Mỗi tuần một chuyên đề

Hạch toán thuế GTGT trong trường hợp phân bổ cho doanh thu chịu thuế và doanh thu k kê khai chịu thuế GTGT

  • Thread starter Khánh Linh 1118
  • Ngày gửi
K

Khánh Linh 1118

Sơ cấp
12/10/18
41
3
8
36
Anh chị em kế toán cho em hỏi mỗi tháng doanh nghiệp phát sinh số thuế GTGT đầu vào dùng chung cho hàng hóa bán ra chịu thuế và k chịu thuế GTGT thì hạch toán như thế nào?
Phân bổ theo tỷ lệ doanh thu và ghi nhận trên tờ khai thì em k nói nhưng phần hạch toán thì như thế nào cho gọn ạ! Vì em đọc trên mạng thì phân bổ theo tháng quý chỉ là tạm thời, cuối năm tính tổng 2 loại doanh thu rồi phân bổ lại.
VD: tháng 1 thuế GTGT đầu vào: 10.000.000 đ (gồm n hóa đơn)
Phân bổ theo DT chịu thuế: 5.000.000d (Phần này được khấu trừ)
Phân bổ theo DT k chịu thuế: 5.000.000đ (Ghi nhận chi phí)
Trong tháng thì phân bổ như vậy nhưng cuối năm tỷ lệ 2 loại doanh thu thay đổi thì phải điều chỉnh.
Nói nghe thì hiểu nhưng hạch toán vào tài khoản ntn mong mọi người giúp đỡ.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Truong Nguyen

Truong Nguyen

Vạn sự tùy duyên
28/7/06
3,125
522
113
Hà Nội
tramhuongtuegiac.vn
Tháng nào xong tháng đó, quý nào xong quý đó thì cuối năm chênh lệch doanh thu kiểu gì được em?
 
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
Phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi doanh nghiệp sản xuất mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế.

– Việc phân bổ thuế GTGT cho mặt hàng đầu vào dùng chung như thế nào?

– Nếu doanh nghiệp đồng thời sản xuất mặt hàng chịu thuế GTGT và sản xuất những mặt hàng không chịu thuế GTGT thì thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT được tính như thế nào?

– Căn cứ văn bản pháp lý nào?


*Căn cứ

1. Theo quy định của Thuế.

– Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 14, Khoản 2 quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào

– Thông tư 26/2015/TT-BTC tại Điều 1, Khoản 9, Điểm a sửa đổi khoản 2 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC


“2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ;

Trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.

Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.”

= > Theo đó:


– Nếu cơ sở kinh doanh hạch toán riêng được số thuế GTGT đầu vào dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa chịu thuế GTGT.

– Nếu cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được:

+ Hàng tháng, quý tạm phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Doanh thu hàng hóa chịu thuế GTGT / Tổng doanh thu bao gồm cả doanh thu hàng hóa không phải kê khai tính nộp thuế GTGT x Thuế GTGT đầu vào trong kỳ


+ Cuối năm, doanh nghiệp phân bổ lại số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ, khấu trừ theo tháng, quý

2. Ví dụ

Tại Công ty A:

– Chỉ tiêu [24] trên tờ khai VAT:
Trong tháng 1, số thuế GTGT của hàng hóa mua vào trong kỳ là 60.000.000 đồng

+ Chỉ tiêu [32] trên tờ khai VAT: Doanh thu hàng hóa chịu thuế GTGT 10% trong kỳ là: 1.000.000.000 đồng.

+ Chỉ tiêu [26] trên tờ khai VAT: Doanh thu hàng hóa không chịu thuế GTGT trong kỳ là: 200.000.000 đồng.

+ Chỉ tiêu [34] trên tờ khai VAT: Tổng doang thu hàng hóa bán ra trong kỳ (Gồm chịu thuế và không chịu thuế GTGT): 1.200.000.000 đồng

+ Chỉ tiêu [25] trên tờ khai VAT: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ:

= (1.000.000.000/ 1.200.000.000) x 60.000.000 = 50.000.000 đồng.

– Cuối năm tổng hợp được:

1. Số thuế GTGT của hàng hóa mua vào trong năm DÙNG CHUNG cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế GTGT là: 700.000.000 đồng

2. Doanh thu hàng hóa chịu thuế GTGT trong năm: 20.000.000.000 đồng

3. Tổng doanh thu hàng hóa bán ra trong năm (Gồm chịu thuế và không chịu thuế): 30.000.000.000 đồng

= > Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ cả năm:

= 20.000.000.000 / 30.000.000.000 x 700.000.000 = 466.666.667 đồng

Giả sử:

+ TH1:
Chỉ tiêu [25] trên tờ khai VAT: Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ trong năm: 400.000.000 đồng = > Khi đó doanh nghiệp kê khai, điều chỉnh tăng số tiền + 66.666.667 đồng vào kỳ kê khai tháng 12 hoặc quý 4.

+ TH2: Chỉ tiêu [25] trên tờ khai VAT: Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ trong năm: 500.000.000 đồng

Khi đó doanh nghiệp kê khai, điều chỉnh giảm số tiền là - 33.333.333 đồng vào kỳ kê khai tháng 12 hoặc quý 4.

+++Tham khảo thêm:

1. Công văn 7512/BTC-TCT ngày 06/06/2014 về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào dùng chung cho hoạt động kinh doanh chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và hoạt động mua, bán vàng, bạc, đá quý chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp do Bộ Tài chính ban hành

2. Công văn 1365/TCT-KK ngày 13/04/2015 phân bổ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

3. Công văn 4644/TCT-CS ngày 07/10/2016 về phân bổ thuế giá trị gia tăng đầu vào do Tổng cục Thuế ban hành.
 
K

Khánh Linh 1118

Sơ cấp
12/10/18
41
3
8
36
Em muốn hỏi về cách định khoản ạ?
 
M

minh221

Trung cấp
25/4/18
131
31
28
29
Về định khoản thì thuế GTGT được khấu trừ định khoản bình thường, phần thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đầu vào xác định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT không được khấu trừ mà đưa vào chi phí, điều chỉnh thuế GTGT cuối năm thì hạch toán (tăng/giảm các TK liên quan) ngược lại thôi. Bạn tham khảo bài viết sau (có ví dụ + định khoản).
 
  • Like
Reactions: Khánh Linh 1118
K

Khánh Linh 1118

Sơ cấp
12/10/18
41
3
8
36
Bác xem em hạch toán như sau có được không nhé!
VD. Hơn dầu ngày 01/05/2019: 5.500.000 (vat: 500.000 đ)
03/05/2019: 6.600.000 (vat: 600.000đ)
tổng thuế vat: 1.100.000 đ
Doanh thu tháng 5: Chịu thuế: 3 tỷ
Không chịu thuế: 1 tỷ
Định khoản theo ngày phát sinh phát sinh.
01/05 Nợ 6421: 5.500.000 đ
Có 1111: 5.500.000 đ
03/05 Nợ 6421: 6.600.000 đ
Có 1111: 6.600.000 đ
Cuối tháng khi xác định được tỷ lệ mỗi loại doanh thu hạch toán:
Nợ 1331: 1.100.000 x 75%(4tỷ) = 825.000đ
Có 6421: 825.000 đ
 
M

minh221

Trung cấp
25/4/18
131
31
28
29
Theo mình hạch toán (theo ngày phát sinh) đầu vào cả phần thuế GTGT (phần do không hạch toán riêng được). Cuối tháng xác định tỷ lệ chia, ghi Nợ TK 6421/ có TK 1331: 275.000đ.
 
  • Like
Reactions: Khánh Linh 1118

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA