Ðề: Bị thuế phạt vì xuất hóa đơn sai ngày 1/Phạt vi phạm chế độ sử dụng hóa đơn:
Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn
Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định;
c) Ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
d) Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê;
đ) Không lập bảng kê hoặc không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
e) Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế.
THÔNG TƯ Số: 10 /2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 17 tháng 1 năm 2014
Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Lập hoá đơn không đúng thời điểm.
Thời điểm lập hoá đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
a.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hoá đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
Ví dụ: Công ty C giao hàng cho khách hàng vào ngày 01/3/2014 (căn cứ vào phiếu xuất kho của Công ty C), nhưng đến ngày 03/3/2014 Công ty C mới lập hóa đơn để giao cho khách hàng. Việc lập hoá đơn như trên là không đúng thời điểm nhưng Công ty C đã kê khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 3/2014 nên Công ty C bị xử phạt ở mức 4.000.000 đồng (do không có tình tiết giảm nhẹ).
a.2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hoá đơn không đúng thời điểm theo quy định.
b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định.
Hoá đơn được lập liên tục từ số nhỏ đến số lớn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
b.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hoá đơn thực hiện liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (quyển có số thứ tự lớn hơn dùng trước), tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã huỷ (không dùng) quyển có số thứ tự bé hơn.
Ví dụ: Công ty X có nhiều cơ sở bán hàng. Công ty X phân chia các quyển hoá đơn đặt in cho các cơ sở bán hàng. Cửa hàng Y thuộc Công ty X được nhận 2 quyển hoá đơn (quyển thứ 1 từ số 501 đến số 550 và quyển thứ 2 từ số 551 đến số 600). Nhân viên bán hàng của cửa hàng Y đã sử dụng quyển thứ 2 trước (hoá đơn được lập liên tục từ số nhỏ đến số lớn). Sau khi sử dụng một số hoá đơn mới phát hiện ra, cửa hàng Y tiếp tục sử dụng quyển hoá đơn thứ 2 cho đến hết và huỷ (không dùng) quyển thứ nhất.
b.2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hoá đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định.
c) Ngày ghi trên hoá đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hoá đơn của cơ quan thuế;
c.1) Phạt cảnh cáo nếu ngày ghi trên hoá đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hoá đơn của cơ quan thuế nhưng tổ chức, cá nhân đã kê khai, nộp thuế vào kỳ khai thuế đúng với ngày ghi trên hoá đơn.
Ví dụ: Nhà thầu A mua hóa đơn do Cục thuế B đặt in vào ngày 01/4/2014 nhưng khi lập hóa đơn để giao cho khách hàng Nhà thầu A lại ghi ngày trên hóa đơn là ngày 28/3/2014. Nhà thầu A đã kê khai, nộp thuế đối với hoá đơn đã lập nêu trên vào kỳ khai thuế tháng 3/2014 thì nhà thầu A bị xử phạt cảnh cáo.
2/Hoạch toán và xử lý phạt:
Theo sự hướng dẫn của thầy
BÙI TẤN HẢI giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh và là Phó Giám Đốc :
Công Ty TNHH Kiểm Toán CPA : 168/22 Đường D 2, P25, Quận Bình Thạnh, TPHCM Xin được kết luận như sau:
-Tiền phạt: Chi phí phạt vi phạm thuế gì?
Nợ 811/ có 3339= 20.000.000
Nộp phạt: Chi tiền nộp phạt vi phạt thuế gì?
Nợ 3339/ có 111=20.000.000
Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN 2013 phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK 3.1.7 chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 25%
= > với cách này chỉ cần mởi chi tiết cho 811 ( 8111 chi phí hợp lý , 8112 chi phí không hợp lý) => như vậy sẽ tiện cho việc phần biệt chi phí không bị lẫn lộn, và tổng hợp, cách làm này nó đúng với chuẩn mực kế toán vì đó là một khoản chi phí phát sinh khi lên bẳng cân đối kế toán thì số liệu của 421 trên bảng cân đối kế toán năm sẽ khớp với tời phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 03-1A_TNDN KÊT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD của báo cáo tài chính năm Các căn cứ:
THÔNG TƯ Số: 123/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2012
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP
ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
2.29. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.
Tham khảo thêm: còn đây là hướng dẫn của cơ quan thuế cho doanh nghiệp thi hành
Tiền phạt thì hạch toán: - Nợ 4211/Có 3339
Khi nộp tiền thì hạch toán: - Nợ 3339/Có 111,112
=> hệ quả là khi lên bảng cân đối kế toán thì số liệu của 421 trên bảng cân đối kế toán năm (BCĐKT) của báo cáo tài chính sẽ không khớp số liệu với tời phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 03-1A_TNDN => về mặt thuế họ chấp nhận như vậy nhưng về mặt chuẩn mực kế toán thì lại không đúng bản chất vì phạt cũng là một khoản chi phí khi ko được ghi nhận và phản ánh => người ngoài xem vào sẽ không hiểu được tại sao lại có sự chênh lệch như vậy đặc biệt đối với các đơn vị có công bố báo cáo tài chính ra bên ngoài
CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Công văn Số: 13521/CT-TTHT
V/v Hạch toán kế toán số thuế truy thu thêm qua kiểm tra quyết toán thuế TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2007
Công văn Số: 13521/CT-TTHT: TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2007
V/v Hạch toán kế toán số thuế truy thu thêm qua kiểm tra quyết toán thuế
Kính gởi : Công ty TNHH Quốc Hùng (0301854855)
Địa chỉ : 86/56 Phổ Quang, P.2 - Q. Tân Bình, TP. HCM
Trả lời văn bản số 15-02/QH-CV/2007 ngày 30/11/2007 của Công Ty TNHH Quốc Hùng về việc hạch toán số thuế truy thu thêm qua kiểm tra quyết toán; Cục thuế TP có ý kiến trả lời như sau :
- Căn cứ Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính
1.- Hạch toán số thuế phải truy thu thêm :
Trường hợp năm 2007, Công Ty được Chi Cục thuế Quận Tân Bình kiểm tra quyết toán thuế các niên độ từ năm 2002 đến năm 2005, phải truy thu nộp thêm số thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân, thì tại thời điểm nhận được Quyết định xử lý truy thu, Công Ty hạch toán :
- Thuế GTGT truy thu thêm :
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
- Thuế TNDN truy thu thêm :
Có TK 3334 - Thuế TNDN phải nộp
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Khi nộp thuế: Nợ 3331, 3334/Có 111,112
- Thuế Thu nhập cá nhân truy thu thêm :
+ Trường hợp khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này
Có TK 3335 - Thuế TNCN phải nộp
Nợ TK 334- Phải trả người lao động
+ Trường hợp do công ty phải trả
Có TK 3335 - Thuế TNCN phải nộp
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
2.- Về điều chỉnh số trích khấu hao TSCĐ:
Trường hợp qua kiểm tra phát hiện Công Ty trích khấu hao cao hơn mức quy định tại Chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế của các kỳ kế toán từ năm 2002 đến năm 2005, thì Công Ty hạch toán điều chỉnh lại số trích vượt mức qui định như sau :
Có TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Các trường hợp điều chỉnh nêu trên, Công ty không phải lập lại sổ sách kế toán, cũng như lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế GTGT của các kỳ trước.
Cục Thuế TP trả lời Công Ty để biết và thực hiện, nếu còn nội dung nào chưa rõ, đề nghị Công Ty liên hệ Cục Thuế TP - Phòng Tuyên Truyền - Hỗ trợ để được hướng dẫn thêm.
KT/CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Đình Tấn