Mỗi tuần một chuyên đề

Chi phí bảo dưỡng công trình

  • Thread starter hoaitrinh
  • Ngày gửi
H

hoaitrinh

Trung cấp
24/5/07
149
0
0
39
BÌNH ĐỊNH
Chào cả nhà, Có ai có kinh nghiệm về chi phí bảo dưỡng công trình không? giúp mình với.
Cty mình hoàn thành xong và bàn giao công trình cho khách hàng xong rồi. Xuất hóa đơn tài chính xong rồi. Mình ko trích chi phí bảo dưỡng. Nói chung là mình đã hoàn tất giữa chi phí và doanh thu rồi. Nhưng bây giờ công trình bị hư. Bên mình phải sửa cho họ. mà chi phí sửa chữa này bên mình chịu. Vậy giờ chi phí này mình đưa vào đâu. Mong các bạn giúp mình với
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
NTAC

NTAC

Cao cấp
23/7/07
1,212
12
38
35
In the blue Air
Nó là chi phí bảo hành, hạch toán vào chi phí của DN, có lẽ TK 642 .
 
H

hoaitrinh

Trung cấp
24/5/07
149
0
0
39
BÌNH ĐỊNH
chi phí sửa chữa công trình

Chi phí bảo dưỡng công trình đưa vào loại 642 có được không ta
 
H

hunghhvn

Guest
22/11/07
12
0
0
HN
Mình cũng đang dính vào vụ này, có ai biết không chỉ giúp với nhi?
Tks,
 
V

vitcon1

Guest
23/10/09
35
0
0
hanoi
Chi phí bảo dưỡng công trình đưa vào loại 642 có được không ta

Không được đâu bạn ạ! Mà phải là như thế này:
+ Đối với bảo hành sản phẩm, hàng hóa: đưa vào 641.
+ Đối với bảo hành công trình xây lắp: đưa vào 632.
Ở đây mình chỉ nói về trường hợp bảo hành công trình xây lắp, như sau:
Đối với các doanh nghiệp xây lắp thì phải lập dự phòng bảo hành công trình xây lắp.
Quy trình như sau:
1. Khi bàn giao cho khách hàng: lập dự phòng:
Nợ 627
Có 352
2. Trong kỳ: khi phát sinh hỏng hóc phải sửa chữa:
a) Trường hợp ko có bộ phận bảo hành độc lập:
- Tập hợp chi phí sửa chữa bảo hành:
Nợ 621, 622, 623, 627
Có 111, 112
- Cuối kỳ kết chuyển:
Nợ 154
Có 621, 622, 623, 627
- Xử lý chi phí bảo hành:
+ Nợ 352: tương ứng với phần chi phí <= dự phòng
Có 154
+ Nếu chi phí thực tế > dự phòng thì phần chênh lệch lớn hơn sẽ hạch toán:
Nợ 632: Tương ứng với phần lớn hơn
Có 154
b) Trường hợp có bộ phận bảo hành độc lập:
( Toàn bộ chi phí phát sinh bộ phận bảo hành phải tự hạch toán)
- Số tiền phải trả cho đơn vị cấp dưới, đơn vị nội bộ về chi phí bảo hành công trình:
Nợ 352
Có 336
- Trả tiền:
Nợ 336
Có 111, 112
3. Cuối kỳ: hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình ko phải bảo hành, hoặc số dự phòng > chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập:
Nợ 352
Có 711
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp.
 
H

hunghhvn

Guest
22/11/07
12
0
0
HN
Bạn cho mình hỏi thêm một chút về quy đình trích lập dự phòng với hoạt động xây lắp thì quy định cụ thể ở đâu nhỉ? Mình cần biết tỷ lệ trích lập dự phòng là bao nhiêu? có theo đặc thù từng ngành nghề không?

Cảm ơn bạn nhiều. :1luvu:
 
T

trieukhang

Cao cấp
1/5/08
606
2
0
SG
BTC có ban hành TT 228/2009/T-BTC. Trong đó có Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp.
 
N

nguyễn mai

Guest
Điều 7. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp.
1. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: là những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định khác.
2. Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất trích bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã tiêu thụ trong năm và tiến hành lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp có cam kết bảo hành. Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp theo quy định đã cam kết với khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ đối với các sản phẩm, hàng hoá và không quá 5% trên tổng giá trị công trình đối với các công trình xây lắp.
Sau khi lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán:
- Đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá khi trích lập hạch toán vào chi phí bán hàng.
- Đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp khi trích lập hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
3. Xử lý khoản dự phòng:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu số thực chi bảo hành lớn hơn số đã trích lập dự phòng thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí bán hàng. Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập bằng số dư của khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng bảo hành;
Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập cao hơn số dư của khoản dự phòng bảo hành, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí bán hàng đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá hoặc chi phí sản xuất chung đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp của doanh nghiệp phần chênh lệch này.
Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư của khoản dự phòng, thì doanh nghiệp hoàn nhập phần chênh lệch:
- Đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá ghi giảm chi phí bán hàng.
- Đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp hạch toán vào thu nhập khác.
Hết thời hạn bảo hành, nếu không phải chi bảo hành hoặc không sử dụng hết số tiền dự phòng đã trích lập, số dư còn lại được hoàn nhập theo nguyên tắc trên.
 
N

nguyễn mai

Guest
Không được đâu bạn ạ! Mà phải là như thế này:
+ Đối với bảo hành sản phẩm, hàng hóa: đưa vào 641.
+ Đối với bảo hành công trình xây lắp: đưa vào 632.
Ở đây mình chỉ nói về trường hợp bảo hành công trình xây lắp, như sau:
Đối với các doanh nghiệp xây lắp thì phải lập dự phòng bảo hành công trình xây lắp.
Quy trình như sau:
1. Khi bàn giao cho khách hàng: lập dự phòng:
Nợ 627
Có 352
2. Trong kỳ: khi phát sinh hỏng hóc phải sửa chữa:
a) Trường hợp ko có bộ phận bảo hành độc lập:
- Tập hợp chi phí sửa chữa bảo hành:
Nợ 621, 622, 623, 627
Có 111, 112
- Cuối kỳ kết chuyển:
Nợ 154
Có 621, 622, 623, 627
- Xử lý chi phí bảo hành:
+ Nợ 352: tương ứng với phần chi phí <= dự phòng
Có 154

+ Nếu chi phí thực tế > dự phòng thì phần chênh lệch lớn hơn sẽ hạch toán:
Nợ 632: Tương ứng với phần lớn hơn
Có 154
b) Trường hợp có bộ phận bảo hành độc lập:
( Toàn bộ chi phí phát sinh bộ phận bảo hành phải tự hạch toán)
- Số tiền phải trả cho đơn vị cấp dưới, đơn vị nội bộ về chi phí bảo hành công trình:
Nợ 352
Có 336
- Trả tiền:
Nợ 336
Có 111, 112
3. Cuối kỳ: hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình ko phải bảo hành, hoặc số dự phòng > chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập:
Nợ 352
Có 711
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp.

Phần chi xử lý chi phí bảo hành của bạn không ổn.
Nếu hạch toán có 154 là bạn đang điều chỉnh giảm dự phòng chi phí bảo hành.
Xử lý chi phí bảo hành phát sinh thực tế thì chi hết bao nhiêu lấy từ dự phòng ra mà thanh toán thôi.
Nợ Tk Dự phòng
Có TK 111;112
 
V

vitcon1

Guest
23/10/09
35
0
0
hanoi
Phần chi xử lý chi phí bảo hành của bạn không ổn.
Nếu hạch toán có 154 là bạn đang điều chỉnh giảm dự phòng chi phí bảo hành.
Xử lý chi phí bảo hành phát sinh thực tế thì chi hết bao nhiêu lấy từ dự phòng ra mà thanh toán thôi.
Nợ Tk Dự phòng
Có TK 111;112
ko phải đâu bạn à. Hạch toán có 154 ko phải là điều chỉnh giảm dự phòng chi phí bảo hành đâu. Ở đây tài khoản 154 chỉ sử dụng như là tài khoản trung gian để tập hợp chi phí sửa chữa và khi hoàn thành thì kết chuyển sang chi phí. Chi phí thực tế sẽ có hai trường hợp:
1. Phần chi phí thực tế =< dự phòng:
nợ 352
có 154
2. Phần chi phí thực tế > dự phòng:
nợ 632: tương ứng với phần lớn hơn
có 154
Như vậy là sau khi xử lý chi phí bảo hành thì tài khoản 154 ko còn số dư.
 
F

Franci1

Guest
26/7/09
32
0
0
38
Thanh Hoa
Không được đâu bạn ạ! Mà phải là như thế này:
+ Đối với bảo hành sản phẩm, hàng hóa: đưa vào 641.
+ Đối với bảo hành công trình xây lắp: đưa vào 632.
Ở đây mình chỉ nói về trường hợp bảo hành công trình xây lắp, như sau:
Đối với các doanh nghiệp xây lắp thì phải lập dự phòng bảo hành công trình xây lắp.
Quy trình như sau:
1. Khi bàn giao cho khách hàng: lập dự phòng:
Nợ 627
Có 352
2. Trong kỳ: khi phát sinh hỏng hóc phải sửa chữa:
a) Trường hợp ko có bộ phận bảo hành độc lập:
- Tập hợp chi phí sửa chữa bảo hành:
Nợ 621, 622, 623, 627
Có 111, 112
- Cuối kỳ kết chuyển:
Nợ 154
Có 621, 622, 623, 627
- Xử lý chi phí bảo hành:
+ Nợ 352: tương ứng với phần chi phí <= dự phòng
Có 154
+ Nếu chi phí thực tế > dự phòng thì phần chênh lệch lớn hơn sẽ hạch toán:
Nợ 632: Tương ứng với phần lớn hơn
Có 154
b) Trường hợp có bộ phận bảo hành độc lập:
( Toàn bộ chi phí phát sinh bộ phận bảo hành phải tự hạch toán)
- Số tiền phải trả cho đơn vị cấp dưới, đơn vị nội bộ về chi phí bảo hành công trình:
Nợ 352
Có 336
- Trả tiền:
Nợ 336
Có 111, 112
3. Cuối kỳ: hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình ko phải bảo hành, hoặc số dự phòng > chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập:
Nợ 352
Có 711
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp.

1. Khi trích trước chi phí sửa chữa, bảo hành công trình
N627
C335
2. Trong thời gian bảo hành phát sinh chi phí
N621, 622, 623, 627
N133
C111, 112, 152, 153, 214, 334
3. Kết thúc quá trình sửa chữa kế toán kết chuyển các khoản mục phí
N154
C621, 622, 623, 627
4. Khi bàn giao công trình sửa chữa
N335
C154
4. Khi hết thời gian bảo hành công trình không phải sửa chữa or CP sửa chữa nhỏ hơn Cp đã trích
N335
C711
 
X

xphong

Trung cấp
15/5/09
70
0
6
43
vietnam
Chào cả nhà, Có ai có kinh nghiệm về chi phí bảo dưỡng công trình không? giúp mình với.
Cty mình hoàn thành xong và bàn giao công trình cho khách hàng xong rồi. Xuất hóa đơn tài chính xong rồi. Mình ko trích chi phí bảo dưỡng. Nói chung là mình đã hoàn tất giữa chi phí và doanh thu rồi. Nhưng bây giờ công trình bị hư. Bên mình phải sửa cho họ. mà chi phí sửa chữa này bên mình chịu. Vậy giờ chi phí này mình đưa vào đâu. Mong các bạn giúp mình với

Đúng ra bạn phải trích dự phòng như một số bạn ở đây nói, nhưng vì chưa trích (nên mới có chuyện hỏi, bạn nhỉ?) nên khi phát sinh chi phí hạch toán vào TK 811 - Chi phí khác
Nợ TK 811
Nợ TK 1331
Có TK liên quan (111, 112, 331, 152...)
 
H

hangngacvs

Sơ cấp
19/2/09
32
0
0
thái nguyên
chi phí bảo hành công trình

Chào bạn!
nếu như bạn chưa trích chi phí bảo hành công trình thì bạn cho thẳng chi phí bảo hành vào chi phí trực tiếp của công trình đó chứ ko vào 642 (theo khoản mục chi phí). nếu đã quyết toán công trình xong, làm báo cáo tài chính năm xong mới phát sinh bảo hành thì bạn cho vào chi phí khác TK811
 
A

aladin77772000

Trung cấp
30/8/07
117
4
18
hn
QĐ15/2006 và TT228/2009 có nói:
"- Khi sửa chữa bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (Phần dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá còn thiếu)
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang."

"Tại thời điểm lập dự phòng nếu số thực chi bảo hành lớn hơn số đã trích lập dự phòng thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí bán hàng."
Như vậy khi công trình đã hoàn thành bàn giao (tức là bạn đã hạch toán hết doanh thu và giá vốn của công trình rồi thì chi phí bảo hành phát sinh (trường hợp bạn không trích lập dự phòng hoặc số dự phòng không đủ) thì hạch toán vào chi phí bán hàng TK641. ok
 
X

xuantim

Sơ cấp
18/8/08
3
0
1
tp.hcm
Các bạn ơi, các bạn có thể cho mình hỏi một chút nhe.
Mình ví dụ : bên cty ký hợp đồng xây dựng nhà xưởng cho khách hàng trị giá trước thuế là 1 tỷ
Mình sẽ xuất hóa đơn theo tiến độ công việc khi có chữ ký nghiệm thu của giám sát công trình sau đó xuất hóa đơn.
Mình thực sự hơi bối rối về cách hạch toán : mình ví dụ hóa đơn sẽ xuất 1 lần khi hoàn thành công việc
GTTT : 1 tỷ
VAT : 100 triệu
TC : 1.1 tỷ
Ghi nhận doanh thu
N 131 : 1.1 tỷ
C 511 : 1 tỷ
C 1331 : 0.1 tỷ
Khi khách hàng chuyển khoản
N1121 : 1.45
C131 : 1.45
Khách hàng sẽ giữ lại 5% chi phí bảo hành công trình
Các bạn làm ơn cho mình hỏi, nếu đúng như trích bảo hành
N627 /C335 : 0.55 tỷ
- TK 131 dư bên Nợ giả sử sang năm thứ 2 công trình ko có phát sinh phải sửa chữa kh trả tiền :
N1121 : 0.55
C131 : 0.55
Đồng thời ghi giảm khoản trích chi phí bảo hành : N335/C 711: 0.55
Nếu trong thời gian bảo hành công trình phát sinh chi phí :
N621,622,627 : 0.6
C111,112,152 : 0.6
Vậy là số trích nhỏ hơn thực tế phát sinh : vậy sẽ hạch toán khoản trích thêm như thế nào khi đã qua năm tài chính mới?
Nếu số trích mà lớn hơn số phát sinh thì hạch toán : N335/C711

Mình ko biế hạch toán như vậy đã đúng chưa? Các bạn góp ý giúp mình nhé. mình cảm ơn các bạn nhiều!
 
L

lehoa_tcd

Trung cấp
9/12/06
162
0
16
Ha noi
Vậy cho mình hỏi trường hợp xây dựng nhà xưởng cho thuê và có cam kết trong hợp đồng là bảo dưỡng hàng năm thì chi phí bảo dưỡng đó tính như thế nào? Còn nữa ạ hồ sơ bảo dưỡng thìibao gồm những gì ạ? Công ty em nhân viên bên phòng dự án nghỉ mất tiêu rùi giờ không có ai làm hồ sơ, mà em thì cũng kô biết làm thế nào. AC nào giúp em với.
 
G

GIABAO KBNN

Sơ cấp
20/8/10
5
0
0
51
Cà Mau
Mình đồng ý với Vitcon1 và Franci1, nhưng chưa thông lắm mong 2 bạn giúp nhé !
Nếu năm sau phát sinh sửa chữa thì việc hạch toán đó có làm tăng trên bảng cân đối năm sau không ? Trên thực tế việc trích lập DP này đả trích năm rồi.
 
L

lehoa_tcd

Trung cấp
9/12/06
162
0
16
Ha noi
Vậy cho mình hỏi trường hợp xây dựng nhà xưởng cho thuê và có cam kết trong hợp đồng là bảo dưỡng hàng năm thì chi phí bảo dưỡng đó tính như thế nào? Còn nữa ạ hồ sơ bảo dưỡng thìibao gồm những gì ạ? Công ty em nhân viên bên phòng dự án nghỉ mất tiêu rùi giờ không có ai làm hồ sơ, mà em thì cũng kô biết làm thế nào. AC nào giúp em với.

KO ai giúp em ạ????????????????????
 
B

bamboogirl

Sơ cấp
24/9/10
3
0
0
TP HCM
mà bạn ơi,phần trích lập là được hạch toán vào cuối kỳ ktoan mà,đc quyết toán vào cuối năm,nếu thời gian bảo hành của CT vẫn còn thỉ sao? mình ko hiểu
 
B

bamboogirl

Sơ cấp
24/9/10
3
0
0
TP HCM
QĐ15/2006 và TT228/2009 có nói:
"- Khi sửa chữa bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (Phần dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá còn thiếu)
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang."

"Tại thời điểm lập dự phòng nếu số thực chi bảo hành lớn hơn số đã trích lập dự phòng thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí bán hàng."
Như vậy khi công trình đã hoàn thành bàn giao (tức là bạn đã hạch toán hết doanh thu và giá vốn của công trình rồi thì chi phí bảo hành phát sinh (trường hợp bạn không trích lập dự phòng hoặc số dự phòng không đủ) thì hạch toán vào chi phí bán hàng TK641. ok
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA