Mỗi tuần một chuyên đề

Người lao động nước ngoài

  • Thread starter Coi000
  • Ngày gửi
C

Coi000

Guest
29/10/08
29
0
0
37
HCM
Cty mình có lập 1 hợp đồng lao động với 1 người nước ngoài (Thái Lan). Người lao động nước ngoài thì ko có BHXH và BHYT.

Câu 1: Cho mình hỏi là nếu họ ko có BHXT và YT thì họ có cái gì. Tức là công ty mình có thực hiện nghĩa vụ gì với họ (dĩ nhiên là các ngoài các nghĩa vụ ghi trên hợp đồng) và với nhà nước. Tức là mình ko hiểu luật lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Câu 2: Khi mình đi gia hạn visa cho ông Thái này thì người ta nói rằng nếu cty làm việc lâu dài với ông này (hơn 3 tháng nữa) thì phải làm Giấy phép lao động cho ống ấy tại phòng LDTBXH. Khi đó mới được gia hạn visa nữa. Vậy mình cần chuẩn bị những thủ tục gì trước khi đến phòng LDTBXH

Thanks các bạn nhiều nha
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
C

cabasa

Cao cấp
Thủ tục cấp giấy phép lao động đây bạn tham khảo nhé:
THÔNG TƯ 08/2000/TT-BLĐTBXH NGÀY 29/3/2000 CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TỔ CHỨC Ở VIỆT NAM
II. THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG, GIA HẠN
GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VÀ CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

1. Cấp giấy phép lao động.

a) Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động

Người sử dụng lao động phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ tới cơ quan Nhà nước được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền (theo quy định tại Mục IV của Thông tư này) để xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, bộ hồ sơ gồm có:

- Các giấy tờ của người sử dụng lao động, gồm:

+ Đơn xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này);

+ Một bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy cho phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước Việt Nam;

+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép tuyển người nước ngoài theo quy định tại khoản1 Điều 7 của Nghị định số 58/CP ngày 03-10-1996 của Chính phủ (theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này).

+ Bản sao hợp đồng lao động có thời hạn đã giao kết với người sử dụng lao động có xác nhận của người sử dụng lao động này hoặc quyết định cử làm việc ở Việt Nam của phía nước ngoài (đối với trường hợp người nước ngoài hiện đang ở Việt Nam); hoặc văn bản của người sử dụng lao động về dự kiến sẽ giao kết hợp đồng lao động hay dự kiến quyết định sẽ cử làm việc ở Việt Nam.

- Các giấy tờ của người lao động nước ngoài, gồm:

+ Đơn xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam (theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

+ Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam cấp.

Trường hợp người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài thì phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

+ Bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn tay nghề của người nước ngoài. Chứng chỉ về trình độ chuyên môn tay nghề của người lao động nước ngoài, bao gồm: bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên hoặc giấy chứng nhận về tay nghề của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của nước đó.

Đối với người lao động nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý nếu không có chứng chỉ thì phải có bản tự nhận xét về trình độ chuyên môn, tay nghề và trình độ quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch xác nhận.

+ Giấy chứng nhận sức khoẻ do bệnh viện cấp tỉnh trở lên của Việt Nam cấp hoặc do bệnh viện, cơ sở chữa bệnh khác nhưng phải tương đương bệnh viện cấp tỉnh. Nếu giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài thì theo quy định của nước đó.

Giấy chứng nhận sức khoẻ có giá trị trong thời hạn 6 tháng (sáu tháng) kể từ ngày cấp tới ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận hồ sơ xin cấp giấy phép lao động.

+ Lý lịch tự thuật có dán một ảnh mầu của người nước ngoài, kích thước ảnh 3cm x 4cm, (theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này).

+ Ba ảnh màu, kích thước (3cm x 4cm), đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, ảnh chụp không quá một năm tính đến ngày nhận hồ sơ xin cấp giấy phép lao động.

Phiếu lý lịch tư pháp, giấy chứng nhận sức khoẻ, lý lịch tự thuật, bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn tay nghề, bản tự nhận xét về trình độ chuyên môn, tay nghề và trình độ quản lý nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được hợp pháp hoá lãnh sự hoặc được cơ quan công chứng Nhà nước Việt Nam chứng nhận.

b) Cấp giấy phép lao động:

- Giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao động đã giao kết hoặc dự kiến sẽ giao kết, hoặc theo quyết định cử sang làm việc của phía nước ngoài. Thời hạn của hợp đồng lao động để cấp giấy phép lao động là thời hạn của hợp đồng lao động xác định từ 1 năm đến 3 năm, hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo công việc nhất định dưới 1 năm.

- Trong thời hạn 15 ngày (mười lăm ngày), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động hợp lệ, cơ quan được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền phải cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Trong trường hợp không cấp được giấy phép lao động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Gia hạn giấy phép lao động

a) Hồ sơ xin gia hạn giấy phép lao động: chậm nhất là 30 ngày, trước ngày hợp đồng lao động cũ hết hạn, người sử dụng lao động phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ xin gia gia hạn giấy phép lao động tới cơ quan nhà nước được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền để xin gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài bộ hồ sơ gồm có:

- Đơn xin gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này). Trong đó phải nêu rõ lý do chưa đào tạo được người Việt Nam để thay thế; họ tên người Việt Nam đã hoặc đang được đào tạo, kinh phí đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo để thay thế người lao động nước ngoài.

- Bản sao hợp đồng lao động đã gia hạn. Bản sao này phải có xác nhận và đóng dấu của người sử dụng lao động.

- Giấy phép lao động đã được cấp.

b) Gia hạn giấy phép lao động:

- Giấy phép lao động đã cấp được gia hạn một lần. Thời gian gia hạn giấy phép lao động tương ứng với thời gian gia hạn của hợp đồng lao động đã giao kết.

Ví dụ: Ông A đã giao kết hợp đồng lao động có thời hạn là 3 năm với công ty X và được cấp giấy phép lao động với thời hạn là 3 năm. Do nhu cầu ông A và công ty X đã thoả thuận gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết thêm 3 năm, thì giấy phép lao động đó được gia hạn với thời hạn là 3 năm.

- Trong thời hạn 15 ngày (mười lăm ngày) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền phải gia hạn giấy phép lao động. Trường hợp không gia hạn thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Không gia hạn cho những người vi phạm nghiêm trọng pháp luật lao động Việt Nam.

3. Cấp lại giấy phép lao động đối với các trường hợp bị mất hoặc hỏng.

a) Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động: trường hợp giấy phép lao động đã được cấp bị mất hoặc bị hỏng, người lao động nước ngoài phải làm đơn xin cấp giấy phép lao động, có xác nhận và đề nghị của người sử dụng lao động gửi cho cơ quan đã cấp giấy phép lao động (theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này).

b) Cấp lại giấy phép lao động: trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ xin cấp lại giấy phép lao động, cơ quan có thẩm quyền (cơ quan đã cấp giấy phép lao động mà bị mất hoặc bị hỏng) xem xét và cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
 
C

Coi000

Guest
29/10/08
29
0
0
37
HCM
Ặc. Thủ tục gì mà rắc rối thế. Khư khư.
Phải cố thui
Thanks bạn nhiều nha, rất rất nhiều luôn. Bây giờ mình bắt tay vô làm. Có gì ko hiểu mình sẽ mail hỏi bạn nha
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA