Kế toán garage ô tô

  • Thread starter T.T.T.Tin
  • Ngày gửi
T

T.T.T.Tin

Guest
19/3/15
5
0
1
31
có ai làm kế toán trong gara ô tô theo Qđ 48 không ạ, có thể cho em xin file kế toán trong gara và chỉ em cách hạch toán chi phí được không.?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
haiyen105

haiyen105

Guest
17/6/15
1
0
1
34
mình cũng vậy . chuânr bị vào làm ở gara o tô mới thành lập mà bỡ ngỡ quá không bít pải làm thế nào. Ai có file gửi mình với ạ..tks.
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
mình cũng vậy . chuânr bị vào làm ở gara o tô mới thành lập mà bỡ ngỡ quá không bít pải làm thế nào. Ai có file gửi mình với ạ..tks.
có ai làm kế toán trong gara ô tô theo Qđ 48 không ạ, có thể cho em xin file kế toán trong gara và chỉ em cách hạch toán chi phí được không.?
Trước hết, các bạn tìm hiểu xem gara mình đang làm gồm những hoạt động kinh doanh gì, thu tiền khách hàng từ nguồn nào, chi phí chi ra gồm những gì?

Trả lời được câu hỏi này, mình sẽ hướng dẫn tiếp.
 
T

T.T.T.Tin

Guest
19/3/15
5
0
1
31
Trước hết, các bạn tìm hiểu xem gara mình đang làm gồm những hoạt động kinh doanh gì, thu tiền khách hàng từ nguồn nào, chi phí chi ra gồm những gì?

Trả lời được câu hỏi này, mình sẽ hướng dẫn tiếp.
Chào chị,
bên garage em thường sữa chữa đồng, sơn & thay thế phụ tùng cho các xe, doanh thu chia 2 loại là bán buôn hàng hóa & dịch vụ sữa chữa.
chi phí hàng tháng chi cho thợ sơn (sơn những mặt nào tính tiền mặt đó), các chi phí còn lại như mua hàng, phụ tùng, dầu mỡ nhờn,...., chi lương nhân viên, trong đó có 2 thợ đồng là garage em thuê lương cố định, còn phần sơn như em nói trên là bên em tính khoán.
có gì chị chỉ em giúp nhé, em cảm ơn.
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
Chào chị,
bên garage em thường sữa chữa đồng, sơn & thay thế phụ tùng cho các xe, doanh thu chia 2 loại là bán buôn hàng hóa & dịch vụ sữa chữa.
=> Theo dõi riêng DT bán hàng và DT dịch vụ. (Lưu ý, mình chỉ hướng dẫn nguyên lý nhé, số hiệu TK, bạn phải tự tìm hiểu thì mới dễ nhớ.)

chi phí hàng tháng chi cho thợ sơn (sơn những mặt nào tính tiền mặt đó), các chi phí còn lại như mua hàng, phụ tùng, dầu mỡ nhờn,...., chi lương nhân viên, trong đó có 2 thợ đồng là garage em thuê lương cố định, còn phần sơn như em nói trên là bên em tính khoán.
có gì chị chỉ em giúp nhé, em cảm ơn.
=> Đối với DV sửa chữa, sơn : giá vốn sẽ gồm lương nhân công trực tiếp thực hiện dịch vụ, nguyên vật liệu sử dụng để thực hiện dịch vụ, khấu hao máy móc thiết bị phục vụ dịch vụ, phân bổ giá trị các CCDC trực tiếp tham gia DV. => tập hợp chi phí qua các TK loại 6 = Cuối kỳ kết chuyển về TK154 để tính giá trị công việc hoàn thành trong kỳ rồi kết chuyển TK632 xác định giá vốn DV hoàn thành trong kỳ.
=> Đối với nghiệp vụ thay thế phụ tùng / bán lẻ - bán buôn phụ tùng ... thì hạch toán giá vốn hàng bán như lý thuyết. Có thể phân bổ lương nhân viên trực tiếp bán hàng vào giá vốn của mảng này.

Các chi phí khác, nếu không đưa vào giá vốn như nêu trên thì hạch toán chi phí quản lý.

http://tuvan.webketoan.vn/126/ => Link tham khảo chế độ kế toán theo TT200.
Được biết bạn đang sử dụng chế độ kế toán theo QĐ48, nhưng DN KD DV phải tính giá thành. Vì thế, theo mình, nên chuyển sang sử dụng chế độ kế toán theo TT200 cho thuận tiện.
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: chocopie92
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
Không có 48 chỉ có QĐ 15 và TT200 bạn tham khảo thử:
1/+Đầu năm kết chuyển lời nhuận chưa phân phối:

Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước, ghi:
+ Trường hợp TK 4212 có số dư Có (Lãi), ghi:
Nợ TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
Có TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
+ Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Có TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.

- Số lỗ của một năm được xử lý trừ vào lợi nhuận chịu thuế của các năm sau theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc xử lý theo quy định của chính sách tài chính hiện hành.
2/Xác định chi phí và nghĩa vụ thuế môn bài phải nộp trong năm
Mức thuế phải đóng: Kê khai + nộp thuế môn bài
Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức thuế Môn bài cả năm

- Bậc 1: Trên 10 tỷ = 3.000.000
- Bậc 2: Từ 5 tỷ đến 10 tỷ = 2.000.000
- Bậc 3: Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ = 1.500.000
- Bậc 4: Dưới 2 tỷ = 1.000.000
Nếu giấy phép rơi vào 01/01 đến 30/06 thì phải đóng 100% đồng
Nếu giấy phép rơi vào 01/07 đến 31/12 bạn được giảm 50% số tiền phải đóng=01/02
Nghĩa là:
+ Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 thì phải nộp 100% mức thuế môn bài theo quy định ở bảng trên
+ Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 thì phải nộp 50% mức thuế môn bài
Thuế môn bài cho các chi nhánh:
- Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không có vốn đăng ký: 1.000.000đ
- Các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập: 2.000.000 đ
Lưu ý:

- Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Doanh nghiệp.
- Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi Doanh nghiệp có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc.
Thời hạn nộp tờ khai và thuế mô bài:
- Với Doanh nghiệp mới thành lập thì chậm nhất là 10 ngày kế từ ngày được cấp giấp phép kinh doanh
- Thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài (trường hợp phải nộp tờ khai) và nộp thuế môn bài năm chậm nhất là ngày 30 tháng 01 tài chính hiện hành.
Hoạch tóan kế tóan: Giấy nộp tiền vào ngân sách + phiếu chi tiền hoặc Ủy nhiệm Chi
Nợ TK 6425/Có TK 3338
Ngày nộp tiền:
Nợ TK 3338/ Có TK 1111

Đối với DN sửa chỗ ô tô có 2 hoạt động chính như sau:
+ 1. Dịch vụ sửa chữa
+ 2. Bán phụ tùng

Thông thường thì khó mà phân biệt đâu là hoạt động thương mại, và đâu là hoạt động sửa sửa để xác định chi phí 621 cho chính xác.
- Thực tế, đối với phụ tùng thì khách hàng phải mua rồi mới thay thế, DN bán theo giá bán chứ không phải theo giá vốn. Nên cần phải tách rỗ hoạt động này ra khỏi hoạt động sữa chữa, và xem đó như là 1 hoạt động thương mại.
- Có hai hướng chính như sau: vật liệu tồn kho chia làm hai mãng một là tách và riêng rẽ 152 cho những phụ tùng phục vụ sữa chữa xe, sản phẩm trưng bán thì là 156 => kho có hai dạng là hàng hóa + vật liệu, Nhưng nếu làm vậy kế tóan có thể bị lẫn lộn vì ko biết hàng nào nhập vào là Vật liệu, hàng nào dùng cho họat động thương mại
+Đối với hoạt động sửa chữa, về kế toán rắc rối nhất vẫn là khâu giá thành.
- Đối tượng tính giá thành có thể là: từng chiếc xe cụ thể, công việc sửa chữa, tính chung cho tất cả
- Tùy từng yêu cầu mà xây dựng các thức tập hợp chi phí và tính giá giá thành cho phù hợp.
- Thông thường, thì sếp muốn biết lãi/lỗ theo từng xe sửa chữa nên phải tính giá thành cho từng xe.
+Khi đó cần thiết lập để tính giá thành theo xe:
+ Chi phí trực tiếp: chi phí nào phát sinh trực tiếp theo xe thì tập hợp đích danh cho xe
+ Chi phí gián tiếp: các chi phí dùng chung cho nhiều xe thì cần xây dựng tiêu chi phân bổ. Thông thường thì phân bổ theo doanh thu dịch vụ (mỗi công việc sửa chữa đều có giá hết, và khi xây dựng giá sửa chữa thường căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc)- Khi có xe khách đến liên hệ / thợ chính sẽ kiểm tra tình trạng xe hư hỏng/ miêu tả công việc cụ thể cần làm và sửa chữa về tình trạng xe cho khách hàng biết/ khách hàng yêu cầu làm bảng báo giá cho các hạng mục sữa chữa hư hỏng đó/ khách hàng xem xong duyệt chấp nhận bàn giao xe cho sửa chữa/ tiền hành lập kế hoạch sửa chữa ( xác định phần nào gia công sửa chữa, phần nào phải thay mới phụ tùng thay thế, tháo dỡ theo đúng quy trình định trước tùy theo kinh nghiệp của thợ cả)/ những bộ phận hư hỏng ko thể sửa chữa được thì phải mua phụ tùng mới thay thế phụ tùng củ đã bị hư hỏng/ sau khi sữa chữa xong làm bảng tổng hợp quyết vật liệu nhân công cho xe đó giao cho khách hàng 04 bản mình giữ 02 khách 02 để sau này làm căn cứ xuất hóa đơn, còn nếu không thì làm hợp đồng và xuất theo hợp đồng tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp quản lý
Phụ tùng sửa chữa xe mua về nhập kho thì tiến hành nhập kho bình thường (làm phiếu nhập kho): lọc gió, lọc dầu, bù lon, chổi gạt nựớc, da thắng, dầu DO, đèn lái sau, đèn xin nhan,mỡ bò, phốt balăngxe, que hàn, sơn........
Các dịch vụ sửa chữa khác

* Dịch vụ cơ khí gò hàn ôtô với các thiết bị hiện đại như máy hàn rút tôn do các thợ lành nghề thực hiện, có kinh nghiệm và uy tín.
* Dịch vụ sơn, pha chế sơn, đánh bóng bằng máy hàng đầu cùng với hệ thống phòng sơn vi tính tiên tiến hiện đại nhất của Nhật.
* Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và trung đại tu tổng thành máy tất cả các loại máy xăng, máy dầu.
* Trung đại tu các loại xe tải nặng, xe tải nhẹ, xe du lịch, ô tô con đặc biệt tổng thành máy gầm.
* Dịch vụ điện, điện tử, điện lạnh ôtô với đội ngũ thợ lành nghề.
* Máy móc thiết bị: Máy hàn rút tôn, Máy kiểm tra - chuẩn đoán – xoá lỗi kỹ thuật xe ôtô
* Chính sách hỗ trợ: Có chiết khấu % cho khách hàng; Giá cả ưu đãi với các khách hàng thường xuyên của Công ty. Bảo hành chu đáo tận tâm.
* Dịch vụ sửa chữa đều được bảo hành chu đáo, thể hiện cam kết của Công ty về chất lượng dịch vụ.
* Dịch vụ cung cấp phụ tùng chính hãng với giá cả cạnh tranh nhất
+Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có.
+Hóa đơn mua vào (đầu vào) >20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển tiền kẹp thêm : - Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi
Nợ TK 152
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331

Gía nhập kho nguyên vật liệu:
+Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm = Giá mua ghi trên hoá đơn, thuế nhập khẩu phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nộp (nếu có) + chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,. . . nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có):
- Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu, vật liệu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào khi mua nguyên liệu, vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí gia công,. . . được khấu trừ và hạch toán vào Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” (1331).
- Khi xuất kho sử dụng sữa chữa xe thì làm phiếu xuất kho phiếu xuất kho này dùng kẹp các chứng từ sau này

+Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu mà thu băng tiền mặt:
phải kẹp theo Phiếu thu + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu ( xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng phô tô nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.
+Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu : phải kẹp theo phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu ( xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.=> sau này nhận được tiền kẹp thêm :
- Khi khách hàng chuyển vào TK của cty : Giấy báo có
Nợ TK 621 (có mã chi phí theo dõi riêng cho từng biển số xe 51F0003)
Có TK 152

Các phương pháp tính giá xuất kho: doanh nghiệp chọn một trong 4 phương pháp tính giá xuất kho ổn định chu kỳ hoạt động trong năm tài chính nghĩa là trong một năm tài chính doanh nghiệp ko được sử dụng > 2 trong 4 phương pháp xuất kho để tính giá gốc sau:
1. Phương pháp giá thực tế đích danh

Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính.
2. Phương pháp giá bình quân
Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.
a) Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng)
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ.
Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ)
b) Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)

Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau:
Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)
3. Phương pháp FIFO (nhập trước xuất trước)
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết.
4. Phương pháp LIFO (nhập sau xuất trước)
Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.

- Chí phí nhân công sửa chữa xe
:
Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau:
+ Hợp đồng lao động+CMTND phô tô kẹp vào
+ Bảng chấm công hàng tháng
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
+ Tất cả có ký tá đầy đủ
+Đăng ký MST cho nhân viên, cuối năm quyết tóan thuế TNCN cho nhân viên toàn công ty
= > Thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN
+ Tạm ứng:
- Dự toán chi đã được Kế toán trưởng - BGH ký duyệt
-Giấy đề nghị tạm ứng.
- Phiếu chi tiền
Nợ TK 141/ có TK 111,112
+Hoàn ứng:

-Bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) Bạn thu hóa đơn (nếu ứng tiền mua hàn, tiền phòng,...công tác,...) chứng từ có liên quan đến việc chi số tiền ứng trên => Số tiền còn thừa thì hoàn ứng, nếu thiếu tiền thì chi thêm.
Nợ TK 111,112/ có TK 141
Thiếu có thể chi thêm:

- Phiếu chi tiền
Nợ TK 141/ có TK 111,112
Chú ý:

-Nếu ký hợp đồng dứơi 3 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ
-Nhưng ký > 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH
Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/7/2013 quy định :“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”
Hoạch tóan kế tóan:
Nợ TK 622: lương nhân viên trực tiếp
Nợ TK 627: lương nhân viên kho, thống kê, quản đốc nếu có
Nợ 642: lương nhân viên quản lý: kế tóan, giám đốc, phó giám đốc, nhân sự....
Có TK 334: Phải trả người lao động

Thanh tóan tiền lương:
Khi thanh tóan lương trả cho nhân viêng công ty
Nợ Tk 334/ Có TK 111,112

+Hàng tháng: Phiếu chi tiền lương or bảng kê tiền lương chuyển khoản cho nhân viên, chứng từ ngân hàng + Bảng lương + Bảng chấm công + Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có ....=> gói lại một cục
- Chi chi phí sản xuất chung: khấu hao tài sản, máy móc thiết bị phụ sửa chữa: xe nâng, xe cẩu...phân bổ chi phí trước dài và ngắn hạn công cụ dụng cụ: cà lê, mỏ lết, đũa vặn, xe cần cẩu, xe nâng.....các chi phí chung khác điện nước khác ...….. những thứ này phân bổ trên tài khoản 142,242,214 vào các hợp đồng dịch vụ sữa chữa bên công ty bạn cung cấp khách hàng
Nếu là dịch vụ: mua các dịch vụ điện nước, điện thoại phân xưởng,……
Nợ TK 627,1331
Có TK 111,112,331…
Nếu là công cụ:
Nợ TK 153,1331/ có TK 111,112,331
Đừa vào sử dụng:
Nợ TK 142,242/ có TK 153
Nếu là Tài sản:
Nợ TK 211
Nợ TK 1331
Có TK 111,112,331
Phân bổ:
Nợ TK 627/ có TK 142,242,214
=> Hàng kỳ kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thành dịch vụ
Nợ TK 154/ có TK 622,627

-Công cụ dụng cụ, TSCĐ tiến hành phân bổ và theo dõi theo QĐ45 tùy theo sử dụng bộ phận nào phân bổ cho bộ phận đó
Giá thành: do đặc điểm ngành nghề là dịch vụ sữa chưa còn kiêm bán sản phẩm cho khách là hoạt động thương mại => sản phẩm là dịch vụ sửa chữa xe ô tô, xe nâng, xe cẩu, xe con các loại…. => do đó yếu tố cấu thành giá thành là nguyên vật liệu(621)nhân công(622) và chi phí sản xuất chung(627)
Do đó ta quy ước việc tính giá thành theo phương pháp ước lựơng các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm:
- Nguên vật liệu: 60%
-Lương = 30%
-Sản xuất chung=10%
-Lợi nhuận định mức hoạt động=15%

Ví dụ: doanh thu = 100.000.000 dịch vụ sữa chữa
Lợi nhận mục tiêu=100.000.000x15%=15.000.000
Chi phí cần phân bổ tính giá thành=100.000.000-100.000.000x15%=85.000.000

-Lợi nhận mục tiêu=100.000.000x15%=15.000.000 sẽ được cân đối bằng các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp: khấu hao công cụ, lương nhân viên văn phòng, khấu hao, dịch vụ mua ngoài: điện, internet….
- Nếu cuối tháng xe chưa sửa chữa xong và chưa xuất hóa đơn VAT thì treo ở TK 154 để theo dõi dỡ dang dịch vụ sữa chữa+ Nợ TK 154
Có Tk 621
Có TK 622
Có TK 627
- Khi xe ra xưởng thì kết chuyển ( gửi khách hàng bảng quyết toán chi phí sửa chữa + hóa đơn VAT+Phiếu giao xe)
-Xuất hóa đơn tài chính GTGT giao khách hàng

Nội dung hóa đơn:
Sửa chữa xe biển số 51F0003 theo bảng quyết toán ngày/tháng/ năm)Nợ TK 111,112,131
Có Tk 511
Có tk 33311
- Tính giá thànhNợ TK 632
Có TK 154 (của biển số xe ra xưởng 51F0003)
- Nếu khách chỉ mua các phụ tùng cho xe mà ko phải sửa chữa hay dịch vụ tháo giáp, dịch vụ khác cho khách, lúc này bán phụ tùng xem như là thương mại hàng hóa bán ra
Nợ TK 632
Có TK 152

Chi phí quản lý doanh nghiệp:
+Ngoài ra còn các chi phí như tiếp khách:
hóa đơn ăn uống phải bill hoặc bảng kê đi kèm, quản lý: lương nhân viên quản lý, kế tóan....chi phí giấy bút, văn phòng phẩm các loại, khấu hao thiết bị văn phòng: bàn ghế, máy tính...... ko cho vào giá vốn được thì để ở chi phí quản lý doanh nghiệp sau này tính lãi lỗ của doanh nghiệp
Nợ TK 642*,1331/ Có TK 111,112,331,142,242,214....
+ Chứng từ ngân hàng:
cuối tháng ra ngân hàng : lấy sổ phụ, sao kê chi tiết, UNC, Giấy báo nợ, Giấy báo có về lưu trữ và làm căn cứ lên sổ sách kế toán
-Lãi ngân hàng: Nợ TK 112/ Có TK 515
-Phí ngân hàng:Nợ TK 6425/ Có TK 112

+ Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng
Nợ TK 627,642/ có TK 142,242,214
+ Cuối hàng tháng xác định lãi lỗ doanh nghiệp: 4212Bước 1:
Xác định Doanh thu trong tháng:
Nợ TK 511,515,711/ Có TK 911
Bước 2:
Xác định Chi phí trong tháng :
Nợ TK 911/ có TK 632,641,642,635,811
Bước 3: Xác định lãi lỗ tháng:

Lấy Doanh thu – chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 > 0
Lãi: Nợ TK 911/ có TK 4212
Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911 < 0
Lỗ: Nợ TK 4212/ có TK 911
Cuối các quý , năm xác định chi phí thuế TNDN Phải nộp:
Nợ TK 8211/ có TK 3334
Kết chuyển:
Nợ TK 911/ có TK 8211
Nộp thuế TNDN:
Nợ TK 3334/ có TK 1111,112
 
I

Iam.phuc

Thành Viên Cấp Chuối
16/6/15
362
77
28
Trước hết, các bạn tìm hiểu xem gara mình đang làm gồm những hoạt động kinh doanh gì, thu tiền khách hàng từ nguồn nào, chi phí chi ra gồm những gì?

Trả lời được câu hỏi này, mình sẽ hướng dẫn tiếp.
CHi Viet Huong quen lun cau tra loi ve huy hoa don xuat khau cua em lun roi
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
CHi Viet Huong quen lun cau tra loi ve huy hoa don xuat khau cua em lun roi
À, có hỏi trực tiếp HQ đầu tư nhưng quá phức tạp, chị chưa biết phải làm sao!
 
I

Iam.phuc

Thành Viên Cấp Chuối
16/6/15
362
77
28
À, có hỏi trực tiếp HQ đầu tư nhưng quá phức tạp, chị chưa biết phải làm sao!

Chị còn pótay em biết phải làm sao hehe, mà chị cho em hỏi sao em post bài này qua bên thuê Xk không được ta, hay wed bị gì, em post là kêu lỗi wed
 
T

T.T.T.Tin

Guest
19/3/15
5
0
1
31
=> Theo dõi riêng DT bán hàng và DT dịch vụ. (Lưu ý, mình chỉ hướng dẫn nguyên lý nhé, số hiệu TK, bạn phải tự tìm hiểu thì mới dễ nhớ.)


=> Đối với DV sửa chữa, sơn : giá vốn sẽ gồm lương nhân công trực tiếp thực hiện dịch vụ, nguyên vật liệu sử dụng để thực hiện dịch vụ, khấu hao máy móc thiết bị phục vụ dịch vụ, phân bổ giá trị các CCDC trực tiếp tham gia DV. => tập hợp chi phí qua các TK loại 6 = Cuối kỳ kết chuyển về TK154 để tính giá trị công việc hoàn thành trong kỳ rồi kết chuyển TK632 xác định giá vốn DV hoàn thành trong kỳ.
=> Đối với nghiệp vụ thay thế phụ tùng / bán lẻ - bán buôn phụ tùng ... thì hạch toán giá vốn hàng bán như lý thuyết. Có thể phân bổ lương nhân viên trực tiếp bán hàng vào giá vốn của mảng này.

Các chi phí khác, nếu không đưa vào giá vốn như nêu trên thì hạch toán chi phí quản lý.

http://tuvan.webketoan.vn/126/ => Link tham khảo chế độ kế toán theo TT200.
Được biết bạn đang sử dụng chế độ kế toán theo QĐ48, nhưng DN KD DV phải tính giá thành. Vì thế, theo mình, nên chuyển sang sử dụng chế độ kế toán theo TT200 cho thuận tiện.
chị ơi, vì bên em theo biên bản làm việc ban đầu đã đăng ký với cơ quan thuế là theo QĐ 48, vậy h làm sao có thể chuyển qua sd theo TT200 được ạh.
Chị cho em hỏi thêm về phần thợ sơn. vì bên em thuê khoán với 1 chú (A), hàng ngày chú A sẽ cử nhân viên qua xưởng em làm việc, có nhiều xe thì nhiều thợ, ít xe thì ít thợ, chú chỉ đứng ra giám sát. 2 tuần 1 lần bên em sẽ cộng sổ (ghi chép tất cả những món mà bên chú nhận sơn cho xe, vd cản, cửa phải, cửa trái,......), cứ có món có tiền. nhưng em ko biết làm sao để hợp thức hóa dc khoản chi phí này, lần trước có tính tới chuyện làm hợp đồng với chú & nói chú xuất HĐ cho bên em nhưng chú nói chú đâu có HĐ và những chỗ khác cũng đâu kêu chú xuất đâu, em có nói chú lên chi cục thuế xin nhưng chú nói rắc rối. em cũng tìm hiểu và biết là còn cách trích lại 10% qua mỗi lần thanh toán để mình đóng thuế TNCN nhưng em ko bt giải thích sao cho chủ hiểu & chịu trích lại 10% đó. ngoài 2 cách này ra còn cách nào nữa chị chỉ giúp em với nhé. em cảm ơn chị lắm
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
chị ơi, vì bên em theo biên bản làm việc ban đầu đã đăng ký với cơ quan thuế là theo QĐ 48, vậy h làm sao có thể chuyển qua sd theo TT200 được ạh.
Chị cho em hỏi thêm về phần thợ sơn. vì bên em thuê khoán với 1 chú (A), hàng ngày chú A sẽ cử nhân viên qua xưởng em làm việc, có nhiều xe thì nhiều thợ, ít xe thì ít thợ, chú chỉ đứng ra giám sát. 2 tuần 1 lần bên em sẽ cộng sổ (ghi chép tất cả những món mà bên chú nhận sơn cho xe, vd cản, cửa phải, cửa trái,......), cứ có món có tiền. nhưng em ko biết làm sao để hợp thức hóa dc khoản chi phí này, lần trước có tính tới chuyện làm hợp đồng với chú & nói chú xuất HĐ cho bên em nhưng chú nói chú đâu có HĐ và những chỗ khác cũng đâu kêu chú xuất đâu, em có nói chú lên chi cục thuế xin nhưng chú nói rắc rối. em cũng tìm hiểu và biết là còn cách trích lại 10% qua mỗi lần thanh toán để mình đóng thuế TNCN nhưng em ko bt giải thích sao cho chủ hiểu & chịu trích lại 10% đó. ngoài 2 cách này ra còn cách nào nữa chị chỉ giúp em với nhé. em cảm ơn chị lắm
Hoặc làm hợp đồng thời vụ thuê nhân công thì tuỳ theo thực tế sẽ khấu trừ thuế 10% hoặc cho họ làm cam kết C23 (nếu có MST cá nhân); hoặc hợp đồng khoán với chú đó, chú ngại lên CQ thuế thì em tự làm đi (lên chi cục thuế nơi cư trú của đối tượng nộp thuế nhé). Thoả thuận thu nhập người được thuê nhận được không bao gồm các khoản thuế phải đóng thì chi phí thuế phát sinh, DN được phép ghi nhận vào chi phí hợp lý. Tuy nhiên, khi tinh thuế phải tính gộp phần thuế chưa bao gồm. Có công thức tính, hoặc em đăng ký với CQ thuế, họ sẽ tính cho em.
 
T

T.T.T.Tin

Guest
19/3/15
5
0
1
31
Hoặc làm hợp đồng thời vụ thuê nhân công thì tuỳ theo thực tế sẽ khấu trừ thuế 10% hoặc cho họ làm cam kết C23 (nếu có MST cá nhân); hoặc hợp đồng khoán với chú đó, chú ngại lên CQ thuế thì em tự làm đi (lên chi cục thuế nơi cư trú của đối tượng nộp thuế nhé). Thoả thuận thu nhập người được thuê nhận được không bao gồm các khoản thuế phải đóng thì chi phí thuế phát sinh, DN được phép ghi nhận vào chi phí hợp lý. Tuy nhiên, khi tinh thuế phải tính gộp phần thuế chưa bao gồm. Có công thức tính, hoặc em đăng ký với CQ thuế, họ sẽ tính cho em.
1. vậy khi em lên CQ thuế thì em cần mang theo những loại giấy tờ gì ạh.
còn câu này của chị "Thoả thuận thu nhập người được thuê nhận được không bao gồm các khoản thuế phải đóng thì chi phí thuế phát sinh" có nghĩa là với khoản thu nhập của từng người trong nhóm thợ nếu lương chú A trả cho từng người trừ đi các khoản giảm trừ gia cảnh linh tinh, hàng tháng ko vượt quá 9tr thì người đó ko đóng thuế TNCN, ngoài mức đó thì phải đóng (theo công thức)-em hiểu như vậy có đúng ko ạh.
còn câu "Tuy nhiên, khi tinh thuế phải tính gộp phần thuế chưa bao gồm" nghĩa là sao ạh.
2. chị giải đáp giúp em "vì bên em theo biên bản làm việc ban đầu đã đăng ký với cơ quan thuế là theo QĐ 48, vậy h làm sao có thể chuyển qua sd theo TT200 được ạh".
3. Thợ sơn bên em thuê khoán ko giới hạn thời gian thuê vậy em phải làm hợp đồng giao khoán ntn ah, và cũng ko khoán trước là thanh toán bn tiền trong 1 khoản thời gian mà là dựa trên khối lượng cv (những sp mà bên nhận khoán làm dc - cứ 2 tuần thì bên em sẽ cộng sổ và thanh toán 1 lần). chị hướng dẫn thêm giúp em
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
1. Trong trường hợp DN ký HĐLĐ trực tiếp với người lao động : Thỏa thuận thực tế với người lao động như thế nào thì cứ thể hiện trên hợp đồng là như thế. Ngoài ra kèm điều khoản "thu nhập nhận được chưa bao gồm các loại thuế / bảo hiểm bắt buộc phát sinh". Khi thanh toán lương làm phiếu tính lương chi tiết để lưu chứng từ. Đến kỳ kê khai thuế TNCN sẽ căn cứ vào thu nhập người lao động đã nhận trong kỳ kê khai để kê khai thuế TNCN phát sinh. Muốn được giảm trừ bản thân và gia cảnh hay làm cam kết C23 thì NLĐ phải có MST cá nhân.

Thu nhập thực nhận chưa bao gồm thuế thì khi tính thuế, phải quy đổi thu nhập thành đã bao gồm thuế để tính thuế TNCN => Trong thông tư 111 có biểu công thức quy đổi cụ thể.

Để hiểu rõ hơn nữa về vấn đề này, bạn chịu khó vào đường link sau đây và đọc các bài viết có liên quan. http://webketoan.com/forums/83-thue-tncn/

2. Nếu DN ký hợp đồng khoán nhân công với một người đứng ra làm đại diện cho tổ công nhân thì dùng CMDN của người đại diện đó và hợp đồng lên cơ quan thuế nơi cư trú của người này để làm thủ tục mua hoá đơn. Cụ thể thế nào, bạn liên hệ CQ thuế để được hướng dẫn chi tiết.
 
T

T.T.T.Tin

Guest
19/3/15
5
0
1
31
1. Trong trường hợp DN ký HĐLĐ trực tiếp với người lao động : Thỏa thuận thực tế với người lao động như thế nào thì cứ thể hiện trên hợp đồng là như thế. Ngoài ra kèm điều khoản "thu nhập nhận được chưa bao gồm các loại thuế / bảo hiểm bắt buộc phát sinh". Khi thanh toán lương làm phiếu tính lương chi tiết để lưu chứng từ. Đến kỳ kê khai thuế TNCN sẽ căn cứ vào thu nhập người lao động đã nhận trong kỳ kê khai để kê khai thuế TNCN phát sinh. Muốn được giảm trừ bản thân và gia cảnh hay làm cam kết C23 thì NLĐ phải có MST cá nhân.

Thu nhập thực nhận chưa bao gồm thuế thì khi tính thuế, phải quy đổi thu nhập thành đã bao gồm thuế để tính thuế TNCN => Trong thông tư 111 có biểu công thức quy đổi cụ thể.

Để hiểu rõ hơn nữa về vấn đề này, bạn chịu khó vào đường link sau đây và đọc các bài viết có liên quan. http://webketoan.com/forums/83-thue-tncn/

2. Nếu DN ký hợp đồng khoán nhân công với một người đứng ra làm đại diện cho tổ công nhân thì dùng CMDN của người đại diện đó và hợp đồng lên cơ quan thuế nơi cư trú của người này để làm thủ tục mua hoá đơn. Cụ thể thế nào, bạn liên hệ CQ thuế để được hướng dẫn chi tiết.
hì, em cảm ơn chị nhé, cả về cái kia nữa >3>3
 
T

thamhongnhung

Guest
5/5/13
2
0
1
hà nội
mình cũng vậy . chuânr bị vào làm ở gara o tô mới thành lập mà bỡ ngỡ quá không bít pải làm thế nào. Ai có file gửi mình với ạ..tks.
bạn ơi mình cũng đang làm kế toán gara muốn trao đổi thêm với bạn cho mình xin địa chỉ mail được không hoặc liên hệ với mình.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
bạn ơi mình cũng đang làm kế toán gara muốn trao đổi thêm với bạn cho mình xin địa chỉ mail được không hoặc liên hệ với mình
Muốn trao đổi gì thì bạn đăng bài ngay tại đây nhé.
 
C

chocopie92

Guest
18/10/15
1
0
1
31
=> Theo dõi riêng DT bán hàng và DT dịch vụ. (Lưu ý, mình chỉ hướng dẫn nguyên lý nhé, số hiệu TK, bạn phải tự tìm hiểu thì mới dễ nhớ.)


=> Đối với DV sửa chữa, sơn : giá vốn sẽ gồm lương nhân công trực tiếp thực hiện dịch vụ, nguyên vật liệu sử dụng để thực hiện dịch vụ, khấu hao máy móc thiết bị phục vụ dịch vụ, phân bổ giá trị các CCDC trực tiếp tham gia DV. => tập hợp chi phí qua các TK loại 6 = Cuối kỳ kết chuyển về TK154 để tính giá trị công việc hoàn thành trong kỳ rồi kết chuyển TK632 xác định giá vốn DV hoàn thành trong kỳ.
=> Đối với nghiệp vụ thay thế phụ tùng / bán lẻ - bán buôn phụ tùng ... thì hạch toán giá vốn hàng bán như lý thuyết. Có thể phân bổ lương nhân viên trực tiếp bán hàng vào giá vốn của mảng này.

Các chi phí khác, nếu không đưa vào giá vốn như nêu trên thì hạch toán chi phí quản lý.

http://tuvan.webketoan.vn/126/ => Link tham khảo chế độ kế toán theo TT200.
Được biết bạn đang sử dụng chế độ kế toán theo QĐ48, nhưng DN KD DV phải tính giá thành. Vì thế, theo mình, nên chuyển sang sử dụng chế độ kế toán theo TT200 cho thuận tiện.
chị ơi cho e hỏi chút ạ. gara e mới thành lập khi viết báo giá e viết phần phụ tùng thay thế đúng bằng giá vốn và công thay thế như vậy đúng ko ạ, e cảm ơn ạ!
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
chị ơi cho e hỏi chút ạ. gara e mới thành lập khi viết báo giá e viết phần phụ tùng thay thế đúng bằng giá vốn và công thay thế như vậy đúng ko ạ, e cảm ơn ạ!
Cái này phụ thuộc vào chính sách giá của doanh nghiệp chứ. Em phải hỏi chủ DN hoặc bộ phận kinh doanh.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
chị ơi cho e hỏi chút ạ. gara e mới thành lập khi viết báo giá e viết phần phụ tùng thay thế đúng bằng giá vốn và công thay thế như vậy đúng ko ạ, e cảm ơn ạ!

Bạn nhầm thì DN ( hay bạn ) mất tiền, không ai mua hàng về để bán bằng giá vốn !!! Đúng ra bạn phải viết = giá bán và có thể giảm giá khi người mua sữa chữa luôn ( theo cơ chế DN QĐ )
 
Y

Yến Nguyễn 2612

Guest
14/2/17
1
0
1
33
công ty e mới thành lập, chưa có file, cty e lam trên exel, anh chị nào có file cho em xin đc k ạ, e mới vào làm k biêt bắt đầu từ đâu cả ạ
email: thuyen261290@gmail.com
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA