Phần IV: Những điểm khác biệt giữa hệ thống kế toán Nga và chuẩn mực quốc tế

  • Thread starter Thang_MADI
  • Ngày gửi
T

Thang_MADI

Trung cấp
13/5/05
99
0
8
Hanoi
www.1vs.vn
1. Khác biệt trong nguyên tắc cơ bản

Mặc dù trong “Luật kế toán” của Nga có đưa ra những quy định về hình thành các báo cáo chứa đầy đủ các thông tin cần thiết và chính xác về hoạt động của doanh nghiệp, dùng cho các đối tượng sử dụng khác nhau bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, tuy nhiên, mô hình kế toán Nga hiện nay vẫn dùng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu kiểm tra, kiểm soát doanh nghiệp trong việc chi trả thuế.

o Về tính hoạt động liên tục: trong hệ thống kế toán Nga, đòi hỏi về tính hoạt động liên tục không được quy định trong một văn bản cụ thể nào.

o Về tính có thể so sánh: bởi vì thường xuyên thay đổi chính sách kế toán, chính sách thuế, cộng với ảnh hưởng của yếu tố lạm phát nên các báo cáo tài chính trên hệ thống Nga khó có thể nói rằng nó có tính so sánh (so sánh với các kỳ trước, so sánh với các doanh nghiệp khác). Hơn nữa, quy định của pháp luật Nga không đòi hỏi phải có sự giải trình đầy đủ về sự thay đổi chính sách kế toán của doanh nghiệp, những ảnh hưởng của các thay đổi đó đối với các thành phần trong báo cáo tài chính.

o Về nguyên tắc hạch toán: theo như IAS, tất cả các hoạt động cần được hạch toán (ghi nhận) vào thời điểm phát sinh chứ không phải là vào thời điểm nhận hay chi tiền. Trong khi đó chuẩn mực của Nga đòi hỏi tất các các chi phí phải được thực hiện theo đúng yêu cầu về ghi chép chứng từ. Đây chính là điểm khác biệt về thời điểm hạch toán giữa hai hệ thống IAS và Nga.

o Về nguyên tắc ưu tiên nội dung trên hình thức: theo IAS nội dung của các hoạt động và các sự kiện không phải lúc nào cũng phù hợp với những diễn giải về mặt pháp luật. Theo như hệ thống kế toán Nga, các hoạt động cần phải được ghi đúng theo yêu cầu của pháp luật, chứ không phải là phản ánh đúng theo ý nghĩa kinh tế của hoạt động đó.

2. Thành phần của báo cáo tài chính:

IAS
1. Bảng cân đối kế toán
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3. Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu
4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
5. -
6. -
7. Chính sách kế toán và bản thuyết minh
8. -

Kế toán Nga
1. Bảng cân đối kế toán (mẫu №1)
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu № 2)
3. Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu (mẫu №3)
4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu № 4)
5. Phụ lục của báo cáo tài chính (mẫu №5)
6. Báo cáo sử dụng nguồn kinh phí (mẫu № 6)
7. Bản thuyết minh báo cáo tài chính
8. Kết luận kiểm toán, khẳng định độ chính xác của báo cáo tài chính, nếu như cần phải thông qua kiểm toán

3. Bảng cân đối kế toán

Khác với các quy định trong khuôn khổ kế toán Nga, theo IAS không có biểu mẫu cụ thể nào cho Bảng cân đối kế toán mà chỉ đưa ra những mục chính của Bảng cân đối kế toán như sau:

o tài sản cố định
o tài sản vô hình
o công cụ (phương tiện) tài chính
o các khoản đầu tư
o nguyên vật liệu, hàng hóa
o các khoản cho vay trong kinh doanh thương mại
o tiền và các tài sản tương đương tiền
o nợ thuế
o các khoản dự phòng
o các khoản vay nợ dài hạn, trong đó có cả %
o vốn và các khoản dự phòng khác

Những khác biệt chính đối với từng mục giữa 2 chuẩn mực như sau:

o Đầu tư ngắn hạn: Theo luật kế toán Nga, tất cả các đầu tư ngắn hạn được tính theo chi phí bỏ ra. Theo IAS, đầu tư tạm thời được tính theo giá trị thấp nhất khi mua và theo giá trị thị trường.

o Các khoản cho vay (nợ):
Cho đến cách đây không lâu, luật pháp Nga cho phép các doanh nghiệp được sử dụng 1 trong 2 phương thức hạch toán thu nhập phụ thuộc theo quy định trong chính sách kế toán của doanh nghiệp:
• phương pháp hạch toán khi giao hàng
• phương pháp hạch toán khi thu tiền
Theo như một số thay đổi gần đây nhất trong luật pháp Nga từ 1-10-2006, các quy định trên chỉ dùng cho các doanh nghiệp nhỏ

o Tài sản cố định:
• Phương pháp khấu hao: trong Luật kế toán, có đưa ra nhiều phương pháp tính khấu hao, tuy nhiên, các doanh nghiệp thường chỉ sử dụng 1 phương pháp khấu hao thẳng theo như quy định trong Bộ luật Thuế. Theo IAS có nhiều phương pháp tính khấu hao.
• Thời hạn sử dụng: theo IAS, thời hạn sử dụng do lãnh đạo tự quy định. Trong khi đó, ở Nga, thời hạn sử dụng được tính trên cơ sở các văn bản pháp quy.

o Đánh giá lại việc mất giá của tài sản: theo luật của Nga thì không được ghi nhận đó là lỗ của doanh nghiệp.

o Tài sản vô hình, định nghĩa Know-how, chi phí cho nghiên cứu triển khai. Luật của Nga và quốc tế khác biệt nhau theo từng tham số vì đây là đối tượng kế toán phức tạp.

o Đánh giá giá trị hàng tồn kho: theo như IAS, có 4 phương pháp
• đích danh
• bình quân gia quyền
• phương pháp LIFO
• phương pháp FIFO

trong khi đó, ở Nga có 3 phương pháp:
• bình quân gia quyền
• FIFO
• LIFO

4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng so sánh các mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa hai chuẩn mực kế toán
Chỉ tiêu --------------------------------------- IAS --------- Chuẩn mực Nga
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ------- Có ----------- Có
Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ ---------- Không gồm --- Có
Chi phí bán hàng ------------------------------- Không gồm --- Có
Chi phí quản lý chung -------------------------- Không gồm --- Có
Khấu hao -------------------------------------- Có ----------- Không gồm
Lãi suất nhận được ---------------------------- Có ----------- Có
Thu nhập từ đầu tư ---------------------------- Có ----------- Có
Lãi suất phải trả ------------------------------- Có ----------- Có
Thuế thu nhập doanh nghiệp ------------------- Có ----------- Có
Thu nhập và chi phí hoạt động khác ------------ Không gồm --- Có
Thu nhập và chi phí ngoài kinh doanh ----------- Không gồm --- Có
Thu nhập và chi phí bất thường ---------------- Có ------------ Không tách riêng
Thanh toán nội bộ chính ----------------------- Có ------------ Không tách riêng
Sử dụng lợi nhuận (nguồn vốn huy động) ------- Không có khái niệm này trong IAS
Lợi nhuận (lỗ) sau thuế trong năm tài chính ------ Có ----------- Có

Một số khác biệt chính trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
o Khác nhau về thời điểm hạch toán
o Khác nhau về cách đánh giá giá trị trong các trường hợp trao đổi hàng hóa, thanh toán bằng hàng hóa…

Phần VI: Ứng dụng triển khai IAS

Để chuyển sang hệ thống báo cáo theo chuẩn mực quốc tế cần tiến hành từng phần theo 5 bước sau đây:

Bước 1: Hiểu rõ tính cần thiết khi chuyển sang IAS

Bước 2: Lập các phương án chiến lược

o Các phương án chiến lược
• Phương án điều chỉnh các báo cáo kế toán
• Phương án ghi song song (ghi đúp)
o Các câu hỏi chiến lược

Bước 3: Lựa chọn phương án phù hợp
o So sánh 2 phương án
o Cách triển khai tổng thể
o Mục đích có thể đo được

Bước 4: Thực hiện kế hoạch vào thực tế

o Đào tạo theo phương pháp kế toán song song
• Mục đích và người tham gia
• Tổ chức đào tạo và lịch biểu

o Ví dụ việc triển khai phương pháp điều chỉnh các báo cáo kỳ trước
• Lập kế hoạch
• Thu thập thông tin
• Đánh giá và lập báo cáo

o Tự động hóa

o Giá trị triển khai

o Lịch biểu triển khai

Bước 5: Đánh giá lại
o Các yếu tố thành công – Tự động hóa
o Các yếu tố thành công – Ghi nhận các bút toán
o Các yếu tố thành công – Đào tạo
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA