Mỗi tuần một chuyên đề

Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

  • Thread starter tieulong2012
  • Ngày gửi
xuli

xuli

Trung cấp
Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

đi xin việc đúng là thật vất vả, đối với những người có trình độ và bằng cấp cao nhưng ko tự tin vào bản thân mình thì cũng bị loại, đi xin việc ngoài kinh nghiệm ra thì mình thực sự phải tự tin, trả lời dứt khoát vào nhé, tớ cũng mới xin việc nè, cũng vì nhút nhát quá đấy nhưng vẫn lọt vào :) ai đã và sắp xin việc thì hãy tự tin vào nhé ^^

www.ketoantrongoi.com
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
K

keoxjnh

Sơ cấp
16/11/11
12
0
0
32
TP Hồ Chí Minh
Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

Sự chủ động là đây là từ phía mỗi cá nhân chúng ta. Chúng ta thấy thiếu thì chúng ta đi tìm nó bằng mọi giá (trừ vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức). Ví dụ như ở vấn đề của bạn sinh viên ở trên, bạn ấy ko biết làm báo cáo thuế, không biết sử dụng phần mềm mà các DN yêu cầu thì bạn ấy phải chủ động đi tìm 2 thứ đó thay vì kêu DN cứ đòi kinh nghiệm, thậm trí là phải "trả giá" để có được nó (phải mất cái gì đó thì mới được nó (ko mất tiền thì mất công sức và thời gian). Không thể trông chờ vào việc ta phải đi làm và được thanh toán tiền lương thì lúc đó ta mới học được KN.

Phần mềm kế toán thì đầy trên mạng (video đào tạo lẫn trial download), các khóa học kế toán thực tế thì vô cùng nhiều. Bớt đi cái quần, cái áo đẹp; bán thêm cái Sim, cái thẻ, v.v... là bạn có ngay các khóa học đó thôi. Chịu khó hy sinh 1 phần thời gian giai đoạn đầu gian khổ đi, bạn sẽ học được đầy thứ (chưa kể việc tự học bởi vì "info at finger tips" mà).

Trong quá trình làm việc cũng thế, những người chủ động (chủ động học, chủ động lên kế hoạch, chủ động hành động, chủ động hỏi, v.v...) sẽ thường thành đạt hơn.

Bác này nói hơi thái quá thì phải. Em nói thật nhé. thời nay cái gì đúng là cũng có trên mạng hết. Nhưng những kinh nghiệm thực tế mới dễ dàng tôi luyện con người.
Cái gì cũng có trên mạng thì tụi em đi học làm cái gì. Cái bẳng đại học, cao đẳng của bọn em nếu nói quá thì ném cho chó à.
Cái gì cũng ra trung tâm học thì em đi học chứng chỉ cho nó nhanh và gọn. Học hết lớp 9 đi học trung cấp or học nghề là được rồi. Em việc gì phải cố lên 12 rồi mấy năm đại học. Tiền bạc đâu có ít.
Kế toán là 1 nghề rất cần sự cẩn thận, khéo léo và có kinh nghiệm. Bọn em sinh viên, chỗ nào cũng đòi hỏi thì đất đâu cho sinh viên sống hả bác? Thêm nữa mấy bác kế toán thường thì rất ky bo giữ nghề. Bọn em đi thực tập thì toàn sai bưng bê quyét dọn với đánh văn bản. Có ý nhờ vả mấy người có kinh nghiệm chỉ làm thì ngta chỉ ậm ừ rồi mất hút.
Bác cứ nghĩ tải phần mềm về máy rồi tự mò là biết làm đấy à. Với bác thì dễ nhưng với những sinh viên trẻ chưa có kinh nghiệm như bọn em thì có dễ không? Em cứ ví dụ bác tải cái phần mềm như Photoshop về (Bác ko biết dùng tý nào). Em đố bác mày mò 1 tuần mà bác biết làm đấy. Mà bác cho em hỏi Đâu phải ai cũng có thời gian rảnh hay điều kiện có máy tính riêng để ngồi ôm cái máy tính rồi đọc và đọc, coi và coi đâu. Bọn em còn phải đi làm để lo cho cuộc sống bác ạ

Lúc nào cũng chỉ biết yêu cầu và yêu cầu. Bác nói đi thì cũng phải nói lại chứ. Bác có đặt mình vào địa vị của những sinh viên đi xin việc không? Chẳng có nhà trường nào dạy phần mềm, hướng dẫn khai báo thuế... trong khi các công ty lại đưa nó vào yêu cầu hàng đầu. Vậy nhà trường để làm cái gì??? Tại sao sinh viên ra trường đều buông 1 câu "Trường không dạy những thứ mình đang làm"
Cơ bản Em nghĩ các bác ở vị trí tuyển dụng nên cho sinh viên nhiều cơ hội để thử sức mình. Vừa học vừa làm để có kinh nghiệm. Đừng đặt nặng quá vấn đề kinh nghiệm. Trang giấy trắng viết lên sẽ đẹp hơn nhiều lần những trang giấy đã qua sử dụng đấy.
 
mienkinhbac

mienkinhbac

Sơ cấp
31/3/11
33
2
6
Bacninh
Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

hi,mình cũng đã từng đi làm rồi,cũng có chút kinh nghiệm rồi vì một số lý do mình nghỉ làm một thời gian mà bây giờ xin đi làm lại còn khó.
Bây giờ không có kinh nghiệm thì phải tự mà học hỏi,mày mò,trước mình cũng thế,bạn đừng coi trọng tiền có thể xin học việc không lương cũng được
kinh tê khó khăn họ giảm nhân viên nhiều,ngta đòi hỏi làm được việc cho ngta chứ ít ai làm từ thiện nhận người k có kinh nghiệm lắm, thực tế mà,có kinh nghiệm họ mới yên tâm, mới nghĩ là họ bỏ đồng tiền ra đầu tư có ích
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

Bọn em sinh viên, chỗ nào cũng đòi hỏi thì đất đâu cho sinh viên sống hả bác?
Cơ bản Em nghĩ các bác ở vị trí tuyển dụng nên cho sinh viên nhiều cơ hội để thử sức mình. Vừa học vừa làm để có kinh nghiệm. Đừng đặt nặng quá vấn đề kinh nghiệm.

Ai cũng mong muốn cho sinh viên cơ hội làm việc, nhưng các bạn luôn nhớ DN họ không phải là nhà từ thiện, không phải trung tâm đào tạo phi chính phủ các bạn ạ. Nếu bạn chấp nhận lương cực thấp (hoặc không lương) và 6 tháng chưa đem lại giá trị gì cho DN thì may ra có cơ hội đấy (thực ra cũng nhiều DN họ ko dám tuyển nếu tới 6 tháng ko làm ra giá trị gì cho DN, bạn có tin là có rất nhiều người vì ko tự học nên 6 tháng chưa làm nổi cái gì ko?)

Tóm lại, DN tuyển dụng không quan tâm đó là SV hay người làm lâu năm. Miễn là làm ra giá trị cho DN (đáp ứng các yêu cầu của từng đầu việc được giao). Dù đó là sinh viên hay người có thâm niên, là người tây trắng hay tây đen, là người Campuchia, người Lào hay người Việt, là tốt nghiệp phổ thông, bỏ học, trung cấp, đại học hay tiến sĩ, là trẻ già hay trẻ (từ 18 tuổi - 50 tuổi), v.v... đều được hết. Miễn là giao việc thì làm được, còn ko làm việc được, ko phù hợp với công việc mà DN giao cho thì tiễn sĩ cũng như như người Bỏ học thôi. Vậy các bạn hãy "Làm được" đi trước khi đòi hỏi người khác phải đáp ứng, phải cho cơ hội.

Hôm qua mình vừa tiếp xúc với 1 nhân viên kế toán của 1 cty, phải nói là rất thất vọng. Một vấn đề rất cơ bản mà giảng mãi bạn ấy ko hiểu nổi. Chưa bao giờ bên mình phải hỗ trợ lâu tới mức như vậy cho 1 con người.

Lúc nào cũng chỉ biết yêu cầu và yêu cầu. Bác nói đi thì cũng phải nói lại chứ. Bác có đặt mình vào địa vị của những sinh viên đi xin việc không?

Mình suốt ngày tiếp xúc với những người sinh viên như bạn. Và nên nhớ ai cũng trải qua thời kỳ đó. Bạn luôn nhớ là hiện nay có rất nhiều SV có việc làm trong khi có rất nhiều SV không có việc. Bạn hãy suy nghĩ và đặt câu hỏi TẠI SAO họ lại xin được việc, họ lại thành công, còn mình thì không? Đối với người tích cực thì họ phân tích và họ hiểu tại sao, còn đối với người tiêu cực thì chắc chắn sẽ nghĩ là "Chắc là những người đó gặp may hơn mình" :)

Còn với những ai bảo không có thời gian học, ko có thời gian ngồi máy tính tìm hiểu thì mình thôi ko nói chuyện nhé. Vì học cho mình mà còn ko có time thì làm sao làm được gì khác nữa. Ngày xưa mình còn phải nhịn ăn, bỏ từng nghìn đồng để đi thuê cái máy tính đen trắng (tính tiền theo giờ) chỉ để tập gõ máy tính. Có nhiều hôm đứng trầu trực cả ngày ở trước các phòng máy tính của các trường ĐH (đến đợi từ 8AM, đợi xuyên cả trưa luôn, để đến gần 5PM ra thì về tay không vì ko có máy để làm)

Bác cứ nghĩ tải phần mềm về máy rồi tự mò là biết làm đấy à.

Đây cũng là 1 kỹ năng (và cũng là kinh nghiệm) mà các bạn rất yếu kém và cần học. Khi ta ko biết 1 cái gì và cần tiếp xúc với nó thì ta phải học cách HỎI. Qua quá trình đào tạo nhân viên mình cũng thấy các bạn yếu nhất là ở kỹ năng hỏi này. Không cần nhìn đâu xa, lên diễn đàn wkt cũng thấy số đông các bạn rất kém kỹ năng HỎI. Các bạn thường hay hỏi câu hỏi 1 cục, hỏi độp 1 cái kiểu như "Ai có biết phần mềm này cho em hỏi 1 cái". Cách hỏi thế nào cũng dẫn tới kết quả nhận được ra sao. Và, kinh nghiệm mà DN cần chính là những thứ đơn giản như vậy thôi. Tôi cam đoan bạn viết câu đó ra tức là bạn không biết cách đặt hỏi (và tôi nghĩ rất nhiều người không biết cách đặt câu hỏi) để sao cho người khác họ trả lời mình.

Mình quote cho bạn 1 tin nhắn trên Facebook của Augges để bạn thấy sự khác biệt giữa người chủ động và người không chủ động là thế nào nhé

MộtFanTrenTrangFBAugges nói:
em là Nguyễn Thị X (Mình dấu tên) sinh viên qua kế toán trường đại học kinh tế đà Nẵng. Hiện em có đang học môn hệ thống thông tin kế toán 2 do TS.Nguyễn Mạnh Toàn giảng dạy. Trong môn này, Thầy yêu cầu mỗi nhóm tìm 1 phần mềm kế toán, giới thiệu và thực hiện các nghiệp vụ về công tác kế toán. Nhóm em đã tìm kiếm trên mạng và đồng ý chọn Augges vì nó có rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, vì là bản dùng thử, nên AuggesE không có chức năng tính khấu hao, tính giá thành sản phẩm.
Em viết thư này mong anh chị có thể cho em dùng bản Augges nâng cao trong vòng 1 tháng để nhóm em có thể tìm hiểu và giới thiệu Augges với thầy cũng như với những bạn sinh viên khoa kế toán của lớp. Nếu sau môn học này nhận thấy phần mềm kế toán Augges có nhiều ưu điểm và đã sử dụng thành thạo nó. Sau khi ra trường em sẽ giới thiệu với công ty sử dụng phần mềm này để phục vụ cho công tác kế toán. Như vậy có được không ạ? Mong anh chị sớm trả lời lại cho em. Em xin chân thành cảm ơn !

Đó là tôi chưa cho các bạn xem CV của 1 sinh viên ĐH ngoại ngữ chưa từng 1 lần đi làm ở công ty nào nhưng đã đầy kinh nghiệm và cái CV đó ai đọc cũng muốn nhận vào làm. Tôi đã nói với rất nhiều bạn trẻ là các bạn hiểu sai về khái niệm "kinh nghiệm" nên trong CV các bạn viết rất sơ sài về vấn đề đó. Các bạn cho rằng chỉ có đi làm ở đâu đó mới là kinh nghiệm.

Ví dụ: Một cậu bé học hết lớp 12 và đã viết rất nhiều phần mềm hữu ích cho cộng đồng (có hàng ngàn, hàng chục ngàn, thậm chí hàng triệu người dùng) thì kinh nghiệm có khi nhiều hơn rất nhiều so với 1 nhân viên đi làm ở các công ty. Đối với DN, người ta chỉ đánh giá vào năng lực của cá nhân người làm việc (làm ra kết quả gì cho DN) chứ những thứ khác họ ko quan tâm đâu. Ví dụ, DN người ta thuê 1 cô hoa hậu, người mẫu, người nổi tiếng về, tưởng chừng như cô đó ko làm ra cái gì cho DN nhưng thực tế cô đó có thể đem lại giá trị về hình ảnh (PR) cho DN rất cao, v.v...

Trong khi viết CV, các bạn để càng nhiều công ty (mà các bạn làm việc trong thời gian làm việc ngắn rồi bỏ việc để "lấy KN") thì càng dễ bị loại vì người ta đã đúc kết 1 kinh nghiệm là muốn trở thành người làm tốt cỡ chuyên gia ở 1 công việc nào đó thì cần tới 6 năm làm việc liên tục.
 
Sửa lần cuối:
K

keoxjnh

Sơ cấp
16/11/11
12
0
0
32
TP Hồ Chí Minh
Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

vậy em nghĩ bác nên có thêm kiến nghj về đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường đại học của nước ta đi đấy. Ngòai ra còn ủng hộ cho cả sinh viên vùng sâu, xa, vùng núi có máy tính và internet nữa.
Trong 1 ngàn người với mức giáo dục ở việt Nam thì chắc cũng chỉ được 1 người như bác nói thôi.
Hiện tại em đang làm việc ở 1 công ty nhỏ. Toàn bộ cty là đội ngũ nhân viên trẻ. Sếp và nhân viên cùng chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng tất cả cùng nhau vừa học, vừa làm. Cùng nhau phát triển. Mỗi người hỗ trợ nhau 1 chút dù không liên quan tới lĩnh vực của nhau. Sai sót có, thành công có. sai 1 lần thì sẽ nhớ lần sau ko phạm phải.

Nhờ đó mà có thêm kinh nghiệm và có một đội ngũ nv trẻ vô cùng năng động đấy.
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

vậy em nghĩ bác nên có thêm kiến nghj về đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường đại học của nước ta đi đấy. Ngòai ra còn ủng hộ cho cả sinh viên vùng sâu, xa, vùng núi có máy tính và internet nữa.
Trong 1 ngàn người với mức giáo dục ở việt Nam thì chắc cũng chỉ được 1 người như bác nói thôi.

Bạn đổ thừa cho nền giáo dục Việt Nam cũng là 1 cách nhiều người làm đấy. Giống như đổ thừa cho trời mưa làm ta ko thể đi ra ngoài đường được (tức là tác động vào bên ngoài vòng ảnh hưởng thay vì tác động vào vòng ảnh hưởng).

Hành động tác động vào bên ngoài vòng ảnh hưởng của cá nhân (ta ko kiểm soát được), ví dụ: Trách... trời mưa. Kết quả của việc "trách ông trời mưa" thì các bạn biết rồi đó.
Hành động tác động vào bên trong vòng ảnh hưởng của cá nhân (ta kiểm soát được), ví dụ: Mặc áo mưa để đi khi gặp trời mưa.

Thay đổi mình thì mặc dù ko biết có thể thay đổi được xã hội hay ko nhưng ít nhất đó là điều mà bạn có thể chủ động làm được cho cá nhân bạn và không ai khác ngoài bạn có thể làm thay bạn việc đó. Còn cố gắng thay đổi xã hội mà mình chưa đủ tầm ảnh hưởng thì thực sự không có kết quả gì. Cả 84 triệu người VN đang được học dưới môi trường giáo dục của VN và phần lớn trong độ tuổi lao động vẫn hàng ngày đang đi làm. Trong 1 ngàn sinh viên ra trường, chắc chắn ko dưới 500 người có việc làm (chứ ko chỉ có 1 người như bạn nói).

Cùng 1 lớp học ĐH như nhau (về nội dung học) nhưng sao vẫn có người ra trường có việc ngay (và làm tốt) trong khi người khác xin mãi ko được việc. Cái đó mới là cái suy nghĩ bạn ạ. Hy vọng bạn hiểu cái ý của mình ở đây. Hãy là người chủ động trang bị kiến thức để đón sẵn cơ hội thay vì chờ đợi cơ hội tới rồi mới trang bị kiến thức. Đọc truyện Bí mật của may mắn để hiểu thêm.

Tại sao các bạn ko tự improve mình mà phải trách người khác ko trao cơ hội? Tại sao các bạn muốn thay đổi người khác (muốn DN phải tuyển người chưa biết gì) mà ko phải là tự thay đổi mình (muốn mình tốt lên để DN tuyển mình)? Các bạn đang cố tác động vào vòng ngoài ảnh hưởng (bạn ko kiểm soát được) thay vì tác động vào bên trong vòng ảnh hưởng (tự thay đổi mình) đấy.
 
Sửa lần cuối:
bacnamtraining

bacnamtraining

Cao cấp
22/1/11
867
35
28
45
Ha Noi
Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

Nếu như bạn phải đi thuê trọ mà mức lương bây giờ 2tr thì sống thế nào hả bạn. Bây giờ mức lương thử việc ít nhất cũng là 2tr5 rồi. Kể cả tính ko phải đi thuê nhà thì mức lương đó giờ ko đáp ứng đc cuọc sống.

Đúng là SV phải học triết học trong trường ĐH

Tư duy như thế thì chưa làm đc gì

luôn là bài toán con gà và quả trứng cái nào có trước !

Nếu bạn cứ nêu lý do thuê nhà tiền linh tinh nữa chắc ko ai dám nhận

và chỉ có các bạn ở HN ko phải thuê nhà thôi !

Như vậy cách đây 15 năm điều kiện xin việc là phải có xe máy

bi giờ thì phải có nhà nữa !

Chúc các bạn mua đc cái nhà phượt để ở ! và ngắm kỹ cái bằng ĐH của mình !

Có ai muốn đào cái này lên không ạ.
Hôm nay em mới đọc được.
Em cũng mới ra trường. Ra trường cái làm được hơn 1 tháng thì em nghỉ. Nhưng em không biết phải nói sao nữa.
Cũng giống cái bạn @minhanhphuong ý. Công ty em làm là cty gia đình. Họ chỉ cho em ngồi viết phiếu xuất nhập, xuất hoá đơn và kiểm kê hàng hoá.
Có lẽ kinh nghiệm em có được là "nhịn" ạ. Nếu em nói xấu công ty thì mọi người sẽ nghĩ em đòi hỏi. Nhưng mà, đi làm mà bà chủ bảo em đi lau nhà, đi phơi đồ, trông con, lau dọn, bốc vác hàng hoá. Em thì ốm tong teo mà ngày nào cũng bê với xách thùng hàng 25 -30kg. Quần áo ngày nào cũng lem nhem vì bẩn. Hôm nào đông khách hay nhà có công có việc thì không sao, vắng khách, rảnh rỗi cái là la em không chịu gọi điện tiếp thị hàng hoá. Tiếp thị hàng là việc của nhân viên kinh doanh mà. Em mà có cái tài đấy thì em đã học kinh doanh hay làm nv kd rồi. Mà đâu phải em không làm đâu. Em gọi điện hoài không tìm được ai mua hàng, làm 1 tháng em mới kiếm được 1 đơn hàng. Thời buổi cạnh tranh mà: Hiu Hiu:
Lương của em là 2.5tr bao cơm trưa. Nhưng cơm chưa là đồ ăn thừa, cơm nguội, canh nguội, em thì kén ăn lắm đói quá em toàn lấy cơm chan nước canh rồi nuốt vội là đứng dậy.... Em không nói quá đâu ạ.
Em cảm thấy quá sức nên đã nghỉ.
Bh đi xin việc mãi chưa được. Lúc đi phỏng vấn em nói thẳng là em chỉ được làm giấy tờ, sổ sách ( Đúng những việc trước đây em từng làm) chứ ko biết làm thuế và sử dụng phần mềm kế toán. Em y/c mức lương 3tr chưa phụ cấp vì trước đây công việc của em cũng tính ra lương 3tr ạ. Nhưng kết quả là em toàn rớt thôi. Bạn em bảo em ngố. Cứ nói là biết làm thuế với phần mềm kế toán đi có sao đâu. Nhưng em nghĩ nói dối mà đc tuyển vô làm không biết còn bị mang tiếng ý. Có ai cho em lời khuyên không ạ?


Chào bạn !

đúng là bạn ko có nhiều cơ hội để học hỏi nghề nghiệp

Nếu bạn muốn chứng tỏ nghề nghiệp bản thân hãy sang công ty bên mình

công ty chuyên dich vụ kế toán thuế, bạn sẽ học đc rất nhiều và lương theo năng lực

Môi trương năng động cạnh tranh trong chính công ty ! Công ty chấp nhận đào tạo !

các bạn khác sẵn sang giúp đỡ bạn trong công việc và thu nhập cũng giúp đỡ lun !

Chúc bạn tìm đc công việc như ý !
 
Sửa lần cuối:
bacnamtraining

bacnamtraining

Cao cấp
22/1/11
867
35
28
45
Ha Noi
Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

Bác này nói hơi thái quá thì phải. Em nói thật nhé. thời nay cái gì đúng là cũng có trên mạng hết. Nhưng những kinh nghiệm thực tế mới dễ dàng tôi luyện con người.
Cái gì cũng có trên mạng thì tụi em đi học làm cái gì. Cái bẳng đại học, cao đẳng của bọn em nếu nói quá thì ném cho chó à.
Cái gì cũng ra trung tâm học thì em đi học chứng chỉ cho nó nhanh và gọn. Học hết lớp 9 đi học trung cấp or học nghề là được rồi. Em việc gì phải cố lên 12 rồi mấy năm đại học. Tiền bạc đâu có ít.
Kế toán là 1 nghề rất cần sự cẩn thận, khéo léo và có kinh nghiệm. Bọn em sinh viên, chỗ nào cũng đòi hỏi thì đất đâu cho sinh viên sống hả bác? Thêm nữa mấy bác kế toán thường thì rất ky bo giữ nghề. Bọn em đi thực tập thì toàn sai bưng bê quyét dọn với đánh văn bản. Có ý nhờ vả mấy người có kinh nghiệm chỉ làm thì ngta chỉ ậm ừ rồi mất hút.
Bác cứ nghĩ tải phần mềm về máy rồi tự mò là biết làm đấy à. Với bác thì dễ nhưng với những sinh viên trẻ chưa có kinh nghiệm như bọn em thì có dễ không? Em cứ ví dụ bác tải cái phần mềm như Photoshop về (Bác ko biết dùng tý nào). Em đố bác mày mò 1 tuần mà bác biết làm đấy. Mà bác cho em hỏi Đâu phải ai cũng có thời gian rảnh hay điều kiện có máy tính riêng để ngồi ôm cái máy tính rồi đọc và đọc, coi và coi đâu. Bọn em còn phải đi làm để lo cho cuộc sống bác ạ

Lúc nào cũng chỉ biết yêu cầu và yêu cầu. Bác nói đi thì cũng phải nói lại chứ. Bác có đặt mình vào địa vị của những sinh viên đi xin việc không? Chẳng có nhà trường nào dạy phần mềm, hướng dẫn khai báo thuế... trong khi các công ty lại đưa nó vào yêu cầu hàng đầu. Vậy nhà trường để làm cái gì??? Tại sao sinh viên ra trường đều buông 1 câu "Trường không dạy những thứ mình đang làm"
Cơ bản Em nghĩ các bác ở vị trí tuyển dụng nên cho sinh viên nhiều cơ hội để thử sức mình. Vừa học vừa làm để có kinh nghiệm. Đừng đặt nặng quá vấn đề kinh nghiệm. Trang giấy trắng viết lên sẽ đẹp hơn nhiều lần những trang giấy đã qua sử dụng đấy.

Bạn này bức xúc nhưng suy ra cùng không sai !!!???

cũng như tắc đường thôi ! chả ai có lỗi mà sao vẫn tắc đường ??? tại chú CA giao thông ????

Sau khi nghiên cứu kỹ triết học ta thấy là vùng cao SAPA ngươi dân tộc ko có xiền nên dùng hàng đổi hàng !

áp dụng vào thực tế thấy rằng SV hiện nay thiếu xiền thừa thời gian !

nên sẽ áp dụng hàng đổi hàng ko qua xiền !

Tức là các bạn sẽ được học kinh nghiệm miễn phí. đổi lại các bạn sẽ đổi thời gian cho nhân viên công ty !

nhanh và luôn nào ! công ty dich vụ kế toán thuế ! việc nhiều vô kể !!!!
 
L

linhdoan7391

Guest
10/4/13
1
0
0
Hà Nội
Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

Là sinh viên mới ra trường, không có kinh nghiệm, kiến thức học được khi còn ngồi trên ghế nhà trường còn mông lung, trong khi các công ty đang cắt giảm nhân viên, họ chỉ tuyển nhân viên đã có nhiều năm kinh nghiệm. Do đó những sinh viên mới ra trường có bằng cử nhân làm trái nghề rất nhiều, mình cũng phải học việc để va vấp, giúp mình tự tin hơn, xin tuyển dụng vào các công ty là rất khó, nhưng cứ đi phỏng vấn thử xem, từ đó có kinh nghiệm đi phỏng vấn!
 
T

tuanhung6868

Guest
10/4/13
1
0
0
35
ha noi
Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

Làm giàu từ 2 bàn tay trắng
Grant Cardone là tác giả của nhiều cuốn sách kinh doanh trong danh sách “best-seller book” của New York Time, đồng thời là nhà kinh doanh, chuyên gia bán hàng, chuyên gia tư vấn cho nhiều công ty nằm trong danh sách Fortune 500 (các công ty hàng đầu tại Mỹ). Kinh nghiệm làm giàu chia sẻ dưới đây của ông được coi là bí quyết “gối đầu giường” cho những ai mơ ước trở thành triệu phú.
Những kinh nghiệm làm giàu từ hai bàn tay trắng sau đây không chỉ cho bạn cách để tích lũy của cải cả một đời để tận hưởng khi về già mà là tạo ra hàng triệu đô la và tận hưởng chúng ngay trong quá trình lao động.

Trước tiên, bạn phải xác định mục tiêu cao nhất của bạn, là trở thành một triệu phú. Ảnh: internet
Điều 1: Quyết định khỏi nghiệp từ 2 bàn tay trắng đẻ trở thành một triệu phú
Trước tiên, bạn phải xác định mục tiêu cao nhất của bạn, là trở thành một triệu phú.
Tôi đi từ chỗ không có gì, chỉ là ý tưởng và rất nhiều công việc khó khăn để tạo ra một gia tài và những giá trị bền vững khác.
Bước đầu tiên là thiết lập mục tiêu. Mỗi ngày trong suốt nhiều năm, tôi đều viết ra câu này: “Tôi trị giá hơn 100.000.000 đô la”.
Điều 2: Thoát khỏi tư duy nghèo nàn
Thế giới này không thiếu tiền mà thiếu những người có suy nghĩ đúng đắn về nó. Để trở thành một triệu phú, bạn phải chấm dứt những tư duy nghèo nàn và tiêu cực. Nếu bạn chìm đắm trong đó, bạn không thể làm giàu.
Tôi biết rõ điều này bởi vì tôi đã từng trải qua. Tôi được nuôi dưỡng bởi một bà mẹ độc thân. Mẹ tôi đã làm tất cả mọi thứ để cho ba anh em chúng tôi được đến trường.
Tuy vậy, nhiều bài học mà bà dạy tôi mang đến cảm giác thiếu thốn và sợ hãi: “Con đừng bỏ lại thức ăn, ngoài kia còn có nhiều người chết đói”, “Con đừng lãng phí bất cứ thứ gì”, “Tiền không mọc trên cây con à”.
Sự giàu có và trù phú không nảy sinh từ những suy nghĩ tương tự như vậy.

Thế giới này không thiếu tiền mà thiếu những người có suy nghĩ đúng đắn về nó. Ảnh: internet
Điều 3: Xem việc làm giàu là một nghĩa vụ
Những người nỗ lực làm giàu từ tay trắng không chỉ vì tiền bạc mà còn vì nhu cầu được xã hội công nhận khả năng và những đóng góp của mình. Tôi luôn muốn làm giàu, nhưng tôi cũng có nhu cầu đóng góp cho xã hội tùy theo khả năng của mình.
Triệu phú không hạ mục tiêu khi gặp khó khăn, thay vào đó, họ nâng cao kỳ vọng cho chính mình bởi vì họ nhìn thấy sự khác biệt mà mình có thể đem đến cho gia đình, công ty và cộng đồng.
Điều 4: Học theo người giàu
Tôi đã nghiên cứu tất cả mọi điều về những người giàu có kể từ khi tôi 10 tuổi. Tôi đọc câu chuyện của họ và xem họ đã trải qua những gì. Họ là những cố vấn, những người thầy truyền cảm hứng cho tôi. Bạn không thể biết cách kiếm tiền từ những người không có tiền.
Có người nào đó khẳng định “Tiền sẽ không làm cho bạn hạnh phúc”, hay “Tất cả những người giàu đều tham lam”. Tôi chắc chắn những người đó không phải là những người giàu. Những người giàu có không hề có cách nhìn như vậy.
Vì thế, bạn cần biết người ta làm gì để tạo ra của cải và làm theo họ: Họ đọc sách gì? Họ đầu tư vào đâu? Điều gì thúc đẩy họ? Làm thế nào để họ luôn giữ được động lực làm việc?…

Người giàu mua thời gian trong khi những người ít tiền hơn phải bán đi thời gian của họ. Ảnh: internet
Điều 5: Làm việc như một người giàu
Người giàu có cách đối xử với thời gian hoàn toàn khác. Họ mua thời gian trong khi những người ít tiền hơn phải bán đi thời gian của họ.
Người giàu biết rõ thời gian có giá trị hơn tiền bạc. Do đó, họ thuê những người giỏi để làm những việc mà họ không làm được hoặc không sử dụng được thời gian hiệu quả để làm việc đó.
Người giàu luôn làm việc chăm chỉ, say mê để đạt mục tiêu, và vì thế mà họ có được vị trí như hiện nay.
Điều 6: Chuyển sự tập trung từ chi tiêu sang đầu tư
Người giàu không chi tiền vô tội vạ, họ đầu tư có tính toán. Bạn mua một căn nhà và phải trả góp. Người giàu, ngược lại, mua một tòa nhà và kiếm lời từ năm này sang năm khác. Bạn mua xe mới vì nó mang lại cho bạn sự thoải mái và phong cách. Người giàu mua xe hơi để làm ra lợi nhuận.
Điều 7: Tạo ra nhiều nguồn thu nhập
Những người giàu không bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Tôi đã kiếm được thu nhập bảy con số trong vòng nhiều năm sau khi mở công ty đầu tiên và bắt đầu đầu tư vào bất động sản.
Khi việc kinh doanh bất động sản và công ty tư vấn bắt đầu ổn định, tôi tham gia vào lĩnh vực thứ ba – phát triển kinh doanh phần mềm để giúp các nhà bán lẻ gây được thiện cảm với khách hàng.
Sau hết, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng những người giàu có muốn mọi người đều giàu có như họ. Một phần là để bất cứ ai cũng có tiền để mua hàng hóa và dịch vụ do họ cung cấp. Mặt khác, bản thân những người giàu đều tự nhận thấy họ không quá đặc biệt và luôn cho rằng của cải sẽ thuộc về bất cứ ai biết cố gắng và kiên trì. Trên đây là những kinh nghiệm làm giàu từ hai bàn tay trắng mà tôi đã đúc kết được sau nhiều năm lăn lộn trên thương trường. Có thể các bạn thấy đó là những điều rất bình thường nhưng sâu thẳm trong nó chứa nhiều giá trị mà chỉ khi bạn thành công bạn mới nhận được ra nó.
Theo DNGS online

Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường
Các bạn đã bao giờ đi thi tuyển cho một công việc nào đó chưa? Chắc rằng rất đông các bạn sẽ trả lời là “đã từng”. Bởi vì các bạn từng là những sinh viên rất năng động và hiện nay có quá nhiều công việc part-time dành cho những người còn đang đi học.

Tuy nhiên, đó chỉ là công việc làm thêm và đối với các bạn thì nó chưa quan trọng bằng việc là một sinh viên trên giảng đường đại học. Nhưng nếu bạn đã ra trường thì điều này hoàn toàn khác.

Áp lực phải có một công việc khiến các bạn cảm thấy có đôi chút gánh nặng. Vừa muốn kiếm tiền để nuôi sống bản thân, giảm gánh nặng cho bố mẹ, vừa muốn khẳng định mình, các bạn sẽ tìm việc bằng tất cả những nguồn thông tin nào mình có. Trừ một số ít bạn đã được gia đình chuẩn bị sẵn một công việc hoàn hảo còn lại đa số những sinh viên mới ra trường đều phải lang thang đi tìm việc với một chồng hồ sơ xin việc được rải khắp nơi. Có những bạn thì thành công ngay từ công ty đầu tiên nhưng có bạn đi tới mười công ty cũng vẫn bị từ chối? Năng lực là một phần quan trọng trong việc thành bại của các bạn. Tuy nhiên, một phần không nhỏ đó là “kinh nghiệm xin việc”.

Vậy “Kinh nghiệm xin việc” là gì? Đó chính là những kỹ năng để các bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những đặc thù riêng nhưng họ cũng có những đặc tính tâm lý chung. Ở đây, tôi xin kể cho các bạn một câu chuyện về một buổi phỏng vấn tuyển kế toán viên mà tôi có dịp được tham gia.

Thông thường, vị trí kế toán sẽ phải có ít nhất 2 vòng tuyển (trừ vòng tuyển hồ sơ). Sau khi loại bỏ những hồ sơ không theo tiêu chí đề ra của công ty (ví dụ: bằng tốt nghiệp trung cấp, yêu cầu mức lương quá lớn…) thì công ty sẽ gọi điện mời các ứng viên tới tham gia vòng tuyển đầu tiên. Đó là vòng tuyển nghiệp vụ. Kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống. Vòng này không phải quá khó, mục đích chính là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không phải nhất thiết có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần các bạn nắm chắc kiến thức đã được học. Mỗi một công ty có một cách làm khác nhau nên đôi khi các bạn có kinh nghiệm cũng chưa chắc có hướng giải quyết theo đúng cách mà công ty đó vẫn thường làm. Sau khi xem xét, công ty chọn ra 5 ứng viên có bài làm tốt nhất để vào vòng phỏng vấn.

Người đầu tiên tôi gặp là một cô bé khá xinh xắn, bước vào chào và cười. Chúng tôi cũng cảm thấy dễ chịu. Câu đầu tiên bao giờ cũng mời ứng viên giới thiệu về mình. Cô bé nói là mình cũng mới tốt nghiệp, đã đi làm cho một công ty và hiện nay vừa đỗ cao học về kế toán. Chúng tôi hỏi: “ Em đã làm cho công ty kia được bao nhiêu lâu? Tại sao lại nghỉ việc và hiện nay em đi học thì làm việc thế nào”. Cô bé đó trả lời: “Em làm được 2 tháng” (cười), hiện nay em đi học vào buổi tối nên ban ngày có thể đi làm được. Tiếp theo, chúng tôi đưa ra một sổ kế toán tiền mặt, hỏi em có thấy gì bất hợp lý không? Em nhìn và cười. Từ khi gặp em tới giờ, chúng tôi chỉ thấy em cười và cười. Sau một hồi cười em bảo cũng không thấy gì bất hợp lý. Sau đó, chúng tôi hỏi tiếp về nghiệp vụ lại thấy em cười. Thế là chúng tôi cũng đành cười và cảm ơn, mời em ra về.

Người thứ hai thì ngược lại với cô bé đầu tiên, bước vào phòng không một lời chào hỏi, không cười, không căng thẳng. Một vẻ gì đó hơi bất cần. Chúng tôi mời em ngồi xuống. Em ngồi theo cái cách (có lẽ) không phải là của một người con gái. Em nói em có 5 năm kinh nghiệm trong nghề kế toán. Chúng tôi hỏi câu gì, em trả lời câu đó, ngắn gọn tới mức cụt lủn. Đôi lúc trong câu nói không có chủ ngữ. Được một vài phút, không biết cảm giác của em thế nào nên bắt đầu gác chân lên chân kia. Chúng tôi không hiểu một người như vậy có thể thích hợp với công việc kế toán cần người vừa kiên trì, nhẫn nại, vừa phải trung thực, tận tụy không. Không ai bảo ai, chúng tôi đều nói không còn câu hỏi gì nữa dành cho em và nhanh chóng mời em ra về.

Người thứ ba là một cô gái khá bình thường, không một chút ấn tượng. Cô ấy cũng đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm nhưng trong một lĩnh vực hoàn toàn khác với lĩnh vực mà chúng tôi hoạt động. Khi hỏi tới những tình huống cần phải giải quyết ở công ty, cô ấy gần như cảm thấy khá xa lạ. Điều này cho chúng tôi cảm giác không khác gì một người mới ra trường. Những kinh nghiệm mà cô ấy có chẳng giúp ích gì cho cô ấy ít nhất tại thời điểm này.

Người thứ tư là người mang lại cho chúng tôi cảm giác phù hợp nhất trong những người đã từng gặp. Cô ấy đã có kinh nghiệm 4 năm trong cùng lĩnh vực chúng tôi hoạt động. Cô ấy đã làm kế toán viên cho một công ty khá nổi tiếng. Hầu hết những câu hỏi của chúng tôi cô ấy đều trả lời rõ ràng và hợp lý. Cô ấy tự tin và hết sức thoải mái. Tuy nhiên, câu hỏi của chúng tôi là :”tại sao em lại chuyển công ty” thì cô ấy trả lời “vì em muốn có một mức lương cao hơn” Cô ấy cần một mức lương là 5 triệu đồng trong khi chúng tôi chỉ dự định trả lương cho kế toán viên là 2 triệu đồng. Điều này khiến cho chúng tôi phải suy nghĩ khá nhiều.

Người cuối cùng chúng tôi gặp là một người khá điềm đạm. Kinh nghiệm làm việc không nhiều. Cô ấy là người có số điểm thấp nhất trong vòng thi nghiệp vụ. Chúng tôi có hỏi ngay cô ấy “Em có biết là em có số điểm thấp nhất không”. Cô ấy trả lời “Em cũng không biết điều đó”. Chúng tôi lại hỏi “Em có biết em bị mất điểm phần nào không?” Cô ấy nói: “Em nghĩ đó là phần về tài sản cố định. Thật ra phần này em không chắc lắm, thêm vào đó, thường kế toán trưởng làm phần này nên thật lòng là một kế toán viên, em cũng không vững lắm”. Câu trả lời không ngập ngừng khiến chúng tôi khá ấn tượng vì em biết rất rõ về mình và cũng biết rất rõ về yêu cầu của đề thi. Bản thân trong công ty tôi thì phần về tài sản cố định đúng là công việc dành cho kế toán trưởng. Càng nói chuyện, em càng tỏ ra một người có tính cách phù hợp với nghề kế toán như cẩn thận, kiên trì, rõ ràng và trung thực. Khi hỏi đến mức lương, em nói đề nghị mức lương 2,5 triệu. Chúng tôi có hỏi em nếu chúng tôi mời em vào làm cho công ty với mức lương thấp hơn thì em có chấp nhận không? Em trả lời là “không, vì đây là mức lương mới đủ cho cuộc sống của em và cũng là mức lương chung trên thị trường lao động”.

Sau buổi phỏng vấn. Chúng tôi có họp và quyết định lựa chọn. Hầu hết mọi người đều lựa chọn người cuối cùng. Vậy các bạn thấy đấy, không hoàn toàn phải có kinh nghiệm nhiều, không hoàn toàn tự tin nhiều hay không hoàn toàn có bằng cấp cao là có thể được lựa chọn. Việc lựa chọn ứng viên còn bởi rất nhiều yếu tố, đó là:

- Kiến thức thực sự của bạn đến đâu, có đáp ứng được công việc hay không (điều này không phụ thuộc vào việc bạn mới ra trường hay đã đi làm lâu)

- Sự tự tin của bạn có phù hợp hay không (nếu không sẽ trở thành rất phản cảm)

- Bằng cấp của bạn chỉ cần đủ để đáp ứng yêu cầu của công việc

- Thái độ của bạn đối với công việc thế nào (thường người tuyển dụng rất mong gặp những ứng viên có thái độ tích cực, yêu thích công việc và mong muốn được làm việc)

- Tính cách của bạn có phù hợp với công việc hay không

- Bạn có hiểu biết rõ về mình hay không (Nhiều công ty họ còn cho bạn tự nói về điểm mạnh, điểm yếu của mình, nếu bạn còn chẳng biết mình là ai hay chẳng biết mình thế nào thì chắc chắn bạn chẳng làm được cái gì nên hồn cả).

Tôi hy vọng với câu chuyện nhỏ này, các bạn có thể có một chút “kinh nghiệm xin việc” và dễ dàng thành công trong công cuộc tìm kiếm công việc lý tưởng của mình.
 
Sửa lần cuối:
xuli

xuli

Trung cấp
Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

Điều đầu tiên là các bạn có tự tin hay không thôi, trả lời lưu loát, ko ấp úng để xử lý mọi câu hỏi và tình huống mà nhà tuyển dụng đặt ra, chúc các bạn may mắn nhé ^^
 
A

annavu

Guest
5/7/12
32
0
6
Hà Nội
Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

Em đi nộp khá nhiều hồ sơ nhưng chưa thấy nơi nào gọi pv

Có Cty đến nộp thì thấy họ k thực sự cần người, mà chỉ đăng tuyển cho có

Em không biết bây giờ nên nộp hso qua mạng hay nộp trực tiếp?

Em ra trường được 1 năm rồi but làm C.ty nhỏ, ítt phátt sihnh nênn kinhh nghiệmm thựcc tế ko có nhiềuu

Mong anh (chị) cho em lời khuyên

Thanks!
 
J

Jessica Lee

Guest
29/3/13
1
0
0
34
Bà Rịa
Kế Toán Mới Ra Trường

Xin chào mọi người! Em là thành viên mới và đây là lần đầu tiên e gửi bài... :022: số là e vừa mới tốt nghiệp đại học kế toán, và đang quan tâm về công việc của mình, dạo này e có rất nhiều thắc mắc cứ được đặt như: khi đi phỏng vấn người ta sẽ hỏi mình gì. có cho những nghiệp vụ thực tế hay không,cụ thể thế nào, rồi có ra tình huống ứng xử hay hỏi về Luật Kế toán gì gì hông...Vì là mới ra trường nên cũng chưa có kinh nghiệm thực tế, e cũng chưa thể hình dung thực tế của kế toán là như thế nào và đối đáp ra làm sao. Rất mong anh(chị) thâm niên kế toán có thể chia sẻ cho e ít kinh nghiệm để e đỡ bỡ ngỡ khi bước chân vào ngành nghề. :atom:
 
K

Kidix3

Guest
21/5/13
2
0
0
Hải Dương
Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

Chào các anh chị, trước đây em là thường lên diễn đàn đọc các bài viết, nhưng chưa bao giờ post bài cả.

Em đang là sinh viên năm 3 ngành Kế toán của một trường Đại học, năm sau là năm cuối của đời sinh viên, nhưng em thật sự thấy rất phân vân vì chưa hình dung ra mình sẽ làm gì, xin việc như thế nào, và trả lời phỏng vẫn ra sao khi đi xin việc. Em đang học chương trình Kế toán dạy bằng tiếng Anh của trường, trước đây em nghĩ rằng đó có thể sẽ trở thành một lợi thế về ngoại ngữ của mình khi đi xin việc, nhưng tham khảo một số thông báo tuyển dụng nhân viên Kế toán hoặc một số công việc liên quan của các công ty thì em lại cảm thấy chương trình học của mình trở thành một bất lợi của mình, vì hầu như các công ty vẫn cần những người học Kế toán am hiểu các quy định của Kế toán Việt Nam hơn. Gần đây, em có tham gia học khóa học Kế toán VN tại trường nhưng chắc chắn kiến thức từ chương trình này không thể bằng được việc học 4 năm kế toán Việt nam được.

Một bất lợi lớn nữa là các công ty tuyển dụng Kế toán đều ưu tiên người có kinh nghiệm, và những người mới ra trường như bọn em ngoài lý thuyết trên sách vở hoàn toàn không có những kĩ năng thực tế khi làm một kế toán. Còn nếu so sánh bảng điểm, thì trường em lại cho điểm khá thấp so với mặt bằng trung của các trường hiện nay, cho dù điểm GPA của em cũng không tệ.

Ước mơ của em là được trở thành một Kế toán tài năng và xa hơn có thể trở thành Kiểm toán viên, nhưng thực sự lúc này em đang khá hoang mang và mờ mịt về tương lai việc làm sau khi ra trường. Hi vọng các anh chị là những người đi trước trong ngành nghề và có nhiều kinh nghiệm có thể cho em những lời khuyên hữu ích. Em xin cảm ơn trước :)
 
G

giotmuabuon58

Sơ cấp
7/10/11
15
1
0
34
hcm
Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

Chào các anh chị, trước đây em là thường lên diễn đàn đọc các bài viết, nhưng chưa bao giờ post bài cả.

Em đang là sinh viên năm 3 ngành Kế toán của một trường Đại học, năm sau là năm cuối của đời sinh viên, nhưng em thật sự thấy rất phân vân vì chưa hình dung ra mình sẽ làm gì, xin việc như thế nào, và trả lời phỏng vẫn ra sao khi đi xin việc. Em đang học chương trình Kế toán dạy bằng tiếng Anh của trường, trước đây em nghĩ rằng đó có thể sẽ trở thành một lợi thế về ngoại ngữ của mình khi đi xin việc, nhưng tham khảo một số thông báo tuyển dụng nhân viên Kế toán hoặc một số công việc liên quan của các công ty thì em lại cảm thấy chương trình học của mình trở thành một bất lợi của mình, vì hầu như các công ty vẫn cần những người học Kế toán am hiểu các quy định của Kế toán Việt Nam hơn. Gần đây, em có tham gia học khóa học Kế toán VN tại trường nhưng chắc chắn kiến thức từ chương trình này không thể bằng được việc học 4 năm kế toán Việt nam được.

Một bất lợi lớn nữa là các công ty tuyển dụng Kế toán đều ưu tiên người có kinh nghiệm, và những người mới ra trường như bọn em ngoài lý thuyết trên sách vở hoàn toàn không có những kĩ năng thực tế khi làm một kế toán. Còn nếu so sánh bảng điểm, thì trường em lại cho điểm khá thấp so với mặt bằng trung của các trường hiện nay, cho dù điểm GPA của em cũng không tệ.

Ước mơ của em là được trở thành một Kế toán tài năng và xa hơn có thể trở thành Kiểm toán viên, nhưng thực sự lúc này em đang khá hoang mang và mờ mịt về tương lai việc làm sau khi ra trường. Hi vọng các anh chị là những người đi trước trong ngành nghề và có nhiều kinh nghiệm có thể cho em những lời khuyên hữu ích. Em xin cảm ơn trước :)

Bạn đang sinh sống ở VN, muốn làm việc ở VN thì tất nhiên bạn phải nắm được hệ thống Pháp lý, Quy định ở VN chứ! vậy hiện giờ bạn đang học Kế Toán của nước nào vậy? .
Nếu bạn có lợi thế về tiếng Anh là rất tốt, bạn có thể mạnh dạn xin vào làm việc ở các Cty nước ngoài, khu chế xuất... thường các Cty nước ngoài họ không đòi hỏi bạn trình độ cao, chủ yếu là bạn có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, vì sau khi tuyển vào họ sẽ đào tạo lại (do họ không tin tưởng nhiều vào nền giáo dục của nước mình). Bạn đã có nền tảng cơ bản về kế toán, thì bạn chịu khó xem Luật kế toán, chuẩn mực chung của Kt VN, ngoài ra bạn còn phải chịu khó thu thập thông tin : các nghị định, các thay đổi mới của cục thuế, hải quan....này kia liên quan đến ngành nghề của bạn.
Đừng quá bi quan, suy nghĩ tích cực lên!!.Chúc Bạn Thành Công
 
V

Vân Nguyễn

Guest
Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

Chào các anh chị, trước đây em là thường lên diễn đàn đọc các bài viết, nhưng chưa bao giờ post bài cả.

Em đang là sinh viên năm 3 ngành Kế toán của một trường Đại học, năm sau là năm cuối của đời sinh viên, nhưng em thật sự thấy rất phân vân vì chưa hình dung ra mình sẽ làm gì, xin việc như thế nào, và trả lời phỏng vẫn ra sao khi đi xin việc. Em đang học chương trình Kế toán dạy bằng tiếng Anh của trường, trước đây em nghĩ rằng đó có thể sẽ trở thành một lợi thế về ngoại ngữ của mình khi đi xin việc, nhưng tham khảo một số thông báo tuyển dụng nhân viên Kế toán hoặc một số công việc liên quan của các công ty thì em lại cảm thấy chương trình học của mình trở thành một bất lợi của mình, vì hầu như các công ty vẫn cần những người học Kế toán am hiểu các quy định của Kế toán Việt Nam hơn. Gần đây, em có tham gia học khóa học Kế toán VN tại trường nhưng chắc chắn kiến thức từ chương trình này không thể bằng được việc học 4 năm kế toán Việt nam được.

Một bất lợi lớn nữa là các công ty tuyển dụng Kế toán đều ưu tiên người có kinh nghiệm, và những người mới ra trường như bọn em ngoài lý thuyết trên sách vở hoàn toàn không có những kĩ năng thực tế khi làm một kế toán. Còn nếu so sánh bảng điểm, thì trường em lại cho điểm khá thấp so với mặt bằng trung của các trường hiện nay, cho dù điểm GPA của em cũng không tệ.

Ước mơ của em là được trở thành một Kế toán tài năng và xa hơn có thể trở thành Kiểm toán viên, nhưng thực sự lúc này em đang khá hoang mang và mờ mịt về tương lai việc làm sau khi ra trường. Hi vọng các anh chị là những người đi trước trong ngành nghề và có nhiều kinh nghiệm có thể cho em những lời khuyên hữu ích. Em xin cảm ơn trước :)

Gửi các bạn tham khảo và tích lũy thêm qua bài viết này:
CHƯA CÓ KINH NGHIỆM< VẪN CÓ CƠ HỘI VIỆC LÀM TỐT
Sinh viên mới ra trường không dễ gì kiếm được một công việc như ý. Công ty nào cũng yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm, mà bạn thì chỉ vừa rời ghế giảng đường. Chuyên gia nghề nghiệp Lynn Taylor, Tiến sĩ Kathatine Brooks và Nicole William chia sẻ một vài “chiêu” để giúp các sinh viên mới ra trường vượt qua tình thế khó khăn này.
Các bạn xem thêm ở trang này của webketoan: http://www.webketoan.vn/chua-co-kinh-nghiem-van-co-co-hoi-viec-lam-tot.html
 
K

Kidix3

Guest
21/5/13
2
0
0
Hải Dương
Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

Bạn đang sinh sống ở VN, muốn làm việc ở VN thì tất nhiên bạn phải nắm được hệ thống Pháp lý, Quy định ở VN chứ! vậy hiện giờ bạn đang học Kế Toán của nước nào vậy? .
Nếu bạn có lợi thế về tiếng Anh là rất tốt, bạn có thể mạnh dạn xin vào làm việc ở các Cty nước ngoài, khu chế xuất... thường các Cty nước ngoài họ không đòi hỏi bạn trình độ cao, chủ yếu là bạn có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, vì sau khi tuyển vào họ sẽ đào tạo lại (do họ không tin tưởng nhiều vào nền giáo dục của nước mình). Bạn đã có nền tảng cơ bản về kế toán, thì bạn chịu khó xem Luật kế toán, chuẩn mực chung của Kt VN, ngoài ra bạn còn phải chịu khó thu thập thông tin : các nghị định, các thay đổi mới của cục thuế, hải quan....này kia liên quan đến ngành nghề của bạn.
Đừng quá bi quan, suy nghĩ tích cực lên!!.Chúc Bạn Thành Công

Trường em đào tạo theo chương trình kế toán quốc tế nên giáo trình là của nước ngoài, toàn là tiếng anh, nội dung tiêu chuẩn, chuẩn mực kế toán đều là của nước ngoài. Nó có rất nhiều nội dung khác với chuẩn mực kế toán của Việt Nam. Tất cả các môn chuyên ngành của em đều như vậy ạ. Em e rằng khi bắt đầu làm việc thì bọn em sẽ mất một thời gian để làm quen lại với kiến hệ thống KT của VN, trên cơ ở kiến thức chuyên ngành đã được học. Như vậy chắc là sẽ không được các nhà tuyển dụng ưa thich và đánh giá cao. Mà tiếng Anh thì bây giờ hầu như ai ra trường đều phải trang bị, có thể TA của sinh viên từ trường em tốt hơn một chút so một số sinh viên từ trường khác, nhưng cũng còn tùy nhu cầu công việc mới dùng nhiều hay ít tiếng anh nữa.
 
D

duytambinh

Sơ cấp
Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

Em cũng mới tn xong, ngày may đi pv mà ko biết cái gì hết, cty sxkd cái gì? ai là GĐ? ..... chỉ biết cái tên cty thôi vì cty đang xây mà chưa có xong, chắc chết quá mấy bác ơi!

.....ngày đầu tiên em đi học -không biết cái gì để sợ - ta là ông trời

.....ngày đầu tiên em đi nghĩa vụ quân sự - ngơ ngơ như bò đội nón - ta là số 1

.....ngày đầu tiên em đi phỏng vấn - cái biết cái ko - sợ tè ra cả quần luôn !!!
 
1

1989lanphuong

Guest
17/8/13
108
0
16
Long An
Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

Em cũng mới tn xong, ngày may đi pv mà ko biết cái gì hết, cty sxkd cái gì? ai là GĐ? ..... chỉ biết cái tên cty thôi vì cty đang xây mà chưa có xong, chắc chết quá mấy bác ơi!

.....ngày đầu tiên em đi học -không biết cái gì để sợ - ta là ông trời

.....ngày đầu tiên em đi nghĩa vụ quân sự - ngơ ngơ như bò đội nón - ta là số 1

.....ngày đầu tiên em đi phỏng vấn - cái biết cái ko - sợ tè ra cả quần luôn !!!
Đừng quá lo lắng bạn ạ, khi mới ra trường đi phỏng vấn mình cũng rất nhút nhát, thậm chí khiến trước cửa công ty rồi mình còn không dám vào nữa kìa.Bạn hãy tự tin, hay xem như đi phỏng vấn cũng như để lấy kinh nghiệm vậy, rớt phỏng vấn chỗ này mình còn cơ hội phỏng vấn chỗ khác mà!
Với mình, lần đầu khi đi phỏng vấn thì cty cũng biết mình chưa có kinh nghiệm thì họ cũng chỉ hỏi mình mấy câu liên quan đến ngành của họ thôi. Chẳng hạn như:chi phí là gì? .....Lúc ngồi phỏng vấn bạn sẽ rất hồi hộp nên bạn cừ củng cố kiến thức đã học ở trường, vô phỏng vấn mình cứ tự tin trình bay thôi!!
Chuc bạn thành công!!!
 
I

imconnet

Sơ cấp
9/7/13
3
0
1
35
Ha noi
Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường

Mình đi phỏng vấn nhiều rồi bây giờ vẫn có chút hồi hộp, nhưng cứ nghĩ là đi lấy kinh nghiệm rồi mọi chuyện sẽ đơn giản thôi, và nhớ là luôn nở nụ cười trên môi tạo thiện cảm với những người phỏng vấn mình. Chúc bạn thành công
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA