốn hóa chi phí đi vay

Mấy cái này anh em kế toán không biết nhưng dân xây dựng người ta biết chứ. Giống như nhìn BCTC anh em kế toán mình biết chứ kêu mấy ông xây dựng vào nhìn chỉ thấy số là số thôi nhỉ? Hihi...

Hi, bạn nói cảm tính thế sao được. Thôi về nghiên cứu thêm.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Ðề: Vốn hóa chi phí đi vay

Hic, bạn nói đúng, trước giờ mình cứ tưởng phát sinh xây dựng thì được vốn hóa rồi.
Thế này phức tạp nhỉ, thế căn cứ đâu để hạch toán vì ko biết công trình hoàn thành lúc nào, xây dựng thì thường vượt thời gian dự tính mà.
Ví dụ công trình bắt đầu xây dựng từ tháng 3/2012 và kế hoạch đến tháng 1/2013 sẽ kết thúc, trong năm 2012 chi phí lãi vay hạch toán hết vào chi phí tài chính trong năm, giá trị công trình khá lớn nên chi phí lãi vay cũng cao. Tuy nhiên đến tháng 1/2013 chưa kết thúc được và phải qua tháng 6/2013 mới kết thúc, vậy lại đ/c số liệu hay sao nhỉ, vì chi phí lãi vay khá lớn và ảnh hưởng tới BCTC.
Hoặc công trình dự tính xây dựng từ tháng 3/2012 và kế hoạch đến tháng 6/2013 hoàn thành, lãi vay vốn hóa hết. Tuy nhiên đến tháng 1/2013 hoàn thành, vậy lãi vay đã vốn hóa giờ lại đ/c BCTC ah?

Theo mình từ ( .... Sản xuất tài sản dỡ dang .. ) trong chuẩn mực là nói đến SP đầu tư dỡ dang trên TK154. TK này phụ thuộc vào niên độ kế toán DN đang áp dụng ( Quí, năm ) vì thế không nhất thiết phải đủ 12 tháng. Như ví dụ của bạn theo mình lãi vay từ tháng 3 đến tháng 9 và 1/2013 vẫn được vốn hóa nếu đủ ĐK: khoản vay này liên quan trực tiếp đến việc ĐTXD, nằm trong thời gian của dự án ĐT.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Vốn hóa chi phí đi vay

Theo mình từ ( .... Sản xuất tài sản dỡ dang .. ) trong chuẩn mực là nói đến SP đầu tư dỡ dang trên TK154. ...

Bác đọc lại nhé. Em nói thật, mong bác đừng buồn, đến giờ này mà còn nói như vậy nữa là bác chưa đọc kỹ rồi đó.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Ðề: Vốn hóa chi phí đi vay

Bác đọc lại nhé. Em nói thật, mong bác đừng buồn, đến giờ này mà còn nói như vậy nữa là bác chưa đọc kỹ rồi đó.

Không phải mình đọc chưa kỹ CM 16, nhưng trong ví dụ đưa ra: công trình khởi công từ 3/2012 theo KH đến tháng 1/2013 nhưng thực tế đến 6/ 2013 mới hoàn thành. Từ tháng 3 - 12 là 9 tháng ( chưa đủ 12 ). Hàng tháng phát sinh lãi vay KT tập hợp vào 635. Nếu đến niên độ kế toán: quí, năm mà không được vốn hóa thì phải đưa vào chi phí như thế có đúng không? Tất nhiên thời gian 12 tháng này mình thấy vẫn chưa hợp lý vì nhiều C.trình ĐT thực tế có thời gian ngắn hơn ( như ĐT mua máy móc, TB để lắp đặt dây chuyền SX ... )
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Vốn hóa chi phí đi vay

Không phải mình đọc chưa kỹ CM 16, nhưng trong ví dụ đưa ra: công trình khởi công từ 3/2012 theo KH đến tháng 1/2013 nhưng thực tế đến 6/ 2013 mới hoàn thành. Từ tháng 3 - 12 là 9 tháng ( chưa đủ 12 ). Hàng tháng phát sinh lãi vay KT tập hợp vào 635. Nếu đến niên độ kế toán: quí, năm mà không được vốn hóa thì phải đưa vào chi phí như thế có đúng không? Tất nhiên thời gian 12 tháng này mình thấy vẫn chưa hợp lý vì nhiều C.trình ĐT thực tế có thời gian ngắn hơn ( như ĐT mua máy móc, TB để lắp đặt dây chuyền SX ... )

Ủa, bác không đọc đoạn em trích dẫn bài viết của thầy Vũ Hữu Đức hay sao mà còn nói vậy nữa? Hay là bác nói ông thầy này nói không đúng nữa.

Em chịu khó chép lại nè:

2/ Tại sao có một mốc phân biệt tài sản dở dang phải có thời gian hoàn thành là từ 12 tháng trở lên? Như vậy, cùng một công trình doanh nghiệp A hoàn thành nhanh hơn (ví dụ 11 tháng) sẽ không được vốn hóa trong khi doanh nghiệp B thi công chậm hơn thì chi phí đi vay sẽ được vốn hóa. Điều này liệu có công bằng không và có phản ảnh đúng thành quả của các doanh nghiệp không?

Trả lời: IAS 23 không quy định tiêu chí thời gian để xác định tài sản dở dang. Nguyên văn: “A qualifying asset is an asset that necessarily takes a substantial period of time to get ready for its intended use or sale”. Như vậy, nguyên tắc trọng yếu được áp dụng trong trường hợp này. Nghĩa là khi thời gian vay đủ dài thì đến mức có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính thì tài sản sẽ được xem là tài sản dở dang.

Ở VN, để dễ áp dụng thống nhất, VAS 16 đưa ra tiêu chí thời gian là 12 tháng, điều này giúp DN đỡ xét đoán tuy nhiên chắc chắn sẽ gây những rắc rối khi vận dụng trong những trường hợp “cận ngưỡng” như ví dụ trong câu hỏi. Tuy nhiên, điều này phải chấp nhận ở VN như một “đánh đổi” cho việc dễ áp dụng, giảm sự xét đoán vốn là vấn đề thường gây tranh cãi ở VN.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA