Tiền phạt/ bồi thường vi phạm hợp đồng kinh tế

  • Thread starter thainguyen77
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
T

tranbinh200780

Cao cấp
25/2/08
519
40
28
42
Thành Phố Hồ Chí Minh
Giúp em với! Em thật sự không hiểu, mấy cái khoản chi phí không hợp lý thì kế toán cho DN vẫn phải năm chứ, đúng không ạ? Chỉ là khi quyết toán bên cơ quan thuế thì mình loại ra thôi! Sao KTT chỗ em bảo là, mấy cái khoản ko có hóa đơn thì DN cũng loại ra từ đầu, và khoản tiền đó sẽ được "bùa chú" thế nào thì em ko rõ? Anh chị nào hiểu vấn đề giải thích giúp em với. Email: cobanbonmat@yahoo.com; email cho em nha! Tại vì ko hiểu sao dạo này mail của em ko nhận đc thư từ web nên muốn tìm ra chủ đề mà mình đã tham gia thật khó quá! Em cám ơn!

Mấy cáichi phí không có hóa đơn, hay hóa đơn không hợp lý thì bạn hạch tóan vào TK 811 cho dễ, sau này loại ra khỏi chi phí khi tính thu nhập chịu thuế.Còn chuyện bùa chú thì không cần bàn , đó là cái riêng tư doanh nghiệp bạn .
Thân chào


Dear cả nhà,

Hiện nay, công ty tôi phải trả một khoản bồi thường cho người mua do vi phạm hợp đồng kinh tế. Tôi có câu hỏi này kính đề nghị mọi người cho ý kiến:

- Theo quy định tại Nghị định 24: "4. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính như: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm về kế toán thống kê, vi phạm về thuế và các vi phạm hành chính khác." và Thông tư 134 "2.25. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính như: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.", chỉ có tiền phạt về vi phạm hành chính mới không được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Quy định này một thay đổi tích cực so với Nghị định 164 và thông tư 128 trước kia.

Vậy, các khoản tiền phạt/ bồi thường phải trả cho người mua do vi phạm hợp đồng kinh tế có được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ không? Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. :wall:

Xin chân thành cảm ơn.

Các khỏan vi phạm hợp đồng kinh tế thì bạn đưa vào TK 811 và vẫn đươợc tính vào chi phí hợp lý nhé bạn
Thân chào
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

ThangAcc

Guest
3/3/07
27
0
6
Ha Noi
+ Cái dòng màu đỏ đó là sao thế Pác thangacc, nguyên tắc nào ạ? Nó quy định trong thông tư nghị định nào? quyết định nào đề cập tới nguyên tắc này.

Cái phần ấy thì không được quy định trong thông tư hay nghị định nào rồi, tôi nói như vậy để hiểu một điều là không phải lúc nào cơ quan thuế cũng cố tính loại càng nhiều chi phí ra càng tốt, để mà tận thu thuế đâu.
 
T

thanhhung

LQT
Cái phần ấy thì không được quy định trong thông tư hay nghị định nào rồi, tôi nói như vậy để hiểu một điều là không phải lúc nào cơ quan thuế cũng cố tính loại càng nhiều chi phí ra càng tốt, để mà tận thu thuế đâu.
Việc loại chi phí không hợp lý để tính chính xác thuế thu nhập doanh nghiệp là căn cứ vào quy định chứ không phải làm theo cảm tính như bạn nghĩ!

Nuôi dưỡng nguồn thu không có nghĩa là loại một ít chi phí không hợp lý còn để lại một ít cho doanh nghiệp để đưa vào chi phí.
 
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
Tóm lại là theo ý kiến của các bác là được đưa vào chi phí hợp lý hay không ??
Đọc hết 3 trang mà chóng cả mặt.
Chưa đưa ra được phương hướng chung.
Chờ đợi để được học hỏi hehe
 
T

ThangAcc

Guest
3/3/07
27
0
6
Ha Noi
Việc loại chi phí không hợp lý để tính chính xác thuế thu nhập doanh nghiệp là căn cứ vào quy định chứ không phải làm theo cảm tính như bạn nghĩ!

Nuôi dưỡng nguồn thu không có nghĩa là loại một ít chi phí không hợp lý còn để lại một ít cho doanh nghiệp để đưa vào chi phí.

Đây không phải là cảm tính, mà là cơ sở lý luận nó thế. Khi làm thì tất nhiên là phải theo luật, nghị định, thông tư rồi. Mà luật thì cũng phải có cơ sở để làm ra nó chứ. Tuy nhiên, quy định không phải lúc nào cũng rõ ràng khiến chúng ta phải bàn cãi cũng là điều bình thường.

Có cái bài này các bác đọc tham khảo:

Khống chế chi phí tính thuế TNDN: Quy định thế nào cho hợp lý?
23/05/2008

Trong Luật Thuế TNDN hiện hành và trong cả dự án Luật Thuế TNDN sửa đổi, có một số khoản chi phí bị khống chế mức tối đa khi tính thuế TNDN. Việc khống chế như vậy có cần thiết không và nếu cần thiết thì nên khống chế như thế nào, là những vấn đề cần làm rõ cả trên phương diện lý luận và thực tiễn quản lý.

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc khống chế mức tối đa khi xác định chi phí tính thuế TNDN

Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, nhìn chung, doanh nghiệp (DN) cần tiết kiệm tối đa chi phí, vì giảm chi phí cũng đồng nghĩa với gia tăng lợi nhuận (tiết kiệm chi phí cần được hiểu trong tương quan với tính hiệu quả, không phải là sự cắt giảm đơn thuần). Tuy nhiên, xét dưới góc độ thuế, việc xác định chi phí tính thuế TNDN có ý nghĩa quan trọng. Một khoản chi phí được chấp nhận tăng lên sẽ tương ứng với việc giảm đi của thu nhập chịu thuế và giảm số thuế TNDN phải nộp. Điều này cho thấy, chưa xét đến vấn đề gian lận thông qua việc khai tăng chi phí tính thuế TNDN, việc DN muốn được khấu trừ mọi khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và có hoá đơn, chứng từ hợp pháp, về cơ bản là hợp lý.

Để đẩy nhanh tốc độ phát triển, việc đổi mới công nghệ máy móc thiết bị có tầm quan trọng hàng đầu với mọi cơ sở SXKD

Tuy nhiên, trong thực tiễn kinh doanh của các DN, xét theo tiêu thức lợi ích của chủ sở hữu DN, chi phí kinh doanh được chia làm hai loại cơ bản. Loại thứ nhất mang tính khách quan. Loại chi phí này nếu chi nhiều thì DN không có lợi và chủ sở hữu DN cũng không có lợi. Chẳng hạn như chi mua nguyên vật liệu, nếu phải mua với giá cao sẽ làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận của DN và giảm lợi ích của chủ sở hữu DN. Loại thứ hai mang tính chủ quan. Với loại chi phí này, việc tăng chi dẫn đến làm giảm lợi nhuận của DN nhưng có thể làm tăng lợi ích của chủ sở hữu DN. Chẳng hạn như chi bồi dưỡng các thành viên họp hội đồng quản trị. Trong trường hợp bình thường một cuộc họp như vậy chỉ chi bồi dưỡng 200.000 đồng/người là hợp lý. DN có thể chi 700.000 đồng/người. Khi đó, với mỗi người được chi tiền họp tăng thêm 500.000 đồng sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận tương ứng là 500.000 đồng. Đương nhiên, khi chia cổ tức, số lợi nhuận sử dụng để chia sẽ bị giảm 500.000 x (1 - 28%) = 360.000 đồng. Giả định này cho thấy, nếu DN chỉ chi 200.000 đồng thì phần chi phí tiết kiệm được cho mỗi người dự họp là 500.000 đồng và do vậy lợi nhuận dùng để chia cổ tức sẽ tăng thêm 360.000 đồng. Nếu chi tăng thêm 500.000 đồng thì thay vì lấy tăng cổ tức 360.000 đồng, các chủ sở hữu DN sẽ lấy được 500.000 đồng với tư cách là tiền bồi dưỡng họp hội đồng quản trị. Bằng cách này, DN tránh được thuế cho mỗi chủ sở hữu 140.000 đồng từ một cuộc họp. Điều này cho thấy, đối với các khoản chi mà người nhận hoặc thụ hưởng là chủ sở hữu DN, hoặc có liên quan đến chủ sở hữu, hay thành viên góp vốn vào DN thì DN có động cơ chi ra nhiều để tránh thuế TNDN. Các khoản chi khác cũng có tính chất tương tự như khoản chi bồi dưỡng họp hội đồng quản trị là: chi tiếp khách, trả lãi vay vốn của cổ đông hoặc thành viên góp vốn vào công ty TNHH, trả lương cho thân nhân thành viên hội đồng quản trị, trả lương giám đốc DN tư nhân… Rõ ràng, những khoản chi như vậy cần được kiểm soát để hạn chế việc tránh thuế của DN. Có nhiều biện pháp để kiểm soát những khoản chi này, trong đó, khống chế mức tối đa khi xác định chi phí được trừ tính thuế TNDN được xem là cách làm đơn giản, dễ thực hiện.

Như vậy, xét về cơ sở lý luận, việc khống chế mức tối đa đối với các khoản chi phí mà người nhận hoặc thụ hưởng là chủ sở hữu DN hoặc có liên quan đến chủ sở hữu DN, hoặc thành viên góp vốn vào DN là cần thiết để một mặt đảm bảo quyền được khấu trừ chi phí tạo doanh thu và thu nhập chịu thuế của DN, mặt khác, ngăn ngừa, hạn chế việc lợi dụng để tránh thuế TNDN.

Nên khống chế mức chi phí tối đa như thế nào?

Dự án Luật Thuế TNDN sửa đổi (sau đây gọi tắt là dự án Luật) đề xuất khống chế mức tối đa được trừ khi xác định chi phí tính thuế TNDN đối với các khoản chi trả sau: lập dự phòng; tiền ăn giữa ca; tiền trang phục; chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của các đối tượng ngoài các ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế; chi phí quảng cáo, tiếp thị, tiếp tân, khánh tiết, chi phí hội nghị, chi hoa hồng môi giới, hỗ trợ tiếp thị, chiết khấu thanh toán.

Dư luận chung cho rằng, trong số các khoản chi phí mà dự án Luật đề xuất khống chế mức trả tối đa khi tính thuế TNDN, có những khoản mà việc khống chế là cần thiết, có cơ sở lý luận và phù hợp với trình độ quản lý của Việt Nam như trích lập các khoản dự phòng, chi phí hội nghị, tiếp tân, khánh tiết. Đây đều là những khoản chi mà người thụ hưởng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chủ sở hữu DN.

Tuy nhiên, cần cân nhắc bỏ hoặc sửa đổi việc khống chế mức trả tối đa đối với một số khoản chi sau đây:

Thứ nhất, chi phí quảng cáo, tiếp thị.

Khoản chi phí này có liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của DN. Xét về tính chất, việc quảng cáo thường được thực hiện theo nguyên tắc thuê các đối tác kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo. Như vậy, người thụ hưởng khoản chi này không phải là chủ sở hữu DN và về cơ bản không liên quan đến chủ sở hữu DN, trừ trường hợp DN thuê bên quảng cáo có quan hệ phụ thuộc về kinh tế với DN hoặc có mối quan hệ thân nhân với chủ sở hữu DN (đối với trường hợp này, để ngăn ngừa việc trốn tránh thuế, cần áp dụng nguyên tắc giao dịch độc lập và các nguyên tắc chống chuyển giá). Điều này có nghĩa là, bản thân DN cũng cần tiết kiệm chi phí quảng cáo. Việc chi trả nhiều cho chi phí quảng cáo ở trong những giai đoạn nhất định của sản xuất, kinh doanh là việc làm cần thiết để nâng cao tính hiệu quả của kinh doanh. Nói cách khác, không có động cơ và cơ chế để thực hiện tránh thuế thông qua chi phí quảng cáo. Giả sử Nhà nước không khống chế mức trả tối đa đối với chi phí quảng cáo, tiếp thị mà chấp nhận số chi phí thực chi của DN thì xét một cách tổng thể, Nhà nước cũng không mất gì vì khi chấp nhận cho DN thuê quảng cáo tính vào chi phí được trừ thì đồng thời đây cũng là doanh thu tính thu nhập chịu thuế của DN kinh doanh dịch vụ quảng cáo (bên nhận quảng cáo thuê).

Có ý kiến cho rằng, việc khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị là cần thiết để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, hạn chế các DN lớn lấn át các DN nhỏ do những lợi thế về khả năng tài chính tốt hơn nên sẵn sàng chi phí cho quảng cáo, tiếp thị nhiều hơn. Lập luận này chưa thuyết phục vì hai lý do sau: một là, để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, không nên để pháp luật về thuế ôm đồm quá nhiều mục tiêu; hai là, nếu khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị dẫn đến hạn chế việc quảng cáo, tiếp thị của một số DN lớn thì cũng có nghĩa là sẽ cản trở sự phát triển kinh doanh bình thường của các DN này, và như vậy lại tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa các DN.

Mặc dù không nên khống chế mức trả tối đa khi tính thuế TNDN đối với chi phí quảng cáo, tiếp thị, tuy nhiên, có một vấn đề cần hoàn thiện khi xác định chi phí quảng cáo, tiếp thị là khoản chi này thường được chi tập trung cao ở những giai đoạn nhất định, chẳng hạn như khi có sản phẩm mới hoặc cần thâm nhập thị trường mới, nhưng lại có tác động đến hiệu quả kinh doanh của nhiều kỳ tính thuế. Do vậy, trong trường hợp những khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị lớn thì nên quy định phải phân bổ cho nhiều kỳ tính thuế.

Thứ hai, chi phí trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của đối tượng ngoài các ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế.

Khoản chi này nên tách ra thành hai mục khác nhau liên quan đến đối tượng cho vay. Nếu đối tượng cho vay là cổ đông, thành viên góp vốn vào DN (cho DN vay từ tài sản cá nhân) hoặc thân nhân của chủ sở hữu DN thì cần khống chế mức trả tối đa để ngăn ngừa việc tránh thuế. Nếu đối tượng cho vay là các cá nhân khác thì không cần khống chế mức trả tối đa, vì trong trường hợp trả lãi vay cho các đối tượng này, DN không thể thực hiện hành vi tránh thuế. Hơn nữa, nếu khống chế mức trả tối đa thì sẽ không tạo điều kiện thuận lợi để DN huy động mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Xét dưới góc độ hiệu quả của toàn xã hội, nếu DN bị cản trở trong việc huy động vay phục vụ sản xuất, kinh doanh thì sẽ dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả các nguồn lực của xã hội.

Thứ ba, chi ăn giữa ca, chi trang phục.

Khoản chi ăn giữa ca và chi trang phục trên thực tế có thể thực hiện qua hai hình thức là chi bằng tiền cho người lao động và trực tiếp chi trả cho các đối tác để cung cấp sản phẩm cho người lao động.

Trong trường hợp DN chi bằng tiền cho người lao động thì chi ăn giữa ca được coi là một phần thu nhập của người lao động và đương nhiên đây chính là một trong những khoản thu nhập chịu thuế TNCN. Trong trường hợp này khi DN được tính tăng chi phí được trừ bao nhiêu thì thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động cũng tăng bấy nhiêu. Nhà nước cũng không mất gì khi chấp nhận toàn bộ khoản chi này. Bởi vậy, không cần khống chế mức trả tối đa. Với chi trang phục nếu chi bằng tiền mà DN không quy định bắt buộc người lao động phải may trang phục, theo mẫu quy định thì cũng được coi là một phần thu nhập của người lao động và việc cho trừ toàn bộ khoản chi này khi tính thuế TNDN là hợp lý như đối với chi ăn giữa ca. Nếu chi trang phục bằng tiền mà DN quy định bắt buộc người lao động phải may trang phục theo mẫu thì đây không coi là thu nhập của người lao động để tính thuế TNCN, song nó là một khoản chi cần thiết để tiến hành sản xuất, kinh doanh bình thường, đồng thời cũng không có cơ chế để DN thực hiện tránh thuế, do vậy cũng không cần khống chế mức trả tối đa.

Trong trường hợp DN không chi bằng tiền cho người lao động mà chi mua của đối tác để cung cấp sản phẩm cho người lao động thì khoản chi này là cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và người thụ hưởng không chỉ là chủ sở hữu DN, do vậy, không nên khống chế mức trả tối đa khi tính thuế TNDN.

Thứ tư, chi hoa hồng môi giới, chi chiết khấu thanh toán.

Hai khoản chi này khi được chấp nhận là chi phí của người bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ thì cũng đồng thời là khoản thu nhập chịu thuế TNDN hoặc thuế TNCN của người được cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc của bên thứ ba có liên quan. Những khoản chi này là cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và người thụ hưởng không phải là chủ sở hữu DN. Chính vì vậy, không nên khống chế mức trả tối đa đối với các khoản chi này.

Tóm lại, từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy, những khoản chi mà người nhận hoặc thụ hưởng là chủ sở hữu DN, hoặc có liên quan đến chủ sở hữu DN, hoặc thành viên góp vốn vào DN thì nên khống chế mức trả tối đa để ngăn ngừa hiện tượng tránh thuế. Với những khoản chi không có tính chất như trên thì không nên khống chế mức trả tối đa. Với lập luận như vậy, chúng tôi đồng tình với một số đề xuất về xác định chi phí được trừ trong dự án Luật, song cũng đề nghị nghiên cứu bỏ hoặc sửa đổi quy định về khống chế của một số khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, ăn giữa ca, trang phục, trả lãi vay, hoa hồng môi giới và chiết khấu thanh toán. Việc chỉnh sửa các khoản chi phí này là cần thiết để một mặt chống thất thu NSNN nhưng mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi để các DN phát triển sản xuất, kinh doanh./.

Tạp chí Thuế

http://www.gdt.gov.vn/gdtLive/Trang-chu/Tin-tuc/News?contentId=121290&location=TCT

Để tôi làm cái công văn hỏi tổng cục thuế, khi nào có công văn trả lời tôi post hẳn lên đây là rõ ràng. (mà có ai hỏi cái hày rồi post lên luôn thì tốt quá)
 
Ánh Sao

Ánh Sao

Trung cấp
16/12/06
115
0
0
37
1a Hòa hưng-Q 10
Tóm lại là theo ý kiến của các bác là được đưa vào chi phí hợp lý hay không ??
Đọc hết 3 trang mà chóng cả mặt.
Chưa đưa ra được phương hướng chung.
Chờ đợi để được học hỏi hehe
Tặng anh giai nè.Có thế mà cũng chóng mặt,chắc không cần em phải giải thích chứ nhỉ?:004:
Điều 8.Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Các khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;
2. Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;
3. Phần chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoàiphân bổ cho cơ sở thường trú ở Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật quy định;
4. Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật có liên quan về: trích lập dự phòng; tiền trang phục; tiền ăn giữa ca;
5. Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho.
6. Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của đối tượng ngoài các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế vượt quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tại thời điểm vay;
7. Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật về khấu hao tài sản cố định;
8. Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi khi hết thời hạn quy định;
9. Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên công ty không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; các khoản chi trả cho người lao động không được quy định trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể theo quy định của Bộ luật lao động;
10. Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;
11. Số thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ; số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hoặc tạm nộp.
12. Phần chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, chi tiếp tân, khánh tiết, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị; chi phí hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chi phí chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của các cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ vượt quá 10% tổng số chi phí được trừ không bao gồm các khoản chi thuộc diện khống chế nêu trên. Đối với hoạt động thương nghiệp, tổng số chi phí để xác định mức khống chế không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra.
13. Các khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
 
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
Tặng anh giai nè.Có thế mà cũng chóng mặt,chắc không cần em phải giải thích chứ nhỉ?:004:

Tặng thì nhận liền heheh cám ơn nữa chớ :beer:
Nhưng xem ra không giải thích thì không ổn lắm :wall:
Đọc toét mắt mà vẫn chưa thấy cái điều 8 gì gì đó em trích choác nó nói gì và nó liên quan gì đến chi phí vi phạm hợp đồng. :sad:
Chắc em đang đánh đồng việc vi phạm hợp đồng với khỏan phạt vi phạm hành chính hay sao í nhỉ :wall:
 
T

trieukhang

Cao cấp
1/5/08
606
2
0
SG
...Để tôi làm cái công văn hỏi tổng cục thuế, khi nào có công văn trả lời tôi post hẳn lên đây là rõ ràng. (mà có ai hỏi cái hày rồi post lên luôn thì tốt quá)
Bạn viết dài quá, lý thuyết quá làm cho mắt mọi người nổ đom đóm cả.
NĐ 24 và TT 134 có ghi rõ chi phí không hợp lý là phạt vi phạm hành chính chứ làm gì có phạt vi pham hợp đồng kinh tế mà phải viết văn bản hỏi Tổng Cục Thuế. Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành NĐ và TT, chẳng lẽ TCT hướng dẫn khác sao? Nếu vậy thì không hiểu nổi...
Thu tiền do khách hàng bị phạt vi phạm HĐKT thì là thu nhập khác. Chi phí bih phạt vi phạm HĐKT là chi phí khác. Theo Tôi có thể khẳng định thu tiền và chi tiền ở đây đều là những yếu tố gắn liền với hoạt động kinh doanh của DN.
Như vậy, Phạt vi pham hợp đồng kinh tế là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
Chào
 
Ánh Sao

Ánh Sao

Trung cấp
16/12/06
115
0
0
37
1a Hòa hưng-Q 10
Tặng thì nhận liền heheh cám ơn nữa chớ :beer:
Nhưng xem ra không giải thích thì không ổn lắm :wall:
Đọc toét mắt mà vẫn chưa thấy cái điều 8 gì gì đó em trích choác nó nói gì và nó liên quan gì đến chi phí vi phạm hợp đồng. :sad:
Chắc em đang đánh đồng việc vi phạm hợp đồng với khỏan phạt vi phạm hành chính hay sao í nhỉ :wall:

Eo ôi, cái bài 1 đây anh giai nè. Tất nhiên là nói về tiền phạt vi phạm hợp đồng chứ đánh đồng gì anh giai nhỉ? có vi phạm thì..thì.....==>>>>>>có phạt ==>>>có tính chi phí hợp lý hay không????thế là có nhỉ?
Tiền phạt/ bồi thường vi phạm hợp đồng kinh tế
Dear cả nhà,

Hiện nay, công ty tôi phải trả một khoản bồi thường cho người mua do vi phạm hợp đồng kinh tế. Tôi có câu hỏi này kính đề nghị mọi người cho ý kiến:

- Theo quy định tại Nghị định 24: "4. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính như: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm về kế toán thống kê, vi phạm về thuế và các vi phạm hành chính khác." và Thông tư 134 "2.25. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính như: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.", chỉ có tiền phạt về vi phạm hành chính mới không được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Quy định này một thay đổi tích cực so với Nghị định 164 và thông tư 128 trước kia.

Vậy, các khoản tiền phạt/ bồi thường phải trả cho người mua do vi phạm hợp đồng kinh tế có được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ không? Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. :wall:

Xin chân thành cảm ơn.
Pháp luật đã qui định quá rõ là khoản vi phạm hợp đồng được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN rồi mà còn cứ tranh luận mãi cho tốn thời gian nhỉ?
To: hồngtrường: Kiểm điểm bác 1 phát,biết thì không được hỏi lanh quanh em gái hỏi lại là không trả lời được đấy :004:
 
Sửa lần cuối:
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
Cuối cùng là các bác đều thống nhất khỏan phạt vi phạm hợp đồng là được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN à. Cái này hay đấy nhé, em về áp dụng liền. Công ty em mà bị lọai khỏan này thì em vào đây bắt đền các bác đấy. hehe
 
Ánh Sao

Ánh Sao

Trung cấp
16/12/06
115
0
0
37
1a Hòa hưng-Q 10
Cuối cùng là các bác đều thống nhất khỏan phạt vi phạm hợp đồng là được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN à. Cái này hay đấy nhé, em về áp dụng liền. Công ty em mà bị lọai khỏan này thì em vào đây bắt đền các bác đấy. hehe
Anh giai lại nói sai rồi, phải gọi là Quốc Hội thống nhất và các bác cùng thi hành chứ, ai mà loại chi phí này của bác thì bác cứ gọi em nhá!
 
T

ThangAcc

Guest
3/3/07
27
0
6
Ha Noi
Bạn viết dài quá, lý thuyết quá làm cho mắt mọi người nổ đom đóm cả.
NĐ 24 và TT 134 có ghi rõ chi phí không hợp lý là phạt vi phạm hành chính chứ làm gì có phạt vi pham hợp đồng kinh tế mà phải viết văn bản hỏi Tổng Cục Thuế. Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành NĐ và TT, chẳng lẽ TCT hướng dẫn khác sao? Nếu vậy thì không hiểu nổi...
Thu tiền do khách hàng bị phạt vi phạm HĐKT thì là thu nhập khác. Chi phí bih phạt vi phạm HĐKT là chi phí khác. Theo Tôi có thể khẳng định thu tiền và chi tiền ở đây đều là những yếu tố gắn liền với hoạt động kinh doanh của DN.
Như vậy, Phạt vi pham hợp đồng kinh tế là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
Chào

Bài viết dài, nhưng bài viết không phải do tôi viết ra mà nó được đăng tại trang web của tổng cục thuế. Tôi post bài đấy để mọi người hiểu thêm tại sao tiền phạt vi phạm HĐKT hay lãi vay quá hạn vẫn có thể được tính chi phí. Để mọi người thêm cơ sở có thể cãi nếu cán bộ thuế khi quyết toán cố tình loại chi phí đó ra. Đọc cái bài ấy mà đã nổ đom đóm mắt thì làm sao mà đọc thông tư hay nghị định được?

Nghị định và thông tư ghi như thế là rõ rồi, tôi công nhận.

Nhưng tại vì việc áp dụng đang chưa rõ ràng, thậm chí khi hỏi cục thuế hiện nay cũng có người bảo là được, người bảo là không. Cá nhân tôi đã gọi điện, hỏi cục thuế HN, cán bộ hướng dẫn bảo theo thông tư 134 thì không được tính vào chi phí đấy, tôi có hỏi lại là chỗ nào ghi là không được thì họ trả lời là muốn kiện thông tư thì làm công văn. Tôi cũng không phục cách trả lời này.

Trên diễn đàn của chúng ta hiện nay vẫn có người bảo là không được kia kìa. Nên nếu có cái công văn trả lời rõ ràng ra là tốt chứ sao?
 
M

momdet

Trung cấp
12/5/08
198
0
0
TP.HCM
Mình cũng hỏi giống cô bạn bốn mắt là mình sẽ định khoản như thế nào trong trường hợp nộp phạt cho bên mua và ngược lại

giúp mình nhé!
:mrstraetz
 
Truong Nguyen

Truong Nguyen

Vạn sự tùy duyên
28/7/06
3,125
522
113
Hà Nội
tramhuongtuegiac.vn
Đây không phải là cảm tính, mà là cơ sở lý luận nó thế. Khi làm thì tất nhiên là phải theo luật, nghị định, thông tư rồi. Mà luật thì cũng phải có cơ sở để làm ra nó chứ. Tuy nhiên, quy định không phải lúc nào cũng rõ ràng khiến chúng ta phải bàn cãi cũng là điều bình thường.

Có cái bài này các bác đọc tham khảo:

Khống chế chi phí tính thuế TNDN: Quy định thế nào cho hợp lý?
23/05/2008

Trong Luật Thuế TNDN hiện hành và trong cả dự án Luật Thuế TNDN sửa đổi, có một số khoản chi phí bị khống chế mức tối đa khi tính thuế TNDN. Việc khống chế như vậy có cần thiết không và nếu cần thiết thì nên khống chế như thế nào, là những vấn đề cần làm rõ cả trên phương diện lý luận và thực tiễn quản lý.

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc khống chế mức tối đa khi xác định chi phí tính thuế TNDN

Dư luận chung cho rằng, trong số các khoản chi phí mà dự án Luật đề xuất khống chế mức trả tối đa khi tính thuế TNDN, có những khoản mà việc khống chế là cần thiết, có cơ sở lý luận và phù hợp với trình độ quản lý của Việt Nam như trích lập các khoản dự phòng, chi phí hội nghị, tiếp tân, khánh tiết. Đây đều là những khoản chi mà người thụ hưởng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chủ sở hữu DN.
......................................
Tuy nhiên, cần cân nhắc bỏ hoặc sửa đổi việc khống chế mức trả tối đa đối với một số khoản chi sau đây:

Thứ nhất, chi phí quảng cáo, tiếp thị.

.........................................
Tóm lại, từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy, những khoản chi mà người nhận hoặc thụ hưởng là chủ sở hữu DN, hoặc có liên quan đến chủ sở hữu DN, hoặc thành viên góp vốn vào DN thì nên khống chế mức trả tối đa để ngăn ngừa hiện tượng tránh thuế. Với những khoản chi không có tính chất như trên thì không nên khống chế mức trả tối đa. Với lập luận như vậy, chúng tôi đồng tình với một số đề xuất về xác định chi phí được trừ trong dự án Luật, song cũng đề nghị nghiên cứu bỏ hoặc sửa đổi quy định về khống chế của một số khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, ăn giữa ca, trang phục, trả lãi vay, hoa hồng môi giới và chiết khấu thanh toán. Việc chỉnh sửa các khoản chi phí này là cần thiết để một mặt chống thất thu NSNN nhưng mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi để các DN phát triển sản xuất, kinh doanh./.

Tạp chí Thuế

http://www.gdt.gov.vn/gdtLive/Trang-chu/Tin-tuc/News?contentId=121290&location=TCT

Để tôi làm cái công văn hỏi tổng cục thuế, khi nào có công văn trả lời tôi post hẳn lên đây là rõ ràng. (mà có ai hỏi cái hày rồi post lên luôn thì tốt quá)

Cái bài này chẳng qua là đưa ra thảo luận, nó không được dùng như quy định của pháp luật nhé bác, có lẽ bác nhầm giữa tham khảo và áp dụng. Chúng ta làm theo nghị định 24/2007/NĐ-CP và theo thông tư 134/2007/TT-BTC chứ chúng ta không làm theo một bài chỉ mang tính chất tham khảo như trên nhé bác thangacc.
 
Truong Nguyen

Truong Nguyen

Vạn sự tùy duyên
28/7/06
3,125
522
113
Hà Nội
tramhuongtuegiac.vn
Mình cũng hỏi giống cô bạn bốn mắt là mình sẽ định khoản như thế nào trong trường hợp nộp phạt cho bên mua và ngược lại

giúp mình nhé!
:mrstraetz
+ Nộp phạt cho bên mua hạch toán
Nợ TK 811
Có TK 111,112
+ Nếu bạn là đơn vị nhận tiền thì hạch toán
Nợ TK 111,112
Có TK 711

Đây là một khoản thu nhập chịu thuế TNDN đối với bên nhận tiền từ bên vi phạm hợp đồng kinh tế.

Thân chào bạn!
 
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
Nói túm lại là các bác chỉ suy ra thôi.
Vì khoản nhận tiền phạt vi phạm hợp đồng được đưa vào thu nhập khác và chịu thuế thu nhập nên các bác suy ra khoản bị phạt cũng được đưa vào chi phí khác và đương nhiên được đưa vào chi phí hợp lý.
Nhưng suy ra thế này cũng hay. Tạm thời làm theo cái suy ra của các bác vậy. Sau này có gì tính sau hee
 
T

tranbinh200780

Cao cấp
25/2/08
519
40
28
42
Thành Phố Hồ Chí Minh
Nói túm lại là các bác chỉ suy ra thôi.
Vì khoản nhận tiền phạt vi phạm hợp đồng được đưa vào thu nhập khác và chịu thuế thu nhập nên các bác suy ra khoản bị phạt cũng được đưa vào chi phí khác và đương nhiên được đưa vào chi phí hợp lý.
Nhưng suy ra thế này cũng hay. Tạm thời làm theo cái suy ra của các bác vậy. Sau này có gì tính sau hee

Pác này nói lung tung, làm gì mà suy ra, theo luật mà làm thôi, cái gì có lợi thì làm .Nếu luật không có nói đến loại ra thì cứ làm
Thân chào
 
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
Pác này nói lung tung, làm gì mà suy ra, theo luật mà làm thôi, cái gì có lợi thì làm .Nếu luật không có nói đến loại ra thì cứ làm
Thân chào

hehe Chú lung tung thì có. Chú nói luật hỉ. Thế luật nào qui định cái này thế Chú.
Chú tìm cho anh cái luật nào dám qui định mí cái này thì anh thua chú thùng bia :004:
Ai chả biết làm cái gì có lợi thì làm. Nhưng lợi ở đây trứơc tiên phải lợi cho ngân sách nhà nước trước đã. Chứ lợi cho mình mà thiệt cho nhà nước thì coi chừng lợi không có mà răng cũng không còn đấy chú em iu quí hehehe :wall:
 
T

tranbinh200780

Cao cấp
25/2/08
519
40
28
42
Thành Phố Hồ Chí Minh
hehe Chú lung tung thì có. Chú nói luật hỉ. Thế luật nào qui định cái này thế Chú.
Chú tìm cho anh cái luật nào dám qui định mí cái này thì anh thua chú thùng bia :004:
Ai chả biết làm cái gì có lợi thì làm. Nhưng lợi ở đây trứơc tiên phải lợi cho ngân sách nhà nước trước đã. Chứ lợi cho mình mà thiệt cho nhà nước thì coi chừng lợi không có mà răng cũng không còn đấy chú em iu quí hehehe :wall:

Pác này nói sai nữa rồi, lợi cho nhà nước là thế nào nhỉ ? lợi nhà nước không lợi doanh nghiệp thì không được, họ không đầu tư thì mấy ông nhà nước chờ srụng. Trong kia không có trường hợp các chi phí bị loại ra từ vi phạm hợp đồng thì mình đưa vào chi phí hợp lý được chứ
 
M

momdet

Trung cấp
12/5/08
198
0
0
TP.HCM
Vậy cái khoản bồi thường HĐKT này sẽ đc hạch toán như thế nào vậy các anh chị! Chỉ giúp em với! (Khi mình bồi thường cho người ta và người ta bồi thường cho mình!)

Cô bạn bốn mắt ơi cho mình hỏi thêm cái hàng ở dưới như thế nào vậy
mình không biết phải vào chỗ nào nữa chỉ mình zới
:eek:fftopic:
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA