chi phí trả trước ngăn han hạch toán thế nào khi bỏ TK 142

  • Thread starter vuductrong
  • Ngày gửi
P

Phạm Hoàng An

Cao cấp
5/1/16
370
130
43
Khi lập BCTC yêu cầu phải phân ra chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn. Do vậy, tốt nhất là cứ chi tiết khi TM cũng dễ làm hơn bạn
 
  • Like
Reactions: thutrang2610
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

thutrang2610

Guest
14/10/15
30
0
6
30
Mình cảm ơn bạn nhưng mình có thắc mắc là tuy có thời gian phân bổ là 1 năm và dưới 1 năm nhưng liên quan đến 2 kỳ kế toán là năm 2015 và 2016. Vậy mình vẫn coi là chi phí trả trước ngắn hạn à?
 
P

Phạm Hoàng An

Cao cấp
5/1/16
370
130
43
Theo thông tư 200:
Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong khoảng thời gian không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước ngắn hạn” là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 242 “Chi phí trả trước”.
Dù 2 kỳ kế toán mà phân bổ dưới 1 năm thì vẫn ngắn hạn thôi bạn
 
  • Like
Reactions: thutrang2610
C

chau thieu son

Guest
21/9/15
41
4
8
34
TT 200/BTC bỏ TK 142 thì sẽ hoach toán thay thế bằng tk nào hay cho thẳng vào chi phí, thanks các bạn ?
Bên mình làm theo cách thêm tài khoản, lúc trước chỉ có 242, h tách ra 2421: trả trước ngắn hạn, 2422: trả trước dài hạn
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Cả nhà ơi cho em hỏi 1 chút ạ:
Chữ ký số BKAV phân bổ trong 12 tháng bắt đầu từ tháng 10/2015 đến tháng 9/2016 mới phân bổ hết
Tiền cước Internet trả trước 6 tháng bắt đầu trả từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016 mới phân bổ hết
Thế thì tài khoản 242 em có cần chi tiết 2421 và 2422 ko ạ? Vì cũng có 1 số CCDC phân bổ trong 2 năm.
Em xin cảm ơn nhiều ạ!
Có bạn!
 
N

Nuongnuong92

Guest
2/10/14
9
0
1
31
Tất cả các chi phí trả trước (các chi phí cần phân bổ từ 2 kỳ kế toán trở lên) đều đưa vào TK 242. Khi lập Bảng cân đối kế toán cần bóc tách các khoản chi phí trả trước có thời hạn phân bổ không quá 12 tháng (hoặc 1 chu kỳ KD đối với các DN có chu kỳ KD dài) kể từ thời điểm trả trước để đưa vào tài sản ngắn hạn, phần còn lại đưa vào tài sản dài hạn.

Để thuận tiện cho việc hạch toán và lập báo cáo thì có thể chi tiết TK 242 - Chi phí trả trước như sau:
- TK 2421 - Chi phí trả trước ngắn hạn: Để phản ánh các khoản chi phí trả trước có thời hạn phân bổ không quá 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo kỳ gần nhất.
- TK 2422 - Chi phí trả trước dai hạn: Để phản ánh các khoản chi phí trả trước có thời hạn phân bổ trên 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo kỳ gần nhất.

Ví dụ:
1. Ngày 1/10/2015, công ty A trả tiền thuê nhà cho khoảng thời gian từ 1/10/2015 - 30/09/2016 với tổng số tiền thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 528.000.000 đồng (giá chưa thuế 40.000.000 đ/tháng). Công ty hạch toán tiền thuê nhà trả trước này vào TK 2421


2. Ngày 1/7/2015, Công ty B mua laptop trị giá 24.000.000 và dự tính phân bổ 3 năm. Khi phát sinh nghiệp vụ này sẽ hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn 2422.


3. Ngày 1/1/2015, công ty C xuất sử dụng một số dụng cụ trị giá 180.000.000 đồng, dự tính phân bổ trong thời gian 18 tháng, công ty C chỉ lập Báo cáo tài chính năm vào ngày 31/12. Tại thời điểm 31/12/2015, thời hạn phân bổ của số dụng cụ trên chỉ còn 6 tháng nhưng theo quy định kế toán không phân loại lại chi phí trả trước dài hạn thành ngắn hạn nên hạch toán vào 2412 và báo cáo ở chỉ tiêu Chi phí trả trước dài hạn trên Báo cáo tài chính 2015.

4. Ngày 1/1/2015, công ty D thanh toán tiền thuê xe con cho thời gian thuê từ 1/1/2015 - 31/12/2015 với số tiền thuê chưa thuế là 360.000.000 đ (30.000.000 đ/tháng). Công ty D lập báo cáo tài chính theo quý. Ngày bắt đầu niên độ kế toán là 1/1. Mặc dù khoản tiền thuê này chỉ liên quan đến 1 niên độ kế toán nhưng do cần phân bổ cho nhiều kỳ lập báo cáo nên công ty D hạch toán khoản chi phí này vào TK 2421. Nếu công ty D chỉ lập báo cáo tài chính năm thì công ty D hạch toán toàn bộ tiền thuê xe này vào TK chi phí (642) mà không cần đưa vào chi phí trả trước để phân bổ.
Anh ơi thế này có nghĩa là công văn 12568/CđKT giải thích cho thông tư 200 lại ngược với thông tư 200 hả anh, vì trong thông tư 200 thì nói phải tái phân loại khi lập BCTC, còn cái Công văn kia thì nói là không cần tái phân loại mà căn cứ vào thời điểm phân bổ gốc?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Anh ơi thế này có nghĩa là công văn 12568/CđKT giải thích cho thông tư 200 lại ngược với thông tư 200 hả anh, vì trong thông tư 200 thì nói phải tái phân loại khi lập BCTC, còn cái Công văn kia thì nói là không cần tái phân loại mà căn cứ vào thời điểm phân bổ gốc?
TT 200 vẫn quy định vậy mà, chỉ phân loại các khoản phải thu, phải trả thôi chứ chi phí trả trước không phân loại lại.

+ Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong khoảng thời gian không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước ngắn hạn” là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 242 “Chi phí trả trước”.

+ Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời hạn trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước
 
N

Nuongnuong92

Guest
2/10/14
9
0
1
31
Em thấy tại điểm b, khoản 4, điều 102 ghi: "Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn."
Chi phí trả trước cũng thuộc tài sản của doanh nghiệp nên em tưởng vẫn phải phân loại lại khi làm BCTC ạ?
 
N

Nuongnuong92

Guest
2/10/14
9
0
1
31
TT 200 vẫn quy định vậy mà, chỉ phân loại các khoản phải thu, phải trả thôi chứ chi phí trả trước không phân loại lại.

+ Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong khoảng thời gian không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước ngắn hạn” là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 242 “Chi phí trả trước”.

+ Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời hạn trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước
Em thấy tại điểm b, khoản 4, điều 102 ghi: "Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn."
Chi phí trả trước cũng thuộc tài sản của doanh nghiệp nên em tưởng vẫn phải phân loại lại khi làm BCTC ạ?
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
TT 200 vẫn quy định vậy mà, chỉ phân loại các khoản phải thu, phải trả thôi chứ chi phí trả trước không phân loại lại.

+ Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong khoảng thời gian không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước ngắn hạn” là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 242 “Chi phí trả trước”.

+ Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời hạn trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước

không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường => 1 khoản có thời hạn từ 12 tháng trở xuống liên quan đến 2 năm tài chính được ghi là ngắn hạn hoặc dài hạn tùy thích
trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường => kiểu gì cũng 2 năm tài chính rồi là dài hạn
 
Z

zungcoca

Cao cấp
20/1/11
488
169
43
47
05 Quang Trung, Đà Nẵng
Bạn phân biệt giữa chi phí phải trả 335 và chi phí trả trước 242 (142 không còn sử dụng).
242 và 335 giống nhau đều thuộc nhiều kỳ kế toán
Để phân biệt: Bạn để ý bạn trả tiền lúc nào ấy.
242: đã trả tiền trước, chỉ phân bổ số tiền đó
335: chưa chi trả nhưng chắc chắn sẽ trả trong tương lai và có ảnh hưởng nhiều kỳ kế toán
mục đích phân bổ các khoản chi phí này để nó đúng kỳ và phù hợp với doanh thu, chi phí không bị tăng đột biến
khoản chi này hiện tại bạn chưa chi nên là 335
cái dịch vụ kế toán này của bạn chỉ trong 1 kỳ kế toán không liên quan mấy kỳ sau nên bạn có thể hạch toán thẳng
Nợ 642
Có 111,112
không cần dùng 335

Chuẩn ko cần chỉnh lun...
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường => 1 khoản có thời hạn từ 12 tháng trở xuống liên quan đến 2 năm tài chính được ghi là ngắn hạn hoặc dài hạn tùy thích

Không thể là tùy thích được. Không quá 12 tháng thì phải ghi vào ngắn hạn, chế độ kế toán nói rõ ràng như vậy rồi mà.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Em thấy tại điểm b, khoản 4, điều 102 ghi: "Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn."
Chi phí trả trước cũng thuộc tài sản của doanh nghiệp nên em tưởng vẫn phải phân loại lại khi làm BCTC ạ?
Riêng chi phí trả trước không phân loại lại. TT 200, 133 nói rất rõ khi hướng dẫn lập báo cáo tài chính mà.
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
Không thể là tùy thích được. Không quá 12 tháng thì phải ghi vào ngắn hạn, chế độ kế toán nói rõ ràng như vậy rồi mà.
Bạn đọc kỹ lại các khoản dài hạn xem:
+ Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời hạn trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước
Cái này rất rõ là các khoản liên quan đến 2 kỳ kế toán được phép là dài hạn dù nó có trên hay không quá 12 tháng. Vì đã trên 12 tháng thì kiểu gì chả liên quan đến 2 năm sao lại còn phải hoặc

Theo tài liệu dạy sinh viên của HVTC cũng rất rõ là khoản không quá 12 tháng mà liên quan đến 2 năm tài chính đều có thể ghi nhận là ngắn hạn hoặc dài hạn đều đúng
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Bạn đọc kỹ lại các khoản dài hạn xem:
+ Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời hạn trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước
Cái này rất rõ là các khoản liên quan đến 2 kỳ kế toán được phép là dài hạn dù nó có trên hay không quá 12 tháng. Vì đã trên 12 tháng thì kiểu gì chả liên quan đến 2 năm sao lại còn phải hoặc

Theo tài liệu dạy sinh viên của HVTC cũng rất rõ là khoản không quá 12 tháng mà liên quan đến 2 năm tài chính đều có thể ghi nhận là ngắn hạn hoặc dài hạn đều đúng
Bó tay với thày cô nào viết sách như vậy :(

Cái 12 tháng hay 1 chu kỳ kinh doanh kia là cơ sở phân loại ngắn hạn hay dài hạn. Chắc bố nào viết sách không đọc VAS 21 (Việt hóa từ IAS 01) rồi.
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
Không hẳn bạn đọc kỹ lại qđ 15 48 cũ xem sẽ thấy ghi rất rõ là liên quan 1 năm tài chính thì là ngắn hạn, 2 năm tài chính thì là dài hạn. Còn thực tế làm thì người theo 12 tháng, người thì phân loại theo năm tài chính đều OK cả.

Thông tư 200 thì bộ tài chính đã dung hòa thực tế và không phủ nhận chế độ cũ nên: dưới = 12 tháng nhưng liên quan 2 năm tài chính được phép ghi nhận ngắn hạn dài hạn đều được. Đây là cái hay của dân ta.

Còn theo các giảng viên dạy thi chứng chỉ hành nghề thì có 2 kiểu phân loại như mình nói là thước đo cứng và thước đo mềm, 1 cái là theo 12 tháng, 1 cái là theo năm tài chính
 
T

TAXACCOUNTING

Trung cấp
5/6/17
54
20
8
38
Bó tay với thày cô nào viết sách như vậy :(

Cái 12 tháng hay 1 chu kỳ kinh doanh kia là cơ sở phân loại ngắn hạn hay dài hạn. Chắc bố nào viết sách không đọc VAS 21 (Việt hóa từ IAS 01) rồi.
Đem Ias áp vào sao được, ngay BCTC nộp theo QĐ 15 48 chứ có ai theo VAS 21 đâu, nhỡ các thầy cô không sai mà bạn sai bao lâu nay thì sao?
 
Trương Lan

Trương Lan

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
21/10/15
826
315
63
Không hẳn bạn đọc kỹ lại qđ 15 48 cũ xem sẽ thấy ghi rất rõ là liên quan 1 năm tài chính thì là ngắn hạn, 2 năm tài chính thì là dài hạn. Còn thực tế làm thì người theo 12 tháng, người thì phân loại theo năm tài chính đều OK cả.

Thông tư 200 thì bộ tài chính đã dung hòa thực tế và không phủ nhận chế độ cũ nên: dưới = 12 tháng nhưng liên quan 2 năm tài chính được phép ghi nhận ngắn hạn dài hạn đều được. Đây là cái hay của dân ta.

Còn theo các giảng viên dạy thi chứng chỉ hành nghề thì có 2 kiểu phân loại như mình nói là thước đo cứng và thước đo mềm, 1 cái là theo 12 tháng, 1 cái là theo năm tài chính

Vui lòng trích thông tư 200 về điều này giúp mình với.
Mình xin chia sẻ ý kiến như sau:
Ở TT200
Điều 102. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục

1. Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

2. Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).

3. Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.

4. Phân loại tài sản và nợ phải trả: Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn; Trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.

a) Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn;

b) Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.


Trích dẫn đến Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” gọi tắt là VAS 21

40. Một tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn, khi tài sản này:

a) Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc

b) Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ; hoặc


c) Là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào.
41. Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dài hạn.


43. Chu kỳ hoạt động của một doanh nghiệp là khoảng thời gian từ khi mua nguyên vật liệu tham gia vào một quy trình sản xuất đến khi chuyển đổi thành tiền hoặc tài sản dễ chuyển đổi thành tiền. Tài sản ngắn hạn bao gồm cả hàng tồn kho và các khoản phải thu thương mại được bán, sử dụng và được thực hiện trong khuôn khổ của chu kỳ hoạt động bình thường kể cả khi chúng không được dự tính thực hiện trong 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ. Các loại chứng khoán có thị trường giao dịch được dự tính thực hiện trong 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ sẽ được xếp vào loại tài sản ngắn hạn; các chứng khoán không đáp ứng điều kiện này được xếp vào loại tài sản dài hạn.

Do đó, nếu trình bầy và phân loại TS đúng thì phải dựa vào thời điểm lập báo cáo để đánh giá,
Ví dụ,01/01/2016 bạn mua 1 xe wave cho bộ phận bán hàng, giá trị xe + lệ phí trước bạ là :21.5tr, bạn đưa vào TK 242, phân bổ trong 36 tháng. Thì khi lập BCTC ở thời điểm ngày 31/12/2016 nó được phân loại là DH
Nhưng nếu bạn chỉ đánh giá và phân bổ nó trong 18 tháng, thì khi lập BCTC ở thời điểm ngày 31/12/2016 nó được phân loại là Ngắn Hạn (vì thời gian PB của nó còn 18-12=6 tháng< 12 tháng)
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
Bây giờ 242 không cần tái phân loại nữa, mà chốt luôn ở thời điêm phát sinh lựa chọn phân loại theo 12 tháng hay theo năm tài chính

Thông tư 200:
+
Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời hạn trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước - > khoản không cần biết bao nhiêu tháng, liên quan đến 2 năm tài chính được phép ghi nhận dài hạn hoặc ngắn hạn đều đúng
Quyết định 15:
2. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 142 những khoản chi phí trả trước ngắn hạn phát sinh có giá trị lớn liên quan đến kết quả hoạt động của nhiều kỳ trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh không thể tính hết cho kỳ phát sinh chi phí. Từng doanh nghiệp phải xác định và quy định chặt chẽ nội dung các khoản chi phí hạch toán vào Tài khoản 142 “Chi phí trả trước”. => 3 tháng liên quan 2 năm tài chính là dài hạn không còn là ngắn hạn
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA