Mỗi tuần một chuyên đề

Thoái vốn trong trường hợp góp bằng máy móc?

  • Thread starter lehungtk
  • Ngày gửi
L

lehungtk

Guest
10/7/11
4
0
0
HCM
Các bạn cho hỏi: Mình góp vốn vào một Cty TNHH 2 thành viên, trị giá máy móc ban đầu là 500.000.000, sau 3 năm hoạt động, khấu hao theo qui định, trị giá máy móc còn lại là 100.000.000. Thời điểm này mình muốn thoái vốn và rút khỏi cty. Vậy giá trị vốn của mình rút ra sẽ tính bằng bao nhiêu? 500.000.000 hay 100.000.000? Cảm ơn các bạn
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Khi đã góp vốn vào Cty là tài sản của Cty.
Khi bạn không đồng ý làm chung nữa thì bạn có quyền rút vốn hay bán lại vốn góp cho người khác.
Rút vốn = gì do HĐTV họp và thống nhất.
Nếu bạn muốn rút lại = máy móc thì HĐTV thành lập ban định giá để định giá tài sản đó là bao nhiêu và viết hoá đơn xuất bán cho bạn theo dạng thanh lý tài sản theo giá trị thật của máy tại thời gian hiện tại.
Nên có thể là 500tr hay 100tr và nếu giá trị máy đó nâng cáo có thể là 1 tỷ bạn ạ.
 
L

lehungtk

Guest
10/7/11
4
0
0
HCM
Cám ơn Bong05 rất nhiều. Hy vọng học thêm nhiều điều từ bạn
 
L

lehungtk

Guest
10/7/11
4
0
0
HCM
Xin hỏi thêm Bong05 và các anh chị khác: Nếu mình không rút lại bằng máy moc (Máy móc vẫn do cty tiếp tục sử dụng) và muốn rút tiền, liệu mình có rút được 500.000.000 hay không? hay phải căn cứ vào giá trị tài sản hiện tại là 100.000.000? cám ơn các bạn
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Xin hỏi thêm Bong05 và các anh chị khác: Nếu mình không rút lại bằng máy moc (Máy móc vẫn do cty tiếp tục sử dụng) và muốn rút tiền, liệu mình có rút được 500.000.000 hay không? hay phải căn cứ vào giá trị tài sản hiện tại là 100.000.000? cám ơn các bạn

Trong các Cty góp vốn = cổ phần bạn chỉ được chia lại vốn sau khi giải thể hoặc bán lại số cổ phần cho người khác! Nếu bạn ko muốn làm tiếp bạn có thể đề nghị HĐTV mua lại, nếu HĐTV ko ai mua lại bạn có thể chuyển nhượng ra bên ngoài. Giá có thể là bán đc 500tr, hay 1 tỷ, 2 tỷ tùy tho sự phát triển của Cty và thậm chí củng chỉ có 1$.
 
L

lehungtk

Guest
10/7/11
4
0
0
HCM
Cám ơn bạn Bong05 nhiều lắm. Chúc bạn cuối tuần vui vẻ!
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Khi đã góp vốn vào Cty là tài sản của Cty.
Khi bạn không đồng ý làm chung nữa thì bạn có quyền rút vốn hay bán lại vốn góp cho người khác.
Rút vốn = gì do HĐTV họp và thống nhất.
Nếu bạn muốn rút lại = máy móc thì HĐTV thành lập ban định giá để định giá tài sản đó là bao nhiêu và viết hoá đơn xuất bán cho bạn theo dạng thanh lý tài sản theo giá trị thật của máy tại thời gian hiện tại.
Nên có thể là 500tr hay 100tr và nếu giá trị máy đó nâng cáo có thể là 1 tỷ bạn ạ.

Nếu định giá tài sản người đó mang đi góp vốn giờ là 1 tỷ VND, thì được rút vốn 1 tỷ VND à, có lợi vậy sao bạn

Cái này có phải định giá lại doanh nghiệp và tính toán cho phù hợp ko Bông5 nhỉ? Hay chỉ cần định giá lại tài sản rồi lấy ra là xong? Cho bạn câu trả lời cụ thể với
 
Sửa lần cuối:
TrietThai

TrietThai

Cao cấp
20/5/08
240
2
16
ĐN
Nếu định giá tài sản người đó mang đi góp vốn giờ là 1 tỷ VND, thì được rút vốn 1 tỷ VND à, có lợi vậy sao bạn
Hóa đơn Cty xuất bán có thể là 1 tỷ, trong đó góp vốn 500tr + kết quả kinh doanh các năm + giá trị thương hiệu... còn thiếu hoặc thừa bao nhiêu thì cộng trừ nhân chia ra.
Cái này có phải định giá lại doanh nghiệp và tính toán cho phù hợp ko Bông5 nhỉ? Hay chỉ cần định giá lại tài sản rồi lấy ra là xong? Cho bạn câu trả lời cụ thể với
Ai định giá? Thỏa thuận giữa 2 bên thôi thì phải?!
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Nếu định giá tài sản người đó mang đi góp vốn giờ là 1 tỷ VND, thì được rút vốn 1 tỷ VND à, có lợi vậy sao bạn

Nếu định giá tài sản giờ là 1 tỷ mà chủ nhân vẫn muốn mang máy về thì bạn ấy phải nộp thêm vào 500 tr để mua bộ máy đó đem về bạn ạ!
Giá trị vốn góp được xác định bằng tiền chứ ko phải được tính bằng vật chất.
Trong quá trình đưa máy móc vào sản xuất thì có khi nâng cấp máy móc. Hoặc ngược lại bạn ạ!

Cái này có phải định giá lại doanh nghiệp và tính toán cho phù hợp ko Bông5 nhỉ? Hay chỉ cần định giá lại tài sản rồi lấy ra là xong? Cho bạn câu trả lời cụ thể với

Vấn đề này phải định giá lại để xác định giá trị tài sản hiện tại là bao nhiêu và người góp vốn kia cso được bao nhiêu % trong số tài sản hiện tại đó!
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Hóa đơn Cty xuất bán có thể là 1 tỷ, trong đó góp vốn 500tr + kết quả kinh doanh các năm + giá trị thương hiệu... còn thiếu hoặc thừa bao nhiêu thì cộng trừ nhân chia ra.

Ai định giá? Thỏa thuận giữa 2 bên thôi thì phải?!

Giá trị thương hiệu..... nhân chia ra là làm sao, điều đó có khác gì định giá lại doanh nghiệp để chia không hay là như thế nào hả bạn? Và phải nhân chia thê nào cho phù hợp.
Còn thuê ai định giá ư: Một tổ chức độc lập có chức năng định giá doanh nghiệp như Kiểm toán, công ty định giá....

Nếu định giá tài sản giờ là 1 tỷ mà chủ nhân vẫn muốn mang máy về thì bạn ấy phải nộp thêm vào 500 tr để mua bộ máy đó đem về bạn ạ!
Giá trị vốn góp được xác định bằng tiền chứ ko phải được tính bằng vật chất.
Trong quá trình đưa máy móc vào sản xuất thì có khi nâng cấp máy móc. Hoặc ngược lại bạn ạ!

Vấn đề này phải định giá lại để xác định giá trị tài sản hiện tại là bao nhiêu và người góp vốn kia cso được bao nhiêu % trong số tài sản hiện tại đó!

Có một ý kiến Bong5 à: Tại năm 2007 chẳng hạn góp 500tr nhé, nếu bán cổ phần vào năm 2010 thì ko vấn đề gì hoặc nhượng quyền cho người khác thì không sao. Nhưng ở đây là họ thoái vốn ra. Cái quan trọng là ko biết vốn của công ty bao nhiêu tiền, người thoái vốn có chấp nhận lấy ra 500tr đúng số mình góp hay không.
Tớ có một ý kiến: Giả sử vốn góp của công ty kia là 2 tỷ năm 2007, ông A kia 500 chiếm 25% vốn góp. Đến năm 2010 như bạn nói tổng giá trị của Công ty là 10 tỷ (giá trị doanh nghiệp chẳng hạn), Ông A kia cứ bảo là tôi có 25% của cái 10 tỷ giá trị doanh nghiệp đó bạn à. Như vậy phải làm sao và giải quyết thế nào cho phù hợp đây?

Còn cái định giá lại TS vì ông kia muốn lấy TS đi là đương nhiên rồi, ko cần bàn nữa
 
Sửa lần cuối:
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Có một ý kiến Bong5 à: Tại năm 2007 chẳng hạn góp 500tr nhé, nếu bán cổ phần vào năm 2010 thì ko vấn đề gì hoặc nhượng quyền cho người khác thì không sao. Nhưng ở đây là họ thoái vốn ra. Cái quan trọng là ko biết vốn của công ty bao nhiêu tiền, người thoái vốn có chấp nhận lấy ra 500tr đúng số mình góp hay không.
Tớ có một ý kiến: Giả sử vốn góp của công ty kia là 2 tỷ năm 2007, ông A kia 500 chiếm 25% vốn góp. Đến năm 2010 như bạn nói tổng giá trị của Công ty là 10 tỷ (giá trị doanh nghiệp chẳng hạn), Ông A kia cứ bảo là tôi có 25% của cái 10 tỷ giá trị doanh nghiệp đó bạn à. Như vậy phải làm sao và giải quyết thế nào cho phù hợp đây?

Còn cái định giá lại TS vì ông kia muốn lấy TS đi là đương nhiên rồi, ko cần bàn nữa
Cái vấn đề ông ấy đc hưởng 25% giá trị của 10 tỷ là đương nhiên.
Nếu là Cty CP thì ông ấy có quyền chuyển nhượng, giá chuyển nhượng là thoả thuận giữa người mua và người bán. Trong trường hợp này họ muốn rút vốn thì chỉ có = cách bán lại cho HĐTV.
Cách bán lại có nhiều cách mà!
Còn đã xác định là góp vốn chung thì giá trị doanh nghiệp tăng họ cũng đc hưởng chứ? Sao lại nói ko đc?
 
TrietThai

TrietThai

Cao cấp
20/5/08
240
2
16
ĐN
Giá trị thương hiệu..... nhân chia ra là làm sao, điều đó có khác gì định giá lại doanh nghiệp để chia không hay là như thế nào hả bạn? Và phải nhân chia thê nào cho phù hợp.
Còn thuê ai định giá ư: Một tổ chức độc lập có chức năng định giá doanh nghiệp như Kiểm toán, công ty định giá....
Nhân chia thì đương nhiên rồi. Đã nói theo thỏa thuận giữa bên mua và bên bán kia mà! Tổ chức độc lập ư, kiểm toán ư, công ty định giá ư... có thể dùng đến nếu Công ty cảm thấy dư tiền. Nhưng nói chung ít người vạch áo cho người xem lưng!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Các bạn ơi: Tranh luận để đua ra quan điểm chung và cách xử lý của mỗi người. Các bác đừng nói nặng, em buồn!
 
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,115
514
113
Thủ Đô
Gửi 2 bạn trietthai & thechung!

Việc định giá tài sản thông qua một tổ chức định giá chuyên nghiệp chỉ có tính chất tham khảo. Vì Luật DN 2005 tại Điều 30 đã quy định thế này :

[FONT=&quot]3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận[/FONT].

Nên dù thế nào thì TS đó cũng phải được sự chấp thuận giữa 2 bên : cá nhân góp vốn & cty.
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Gửi 2 bạn trietthai & thechung!

Việc định giá tài sản thông qua một tổ chức định giá chuyên nghiệp chỉ có tính chất tham khảo. Vì Luật DN 2005 tại Điều 30 đã quy định thế này :

[FONT=&quot]3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận[/FONT].

Nên dù thế nào thì TS đó cũng phải được sự chấp thuận giữa 2 bên : cá nhân góp vốn & cty.

Đúng, cái này tui có biết mà, Thì đang tranh luận vấn đề chứ có nói câu nào nặng lời đâu. Tranh luận để ra một câu trả lời chính xác nhất và hoàn thiện nhất mà thôi.

Các bạn ơi: Tranh luận để đua ra quan điểm chung và cách xử lý của mỗi người. Các bác đừng nói nặng, em buồn!

Ủng hộ bạn, nếu mình có gì ko phải các bạn bỏ qua cho
 
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,115
514
113
Thủ Đô
Đúng, cái này tui có biết mà, Thì đang tranh luận vấn đề chứ có nói câu nào nặng lời đâu. Tranh luận để ra một câu trả lời chính xác nhất và hoàn thiện nhất mà thôi.



Ủng hộ bạn, nếu mình có gì ko phải các bạn bỏ qua cho
Ơ, mình có bảo bạn nặng lời đâu? Ý mình là văn bản đó quy định thế mình trích dẫn gửi 2 bạn để không tranh luận với nhau việc định giá tài sản vốn góp thui.

Tiếp tục thảo luận đi bạn..hic
 
TrietThai

TrietThai

Cao cấp
20/5/08
240
2
16
ĐN
Gửi 2 bạn trietthai & thechung!

Việc định giá tài sản thông qua một tổ chức định giá chuyên nghiệp chỉ có tính chất tham khảo. Vì Luật DN 2005 tại Điều 30 đã quy định thế này :

[FONT=&quot]3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận[/FONT].

Nên dù thế nào thì TS đó cũng phải được sự chấp thuận giữa 2 bên : cá nhân góp vốn & cty.
Gửi cô táo vẫn còn xanh : đoạn trích của cô là nó thuộc về tài sản góp vốn, còn ở đây thì cái tê điều là : "Thoái vốn"
Nhân tiện cô táo vẫn còn xanh chích cái Luật DN thì cũng choác 1 đoạn :
Điều 43. Mua lại phần vốn góp
1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại công ty;
c) Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.
Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định vấn đề quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thoả thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
3. Nếu công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.
Nên túm lại chỉ có 2 chữ :THỎA THUẬN
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Thật ra : Nếu bắt bẻ câu chữ thì trong các trường hợp góp vốn không có chỗ nào quy định được : Thoái vốn cả.

Đơn giản là người góp vốn muốn rút vốn ra mà thôi. Nhưng nếu dùng từ rút vốn thì ngại nên ....
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Thực ra trao đổi với nhau là để giải quyết vấn đề, trao đổi về nghiệp vụ, về tình huống. Nếu có sai câu từ thì nhắc nhau sửa một cái là xong hoặc chỉ theo VB nào tại sao sai, Chứ đừng vì một điều gì đó mà dùng từ nặng lời với nhau như kiểu nếu Bạn A sai thì cứ xoáy vào cái sai đó mà nói bạn thế này thế kia, rồi............ thì đâu còn là FR chia sẻ nữa. Bùn

Theo mình cách thoái vốn thì giải quyết thế này: Xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm muổn rút vốn, sau đó xác định phần trăm được hưởng từ khối tài sản đó. Sau đó chia lại theo tỷ lệ
Còn trường hợp khác là: Có thể thỏa thuận với ai mua lại phần đó hoặc chuyển nhượng cho một người nào đó nếu họ có nhu cầu.
 
H

hoathienluan

Sơ cấp
5/4/11
7
0
0
hà nội
theo mình thì là ko hẳn đc 500.000.000 đâu,bạn đã đc khấu hao và phân chia lợi nhuận trong 3 năm rồi còn gì,bây h bạn không muốn góp vốn nữa và rút máy móc đó ra,thì HĐTV sẽ họp và thống nhất 2 cách: 1 là sẽ tiến hành định giá lại máy móc đó trong thời điểm hiện tại là bao nhiêu sau đó tiến hành bán tài sản đó và trả bạn tiền như trong hóa đơn bán,(ko có nhu cầu dùng tiếp)(nếu là 50.000.000đ thì bạn cũng phải chấp nhận chứ ko căn cứ là khấu hao và định giá là nó còn 100.000.000 đâu)
trường hợp 2 là hiện tại bên đó vẫn có nhu cầu dùng tiếp thì họ vẫn thành lập HĐTV tiến hành định giá lại tài sản nhưng mà sẽ mua lại và giá mà trên thị trường hiện là bao nhiêu(máy cũ nhé)thì họ sẽ trả đúng số tiền như bán ra bên ngoài(có thể là ngtrc là 500.000.000 nhưng bây h máy móc ý đc giá có thể là 700.000.000(cũ) hoặc cũng có thế là 10.000.000đ
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA