Ưu đãi thuế đối với dịch vụ đại lý giao nhận vận tải đường biển – Theo quy định hiện hành, dịch vụ hàng hải, hàng không, đướng sắt, đường bộ và đường thuỷ nội địa thuộc nhóm ngành nghề, lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư.
Dịch vụ hàng hải bao gồm một số dịch vụ trong đó có dịch vụ đại lý vận tải đường biển (còn gọi là dịch vụ đại lý giao nhận vận tải đường biển); dịch vụ đại lý vận tải đường biển bao gồm các dịch vụ: Tổ chức và tiến hành các công việc phục vụ quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hoá, vận chuyển hành khách và hành lý trên cơ sở hợp đồng vận chuyển bằng đường biển hoặc vận tải đa phương thức; Cho thuê, nhận thuê hộ phương tiện vận tải biển, thiết bị bốc dỡ, kho tàng, bến bãi, cầu tàu và các thiết bị chuyên dùng hàng hải khác; Làm đại lý công – ten – nơ (conteiner); Giải quyết các công việc khác theo uỷ quyền.
Theo đó, dịch vụ đại lý vận tải đường biển (còn gọi là dịch vụ đại lý giao nhận vận tải đường biển) là dịch vụ hàng hải thuộc nhóm đối tượng ngành nghề, lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật). (Theo Công văn số 2322/TCT-PCCS ngày 14 tháng 06 năm 2007 của TCT).
Chính sách thuế GTGT – Theo quy định hiện hành, thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ tài chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, trường hợp một công ty mua tài sản cố định để phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá chịu thuế GTGT, công ty đã tiến hành khấu trừ thuế GTGT đầu vào, sau đó công ty bán tài sản cố định, giá bàn tài sản thấp hơn giá trị còn lại của tài sản phản ánh trên số kế toán và đã thực hiện kê khai nộp thuế GTGT thì công ty không phải hoàn lại số thuế GTGT của tài sản cố định đã khấu trừ. (Theo Công văn số 2335/TCT-PCCS ngày 14 tháng 06 năm 2007 của TCT).
Thuế TNDN – Theo quy định hiện hành, đối với tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp, tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên trong doanh nghiệp; phân chia, hợp nhất trong trường hợp chia, tách, sáp nhập, đổi tên doanh nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo đó, trường hợp giá trị tài sản công ty góp vốn cổ phần và tài sản góp vốn này được đánh giá lại có gía trị cao hơn giá trị còn lại của tài sản trên sổ kế toán thì khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản đem góp vốn công ty không phải tính thuế thu nhập doanh nghiệp. (Theo Công văn số 2331/TCT-PCCS ngày 14 tháng 06 năm 2007 của TCT).
Chính sách thuế GTGT – Theo quy định hiện hành, cơ sở kinh doanh sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán cho thuê doanh nghiệp Nhà nước cơ sở cũng phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản chuyển đổi sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước.
Theo đó, trường hợp trong thời hạn 45 ngày có quyết định giải thể, một doanh nghiệp đã lập và gửi quyết toán thuế cho cơ quan thuế, có số thuế GTGT nộp thừa, số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì được xét hoàn thuế GTGT theo quy định của pháp luật
Trường hợp trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có quyết định giải thể, doanh nghiệp tư nhân đó chưa lập và gửi quyết toán thuế cho cơ quan thuế, sau đó mới xét hoàn thuế GTGT thì không được xem xét giải quyết. (Theo Công văn số 2253/TCT-PCCS ngày 11 tháng 06 năm 2007 của TCT).
Thuế suất thuế GTGT đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt – Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế của công trình, hạng mục công trinh hay phần công việc thực hiện;.. Trường hợp xây dựng, lắp đặt theo hình thức có bao thầu nguyên vật liệu, thiết bị máy móc thì giá trị gia tăng bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị…; Xây dựng, lắp đặt, áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.
Theo đó, trường hợp một công ty ký hợp đồng xây lắp với chủ đầu tư thi công xây dựng, lắp đặt công trình và trong hợp đồng xây lắp có bao thầu nguyên vật liệu, thiết bị máy móc thì giá trị nguyên vật liệu, thiết bị máy móc và giá trị xây dựng, lắp đặt, áp dụng thuê suất thuế GTGT 10%. (Theo Công văn số 2257/TCT-PCCS ngày 11 tháng 06 năm 2007 của TCT).
Chi phí hợp lý - Theo quy định hiện hành, chi phí mua hoặc sản xuất hàng hoá, dịch vụ cho, tặng kèm theo sản phẩm bán ra theo quy chế bán hàng của doanh nghiệp dưới các hình thức: sản phẩm hàng hoá, dịch vụ; phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, thẻ khách hàng; phiếu dự thi, xổ số được tính toàn bộ vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định. (Theo Công văn số 2325/TCT-PCCS ngày 14 tháng 06 năm 2007 của TCT).
Ưu đãi thuế TNDN – Theo quy định của Bộ tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh đang trong thời gian được hưởng ưu đãi về thuế TNDN mà có sự thay đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu, sáp nhập thêm cơ sở kinh doanh khác vào theo quy định của pháp luật thì tiếp tục được hưởng ưu đãi về thuế TNDN cho khoảng thời gian còn lại, nếu vẫn đáp ứng các điều kiện ưu đãi đầu tư.
Theo đó, trường hợp một Tổng công ty A đang được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế TNDN theo chính sách ưu đãi cổ phần hoá, có sự thay đổi lại hình thức doanh nghiệp sang mô hình công ty mẹ con (các công ty con là công ty TNHH một thành viên có 100% vốn của Tổng công ty) thì các công ty con tiếp tục được hưởng ưu đãi về thuế TNDN cho khoảng thời gian còn lại, nếu vẫn đáp ứng các điều kiện ưu đãi đầu tư. (Theo Công văn số 2254/TCT-PCCS ngày 11 tháng 06 năm 2007 của TCT).
Xử phạt vi phạm lĩnh vực hải quan - Ngày 07 tháng 06 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Theo đó, hành vi trốn thuế, gian lận thuế hàng hóa xuất nhập khẩu, mức phạt tiền là từ 1 đến 3 lần số thuế trốn, gian lận; đối với hành vi khai thiếu nghĩa vụ thuế hoặc khai tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn thì mức phạt tiền là 10% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền khai tăng thuế được hoàn. Mức phạt tiền là 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế nộp chậm đối với hành vi chậm nộp tiền thuế. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính khác về thủ tục thuế là 100 triệu đồng…
Hành vi xúc phạm danh dự hoặc cản trở cán bộ hải quan đang thi hành công vụ, bị phạt tiền từ 01 đến 03 triệu đồng (quy định trước đây: từ 500.000 đến 1.000.000 đồng). Các hành vi đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại cán bộ hải quan đang thi hành công vụ mà không phải là tội phạm bị phạt tiền từ 03 đến 5 triệu đồng (quy định trước đây từ 01 đến 03 triệu đồng)…
Sẽ thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với các tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành trong thời gian quy định các quyết định hành chính bao gồm: Thông báo về số tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp, thông báo ấn định thuế, thông báo số tiền thuế phải nộp lại do được hoàn cao hơn, các quyết định khác về xử phạt vi phạm hành chính và các quyết định cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực hải quan…
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
Quy chế thành lập ngân hàng cổ phần - Ngày 07 tháng 06 năm 2007, Thống đốc Nhân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN ban hành Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần.
Theo đó, để được cấp phép thành lập, ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu về vốn điều lệ trong từng thời kỳ. Từ nay tới cuối 2008, quy định tối thiểu là 1.000 tỷ đồng, sau ngày 31/12/2008, tất cả các ứng viên phải có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nguồn vốn góp thành lập ngân hàng phải là nguồn thuộc sở hữu của cổ đông, không được sử dụng tiền vay dưới mọi hình thức và các tổ chức, cá nhân góp vốn phải cam kết trước pháp luật về nguồn tài chính này…
Các nhà đầu tư nước ngoài không được phép góp vốn thành lập ngân hàng mới, mà chỉ được mua cổ phần của các ngân hàng nội địa đã hoạt động tối thiểu là 2 năm, với một hạn mức nhất định, không quá 30%.
Một ngân hàng muốn thành lập phải có tối thiểu 100 cổ đông tham gia, trong đó ít nhất 3 cổ đông sáng lập là tổ chức có quy mô tài sản từ 2.000 tỷ đồng và vốn điều lệ 500 tỷ đồng trở lên. Trong trường hợp cổ đông sáng lập là ngân hàng thương mại, phải đảm bảo tổng tài sản tối thiểu 10.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Các cổ đông không được chuyển nhượng cổ phần trong thời gian 3 năm kết từ khi được cấp phép thành lập. Riêng các cổ đông sáng lập, chỉ được phép chuyển nhượng lẫn nhau trong thời gian 5 năm kể từ khi ngân hàng được cấp phép…
Mỗi cổ đông pháp nhân (tổ chức) và người có liên quan chỉ được phép sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ. Nếu là cổ đông cá nhân, tỷ lệ sở hữu của cá nhân đó và những người có liên quan không quá 10% vốn điều lệ của ngân hàng. Trong trường hợp sở hữu vượt tỷ lệ cho phép, phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở lợi ích quốc gia…
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện ảnh - Theo Nghị định số 96/2007/NĐ-CP ban hành ngày 06 tháng 06 năm 2007, Chính phủ quy định: Vốn pháp định của doanh nghiệp điện ảnh để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là 01 tỷ đồng. Doanh nghiệp sản xuất phim thành lập và hoạt động trước ngày 01/01/2007 phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành…
Hộ gia đình in sang, nhân bản, bán, cho thuê phim có quy mô nhỏ, sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động phải đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện và phải có địa điểm sử dụng hợp pháp, có trang thiết bị để kiểm tra nội dung, chất lượng kỹ thuật phim…
Cơ sở điện ảnh khi sản xuất phim được ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp xây dựng rạp chiếu phim để kinh doanh phổ biến phim hoặc xây dựng công trình hoạt động điện ảnh khác được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Ngoài ra, cơ sở điện ảnh còn được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định…
Các rạp phải chiếu phim Việt Nam trong các đợt phim kỷ niệm ngày lễ của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại theo quy định của Bộ Văn hóa-Thông tin. Tỷ lệ số buổi chiếu phim truyện Việt Nam bảo đảm đạt ít nhất 20% so với tổng số buổi chiếu tại rạp, trong tỷ lệ đó, phim Việt Nam phải được chiếu vào khoảng thời gian từ 18-22 giờ trong ngày, ngoài ra còn có thể chiếu vào các giờ khác. Trên hệ thống truyền hình, tỷ lệ thời lượng phát sóng phim truyện Việt Nam của mỗi đài truyền hình đạt ít nhất 30% so với tổng thời lượng phát sóng phim. Đối với phim dành cho trẻ em dưới 16 tuổi, thời lượng phát sóng phải đạt ít nhất 5% so với tổng số thời lượng phát sóng phim…
Cấm những hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết phỉ báng, xúc phạm quốc huy, quốc kỳ, quốc ca, giá trị biểu trưng dân tộc, đất nước, miệt thị dân tộc, tôn giáo; những hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết thể hiện sự đồng tình với tệ nạn xã hội, gây cảm giác hoảng loạn, mê muội trước các lực lượng siêu nhiên, ma quái hay hành vi đặt tên phim gây phản cảm, thô tục...
Nghị địnhnày có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Du lịch - Theo Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ban hành ngày 01 tháng 06 năm 2007, Chính phủ quy định: Doanh nghiệp du lịch nước ngoài muốn mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam phải là doanh nghiệp du lịch được pháp luật nước sở tại công nhận hợp pháp và phải hoạt động kinh doanh du lịch ít nhất 5 năm, kể từ khi được thành lập. Khi đã mở văn phòng đại diện, người đứng đầu chi nhánh văn phòng không được kiêm nhiệm chức vụ đứng đầu văn phòng đại diện của cùng doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoặc đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của một doanh nghiệp nước ngoài khác tại Việt Nam…
Doanh nghiệp chỉ được sử dụng người có thẻ hướng dẫn viên quốc tế để hướng dẫn khách du lịch là người nước ngoài. Người được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa ngoài việc có bằng cấp, nghiệp vụ thì không mắc các bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện cũng là yếu tố bắt buộc…
Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành ít nhất là 03 năm (đối với kinh doanh lữ hành nội địa); 04 năm (đối với kinh doanh lữ hành quốc tế) về các lĩnh vực quản lý hoạt động lữ hành như: quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng và điều hành chương trình du lịch hoặc nghiên cứu, giảng dạy về lữ hành, hướng dẫn du lịch. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, phải ký quỹ 250 triệu đồng, tiền ký quỹ được sử dụng để bồi thường cho khách du lịch trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng đối với khách du lịch, giải quyết rủi ro đối với khách du lịch không mua bảo hiểm du lịch…
Khu du lịch có quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt với diện tích tối thiểu là 1000 ha và đáp ứng khả năng phục vụ ít nhất 01 triệu khách du lịch/năm sẽ được Thủ tướng công nhận là khu du lịch quốc gia…
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xử lý vi phạm lĩnh vực thuế - Ngày 07 tháng 06 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2007/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Theo đó, phạt tiền từ 200.000 đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi sau: không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế ... quá thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền; từ chối, trì hoãn, trốn tránh cung cấp hồ sơ, tài liệu... liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tại trụ sở người nộp thuế…
Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế mức phạt tiền sẽ gấp từ 1 đến 3 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế…
Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan Kho bạc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển từ tài khoản của người nộp thuế (vi phạm thuế) vào tài khoản của Ngân sách nhà nước cũng bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm. Tổ chức, cá nhân có hành vi thông đồng bao che người nộp thuế, trốn thuế... thì tùy theo tính chất vi phạm mà bị phạt tiền từ 2 đến 8 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Nghị định còn quy định việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi hoặc khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức không chấp hành quyết định xử phạt, không thanh toán chi phí cưỡng chế sẽ bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá. Trường hợp số tiền bán đấu giá tài sản nhiều hơn số tiền ghi trong quyết định xử phạt và chi phí cho cưỡng chế thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bán đấu giá, cơ quan có thẩm quyền phải trả lại cho người, tổ chức bị cưỡng chế số tiền chênh lệch…
Ngoài ra, còn cho phép cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ…
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2007.
Dịch vụ hàng hải bao gồm một số dịch vụ trong đó có dịch vụ đại lý vận tải đường biển (còn gọi là dịch vụ đại lý giao nhận vận tải đường biển); dịch vụ đại lý vận tải đường biển bao gồm các dịch vụ: Tổ chức và tiến hành các công việc phục vụ quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hoá, vận chuyển hành khách và hành lý trên cơ sở hợp đồng vận chuyển bằng đường biển hoặc vận tải đa phương thức; Cho thuê, nhận thuê hộ phương tiện vận tải biển, thiết bị bốc dỡ, kho tàng, bến bãi, cầu tàu và các thiết bị chuyên dùng hàng hải khác; Làm đại lý công – ten – nơ (conteiner); Giải quyết các công việc khác theo uỷ quyền.
Theo đó, dịch vụ đại lý vận tải đường biển (còn gọi là dịch vụ đại lý giao nhận vận tải đường biển) là dịch vụ hàng hải thuộc nhóm đối tượng ngành nghề, lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật). (Theo Công văn số 2322/TCT-PCCS ngày 14 tháng 06 năm 2007 của TCT).
Chính sách thuế GTGT – Theo quy định hiện hành, thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ tài chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, trường hợp một công ty mua tài sản cố định để phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá chịu thuế GTGT, công ty đã tiến hành khấu trừ thuế GTGT đầu vào, sau đó công ty bán tài sản cố định, giá bàn tài sản thấp hơn giá trị còn lại của tài sản phản ánh trên số kế toán và đã thực hiện kê khai nộp thuế GTGT thì công ty không phải hoàn lại số thuế GTGT của tài sản cố định đã khấu trừ. (Theo Công văn số 2335/TCT-PCCS ngày 14 tháng 06 năm 2007 của TCT).
Thuế TNDN – Theo quy định hiện hành, đối với tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp, tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên trong doanh nghiệp; phân chia, hợp nhất trong trường hợp chia, tách, sáp nhập, đổi tên doanh nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo đó, trường hợp giá trị tài sản công ty góp vốn cổ phần và tài sản góp vốn này được đánh giá lại có gía trị cao hơn giá trị còn lại của tài sản trên sổ kế toán thì khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản đem góp vốn công ty không phải tính thuế thu nhập doanh nghiệp. (Theo Công văn số 2331/TCT-PCCS ngày 14 tháng 06 năm 2007 của TCT).
Chính sách thuế GTGT – Theo quy định hiện hành, cơ sở kinh doanh sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán cho thuê doanh nghiệp Nhà nước cơ sở cũng phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản chuyển đổi sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước.
Theo đó, trường hợp trong thời hạn 45 ngày có quyết định giải thể, một doanh nghiệp đã lập và gửi quyết toán thuế cho cơ quan thuế, có số thuế GTGT nộp thừa, số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì được xét hoàn thuế GTGT theo quy định của pháp luật
Trường hợp trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có quyết định giải thể, doanh nghiệp tư nhân đó chưa lập và gửi quyết toán thuế cho cơ quan thuế, sau đó mới xét hoàn thuế GTGT thì không được xem xét giải quyết. (Theo Công văn số 2253/TCT-PCCS ngày 11 tháng 06 năm 2007 của TCT).
Thuế suất thuế GTGT đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt – Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế của công trình, hạng mục công trinh hay phần công việc thực hiện;.. Trường hợp xây dựng, lắp đặt theo hình thức có bao thầu nguyên vật liệu, thiết bị máy móc thì giá trị gia tăng bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị…; Xây dựng, lắp đặt, áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.
Theo đó, trường hợp một công ty ký hợp đồng xây lắp với chủ đầu tư thi công xây dựng, lắp đặt công trình và trong hợp đồng xây lắp có bao thầu nguyên vật liệu, thiết bị máy móc thì giá trị nguyên vật liệu, thiết bị máy móc và giá trị xây dựng, lắp đặt, áp dụng thuê suất thuế GTGT 10%. (Theo Công văn số 2257/TCT-PCCS ngày 11 tháng 06 năm 2007 của TCT).
Chi phí hợp lý - Theo quy định hiện hành, chi phí mua hoặc sản xuất hàng hoá, dịch vụ cho, tặng kèm theo sản phẩm bán ra theo quy chế bán hàng của doanh nghiệp dưới các hình thức: sản phẩm hàng hoá, dịch vụ; phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, thẻ khách hàng; phiếu dự thi, xổ số được tính toàn bộ vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định. (Theo Công văn số 2325/TCT-PCCS ngày 14 tháng 06 năm 2007 của TCT).
Ưu đãi thuế TNDN – Theo quy định của Bộ tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh đang trong thời gian được hưởng ưu đãi về thuế TNDN mà có sự thay đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu, sáp nhập thêm cơ sở kinh doanh khác vào theo quy định của pháp luật thì tiếp tục được hưởng ưu đãi về thuế TNDN cho khoảng thời gian còn lại, nếu vẫn đáp ứng các điều kiện ưu đãi đầu tư.
Theo đó, trường hợp một Tổng công ty A đang được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế TNDN theo chính sách ưu đãi cổ phần hoá, có sự thay đổi lại hình thức doanh nghiệp sang mô hình công ty mẹ con (các công ty con là công ty TNHH một thành viên có 100% vốn của Tổng công ty) thì các công ty con tiếp tục được hưởng ưu đãi về thuế TNDN cho khoảng thời gian còn lại, nếu vẫn đáp ứng các điều kiện ưu đãi đầu tư. (Theo Công văn số 2254/TCT-PCCS ngày 11 tháng 06 năm 2007 của TCT).
Xử phạt vi phạm lĩnh vực hải quan - Ngày 07 tháng 06 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Theo đó, hành vi trốn thuế, gian lận thuế hàng hóa xuất nhập khẩu, mức phạt tiền là từ 1 đến 3 lần số thuế trốn, gian lận; đối với hành vi khai thiếu nghĩa vụ thuế hoặc khai tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn thì mức phạt tiền là 10% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền khai tăng thuế được hoàn. Mức phạt tiền là 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế nộp chậm đối với hành vi chậm nộp tiền thuế. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính khác về thủ tục thuế là 100 triệu đồng…
Hành vi xúc phạm danh dự hoặc cản trở cán bộ hải quan đang thi hành công vụ, bị phạt tiền từ 01 đến 03 triệu đồng (quy định trước đây: từ 500.000 đến 1.000.000 đồng). Các hành vi đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại cán bộ hải quan đang thi hành công vụ mà không phải là tội phạm bị phạt tiền từ 03 đến 5 triệu đồng (quy định trước đây từ 01 đến 03 triệu đồng)…
Sẽ thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với các tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành trong thời gian quy định các quyết định hành chính bao gồm: Thông báo về số tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp, thông báo ấn định thuế, thông báo số tiền thuế phải nộp lại do được hoàn cao hơn, các quyết định khác về xử phạt vi phạm hành chính và các quyết định cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực hải quan…
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
Quy chế thành lập ngân hàng cổ phần - Ngày 07 tháng 06 năm 2007, Thống đốc Nhân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN ban hành Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần.
Theo đó, để được cấp phép thành lập, ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu về vốn điều lệ trong từng thời kỳ. Từ nay tới cuối 2008, quy định tối thiểu là 1.000 tỷ đồng, sau ngày 31/12/2008, tất cả các ứng viên phải có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nguồn vốn góp thành lập ngân hàng phải là nguồn thuộc sở hữu của cổ đông, không được sử dụng tiền vay dưới mọi hình thức và các tổ chức, cá nhân góp vốn phải cam kết trước pháp luật về nguồn tài chính này…
Các nhà đầu tư nước ngoài không được phép góp vốn thành lập ngân hàng mới, mà chỉ được mua cổ phần của các ngân hàng nội địa đã hoạt động tối thiểu là 2 năm, với một hạn mức nhất định, không quá 30%.
Một ngân hàng muốn thành lập phải có tối thiểu 100 cổ đông tham gia, trong đó ít nhất 3 cổ đông sáng lập là tổ chức có quy mô tài sản từ 2.000 tỷ đồng và vốn điều lệ 500 tỷ đồng trở lên. Trong trường hợp cổ đông sáng lập là ngân hàng thương mại, phải đảm bảo tổng tài sản tối thiểu 10.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Các cổ đông không được chuyển nhượng cổ phần trong thời gian 3 năm kết từ khi được cấp phép thành lập. Riêng các cổ đông sáng lập, chỉ được phép chuyển nhượng lẫn nhau trong thời gian 5 năm kể từ khi ngân hàng được cấp phép…
Mỗi cổ đông pháp nhân (tổ chức) và người có liên quan chỉ được phép sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ. Nếu là cổ đông cá nhân, tỷ lệ sở hữu của cá nhân đó và những người có liên quan không quá 10% vốn điều lệ của ngân hàng. Trong trường hợp sở hữu vượt tỷ lệ cho phép, phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở lợi ích quốc gia…
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện ảnh - Theo Nghị định số 96/2007/NĐ-CP ban hành ngày 06 tháng 06 năm 2007, Chính phủ quy định: Vốn pháp định của doanh nghiệp điện ảnh để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là 01 tỷ đồng. Doanh nghiệp sản xuất phim thành lập và hoạt động trước ngày 01/01/2007 phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành…
Hộ gia đình in sang, nhân bản, bán, cho thuê phim có quy mô nhỏ, sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động phải đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện và phải có địa điểm sử dụng hợp pháp, có trang thiết bị để kiểm tra nội dung, chất lượng kỹ thuật phim…
Cơ sở điện ảnh khi sản xuất phim được ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp xây dựng rạp chiếu phim để kinh doanh phổ biến phim hoặc xây dựng công trình hoạt động điện ảnh khác được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Ngoài ra, cơ sở điện ảnh còn được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định…
Các rạp phải chiếu phim Việt Nam trong các đợt phim kỷ niệm ngày lễ của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại theo quy định của Bộ Văn hóa-Thông tin. Tỷ lệ số buổi chiếu phim truyện Việt Nam bảo đảm đạt ít nhất 20% so với tổng số buổi chiếu tại rạp, trong tỷ lệ đó, phim Việt Nam phải được chiếu vào khoảng thời gian từ 18-22 giờ trong ngày, ngoài ra còn có thể chiếu vào các giờ khác. Trên hệ thống truyền hình, tỷ lệ thời lượng phát sóng phim truyện Việt Nam của mỗi đài truyền hình đạt ít nhất 30% so với tổng thời lượng phát sóng phim. Đối với phim dành cho trẻ em dưới 16 tuổi, thời lượng phát sóng phải đạt ít nhất 5% so với tổng số thời lượng phát sóng phim…
Cấm những hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết phỉ báng, xúc phạm quốc huy, quốc kỳ, quốc ca, giá trị biểu trưng dân tộc, đất nước, miệt thị dân tộc, tôn giáo; những hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết thể hiện sự đồng tình với tệ nạn xã hội, gây cảm giác hoảng loạn, mê muội trước các lực lượng siêu nhiên, ma quái hay hành vi đặt tên phim gây phản cảm, thô tục...
Nghị địnhnày có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Du lịch - Theo Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ban hành ngày 01 tháng 06 năm 2007, Chính phủ quy định: Doanh nghiệp du lịch nước ngoài muốn mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam phải là doanh nghiệp du lịch được pháp luật nước sở tại công nhận hợp pháp và phải hoạt động kinh doanh du lịch ít nhất 5 năm, kể từ khi được thành lập. Khi đã mở văn phòng đại diện, người đứng đầu chi nhánh văn phòng không được kiêm nhiệm chức vụ đứng đầu văn phòng đại diện của cùng doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoặc đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của một doanh nghiệp nước ngoài khác tại Việt Nam…
Doanh nghiệp chỉ được sử dụng người có thẻ hướng dẫn viên quốc tế để hướng dẫn khách du lịch là người nước ngoài. Người được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa ngoài việc có bằng cấp, nghiệp vụ thì không mắc các bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện cũng là yếu tố bắt buộc…
Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành ít nhất là 03 năm (đối với kinh doanh lữ hành nội địa); 04 năm (đối với kinh doanh lữ hành quốc tế) về các lĩnh vực quản lý hoạt động lữ hành như: quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng và điều hành chương trình du lịch hoặc nghiên cứu, giảng dạy về lữ hành, hướng dẫn du lịch. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, phải ký quỹ 250 triệu đồng, tiền ký quỹ được sử dụng để bồi thường cho khách du lịch trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng đối với khách du lịch, giải quyết rủi ro đối với khách du lịch không mua bảo hiểm du lịch…
Khu du lịch có quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt với diện tích tối thiểu là 1000 ha và đáp ứng khả năng phục vụ ít nhất 01 triệu khách du lịch/năm sẽ được Thủ tướng công nhận là khu du lịch quốc gia…
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xử lý vi phạm lĩnh vực thuế - Ngày 07 tháng 06 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2007/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Theo đó, phạt tiền từ 200.000 đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi sau: không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế ... quá thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền; từ chối, trì hoãn, trốn tránh cung cấp hồ sơ, tài liệu... liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tại trụ sở người nộp thuế…
Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế mức phạt tiền sẽ gấp từ 1 đến 3 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế…
Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan Kho bạc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển từ tài khoản của người nộp thuế (vi phạm thuế) vào tài khoản của Ngân sách nhà nước cũng bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm. Tổ chức, cá nhân có hành vi thông đồng bao che người nộp thuế, trốn thuế... thì tùy theo tính chất vi phạm mà bị phạt tiền từ 2 đến 8 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Nghị định còn quy định việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi hoặc khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức không chấp hành quyết định xử phạt, không thanh toán chi phí cưỡng chế sẽ bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá. Trường hợp số tiền bán đấu giá tài sản nhiều hơn số tiền ghi trong quyết định xử phạt và chi phí cho cưỡng chế thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bán đấu giá, cơ quan có thẩm quyền phải trả lại cho người, tổ chức bị cưỡng chế số tiền chênh lệch…
Ngoài ra, còn cho phép cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ…
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2007.