Công ty vừa nhận gia công, vừa đem hàng đi giao gia công

  • Thread starter Chanhlun
  • Ngày gửi
Chanhlun

Chanhlun

Trung cấp
2/1/15
55
6
8
Bạn nên đọc kỹ câu hỏi của Chanhlun ở #1: ( .. Nhưng số hàng đó công ty A lại đặt công ty B gia công. Nguyên vật liệu và nhân công dùng để gia công thì công ty A cung cấp toàn bộ cho công ty B... )

Đúng rồi, giờ gọi tên các công ty theo cách của chị Việt Hương cho dễ hình dung
tức là cty B đứng giữa, nhận gia công cho cty A, nhưng lại đem hàng đó qua cho C gia công (khúc này giống bạn MaiDung nói nè)
Nhưng của mình thêm chỗ là cty B cung cấp cho cty C toàn bộ NVL phụ để gia công hàng hóa và nhân công kèm theo
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Đúng rồi, giờ gọi tên các công ty theo cách của chị Việt Hương cho dễ hình dung
tức là cty B đứng giữa, nhận gia công cho cty A, nhưng lại đem hàng đó qua cho C gia công (khúc này giống bạn MaiDung nói nè)
Nhưng của mình thêm chỗ là cty B cung cấp cho cty C toàn bộ NVL phụ để gia công hàng hóa và nhân công kèm theo

Sao lại thêm chử phụ ở đây vậy NVL chính thì sao?
- Nếu C.ty B cung cấp toàn bộ NVL và nhân công Thì đúng là Cty B chỉ thuê máy móc, nhà xưởng của Cty C thôi.
- Nếu là HĐ B - C là HĐ gia công thì khi gia công xong C phải xuất HĐ cho B toàn bộ chi phí trong quá trình gia công bao gồm cả NC nhưng NC lại do B mang sang lúc đó C phải HĐ thuê LĐ của B chứ !
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
NLV chính đã do A cung cấp ngay từ đầu vì A chính là người thuê gia công, anh @HO Anh Hue .
Chuyện B thuê của C những gì không quan trọng, quan trọng là xác định được đâu là DT, đâu là chi phí của nhân vật B thì kế toán sẽ dễ dàng ghi nhận và hạch toán.
 
Chanhlun

Chanhlun

Trung cấp
2/1/15
55
6
8
NLV chính đã do A cung cấp ngay từ đầu vì A chính là người thuê gia công, anh @HO Anh Hue .
Chuyện B thuê của C những gì không quan trọng, quan trọng là xác định được đâu là DT, đâu là chi phí của nhân vật B thì kế toán sẽ dễ dàng ghi nhận và hạch toán.


Chị Viet Huong ơi!
Vậy cách em hạch toán như trên chị thấy thế nào chị?
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
NLV chính đã do A cung cấp ngay từ đầu vì A chính là người thuê gia công, anh @HO Anh Hue .
Chuyện B thuê của C những gì không quan trọng, quan trọng là xác định được đâu là DT, đâu là chi phí của nhân vật B thì kế toán sẽ dễ dàng ghi nhận và hạch toán.

Mình biết: NLV chính đã do A cung cấp ngay từ đầu nhưng chỉ cung cấp cho B thôi ( A chỉ giao nhận NVl với B chứ không làm việc với C ). Nay B lại thuê C gia công thì trong hợp đồng B phải cung cấp NVL cho C mới gọi là gia công. bạn xem đúng vậy không.
 
Chanhlun

Chanhlun

Trung cấp
2/1/15
55
6
8
Mình biết: NLV chính đã do A cung cấp ngay từ đầu nhưng chỉ cung cấp cho B thôi ( A chỉ giao nhận NVl với B chứ không làm việc với C ). Nay B lại thuê C gia công thì trong hợp đồng B phải cung cấp NVL cho C mới gọi là gia công. bạn xem đúng vậy không.


Nếu lấy ví dụ, ta có thể hiểu thế này: A đặt B gia công áo, và A chỉ đưa hàng là áo cho B. Sau đó, B lại đặt C gia công (tức là B sẽ đưa áo (NVL chính) mà B nhận từ A và B cung cấp cúc áo, chỉ may (NVL phụ)) cho C
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Nếu lấy ví dụ, ta có thể hiểu thế này: A đặt B gia công áo, và A chỉ đưa hàng là áo cho B. Sau đó, B lại đặt C gia công (tức là B sẽ đưa áo (NVL chính) mà B nhận từ A và B cung cấp cúc áo, chỉ may (NVL phụ)) cho C
Theo chế độ kế toán hiện hành trong TT 200 không còn dùng tài khoản ngoại bảng. TT 200 nói rằng các DN áp dụng QĐ 48 vận dụng các quy định của TT 200 để hạch toán.

Việc theo dõi trên các tài khoản loại 0 chẳng có ý nghĩa gì trong quản lý.

Hạch toán tại B như sau:

1. Nhận vật liệu chính do A giao: Theo dõi trên hệ thống sổ chi tiết phục vụ quản lý nội bộ.

2. Xuất vật liệu chính giao cho C để thuê gia công: Theo dõi trên hệ thống sổ chi tiết phục vụ quản lý nội bộ.

3. Xuất vật liệu phụ cho C để thuê gia công: Nợ 154 (621)/Có 152.

4. Tiền lương nhân công giao cho C sử dụng nhưng DN phải thanh toán: Nợ 154 (622)/Có 334, 338.

5. Kết chuyển chi phí khi đơn hàng hoàn thành: Nợ 154/Có 621, 622

Ghi nhận chi phí là phần phải thanh toán cho C: Nợ 154, 133/Có 331C

Kết chuyển giá vốn khi bàn giao cho A:
Nợ 632/Có 154

Ghi nhận doanh thu gia công với A: Nợ 131A/Có 511, 33311.
 
  • Like
Reactions: KhanhNguyen94
Chanhlun

Chanhlun

Trung cấp
2/1/15
55
6
8
Theo chế độ kế toán hiện hành trong TT 200 không còn dùng tài khoản ngoại bảng. TT 200 nói rằng các DN áp dụng QĐ 48 vận dụng các quy định của TT 200 để hạch toán.

Việc theo dõi trên các tài khoản loại 0 chẳng có ý nghĩa gì trong quản lý.

Hạch toán tại B như sau:

1. Nhận vật liệu chính do A giao: Theo dõi trên hệ thống sổ chi tiết phục vụ quản lý nội bộ.

2. Xuất vật liệu chính giao cho C để thuê gia công: Theo dõi trên hệ thống sổ chi tiết phục vụ quản lý nội bộ.

3. Xuất vật liệu phụ cho C để thuê gia công: Nợ 154 (621)/Có 152.

4. Tiền lương nhân công giao cho C sử dụng nhưng DN phải thanh toán: Nợ 154 (622)/Có 334, 338.

5. Kết chuyển chi phí khi đơn hàng hoàn thành: Nợ 154/Có 621, 622

Ghi nhận chi phí là phần phải thanh toán cho C: Nợ 154, 133/Có 331C

Kết chuyển giá vốn khi bàn giao cho A:
Nợ 632/Có 154

Ghi nhận doanh thu gia công với A: Nợ 131A/Có 511, 33311.

Cám ơn câu trả lời của Hien
Năm 2015 thì theo TT 200 bỏ TK ngoại bảng
Vậy trường hợp vẫn còn TK ngoại bảng thì thế nào?
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
Cám ơn câu trả lời của Hien
Năm 2015 thì theo TT 200 bỏ TK ngoại bảng
Vậy trường hợp vẫn còn TK ngoại bảng thì thế nào?
Chính xác là nếu vẫn còn số dư trên TK ngoại bảng thì thế nào? => DN vẫn theo dõi và ghi nhận như trước đến giờ vẫn làm. Đến kỳ BCTC thì thể hiện số liệu này trên Thuyết minh BCTC chứ không thể hiện trên Bảng cân đối kế toán nữa.
 
Chanhlun

Chanhlun

Trung cấp
2/1/15
55
6
8
Chính xác là nếu vẫn còn số dư trên TK ngoại bảng thì thế nào? => DN vẫn theo dõi và ghi nhận như trước đến giờ vẫn làm. Đến kỳ BCTC thì thể hiện số liệu này trên Thuyết minh BCTC chứ không thể hiện trên Bảng cân đối kế toán nữa.

Ý của em là nếu vẫn còn sử dụng TK 002 thì (chứ không phải còn số dư trên 002)
Lúc B nhận hàng từ A sẽ hạch toán: Nợ 002
B đưa hàng cho C: Có 002
B nhận hàng lại từ C: Nợ 002
B trả hàng cho A: Có 002
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
Ý của em là nếu vẫn còn sử dụng TK 002 thì (chứ không phải còn số dư trên 002)
Lúc B nhận hàng từ A sẽ hạch toán: Nợ 002
B đưa hàng cho C: Có 002
B nhận hàng lại từ C: Nợ 002
B trả hàng cho A: Có 002
DN muốn sử dụng thì cứ sử dụng TK ngoài bảng để theo dõi hàng nhận gia công, nhưng nếu đã dùng chế độ kế toán theo TT200 thì khi lập BCTC, không còn thể hiện số liệu này trên bảng Cân đối kế toán nữa mà chỉ thể hiện trên Thuyết minh báo cáo tài chính.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Cám ơn câu trả lời của Hien
Năm 2015 thì theo TT 200 bỏ TK ngoại bảng
Vậy trường hợp vẫn còn TK ngoại bảng thì thế nào?
Theo TT 200 thì phần Thuyết minh trên BCTC như sau:

Tài sản nhận giữ hộ: Doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết về số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất của từng loại tài sản tại thời điểm cuối kỳ.
- Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, gia công, nhận ủy thác: Doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết về số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất tại thời điểm cuối kỳ.
- Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, nhận cầm cố, thế chấp: Doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết về số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất từng loại hàng hoá;

Như vậy công ty không thể căn cứ vào TK 002 để lên báo cáo được vì TK này được thiết kế như trước đây chỉ để theo dõi giá trị. Nếu phần mềm cho phép hạch toán chi tiết số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất của từng loại tài sản thì lấy số dư chi tiết để lên báo cáo. (Lưu ý: Thông tư 200 không yêu cầu thuyết minh theo giá trị như số liệu trên TK 002 trước đây mà yêu cầu thuyết mình theo số lượng).

Để theo dõi chi tiết thì bạn nên dùng file Excel để quản lý.
 
  • Like
Reactions: LadyN
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Theo TT 200 thì phần Thuyết minh trên BCTC như sau:
Tài sản nhận giữ hộ: Doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết về số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất của từng loại tài sản tại thời điểm cuối kỳ.
- Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, gia công, nhận ủy thác: Doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết về số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất tại thời điểm cuối kỳ.
- Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, nhận cầm cố, thế chấp: Doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết về số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất từng loại hàng hoá;
Như vậy công ty không thể căn cứ vào TK 002 để lên báo cáo được vì TK này được thiết kế như trước đây chỉ để theo dõi giá trị. Nếu phần mềm cho phép hạch toán chi tiết số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất của từng loại tài sản thì lấy số dư chi tiết để lên báo cáo. (Lưu ý: Thông tư 200 không yêu cầu thuyết minh theo giá trị như số liệu trên TK 002 trước đây mà yêu cầu thuyết mình theo số lượng).
Để theo dõi chi tiết thì bạn nên dùng file Excel để quản lý.
Mình thấy trường hợp Chanhlun nêu ra HT theo TT 200 thì cần thảo luận sử dụng TK như thế nào cho hợp lý:
- Xuất vật liệu thuê GC ( A xuất cho B ) Có 152 nợ 154. Vấn đề là B không có NVL để xuất cho C vì theo TT 200 không nói khi nhận NVL về GC thì HT vào đâu vì không còn SD TK 002 nhưng lại QĐ : ( .. Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, gia công, nhận ủy thác: Doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết về số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất tại thời điểm cuối kỳ... ) Mặt khác B lại thuê C gia công nghĩa là B cũng phải tập hợp chi phí, tính GT cho lô hàng này trước khi xuất trả hàng GC xong và HĐ cho A.
Để giải quyết vấn đề này chỉ có cách như Hien nói ở #27
( .. Nhận vật liệu chính do A giao: Theo dõi trên hệ thống sổ chi tiết phục vụ quản lý nội bộ... ) mới đáp ứng được. Nhưng mình vẫn chưa hiểu khi theo dõi trên sổ sách nội bộ thì vào Thuyết minh B/C TC có phù hợp không ?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
( .. Nhận vật liệu chính do A giao: Theo dõi trên hệ thống sổ chi tiết phục vụ quản lý nội bộ... ) mới đáp ứng được. Nhưng mình vẫn chưa hiểu khi theo dõi trên sổ sách nội bộ thì vào Thuyết minh B/C TC có phù hợp không ?

Sổ sách phục vụ quản trị nội bộ và các thông tin này nếu đáp ứng được các yêu cầu của kế toán (theo Luật kế toán, chuẩn mực kế toán) thì sử dụng để lên Thuyết minh Báo cáo tài chính vẫn OK.

Nhiều DN Việt Nam hiện nay có quan điểm là sổ nội bộ là sổ theo dõi phục vụ riêng cho các nhà quản lý công ty (số liệu thật), còn sổ kế toán tài chính (thực chất là kế toán thuế) là sổ sách được chế biến phục vụ cho việc khai báo thuế.

Nếu một doanh nghiệp làm ăn minh bạch và tuân thủ các yêu cầu của Luật kế toán thì sổ sách nội bộ và kế toán tài chính sẽ có nhiều nguồn dữ liệu trùng nhau, và về cơ bản là thống nhất với nhau, trừ các thông tin mang tính dự báo thì chỉ sử dụng trong kế toán quản trị, hay các thông tin được xử lý khác nhau để lên các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị khác nhau (Các nghiên cứu kế toán và quản trị đã chỉ ra rằng nếu sử dụng thông tin kế toán tài chính cho mục tiêu quản trị sẽ dẫn đến nhiều quyết định sai lầm).
 
L

LadyN

Trung cấp
23/12/15
141
12
18
33
Theo chế độ kế toán hiện hành trong TT 200 không còn dùng tài khoản ngoại bảng. TT 200 nói rằng các DN áp dụng QĐ 48 vận dụng các quy định của TT 200 để hạch toán.

Việc theo dõi trên các tài khoản loại 0 chẳng có ý nghĩa gì trong quản lý.

Hạch toán tại B như sau:

1. Nhận vật liệu chính do A giao: Theo dõi trên hệ thống sổ chi tiết phục vụ quản lý nội bộ.

2. Xuất vật liệu chính giao cho C để thuê gia công: Theo dõi trên hệ thống sổ chi tiết phục vụ quản lý nội bộ.

3. Xuất vật liệu phụ cho C để thuê gia công: Nợ 154 (621)/Có 152.

4. Tiền lương nhân công giao cho C sử dụng nhưng DN phải thanh toán: Nợ 154 (622)/Có 334, 338.

5. Kết chuyển chi phí khi đơn hàng hoàn thành: Nợ 154/Có 621, 622

Ghi nhận chi phí là phần phải thanh toán cho C: Nợ 154, 133/Có 331C

Kết chuyển giá vốn khi bàn giao cho A:
Nợ 632/Có 154

Ghi nhận doanh thu gia công với A: Nợ 131A/Có 511, 33311.
Anh cho em hỏi.

Bên em là bên B. Nhận NVL (Chính,phụ) từ A giao hết sang C luôn
Vậy, khi bên C làm hao hụt NVL phải bồi thường cho bên em. (bằng cách trừ tiền thanh toán)
Sẽ định khoản ra sao ạ? Em cảm ơn ạ
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Anh cho em hỏi.

Bên em là bên B. Nhận NVL (Chính,phụ) từ A giao hết sang C luôn
Vậy, khi bên C làm hao hụt NVL phải bồi thường cho bên em. (bằng cách trừ tiền thanh toán)
Sẽ định khoản ra sao ạ? Em cảm ơn ạ
Trước khi xuất hóa đơn phải đối chiếu rồi mới xuất.
 
L

LadyN

Trung cấp
23/12/15
141
12
18
33
Trước khi xuất hóa đơn phải đối chiếu rồi mới xuất.
Tức là chỉ theo dõi ngoài thôi à anh @Kin7 ?
Xuất hóa đơn là việc của bên C mà.
Họ thường xuất đủ theo giá trị ban đầu bên em giao.
Còn sau đó, khi họ làm hao hụt NVL, hai bên làm biên bản xử lý.
Trong đó ghi rõ. Số tiền hao hụt NVL sẽ đc trừ vào tiền thanh toán.
Bên em sẽ hạch toán và theo dõi số hao hụt đó như thế nào.
Vì bên em cũng phải đền bù cho bên A nữa.
 
Sửa lần cuối:
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Tức là chỉ theo dõi ngoài thôi à anh @Kin7 ?
Xuất hóa đơn là việc của bên C mà.
Họ thường xuất đủ theo giá trị ban đầu bên em giao.
Còn sau đó, khi họ làm hao hụt NVL, hai bên làm biên bản xử lý.
Trong đó ghi rõ. Số tiền hao hụt NVL sẽ đc trừ vào tiền thanh toán.
Bên em sẽ hạch toán và theo dõi số hao hụt đó như thế nào.
Vì bên em cũng phải đền bù cho bên A nữa.
Không hiểu ý bạn hỏi.
Trước khi bạn nhận hóa đơn của bên C bạn phải đối chiếu vs họ.
Làm ra từng này sản phẩm hết bao nhiêu chi phí. Thực tế họ làm ra bao nhiêu.
Hao hụt thế nào. Ai chịu phần hao hụt đấy.
Rồi mới xuất hóa đơn.
Làm như bạn mọi thứ an bài rồi lại đào lên đi xử lý.
 
L

LadyN

Trung cấp
23/12/15
141
12
18
33
Không hiểu ý bạn hỏi.
Trước khi bạn nhận hóa đơn của bên C bạn phải đối chiếu vs họ.
Làm ra từng này sản phẩm hết bao nhiêu chi phí. Thực tế họ làm ra bao nhiêu.
Hao hụt thế nào. Ai chịu phần hao hụt đấy.
Rồi mới xuất hóa đơn.
Làm như bạn mọi thứ an bài rồi lại đào lên đi xử lý.

Có chi k hiểu nhỉ anh Kin.
Bên em là bên B. Mọi NVL nhận từ A, giao thẳng cho C.
Bên C xuất hóa đơn phí dịch vụ gia công cho bên em (giả sử 10tr : Nợ 131/Có 511, có 333)
C làm hao hụt. C bị phạt tiền.
Phần tiền do hao hụt thì bên C sẽ định khoản vào (nợ 811/Có 131, giả sử 2 tr)

Nếu làm như Kin, thì phần theo dõi sẽ k thể khớp được.
Thực tế có giao cho họ 10tr, chẳng nhẽ chỉ cần hóa đơn 8tr?
 
Sửa lần cuối:
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Có chi k hiểu nhỉ anh Kin.
Bên em là bên B. Mọi NVL nhận từ A, giao thẳng cho C.
Bên C xuất hóa đơn phí dịch vụ gia công cho bên em (giả sử 10tr : Nợ 131/Có 511, có 333)
C làm hao hụt. C bị phạt tiền.
Phần tiền do hao hụt thì bên C sẽ định khoản vào (nợ 811/Có 131, giả sử 2 tr)

Nếu làm như Kin, thì phần theo dõi sẽ k thể khớp được.
Thực tế có giao cho họ 10tr, chẳng nhẽ chỉ cần hóa đơn 8tr?
Mình nói vậy thôi.
Ai hiểu thì hiểu.
Vì vấn đề này nó là cách làm.
Xử lý phài làm trước khi nó xảy ra.
Để nó xảy ra rồi thì gọi là đi dọn dẹp.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA