Mỗi tuần một chuyên đề

Phân tích tài chính doanh nghiệp

  • Thread starter snowfall
  • Ngày gửi
S

snowfall

Guest
19/3/08
4
0
0
43
TP.HCM
Mình đang làm công việc phân tích tài chính. Có một số vấn đề mà mình không hiểu. Các bạn giúp mình với nhé!
1. Khi phân tích Nguồn vốn và sử dụng vốn, nếu DN sử dụng phần lớn NV bên ngoài để tài trợ cho nhu cầu sử dụng vốn thì có ưu nhược điểm gi?
2. VLĐ tăng quá cao thì ảnh hưởng ntn đến hđ SXKD của DN?
3. Tỷ lệ VLĐR tài trợ cho VLĐ cao hay thap thì tốt?

Cảm ơn các bạn nhiều.
:quiet:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
quangson

quangson

Trung cấp
23/1/07
54
0
6
36
Hà Nội
Mình cũng chưa biết nhiều lắm nên đành search vậy:

Vốn lưu động ròng = (Vốn CSH + Nợ trung, dài hạn) - TSCĐ và đầu tư dài hạn

Chỉ tiêu vốn lưu động ròng là số vốn lưu động tự có mà doanh nghiệp thường xuyên có, đây là nguồn bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp để thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Nếu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp âm chứng tỏ doanh nghiệp đã dùng vốn ngắn hạn vào đầu tư TSCĐ, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của khách hàng.
 
Ngocghe

Ngocghe

Guest
21/3/08
50
0
0
34
HOCHIMINH
Mình cũng chưa biết nhiều lắm nên đành search vậy:

Vốn lưu động ròng = (Vốn CSH + Nợ trung, dài hạn) - TSCĐ và đầu tư dài hạn

Chỉ tiêu vốn lưu động ròng là số vốn lưu động tự có mà doanh nghiệp thường xuyên có, đây là nguồn bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp để thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Nếu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp âm chứng tỏ doanh nghiệp đã dùng vốn ngắn hạn vào đầu tư TSCĐ, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của khách hàng.

Hì hì! Điều này thì bé rành lắm nhưng gọi "bé" bằng "chị" đi bé chỉ cho! Hì hì
 
Ngocghe

Ngocghe

Guest
21/3/08
50
0
0
34
HOCHIMINH
Mình đang làm công việc phân tích tài chính. Có một số vấn đề mà mình không hiểu. Các bạn giúp mình với nhé!
1. Khi phân tích Nguồn vốn và sử dụng vốn, nếu DN sử dụng phần lớn NV bên ngoài để tài trợ cho nhu cầu sử dụng vốn thì có ưu nhược điểm gi?
2. VLĐ tăng quá cao thì ảnh hưởng ntn đến hđ SXKD của DN?
3. Tỷ lệ VLĐR tài trợ cho VLĐ cao hay thap thì tốt?

Cảm ơn các bạn nhiều.
:quiet:

Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hai loại: Vốn lưu động và vốn cố định. Để phân tích sự biến động và tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp người ta thường tiến hành trên những tiêu chí sau:
I) Phân tích sự biến động của từng loại tài sản, tổng tài sản cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối (đầu năm; cuối năm; đầu quý, cuối quý).
- Sự biến động của tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng ứng phó đối với các khoản nợ đến hạn.
- Sự biến động của hàng tồn kho chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu dự trữ sản xuất đến khâu bán hàng và nó cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn lưu động.
- Sự biến động của các khoản phải thu chịu ảnh hưởng của công việc thanh toán và chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Nó ảnh hưởng lớn đến việc quản lý và sử dụng vốn.
- Sự biến động của tài sản cố định cho thấy quy mô và năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp. (VD: doanh nghiệp đầu tư lớn vào TSCĐ tức là DN ưu tiên đến phát triển quy mô, mở rộng thị trường chiến dịch lâu dài, chiến lược không phải chú trọng đến tỷ suất lợi nhuận trước mắt).
II) Phân tích vốn có hợp lý hay không? Có cấu vốn đó tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh?
Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú trọng đến tính chất và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ.

* Khi phân tích hai nội dung trên ta cần kết hợp phân tích tình hình đầu tư của doanh nghiệp.

Câu hỏi thứ hai của bạn:"VLĐ tăng quá cao thì ảnh hưởng ntn đến hđ SXKD của DN?"
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Các hình thái của vốn lưu động trong quá trình kinh doanh:

Vốn tiền tệ ----> vốn dự trữ sản xuất -----> vốn sản xuất---->vốn trong thanh toán----> Vốn tiền tệ (T-H-T')
Quá trình trên diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại gọi quá trình tuần hoàn, luân chuyển vốn lưu động. Vốn lưu động kết thúc vòng tuần hoàn khi kết thúc chu kỳ sản xuất.==> Vốn lưu động của doanh nghiệp quay vòn nhanh có ý nghĩa quan trọng bởi nó thể hiện với một đồng vốn ít hơn doanh nghiệp có thể tạo ra moọt kết quả như cũ hay cùng với đồng vốn như vậy, nếu quay vòng nhanh sẽ tạo ra kết quả nhiều hơn. Giống như trong chuyển động học để chỉ sự luân chuyển của vốn lưu động người ta dung chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưư động.
Để phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động, các nhà kinh tế học sử dụng các chỉ tiêu:
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung câp dịch vụ
1) Số vòng luân chuyển vốn lưu động ( = ---------------------------------)
Số dư bình quân về vốn lưu động (S)

S1/2 +S2+....+Sn/2
S =-------------------------
n - 1
(S1, S2,.. là số dư về VLĐ đầu các tháng, Sn là số dư về VLĐ cuối tháng n)

Số dư bình quân về vốn lưu động
2) Số ngày luân chuyển vốn lưu động =----------------------------------
Doanh thu bình quân 1 ngay

Số ngày trong kỳ
=------------------------
Số vòng luân chuyển vốn lưu động

* Ý nghĩa từng chỉ tiêu này thế nào chắc bạn có thể hiểu tôi không muốn bàn thêm nữa.

Vấn đề này rất rộng tuỳ thuộc vào từng Doanh nghiệp, khả năng phân tích, sự nhạy bén mỗi người sẽ có những cách nhìn nhận khác nhau. Còn câu hỏi thú 3 tôi xin trả lời vào dịp khác.
P/S: Hì hì! Hình như hôm nay vẫn là ngày 01/04 thì phải:028:
 
L

Lan-Giao

Guest
8/6/04
113
2
0
42
HCMC
Mình đang làm công việc phân tích tài chính. Có một số vấn đề mà mình không hiểu. Các bạn giúp mình với nhé!
1. Khi phân tích Nguồn vốn và sử dụng vốn, nếu DN sử dụng phần lớn NV bên ngoài để tài trợ cho nhu cầu sử dụng vốn thì có ưu nhược điểm gi?
2. VLĐ tăng quá cao thì ảnh hưởng ntn đến hđ SXKD của DN?
3. Tỷ lệ VLĐR tài trợ cho VLĐ cao hay thap thì tốt?

Cảm ơn các bạn nhiều.
:quiet:

1. rủi ro: tính thanh khoản, khả năng trả lãi & gốc cho các "nguồn vốn bên ngoài" (ở đây mình nghĩ là khoản vay, không biết phải ý bạn là vậy không) => tính các liquidity ratios để phân tích.

2. Vốn lưu động tăng cao thì phải xem xét nguyên nhân tăng là do tăng ở thành phần nào và tại sao. Nếu vốn lưu động ngày càng tăng nhưng tăng đều theo doanh thu chẳng hạn thì chả có vấn đề gì cả. Công ty càng phát triển, doanh thu càng cao thì nhu cầu vốn lưu động càng tăng thôi.

Nếu VLD tăng là do phải thu tăng mà doanh thu không tăng => công ty có khả năng có nhiều nợ xấu, không thu hồi được nợ. Nếu VLD tăng là do hàng tồn kho tăng => có lẽ không bán được hàng, trữ hàng nhiều quá mức cần thiết. Nếu VLD tăng là do phải trả cho nhà cung cấp giảm => coi lại payment term với nhà cung cấp, so sánh nó với payment term bán hàng của cty... Nếu nguyên nhân là những thứ nói trên thì ảnh hưởng của việc tăng VLD đối với cty chính là cashflow. Tiền bị treo vào những khoản phải thu, hàng tồn kho, và buộc phải thanh toán cho nhà cung cấp (phải trả giảm) => net cashflow giảm hay âm.

Thường thì phân tích VLD thì phân tích theo tháng hay quý (chứ theo năm thì ít quá mà sẽ không thấy được seasonality của business) và sẽ bao gồm phân tích
a) các thành phần của VLD (các thành phần chính thường gồm phải thu, hàng tồn kho và phải trả)
b) % VLD chia cho doanh thu
c) Inventory days' holding, Debtor days' outstanding và Creditor days' outstanding (xin lỗi vì vốn thuật ngữ kế toán tiếng Việt của tui wá tệ).
d) cashflow hay free cashflow

3. Không biết vốn lưu động ròng của bạn định nghĩa là như thế nào. Hình như trước đây trong này cũng có bài cãi vụ này ^^.

Nếu định nghĩa: Vốn lưu động ròng = (Vốn CSH + Nợ trung, dài hạn) - TSCĐ và đầu tư dài hạn
mà TS ngắn hạn + TS cố định = Nợ ngắn hạn + Nợ trung, dài hạn + Vốn CSH
=> Vốn lưu dộng ròng = TS ngắn hạn - nợ ngắn hạn

^^
"Tỷ lệ VLĐR tài trợ cho VLĐ cao hay thap thì tốt?" => bạn phải cho biết thành phần/định nghĩa của VLD và VLDR theo bạn/cty bạn là như thế nào và khác nhau ở chỗ nào thì mới nói tiếp được.
 
Z

zhoulong

Trung cấp
1/11/06
95
0
0
Hà nội
www.chungta.com
Bạn tìm hiểu thêm mô hình Dupon nhé
 
haitvonline

haitvonline

Cuộc sống vui vẻ
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hai loại: Vốn lưu động và vốn cố định. Để phân tích sự biến động và tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp người ta thường tiến hành trên những tiêu chí sau:
I) Phân tích sự biến động của từng loại tài sản, tổng tài sản cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối (đầu năm; cuối năm; đầu quý, cuối quý).
- Sự biến động của tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng ứng phó đối với các khoản nợ đến hạn.
- Sự biến động của hàng tồn kho chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu dự trữ sản xuất đến khâu bán hàng và nó cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn lưu động.
- Sự biến động của các khoản phải thu chịu ảnh hưởng của công việc thanh toán và chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Nó ảnh hưởng lớn đến việc quản lý và sử dụng vốn.
- Sự biến động của tài sản cố định cho thấy quy mô và năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp. (VD: doanh nghiệp đầu tư lớn vào TSCĐ tức là DN ưu tiên đến phát triển quy mô, mở rộng thị trường chiến dịch lâu dài, chiến lược không phải chú trọng đến tỷ suất lợi nhuận trước mắt).
II) Phân tích vốn có hợp lý hay không? Có cấu vốn đó tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh?
Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú trọng đến tính chất và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ.

* Khi phân tích hai nội dung trên ta cần kết hợp phân tích tình hình đầu tư của doanh nghiệp.

Câu hỏi thứ hai của bạn:"VLĐ tăng quá cao thì ảnh hưởng ntn đến hđ SXKD của DN?"
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Các hình thái của vốn lưu động trong quá trình kinh doanh:

Vốn tiền tệ ----> vốn dự trữ sản xuất -----> vốn sản xuất---->vốn trong thanh toán----> Vốn tiền tệ (T-H-T')
Quá trình trên diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại gọi quá trình tuần hoàn, luân chuyển vốn lưu động. Vốn lưu động kết thúc vòng tuần hoàn khi kết thúc chu kỳ sản xuất.==> Vốn lưu động của doanh nghiệp quay vòn nhanh có ý nghĩa quan trọng bởi nó thể hiện với một đồng vốn ít hơn doanh nghiệp có thể tạo ra moọt kết quả như cũ hay cùng với đồng vốn như vậy, nếu quay vòng nhanh sẽ tạo ra kết quả nhiều hơn. Giống như trong chuyển động học để chỉ sự luân chuyển của vốn lưu động người ta dung chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưư động.
Để phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động, các nhà kinh tế học sử dụng các chỉ tiêu:
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung câp dịch vụ
1) Số vòng luân chuyển vốn lưu động ( = ---------------------------------)
Số dư bình quân về vốn lưu động (S)

S1/2 +S2+....+Sn/2
S =-------------------------
n - 1
(S1, S2,.. là số dư về VLĐ đầu các tháng, Sn là số dư về VLĐ cuối tháng n)

Số dư bình quân về vốn lưu động
2) Số ngày luân chuyển vốn lưu động =----------------------------------
Doanh thu bình quân 1 ngay

Số ngày trong kỳ
=------------------------
Số vòng luân chuyển vốn lưu động

* Ý nghĩa từng chỉ tiêu này thế nào chắc bạn có thể hiểu tôi không muốn bàn thêm nữa.

Vấn đề này rất rộng tuỳ thuộc vào từng Doanh nghiệp, khả năng phân tích, sự nhạy bén mỗi người sẽ có những cách nhìn nhận khác nhau. Còn câu hỏi thú 3 tôi xin trả lời vào dịp khác.
P/S: Hì hì! Hình như hôm nay vẫn là ngày 01/04 thì phải:028:

Chị ơi em mới vào nghề nên chưa biết nhiều về phân tích tài chính. Chị cho em hỏi: Người ta thường nói đẩy nhanh vòng quay VLĐ, hoặc vòng quay hàng tồn kho sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Vậy chị có chứng minh được câu nói này bằng công thức không? Mong nhận được câu trả lời xớm từ chị và mọi người.

Thanks
 
haitvonline

haitvonline

Cuộc sống vui vẻ
Hì hì! Điều này thì bé rành lắm nhưng gọi "bé" bằng "chị" đi bé chỉ cho! Hì hì

Chị bé ơi, chị giải giúp em câu hỏi này nhé:

Người ta thường nói, đẩy nhanh vòng quay VLĐ, hoặc vòng quay hàng tồn kho sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Vậy chị bé có thể chứng minh câu nói này bằng công thức không? Mong chị giúp em nhé.
 
D

dang vien

Cao cấp
22/7/08
324
1
18
DN
Việc phân tích tài chính DN cần lưu ý một số điểm:
Phải sử dụng tổng hợp tất cả các chỉ số phân tích ( không được phân tích đơn lẽ).
Đánh giá được bức tranh toàn cảnh về DN ( mục đích của DN đang theo đuổi là gì ).
Đánh giá tình hình biến động kinh tế - xã hội - chính trị của thế giới, của nền kinh tế DN đang tồn tại, thực trạng của DN.
Đó là vấn đề cốt lõi của phân tích.
Riêng tôi tôi vẫn thích dùng vốn tài trợ của bên ngoài để tài trợ cho hoạt động của DN bởi một lẽ: Lợi nhuận và rủi ro luôn đi đôi với nhau ( bỏ qua nguyên tắc thận trọng )
 
C

chimnon07

Guest
23/6/08
19
0
0
Đông Anh
Việc phân tích tài chính DN cần lưu ý một số điểm:
Phải sử dụng tổng hợp tất cả các chỉ số phân tích ( không được phân tích đơn lẽ).
Đánh giá được bức tranh toàn cảnh về DN ( mục đích của DN đang theo đuổi là gì ).
Đánh giá tình hình biến động kinh tế - xã hội - chính trị của thế giới, của nền kinh tế DN đang tồn tại, thực trạng của DN.
Đó là vấn đề cốt lõi của phân tích.
Riêng tôi tôi vẫn thích dùng vốn tài trợ của bên ngoài để tài trợ cho hoạt động của DN bởi một lẽ: Lợi nhuận và rủi ro luôn đi đôi với nhau ( bỏ qua nguyên tắc thận trọng )

Dùng vốn tài trợ bên ngoài sẽ phải tính đến lãi vay, tuy nhiên bạn cần nhớ rằng nó có hai mặt: tốt và xấu khi sử dụng đòn bẩy tài chính đó.
 
haitvonline

haitvonline

Cuộc sống vui vẻ
Dùng vốn tài trợ bên ngoài sẽ phải tính đến lãi vay, tuy nhiên bạn cần nhớ rằng nó có hai mặt: tốt và xấu khi sử dụng đòn bẩy tài chính đó.

Chính xác, đòn bẩy tài chính chỉ có tác động tích cực trong điều kiện DN làm ăn tốt, còn ngược lại nó sẽ làm DN nhanh die thôi.

Việc phân tích tài chính DN cần lưu ý một số điểm:
Phải sử dụng tổng hợp tất cả các chỉ số phân tích ( không được phân tích đơn lẽ).
Đánh giá được bức tranh toàn cảnh về DN ( mục đích của DN đang theo đuổi là gì ).
Đánh giá tình hình biến động kinh tế - xã hội - chính trị của thế giới, của nền kinh tế DN đang tồn tại, thực trạng của DN.
Đó là vấn đề cốt lõi của phân tích.
Riêng tôi tôi vẫn thích dùng vốn tài trợ của bên ngoài để tài trợ cho hoạt động của DN bởi một lẽ: Lợi nhuận và rủi ro luôn đi đôi với nhau ( bỏ qua nguyên tắc thận trọng )

Dangvien ơi, thực ra việc dùng vốn bên ngoài để tài trợ cho hoạt động của DN không phải là vấn đề thích hay không thích nhé. Bởi nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Đặc điểm nghành nghề, Cơ cấu vốn hiện tại, tình hình hoạt động SXKD của DN, Chiến lược phát triển...
 
Sửa lần cuối:
haitvonline

haitvonline

Cuộc sống vui vẻ
Dùng vốn tài trợ bên ngoài sẽ phải tính đến lãi vay, tuy nhiên bạn cần nhớ rằng nó có hai mặt: tốt và xấu khi sử dụng đòn bẩy tài chính đó.

Chính xác, đòn bẩy tài chính chỉ có tác dụng tích cực khi DN làm ăn tốt còn ngược lại nó sẽ làm DN nhanh die hơn.

Riêng tôi tôi vẫn thích dùng vốn tài trợ của bên ngoài để tài trợ cho hoạt động của DN bởi một lẽ: Lợi nhuận và rủi ro luôn đi đôi với nhau ( bỏ qua nguyên tắc thận trọng )

Dangvien ơi việc này không phải là vấn đề thích hay không thích vì nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: đặc thù DN; Cơ cấu vốn hiện tại; Tình hình hoạt động SXKD; Chiến lược phát triển...
 
H

haiyenvip

Guest
29/9/08
4
0
0
35
lâm đồng
em đang làm đề tài: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIÊN VÀ CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN.
anh chị nào có những đề tài tương tự có thể cho em mươn tham khỏa được hok ạ. hjx hjx' em cám ơn nhiều.
mail về địa chỉ nay cho em nha: thienthan007009@yahoo.com
 
S

snowfall

Guest
19/3/08
4
0
0
43
TP.HCM
1. rủi ro: tính thanh khoản, khả năng trả lãi & gốc cho các "nguồn vốn bên ngoài" (ở đây mình nghĩ là khoản vay, không biết phải ý bạn là vậy không) => tính các liquidity ratios để phân tích.

2. Vốn lưu động tăng cao thì phải xem xét nguyên nhân tăng là do tăng ở thành phần nào và tại sao. Nếu vốn lưu động ngày càng tăng nhưng tăng đều theo doanh thu chẳng hạn thì chả có vấn đề gì cả. Công ty càng phát triển, doanh thu càng cao thì nhu cầu vốn lưu động càng tăng thôi.

Nếu VLD tăng là do phải thu tăng mà doanh thu không tăng => công ty có khả năng có nhiều nợ xấu, không thu hồi được nợ. Nếu VLD tăng là do hàng tồn kho tăng => có lẽ không bán được hàng, trữ hàng nhiều quá mức cần thiết. Nếu VLD tăng là do phải trả cho nhà cung cấp giảm => coi lại payment term với nhà cung cấp, so sánh nó với payment term bán hàng của cty... Nếu nguyên nhân là những thứ nói trên thì ảnh hưởng của việc tăng VLD đối với cty chính là cashflow. Tiền bị treo vào những khoản phải thu, hàng tồn kho, và buộc phải thanh toán cho nhà cung cấp (phải trả giảm) => net cashflow giảm hay âm.

Thường thì phân tích VLD thì phân tích theo tháng hay quý (chứ theo năm thì ít quá mà sẽ không thấy được seasonality của business) và sẽ bao gồm phân tích
a) các thành phần của VLD (các thành phần chính thường gồm phải thu, hàng tồn kho và phải trả)
b) % VLD chia cho doanh thu
c) Inventory days' holding, Debtor days' outstanding và Creditor days' outstanding (xin lỗi vì vốn thuật ngữ kế toán tiếng Việt của tui wá tệ).
d) cashflow hay free cashflow

3. Không biết vốn lưu động ròng của bạn định nghĩa là như thế nào. Hình như trước đây trong này cũng có bài cãi vụ này ^^.

Nếu định nghĩa: Vốn lưu động ròng = (Vốn CSH + Nợ trung, dài hạn) - TSCĐ và đầu tư dài hạn
mà TS ngắn hạn + TS cố định = Nợ ngắn hạn + Nợ trung, dài hạn + Vốn CSH
=> Vốn lưu dộng ròng = TS ngắn hạn - nợ ngắn hạn

^^
"Tỷ lệ VLĐR tài trợ cho VLĐ cao hay thap thì tốt?" => bạn phải cho biết thành phần/định nghĩa của VLD và VLDR theo bạn/cty bạn là như thế nào và khác nhau ở chỗ nào thì mới nói tiếp được.

Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Đúng như bạn nói, VLDR mình muốn đề cập ở đây là:
VLDR = VCSH + Nợ TDH - TSDH = TSNH - Nợ NH


:friend:
 
H

hoangdedapxiclo

Guest
19/11/08
1
0
0
37
ha noi
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hai loại: Vốn lưu động và vốn cố định
chị ơi chị xem lại cho em đoạn này Hình như không đúng thì phải
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
H

HoangThanhsd5

Trung cấp
24/8/06
50
0
6
Ha noi
Nguồn vốn bên ngoài không thu túy chỉ có lãi vay, còn nhiều nguồn khác từ bên ngoài chẳng hạn nguồn chiếm dụng vốn, tuy nhiên tời điểm hiện nay việc chiếm dụng đợc vốn là rất khó khăn.
 
B

BULLNBEAR

Guest
6/11/09
6
0
0
TPHCM
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hai loại: Vốn lưu động và vốn cố định. Để phân tích sự biến động và tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp người ta thường tiến hành trên những tiêu chí sau:
I) Phân tích sự biến động của từng loại tài sản, tổng tài sản cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối (đầu năm; cuối năm; đầu quý, cuối quý).
- Sự biến động của tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng ứng phó đối với các khoản nợ đến hạn.
- Sự biến động của hàng tồn kho chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu dự trữ sản xuất đến khâu bán hàng và nó cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn lưu động.
- Sự biến động của các khoản phải thu chịu ảnh hưởng của công việc thanh toán và chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Nó ảnh hưởng lớn đến việc quản lý và sử dụng vốn.
- Sự biến động của tài sản cố định cho thấy quy mô và năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp. (VD: doanh nghiệp đầu tư lớn vào TSCĐ tức là DN ưu tiên đến phát triển quy mô, mở rộng thị trường chiến dịch lâu dài, chiến lược không phải chú trọng đến tỷ suất lợi nhuận trước mắt).
II) Phân tích vốn có hợp lý hay không? Có cấu vốn đó tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh?
Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú trọng đến tính chất và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ.

* Khi phân tích hai nội dung trên ta cần kết hợp phân tích tình hình đầu tư của doanh nghiệp.

Câu hỏi thứ hai của bạn:"VLĐ tăng quá cao thì ảnh hưởng ntn đến hđ SXKD của DN?"
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Các hình thái của vốn lưu động trong quá trình kinh doanh:

Vốn tiền tệ ----> vốn dự trữ sản xuất -----> vốn sản xuất---->vốn trong thanh toán----> Vốn tiền tệ (T-H-T')
Quá trình trên diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại gọi quá trình tuần hoàn, luân chuyển vốn lưu động. Vốn lưu động kết thúc vòng tuần hoàn khi kết thúc chu kỳ sản xuất.==> Vốn lưu động của doanh nghiệp quay vòn nhanh có ý nghĩa quan trọng bởi nó thể hiện với một đồng vốn ít hơn doanh nghiệp có thể tạo ra moọt kết quả như cũ hay cùng với đồng vốn như vậy, nếu quay vòng nhanh sẽ tạo ra kết quả nhiều hơn. Giống như trong chuyển động học để chỉ sự luân chuyển của vốn lưu động người ta dung chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưư động.
Để phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động, các nhà kinh tế học sử dụng các chỉ tiêu:
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung câp dịch vụ
1) Số vòng luân chuyển vốn lưu động ( = ---------------------------------)
Số dư bình quân về vốn lưu động (S)

S1/2 +S2+....+Sn/2
S =-------------------------
n - 1
(S1, S2,.. là số dư về VLĐ đầu các tháng, Sn là số dư về VLĐ cuối tháng n)

Số dư bình quân về vốn lưu động
2) Số ngày luân chuyển vốn lưu động =----------------------------------
Doanh thu bình quân 1 ngay

Số ngày trong kỳ
=------------------------
Số vòng luân chuyển vốn lưu động

* Ý nghĩa từng chỉ tiêu này thế nào chắc bạn có thể hiểu tôi không muốn bàn thêm nữa.

Vấn đề này rất rộng tuỳ thuộc vào từng Doanh nghiệp, khả năng phân tích, sự nhạy bén mỗi người sẽ có những cách nhìn nhận khác nhau. Còn câu hỏi thú 3 tôi xin trả lời vào dịp khác.
P/S: Hì hì! Hình như hôm nay vẫn là ngày 01/04 thì phải:028:

Bài làm của bé bị lạc đề hihi.
 
H

HUYENNTT1

Guest
17/5/11
1
0
0
36
HA NOI
Chị ơi,cho em hỏi dòng tiền từ hoạt động KD dương,từ hoạt động đầu tư dương,từ hoạt động tài chính âm thì nhận xét về DN tn?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA