Mỗi tuần một chuyên đề

Quy định mới nhất về luật lao động tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP

  • Thread starter Phần mềm BRAVO
  • Ngày gửi
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
1. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ của một số ngành, nghề, công việc đặc thù (Điều 7)

Theo đó, khi NLĐ tham gia làm các công việc đặc thù trên mà đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hoặc đơn vị sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối đối tượng lao động này thì cần báo trước với thời hạn như sau:

  • Tối thiểu là 120 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên.
  • Tối thiểu bằng 1/4 thời hạn của HĐLĐ đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng.
2. Quy định về trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm (Điều 8)
Điều 47 của Bộ luật Lao động quy định rõ, chủ sử dụng lao động có trách nhiệm phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho đối tượng là NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật Lao động.

Trường hợp NLĐ có thời gian làm việc thường xuyên từ đủ trên 12 tháng bị mất việc làm, tuy nhiên thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này vẫn ít hơn 24 tháng, thì đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động tối thiểu bằng 02 tháng tiền lương.

3. Quy định hình thức trả lương theo sản phẩm và lương khoán (Điều 54)
- Tiền lương theo thời gian được trả cho NLĐ hưởng lương theo thời gian dựa vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ đã được thỏa thuận tại hợp đồng lao động.

- Tiền lương theo sản phẩm được trả cho NLĐ hưởng lương theo sản phẩm dựa vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm so với định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

- Tiền lương khoán được trả cho NLĐ hưởng lương khoán dựa vào khối lượng, chất lượng công việc cũng như thời gian để hoàn thành công việc đó.

4. Lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới (Điều 78, Điều 80)
Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định rõ Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động ưu tiên tuyển dụng lao động là nữ vào làm việc nếu họ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ;

Về việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động nữ, Điều 80 Nghị định quy định:

- Khi khám sức khỏe định kỳ, người lao động nữ được thăm khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản đã được Bộ Y tế ban hành.

- Nghỉ đi khám thai: Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp tạo điều kiện cho NLĐ nữ đang mang thai được nghỉ đi khám thai nhiều hơn quy định tại Điều 32, Luật Bảo hiểm xã hội.

- Nghỉ trong thời gian kỳ kinh nguyệt của lao động nữ: Trong thời gian có kinh nguyệt, người lao động nữ có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc mà vẫn hưởng đủ tiền lương theo HĐLĐ.

- Nghỉ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi: NLĐ nữ đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được quyền được nghỉ ngơi mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động

- Lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ cho lao động nữ.

- Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ.

5. Tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo tại nơi có nhiều lao động
Nhà nước có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động tổ chức, xây dựng hoặc hỗ trợ một phần chi phí xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA