Mỗi tuần một chuyên đề

Hướng dẫn cách tính giá thành theo phương pháp giản đơn - trực tiếp

  • Thread starter dododung
  • Ngày gửi
dododung

dododung

Trung cấp
6/10/12
183
29
28
ha noi
ketoantu.com
Cách tính giá thành theo phương pháp giản đơn - trực tiếp

Phương pháp tính giá thành giản đơn hay còn gọi là trực tiếp.
- Điều kiện áp dụng:
Phương pháp này áp dụng ở trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào tới khi sản phẩm hoàn thành, số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo như công nghiệp khai thác, sản xuất điện, nước.

- Cách tính giá thành:

+ Trường hợp không có sản phẩm dở dang hoặc ít và ổn định thì không cần tổ chức đánh giá, lúc này tổng số chi phí đã tập hợp được trong kỳ cho từng đối tượng cũng bằng giá thành của sản phẩm hoặc lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ.

Công thức tính:

Tổng giá thành = Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

...............................................Tổng giá thành
Giá thành đơn vị = --------------------------------------------
.................................Số lượng thành phẩm hoàn thành

+ Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm làm dở, không ổn định, thì cần phải tổ chức đánh giá lại theo các phương pháp thích hợp:
Z = DDK + C – DCK
Z: giá thành
DDK: dở dang đầu kỳ
DCK: Dở dang cuối kỳ
C: Chi phí

(Các bạn muốn tính theo pp khác thì xem thêm tại đây: Cách tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng)

Ví dụ : Tại một doanh nghiệp sản xuất tháng 6/N có tài liệu như sau (nghìn đồng):
Sản phẩm dở dang đầu tháng theo nguyên liệu trực tiếp 20.000
Chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp được:
- Chi phí NVLTT : 180.000
- Chi phí NCTT: 28.800
- Chi phí SXC: 21.600
Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 160 SP, còn lai 40 SP đang dở dang.
Yêu cầu: Lập bảng tính giá tính thành sản phẩm A, biết rằng sản phẩm đang làm dở dang đánh giá theo chi
phí NVLTT.

Lời giải:

Để hiểu chi tiết hơn mời các bạn xem tại video sau:


Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm:
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

Mua Yeu Dau

Guest
5/6/15
20
0
3
38
Em giờ muốn đi học 1 lớp tổng hợp mà bằng giấy tờ công ty mình thì nên học ở đâu? giá cả bao nhiêu ạ.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Kế toán giá thành là mảng tương đối khó, các bạn làm chú ý tránh sai sót nhé.

Bạn cho mình hỏi: Bạn đang hướng dẫn tính GT theo Thống kê hay theo kế toán vậy?
 
L

linhly1810

Guest
22/3/16
19
3
3
31
B làm về mảng pha máu sơn nước chưa cho mình hỏi về định mức tinh màu (Do máy pha màu tính) thì có phải làm định mức ko mn
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
B làm về mảng pha máu sơn nước chưa cho mình hỏi về định mức tinh màu (Do máy pha màu tính) thì có phải làm định mức ko mn

ĐM cho máy pha sơn đã được đặt sẵn trong máy với từng loại mã hiệu. Bạn hỏi bên kỹ thuật để biết.
 
  • Like
Reactions: linhly1810
L

linhly1810

Guest
22/3/16
19
3
3
31
ĐM cho máy pha sơn đã được đặt sẵn trong máy với từng loại mã hiệu. Bạn hỏi bên kỹ thuật để biết.[/QUO
Nhưng nó có hàng trăm màu. Mỗi màu 1 lượng tinh màu khác nhau thì mình làm ĐM thế nào.hic.
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Trước khi làm kế toán tôi có thời gian dài làm kỹ thuật khoảng 8 năm. Và sau khi so sánh cách tính giá thành trên kế toán và cách tính giá thành trong kỹ thuật tôi thấy có sự chênh nhau rất lớn. Thực sự tôi nhận thấy cách tính giá thành trong kế toán nó không thể gọi là tính giá thành mà chỉ là cách phân bổ chi phí theo một tỷ lệ ước tính nhằm giải thích chi phí sinh ra, và ở một số cơ quan thuế có một kiểu áp đặt chi phí, ví dụ như trong một sản phẩm hoàn thành, tỷ lệ vật tư là 80%, nhân công 12%, khấu hao 5% và còn lại là chi phí sản xuất chung, dẫn đến nó không thống nhất với giá thành của kỹ thuật làm ra, ngoài ra họ còn có thể áp đặt giá thành sản phẩm bằng 90-95% giá bán. Tôi lấy ví dụ trong ngành đóng tàu của tôi, cách làm giá thành là như sau: Tập hợp chi phí nguyên liệu, nhân công, khấu hao, mua ngoài, theo đúng giá thực tế để ra giá thành công xưởng, rồi thêm vào 5% tổng giá trị để thành giá xuất xưởng và 5% đó chính là lãi của sản phẩm, trong đó chi phí cho các hạng mục nó theo định mức của nhà nước, ví dụ khi gia công sắt hàn hoặc cắt, lắp ráp trên quyết toán và giá thành nó là 36.000, nhưng trong đó ví dụ tiền nguyên liệu chính là thép tấm đầu năm 2016 vừa rồi chỉ có 7000, còn lại là nhân công và khấu hao, nguyên liệu phụ, mua ngoài. Nhưng thuế thì lại không chịu mà mặc dù doanh nghiệp được phép xây dựng giá thành theo thực tế nhưng thuế bên tôi vẫn áp đặt giá thành một sản phẩm phải có 80% là nguyên liệu, nhân công 12%,... như trên và thực sự nếu làm theo thuế thì có sự chênh rất lớn so với quyết toán giá thành của kỹ thuật - mà kỹ thuật lại theo định mức ngành của nhà nước. Vì vậy kế toán chúng tôi lại phải có một nhiệm vụ là làm lại quyết toán sản phẩm cho nó phù hợp với quy định của thuế dẫn đến một thực tế đáng buồn là nguyên liệu xuất kho cho sản phẩm nó tăng gấp 4 lần, nhân công giảm đi 4 lần, nghĩa là chúng tôi có thể đóng 4 con tàu trên cái quyết toán ấy, còn nếu cho vào một con tàu thì chắc tàu sẽ chìm chứ không bơi nổi.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Trước khi làm kế toán tôi có thời gian dài làm kỹ thuật khoảng 8 năm. Và sau khi so sánh cách tính giá thành trên kế toán và cách tính giá thành trong kỹ thuật tôi thấy có sự chênh nhau rất lớn. Thực sự tôi nhận thấy cách tính giá thành trong kế toán nó không thể gọi là tính giá thành mà chỉ là cách phân bổ chi phí theo một tỷ lệ ước tính nhằm giải thích chi phí sinh ra, và ở một số cơ quan thuế có một kiểu áp đặt chi phí, ví dụ như trong một sản phẩm hoàn thành, tỷ lệ vật tư là 80%, nhân công 12%, khấu hao 5% và còn lại là chi phí sản xuất chung, dẫn đến nó không thống nhất với giá thành của kỹ thuật làm ra, ngoài ra họ còn có thể áp đặt giá thành sản phẩm bằng 90-95% giá bán. Tôi lấy ví dụ trong ngành đóng tàu của tôi, cách làm giá thành là như sau: Tập hợp chi phí nguyên liệu, nhân công, khấu hao, mua ngoài, theo đúng giá thực tế để ra giá thành công xưởng, rồi thêm vào 5% tổng giá trị để thành giá xuất xưởng và 5% đó chính là lãi của sản phẩm, trong đó chi phí cho các hạng mục nó theo định mức của nhà nước, ví dụ khi gia công sắt hàn hoặc cắt, lắp ráp trên quyết toán và giá thành nó là 36.000, nhưng trong đó ví dụ tiền nguyên liệu chính là thép tấm đầu năm 2016 vừa rồi chỉ có 7000, còn lại là nhân công và khấu hao, nguyên liệu phụ, mua ngoài. Nhưng thuế thì lại không chịu mà mặc dù doanh nghiệp được phép xây dựng giá thành theo thực tế nhưng thuế bên tôi vẫn áp đặt giá thành một sản phẩm phải có 80% là nguyên liệu, nhân công 12%,... như trên và thực sự nếu làm theo thuế thì có sự chênh rất lớn so với quyết toán giá thành của kỹ thuật - mà kỹ thuật lại theo định mức ngành của nhà nước. Vì vậy kế toán chúng tôi lại phải có một nhiệm vụ là làm lại quyết toán sản phẩm cho nó phù hợp với quy định của thuế dẫn đến một thực tế đáng buồn là nguyên liệu xuất kho cho sản phẩm nó tăng gấp 4 lần, nhân công giảm đi 4 lần, nghĩa là chúng tôi có thể đóng 4 con tàu trên cái quyết toán ấy, còn nếu cho vào một con tàu thì chắc tàu sẽ chìm chứ không bơi nổi.

Mình thấy bạn chưa hiểu sâu vấn đề bạn nêu ra
1- Về giá thành:
+ Giá bạn gọi là: (..giá thành trong kỹ thuật..) chính là Giá dự toán hay còn gọi là giá Kế hoach. Căn cứ vào ĐM, đơn giá và các tỷ lệ do nhà nước QĐ ở 1 thời điểm nào đó bộ phận Kỹ thuật lập ra dự toán để các cơ quan chức năng phê duyệt làm căn cứ cho kế hoạch chi phí ĐT và thanh toán ( Nếu trong quá trình thực hiện các chế độ không có thay đỗi ) Trong ĐM chi phí đã tính đủ các yếu tố chi phí Ví dụ: ĐM vật tư bao gồm cả hao hụt ở 3 khâu .. chi phí lương bao gồm cả thời gian làm việc thực tế và thời gian nghỉ theo chế độ ..
+ Giá bạn gọi là: (..giá thành trên kế toán..) là Giá thực tế mà Kế toán trực tiệp tập hợp chi phí thực tế phát sinh trong quá trình SX ra SP. Vì là chi phí thực tế nên sẽ không giống chi phí dự toán về cả khối lượng và đơn giá chi tiết.
Bạn đã nhầm khi nói: (..cách tính giá thành trong kế toán nó không thể gọi là tính giá thành mà chỉ là cách phân bổ chi phí theo một tỷ lệ ước tính..)
+ Không có chuyện DN đã có ĐM, dự toán .. mà cơ quan thuế: (..thuế thì lại không chịu..thuế bên tôi vẫn áp đặt giá thành một sản phẩm phải có 80% là nguyên liệu, nhân công 12%,..) Nếu có thì họ đã làm sai hay ĐM mà DN bạn áp dụng không đúng nên Thuế buộc phải áp đặt thôi.
2 - Qui định về ĐM, đơn giá:
- Định mức do DN tự xây dựng phù hợp với điều kiện SX ở DN tuy nhiên Thuế có thể so sánh với ĐM do Nhà nước ban hành ( Căn cứ để lập Dự toán đối với vốn nhà nước QL )
- Đơn giá Dự toán cố định ở thời điểm lập. Đơn giá thực tế phụ thuộc vào Thị trường ở từng thời điểm phát sinh, tuy nhiên Thuế sẽ so sánh giá Thị trương đó với Thông báo giá của địa phương cùng thời điễm đó để chấp nhận.
3 - Không thể có trường hợp: (..thực tế đáng buồn là nguyên liệu xuất kho cho sản phẩm nó tăng gấp 4 lần, nhân công giảm đi 4 lần..) Vì giữa ĐM với thực tế không có chênh lệch lớn như vậy
 
Sửa lần cuối:
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Mình thấy bạn chưa hiểu sâu vấn đề bạn nêu ra
1- Về giá thành:
+ Giá bạn gọi là: (..giá thành trong kỹ thuật..) chính là Giá dự toán hay còn gọi là giá Kế hoach. Căn cứ vào ĐM, đơn giá và các tỷ lệ do nhà nước QĐ ở 1 thời điểm nào đó bộ phận Kỹ thuật lập ra dự toán để các cơ quan chức năng phê duyệt làm căn cứ cho kế hoạch chi phí ĐT và thanh toán ( Nếu trong quá trình thực hiện các chế độ không có thay đỗi ) Trong ĐM chi phí đã tính đủ các yếu tố chi phí Ví dụ: ĐM vật tư bao gồm cả hao hụt ở 3 khâu .. chi phí lương bao gồm cả thời gian làm việc thực tế và thời gian nghỉ theo chế độ ..
+ Giá bạn gọi là: (..giá thành trên kế toán..) là Giá thực tế mà Kế toán trực tiệp tập hợp chi phí thực tế phát sinh trong quá trình SX ra SP. Vì là chi phí thực tế nên sẽ không giống chi phí dự toán về cả khối lượng và đơn giá chi tiết.
+ Không có chuyện DN đã có ĐM, dự toán .. mà cơ quan thuế: (..thuế thì lại không chịu..thuế bên tôi vẫn áp đặt giá thành một sản phẩm phải có 80% là nguyên liệu, nhân công 12%,..) Nếu có thì họ đã làm sai hay ĐM mà DN bạn áp dụng không đúng nên Thuế buộc phải áp đặt thôi.
2 - Qui định về ĐM, đơn giá:
- Định mức do DN tự xây dựng phù hợp với điều kiện SX ở DN tuy nhiên Thuế có thể so sánh với ĐM do Nhà nước ban hành ( Căn cứ để lập Dự toán đối với vốn nhà nước QL )
- Đơn giá Dự toán cố định ở thời điểm lập. Đơn giá thực tế phụ thuộc vào Thị trường ở từng thời điểm phát sinh, tuy nhiên Thuế sẽ so sánh giá Thị trương đó với Thông báo giá của địa phương cùng thời điễm đó để chấp nhận.
3 - Không thể có trường hợp: (..thực tế đáng buồn là nguyên liệu xuất kho cho sản phẩm nó tăng gấp 4 lần, nhân công giảm đi 4 lần..) Vì giữa ĐM với thực tế không có chênh lệch lớn như vậy
Qua nhiều lần tranh luận mình có kết luận là bạn chưa đi làm trong doanh nghiệp, bạn thể hiện sự thiếu kinh nghiệm và sách vở.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Trong topic này có lẽ bác Ho Anh Hue va bác Nguyenduykhanh36 chưa hiểu ý nhau.

Bác Khanh nói "Thực sự tôi nhận thấy cách tính giá thành trong kế toán nó không thể gọi là tính giá thành mà chỉ là cách phân bổ chi phí theo một tỷ lệ ước tính nhằm giải thích chi phí sinh ra, và ở một số cơ quan thuế có một kiểu áp đặt chi phí, ví dụ như trong một sản phẩm hoàn thành, tỷ lệ vật tư là 80%, nhân công 12%, khấu hao 5% và còn lại là chi phí sản xuất chung" có lẽ là nhận định hơi chủ quan hoặc cán bộ thuế chỗ bác chưa làm theo đúng các quy định thuế hiện hành.

Tính giá thành trong kế toán bao gồm phục vụ mục tiêu quản trị và lập báo cáo tài chính (trong đó có phục vụ mục tiêu tính thuế). Giá thành này có thể tính trước khi sản xuất (chính là giá thành kế hoạch, giá thành định mức), hoặc giá thành thực tế (là toàn bộ các chi phí thực tế mà công ty đã bỏ ra để hoàn thành sản phẩm/dịch vụ).

Giá thành để lập báo cáo tài chính (và tính thuế) là giá thành thực tế để hoàn thành sản phẩm/dịch vụ. Cơ quan thuế không có quyền áp đặt một tỷ lệ các khoản mục chi phí mà không đúng với thực tế hoặc quy định của nhà nước.
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Trong topic này có lẽ bác Ho Anh Hue va bác Nguyenduykhanh36 chưa hiểu ý nhau.

Bác Khanh nói "Thực sự tôi nhận thấy cách tính giá thành trong kế toán nó không thể gọi là tính giá thành mà chỉ là cách phân bổ chi phí theo một tỷ lệ ước tính nhằm giải thích chi phí sinh ra, và ở một số cơ quan thuế có một kiểu áp đặt chi phí, ví dụ như trong một sản phẩm hoàn thành, tỷ lệ vật tư là 80%, nhân công 12%, khấu hao 5% và còn lại là chi phí sản xuất chung" có lẽ là nhận định hơi chủ quan hoặc cán bộ thuế chỗ bác chưa làm theo đúng các quy định thuế hiện hành.

Tính giá thành trong kế toán bao gồm phục vụ mục tiêu quản trị và lập báo cáo tài chính (trong đó có phục vụ mục tiêu tính thuế). Giá thành này có thể tính trước khi sản xuất (chính là giá thành kế hoạch, giá thành định mức), hoặc giá thành thực tế (là toàn bộ các chi phí thực tế mà công ty đã bỏ ra để hoàn thành sản phẩm/dịch vụ).

Giá thành để lập báo cáo tài chính (và tính thuế) là giá thành thực tế để hoàn thành sản phẩm/dịch vụ. Cơ quan thuế không có quyền áp đặt một tỷ lệ các khoản mục chi phí mà không đúng với thực tế hoặc quy định của nhà nước.
Ở đây không có ai hiểu ý mình nhỉ, mình chưa nói đến vấn đề giá thành trong kế toán, mà mình nói đến cái cơ sở để kế toán tính giá thành nó không khớp với giá thành mà kế toán làm ra. Kế toán không thể trống rỗng mà tính giá thành được mà nó phải dựa vào số liệu của kỹ thuật, những người tính toán ra các loại chi phí để lên giá một sản phẩm. Ví dụ sản xuất một cái ghế, kế toán làm sao biết được để tạo nên cái ghế ấy phải cần các loại chi phí thế nào. Mà kỹ thuật sẽ đưa ra định mức làm một cái ghế mất bao nhiêu m3 gỗ, bao nhiêu cân đinh, bao nhiêu sơn, bao nhiêu véc ni, nhân công thế nào, giờ máy ra sao. Kế toán chỉ là người ghi nhận, thể hiện những chi phí ấy trên sổ sách thôi. Có nghĩa là về nguyên tắc 1 cái ghế nó tiêu hao mất 1m3 gỗ, 0,5 kg đinh thì kế toán phải ghi nhận đúng như vậy, hoặc định mức là 1 m3 nhưng thực tế nó phát sinh 1,2 m3 thì cũng phải ghi nhận theo thực tế ( cái mà các bạn bảo kế hoạch và thực tế nó là ở đây, nhưng mình đang nhấn mạnh ở điểm khác). Quay lại ví dụ trên mình muốn nói đến sự không nhất quán ở hai quy định, theo định mức nhà nước trong ngành đóng tàu, công ty mình trên quyết toán đưa ra đơn giá gia công 1kg sắt hàn là 36000. Giá thép tấm mua vào là 7000 1 kg. Mà thuế thì áp đặt ngầm là tỷ lệ vật tư chính phải chiếm 80 đến 85%. Ví dụ cho chi phí nguyên liệu đạt khoảng 28000 thì phải xuất vật tư ra 4 lần mới đủ yêu cầu của thuế, nói rõ luôn là để gia công 1 kg sắt phải xuất 1kg thép tấm, nhân công cũng quy định ví dụ 15000 1kg, khấu hao, que hàn cũng có quy địnhđịnh và nói luôn giá gia công nàu cũng chính là giá vốn chứ không phải giá bán. Nếu làm lâu năm thì ai cũng biết thuế nó không yêu cầu về văn bản tỷ lệ các loại chi phí nhưng họ lại quy định ngầm kiểu nói miệng phải theo tỷ lệ đó để dễ bóc tách chi phí trong doanh nghiệp, bạn nào nói không là do không làm sản xuất hoặc làm chưa đủ lâu. Một kế toán giá thành tốt là người hiểu được quy trình sản xuất của doanh nghiệp, dựa vào đó để tính giá thành chính xác. Vì vậy mới nói cái giá thành của thuế nó khác so với giá thành thực tế của doanh nghiệp và nó chỉ là cách phân bổ chi phí thôi. đây là nói trong những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có quy định ngành như ngành đóng tàu, còn có nhiều doanh nghiệp nó sản xuất không có quy định cụ thể thì vẫn tính bình thường. Mình cũng thấy trong luật kế toán có điều mâu thuẫn, đó là luật quy định kế toán chỉ là người ghi chép nhưng lại bắt kế toán phaỉ tính giá thành. Nếu có ai đó phải tíng giá thành thì đó phải là kỹ thuật vì họ là người thiết kế ra sản phẩm và tính toán chi phí cho nó, kế toán thì biết gì về kỹ thuật mà tính, kế toán chỉ ghi chép lại quá trình tính giá thành và giá thành của sản phẩm
 
Sửa lần cuối:
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Chào các Bác!
Thấy các bác tranh luận về tình giá thành mà thây hào hứng quá!
Các bác bác nào cũng có ý đúng.....
Nhưng cho em góp ý như này.
Tính giá thành chẳng qua là tính chi phí sản xuât ra một đơn vị sản phẩm là bao nhiêu vậy thôi.
Trên thực tế có thể như này nhưng trên sổ sách kế toán thuế có thể khác.
Nếu bác thích thực tế và sổ sách như nhau cũng được mà có ai cấm các bác làm đúng đâu.
Nếu bác làm kế toán lâu năm bác sẽ hiểu vì sao sổ sách kế toán lại khác thực tế.
Vấn đề Thứ nhất: Các chi phí của bác có hợp lý hay không nếu bác cho các chi phí thực tế đó vào bên thuế họ có chấp nhận các chi phí đó không (Chắc bác hiểu thế nào là chi phí hợp lý rổi nhỉ)
Vần đề thứ 2: Liệu các bác có giám làm đúng như thực tế không hay phải chế biến tăng cái này cái kia lên để làm cho doanh nghiệp có lợi nhất hả bác.
Em nêu hai vấn đề vậy thôi. Còn bác nói trách nhiệm kỹ thuật phải tính giá thành thì không đúng đâu bác nhé. Ký thuật có thể tư vấn cho kế toán định mức thế nào quy trình ra sao nhưng ký thuật làm gì có số liệu để mà tính giá thành.
Số liệu chỉ có kế toán mới biết được.
Thứ nhất: Giá nguyên vật liệu
Thứ 2: Chi phí nhân công
Thứ 3: Chi phí khâu hao máy móc thiết bị
Thứ 4: Các chi phí khác phân bổ vào giá thành.
thứ 5: Số lượng và giá trị dư đầu kỳ, cuối kỳ....
Thứ 6: Phương pháp phân bổ các chi phí chung
Ai là người có các con số đó chắc bác hiểu rồi đúng không.
Thế nên mình mới nói rằng nếu kế toán nào chưa làm lâu về giá thành sẽ không hiểu bản chất của tính giá thành, nhất là lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây lắp, xây dựng. Nên hiểu cho đúng là tính giá thành của kế toán nó chỉ là các bước tập hợp và phân bổ chi phí để giải thích cho thuế cái sản phẩm công ty làm ra tại sao lại có giá như thế. Để có cái chi phí đó nó qua rất nhiều công đoạn. Một công ty có đầy đủ chức năng (lấy ví dụ công ty nhà nước), phòng kỹ thuật sẽ có nhiệm vụ bóc tách bản vẽ thiết kế để ra được các định mức vật tư, lao động, khấu hao,... và ra bộ dự toán hoặc tiên lượng chi phí gì đó theo từng cách gọi và gửi đến các bộ phận vật tư, kế toán, điều độ sản xuất, kế hoạch, KCS, phân xưởng, kế toán có thể coi đây là giá thành kế hoạch và việc của các bộ phận kia như sau: vật tư sẽ xuất vật tư cho phân xưởng thông qua kho, điều độ sản xuất sẽ phân phối lương theo định mức lao động thông qua các phiếu giao việc, kcs sẽ kiểm tra nghiệm thu công việc mà phân xưởng hoàn thành, kế hoạch sẽ đợi kỹ thuật làm xong quyết toán để áp giá và bảo vệ với khách hàng. Công việc của kế toán là ghi nhận giá trị xuất kho, hạch toán chi phí lương của sản phẩm cùng các chi phí sản xuất chung, sau đó tiến hành tập hợp và phân bổ tính giá thành, nhưng các chi tiết giá thành này nó phải bám sát theo những yếu tố trong bảng dự toán quyết toán của kỹ thuật. Ví dụ làm giá thành căn nhà thì phải có quyết toán của kỹ thuật trong đó nêu rõ căn nhà gồm các thành phần gì, tốn bao nhiêu vật tư, nhân công, chi phí khác cho thành phần đó và được chứng minh bằng nhật ký thi công, phiếu xuất kho, phiếu giao việc, biên bản nghiệm thu, bảng lương,... ai làm lĩnh vực này chắc cũng biết khi thuế kiểm tra họ luôn yêu cầu phải có quyết toán của kỹ thuật để chứng minh kế toán tính giá thành là dựa trên quyết toán đó, và kế tóan luôn yêu cầu phải có quyết toán kèm theo hóa đơn. Bộ quyết toán này mới được các bên coi là giá thành chính thức của sản phẩm và là căn cứ xuất hóa đơn, tất nhiên tùy theo ngành, có ngành thì lợi nhuận đã được tính trong quyết toán nên chi tiết của quyết toán bằng chính giá thành kế toán tính ra, có ngành lợi nhuận thể hiện trên hóa đơn, có ngành lợi nhuận nó không tách riêng trên quyết toán kế toán phải tính giá thành nhỏ hơn quyết toán. Nhưng tóm lại công việc tính giá thành và khái niệm giá thành của kế toán nó khác của kỹ thuật, giá thành của kỹ thuật là căn cứ để có giá bán, giá thành của kế toán là căn cứ lên giá vốn, tuy nhiên giá thành của kế toán nó chỉ là thể hiện những phát sinh của doanh nghiệp trong sản xuất và phát sinh đó bắt nguồn từ yêu cầu kỹ thuật, hãy xem các phương pháp phân bổ hệ số, tỷ lệ, làm sao chính xác bằng kỹ thuật người ta có định mức cho sản phẩm, hãy xem xác định sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành tương đương nếu kỹ thuật và kcs không xác định thì kế toán dựa vào cái gì xác định, quyết toán giai đoạn nếu kỹ thuật không xác định thì kế toán xác định bằng niềm tin nào. cho nên việc tính giá thành giao cho kế toán là vô lý vì kế toán không nắm được kỹ thuật, cái giá thành mà kế toán đang làm thực ra nó chỉ là tập hợp chi phí phát sinh mà chi phí này nó phát sinh theo số liệu của kỹ thuật, và việc phân bổ chỉ là một cách để giải thích chi phí nó đi vào đâu thôi, trừ phân bổ trực tiếp các loại phân bổ khác là không chính xác nhưng bắt buộc phải làm thế vì nếu không sẽ rất mất thời gian để ngồi bóc tách chi phí cho từng hạng mục, sản phẩm. Cho nên các bạn đừng nghĩ là tính giá thành của kế toán nó chính xác, thường kế toán toàn phải bốc thuốc vì nếu làm đúng số của kỹ thuật sẽ rất lãi. và không xa rời nhiệm vụ của kế toán là ghi chép chứ không phải là ra lệnh bộ phận khác làm cái gì
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Trong quan điểm hiện đại thì không có khái niệm "giá thành kế toán" khác với giá thành của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp làm ra. Giá thành kế toán căn cứ vào sự tiêu hao các nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm/dịch vụ, chứ không phải bốc thuốc!

Trong kế toán tài chính thì giá thành là căn cứ để xác định giá vốn của hàng bán và giá trị thành phẩm tồn kho, nhằm mục đích báo cáo tài chính, và được xác định dựa trên các chi phí thực tế đã tiêu hao.

Trong kế toán quản trị thì giá thành đó có thể là giá thành kế hoạch (hay giá thành định mức), hoặc giá thành thực tế. Để tính được giá thành thì tất nhiên thì cần phải có sự phối hợp giữa kế toán và bộ phận kỹ thuật. Kế toán không đơn giản chỉ là người làm ra số liệu để báo cáo ra bên ngoài (phần việc này gọi là kế toán tài chính) mà còn phải cung cấp thông tin cho quản lý trong nội bộ (kế toán quản trị, cái này là loại kế toán được xem là tạo ra giá trị trực tiếp hơn kế toán tài chính).

Khi hệ thống kế toán quản trị của công ty được thiết kế tốt và công ty sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm, dịch vụ, quy trình phức tạp thì có thể thông tin giá thành trong kế toán tài chính và kế toán quản trị khác nhau (ví dụ như kế toán quản trị tính giá thành theo ABC, trong khi đó để lập báo cáo tài chính thì phải tuân thủ theo VAS).

Không có cơ quan thuế nào có quyền áp đặt tỷ lệ các khoản mục chi phí một cách vô lý, không gắn với thực tế doanh nghiệp. Kế toán nào mà không giải trình được tính hợp lý của giá thành công ty mình mà lại đi chế biến để đáp ứng các yêu cầu vô lý của cơ quan thuế thì chưa phải là người biết làm kế toán!


Việc kế toán có thể phối hợp với các bộ phận để tính giá thành một cách tương đối chính xác nhưng lại phải bốc thuốc theo chủ DN để che giấu lợi nhuận thì lại là vấn đề khác. Cái đó là không được phép trong các quy định về đạo đức nghề nghiệp với người làm kế toán, kiểm toán.
 
Sửa lần cuối:
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Trong quan điểm hiện đại thì không có khái niệm "giá thành kế toán" khác với giá thành của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp làm ra. Giá thành kế toán căn cứ vào sự tiêu hao các nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm/dịch vụ, chứ không phải bốc thuốc!

Trong kế toán tài chính thì giá thành là căn cứ để xác định giá vốn của hàng bán và giá trị thành phẩm tồn kho, nhằm mục đích báo cáo tài chính, và được xác định dựa trên các chi phí thực tế đã tiêu hao.

Trong kế toán quản trị thì giá thành đó có thể là giá thành kế hoạch (hay giá thành định mức), hoặc giá thành thực tế. Để tính được giá thành thì tất nhiên thì cần phải có sự phối hợp giữa kế toán và bộ phận kỹ thuật. Kế toán không đơn giản chỉ là người làm ra số liệu để báo cáo ra bên ngoài (phần việc này gọi là kế toán tài chính) mà còn phải cung cấp thông tin cho quản lý trong nội bộ (kế toán quản trị, cái này là loại kế toán được xem là tạo ra giá trị trực tiếp hơn kế toán tài chính).

Khi hệ thống kế toán quản trị của công ty được thiết kế tốt và công ty sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm, dịch vụ, quy trình phức tạp thì có thể thông tin giá thành trong kế toán tài chính và kế toán quản trị khác nhau (ví dụ như kế toán quản trị tính giá thành theo ABC, trong khi đó để lập báo cáo tài chính thì phải tuân thủ theo VAS).

Không có cơ quan thuế nào có quyền áp đặt tỷ lệ các khoản mục chi phí một cách vô lý, không gắn với thực tế doanh nghiệp. Kế toán nào mà không giải trình được tính hợp lý của giá thành công ty mình mà lại đi chế biến để đáp ứng các yêu cầu vô lý của cơ quan thuế thì chưa phải là người biết làm kế toán!


Việc kế toán có thể phối hợp với các bộ phận để tính giá thành một cách tương đối chính xác nhưng lại phải bốc thuốc theo chủ DN để che giấu lợi nhuận thì lại là vấn đề khác. Cái đó là không được phép trong các quy định về đạo đức nghề nghiệp với người làm kế toán, kiểm toán.
Như bạn nói cũng đúng nhưng đấy là trong trường hợp hệ thống tài chính và thuế minh bạch, nhưng hệ thống của việt nam nó chỉ là sơ khai, ngay cả cán bộ thuế cũng không nắm được các chính sách, chế độ của chính họ ban hành, và họ có một thói quen áp đặt từ xa xưa như vậy, nó không thể hiện qua văn bản nên không ở trong trường hợp đúng luật hay không. giá thành kế toán và giá thành sản xuất nó không phân biệt, nhưng thực tế 10 doanh nghiệp thì có mấy doanh nghiệp là làm sao báo cáo vậy đây. Theo luật thì kế toán không được phép quản lý kho nhưng thử hỏi có bao nhiêu công ty bắt kế toán kho làm thủ kho luôn và phảo làm thủ tục nhập xuát vật tư. Theo quản lý nhà nước thì bảo hiểm, nhập xuất khẩu không phải việc của kế toán nhưng biết bao doanh nghiệp vẫn bắt kế toán làm, bao nhiêu doanh nghiệp bắt kế toán chạy hóa đơn để trốn thuế vat, bao nhiêu doanh nghiệp bắt kế toán điều chỉnh báo cáo để không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, rồi làm báo cáo ảo vay ngân hàng. Nói thật nếu hệ thống tài chính và thuế nó minh bạch như bạn đề cập thì chúng ta không phải bàn bạc về vấn đề đang nói đúng không. nên nhớ rằng đối với kế toán giá thành là chi phí bỏ ra để có một sản phẩm sau này nó sẽ là giá vốn khi được bán đi. Còn đối với các bộ phận khác - ít ra trong công ty mình là vậy họ lại coi giá thành sản phẩm chính là giá bán cho khách hàng, nó thiếu thống nhất dẫn đến quan điểm khi thực hiện nó khác nhau
 
yeuketoan2016

yeuketoan2016

Yêu nghề kế toán 0966735048
Nói nôm na là các chi phí vật liệu tiêu hao thì kế toán, kho, sản xuất phải cùng nhau tính toán lượng tiêu hao mới chuẩn được. Còn các chi phí khác thì buộc phải phân bổ thì mới ra giá thành tương đối chính xác. Còn giá thành thực tế thì có thể nhiều biến động vì nhiều nguyên nhân: máy móc tính khấu hao phân bổ chưa phù hợp, máy hiện đại, máy cũ... nhân công tăng giảm (tăng ca chẳng hạn là chi phí nhân công đã đội lên nhiều), sản xuất nhiều, sản xuất ít là giá thành đã chênh lệch ... nên để làm giá thành thì công ty nào cũng thế thôi phải có sự phối hợp các bộ phận liên quan thì mới ra được con số hợp lý
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Nói nôm na là các chi phí vật liệu tiêu hao thì kế toán, kho, sản xuất phải cùng nhau tính toán lượng tiêu hao mới chuẩn được. Còn các chi phí khác thì buộc phải phân bổ thì mới ra giá thành tương đối chính xác. Còn giá thành thực tế thì có thể nhiều biến động vì nhiều nguyên nhân: máy móc tính khấu hao phân bổ chưa phù hợp, máy hiện đại, máy cũ... nhân công tăng giảm (tăng ca chẳng hạn là chi phí nhân công đã đội lên nhiều), sản xuất nhiều, sản xuất ít là giá thành đã chênh lệch ... nên để làm giá thành thì công ty nào cũng thế thôi phải có sự phối hợp các bộ phận liên quan thì mới ra được con số hợp lý
Bác ơi, ý mình muốn nói ở đây là:
- Nguyên nhân để có chi phí: là do công việc mà kỹ thuật họ phân tích ra, ví dụ từ bản vẽ một cái cửa sắt, kỹ thuật bóc tách khối lượng vật tư là 10kg thép tấm - quy ra đơn giá mua vào ví dụ là 7000 thì giá trị nguyên vật liệu là 70.000, để sản xuất cái cửa đó theo định mức kỹ thuật nhân công là 280.000 (theo định mức bên mình thôi nhé). Như vậy giá thành kỹ thuật tính ra là 350.000 (nguyên vật liệu là 70.000, nhân công 280.000) và lẽ ra kế toán sẽ phản ánh số chi phí trên ví dụ 621 = 70.000, 622 = 280.000 và giá thành tập hợp sẽ là 350.000. Vấn đề phát sinh là ở chỗ cán bộ thuế không đồng ý mức tỷ lệ như trên mà cho rằng chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và đạt tầm từ 70 đến 90% tổng chi phí, cho nên họ không chấp nhận mức 621 = 70.000 và 622 = 280.000 mà phải theo tỷ lệ trên, và vì vậy kế toán phải ghi nhận lại ví dụ 621 = 300.000, 622 = 50.000 dẫn đến giá thành do kỹ thuật và kế toán làm ra là khác nhau và buộc kế toán chúng tôi phải làm lại quyết toán. Còn bạn nào cứ khăng khăng cho rằng thuế không có quyền áp đặt thì xin lỗi các bạn chắc chưa làm kế toán bao giờ hoặc chỉ làm nhà nước. phép vua thua lệ làng đấy các bạn ạ.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA