Mức lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc

  • Thread starter ransamac
  • Ngày gửi
R

ransamac

Guest
22/11/07
9
0
0
Q11,TP HCM
Theo quy định hiện nay, thì sau ngày 1-1-2009, nếu NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp (do quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả) khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Ðiều 15 Nghị định 127/2008/NÐ-CP. Doanh nghiệp chỉ phải chi trả trợ cấp thôi việc từ 31/12/2008 trở về trước.

Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo pháp luật về lao động là tiền công, tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có)...".

Bởi trợ cấp thôi việc chỉ được chi trả cho thời gian làm việc từ 31/12/2008 trở về trước.Vậy nếu người lao động nghỉ việc trong khỏang thời gian từ năm 2009 trở về sau thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc tính theo thời gian nào? 6 tháng cuối năm 2008 (khi nghị định 127/208/NĐ-CP chưa có hiệu lực) hay tiền lương 06 liền kề ngay tại thời điểm trước khi thôi việc?

Ai biết chỉ dùm với!!! Thanks!!!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
wrong

wrong

Cao cấp
16/10/07
714
0
0
41
Hà Nội
ơ, thế bạn ghi rõ ràng căn cứ tính TCTV là bq của 6 tháng liền kề trước khi mất việc mà. Ngoài ra, đâu còn có quy định tính khác đâu.

Chỉ có thời gian tính TCTV thì cần phải căn cứ vào mốc 2009 thui
 
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
ở đây cần phân biệt rõ:
-tgian làm việc tính tctv: tính từ ngày bđầu vào lv đến 31/12/2008.
-mức lương bquân 6 tháng liền kề tính tctv: trbình cộng của mức lương tại thời điểm nghỉ việc với lương của 5 tháng trước đó. ko liên quan gì tới 31/12/2008.
thân,
 
vanhungacc

vanhungacc

Trung cấp
6/5/09
103
1
0
SG
Theo quy định hiện nay, thì sau ngày 1-1-2009, nếu NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp (do quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả) khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Ðiều 15 Nghị định 127/2008/NÐ-CP. Doanh nghiệp chỉ phải chi trả trợ cấp thôi việc từ 31/12/2008 trở về trước.

Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo pháp luật về lao động là tiền công, tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có)...".

Bởi trợ cấp thôi việc chỉ được chi trả cho thời gian làm việc từ 31/12/2008 trở về trước.Vậy nếu người lao động nghỉ việc trong khỏang thời gian từ năm 2009 trở về sau thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc tính theo thời gian nào? 6 tháng cuối năm 2008 (khi nghị định 127/208/NĐ-CP chưa có hiệu lực) hay tiền lương 06 liền kề ngay tại thời điểm trước khi thôi việc?

Ai biết chỉ dùm với!!! Thanks!!!

Trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc là hai thứ hoàn toàn khác nhau nên không có chuyện được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì không được hưởng trợ cấp thôi việc.Trợ cấp thất nghiệp là khoản trợ cấp cho người lao động trong lúc tìm công việc mới, còn trợ cấp thôi việc là khoản trợ cấp trả cho những gì người lao động đã cống hiến cho công ty, chủ doanh nghiệp có trách nhiệm phải chi trả khoản đó.

Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo pháp luật về lao động là tiền công, tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có)...".Cứ một năm làm việc được tính là nữa tháng lương, nếu thời gian làm việc lẻ thì được làm tròn theo nguyên tắc trên 6 tháng thì được tính là một năm, dưới 6 tháng thì không được.
Chúc vui vẻ
 
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
Trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc là hai thứ hoàn toàn khác nhau nên không có chuyện được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì không được hưởng trợ cấp thôi việc.Trợ cấp thất nghiệp là khoản trợ cấp cho người lao động trong lúc tìm công việc mới, còn trợ cấp thôi việc là khoản trợ cấp trả cho những gì người lao động đã cống hiến cho công ty, chủ doanh nghiệp có trách nhiệm phải chi trả khoản đó.

đọc lại NĐ127/2008-NĐ.CP về BHTN đi bạn ơi.
 
wrong

wrong

Cao cấp
16/10/07
714
0
0
41
Hà Nội
Cứ một năm làm việc được tính là nữa tháng lương, nếu thời gian làm việc lẻ thì được làm tròn theo nguyên tắc trên 6 tháng thì được tính là một năm, dưới 6 tháng thì không được.

ơ, trên 6 tháng tính là 1 năm, còn dưới 6 tháng tính là nửa năm mà :D
 
phuong8407

phuong8407

Trung cấp
27/2/08
111
3
0
vùng trời bình yên
Dưới nửa năm không được tính.

chỉ được hưởng TCTV khi đã làm được >= 1năm
dưới 6 tháng làm tròn nửa năm. vd làm được 14 tháng thì tính là 1,5 năm
trên 6 tháng làm tròn 1 năm. vd làm được 18 tháng thì tính là 2 năm
 
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
Dưới nửa năm không được tính.
sai.
chỉ được hưởng TCTV khi đã làm được >= 1năm
dưới 6 tháng làm tròn nửa năm. vd làm được 14 tháng thì tính là 1,5 năm
trên 6 tháng làm tròn 1 năm. vd làm được 18 tháng thì tính là 2 năm
đúng.
bổ sung thêm là nếu lẻ = 6 tháng cũng dc tính tròn 1 năm nhé.
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Tranh luận về vấn đề này, đến nay vẫn chưa có trả lời chính thức từ cơ quan chức năng, các bạn nên đợi.

Ngày 28.4, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân cho biết, bộ đang soạn thảo văn bản gửi sở LĐTBXH và LĐLĐ các tỉnh, thành cả nước, để hướng dẫn chung việc thực hiện một "gút mắc" của DN và CĐCS mà Bộ luật Lao động (cùng các văn bản pháp quy) và Luật BHXH chưa làm rõ.

Cụ thể: Đối với những trường hợp NLĐ đã làm việc đủ 12 tháng, nhưng có một số tháng thuộc về năm 2008, nay nghỉ việc thì có được hưởng trợ cấp thôi việc? Trước đó vào ngày 13.4, ông Phạm Minh Huân với tư cách Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền công Bộ LĐTBXH, đã ký hàng loạt công văn (số 1131, 1132, 1134, 1135, 1136...) trả lời các DN đang gặp "gút mắc" nêu trên.

Nội dung các công văn thể hiện nguyên tắc liên kết các quan hệ pháp lý của các điều luật để giải quyết "kẽ hở" luật pháp, trong đó nói rõ: "Tại khoản 1 Điều 42 BLLĐ quy định khi chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ đã làm việc thường xuyên trong DN, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng LĐ có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm nửa tháng lương cộng với phụ cấp lương nếu có.

Tại khoản 2 Điều 102 Luật BHXH và khoản 1 điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, ngày 12.12.2008 thì thời gian NLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc.

Theo quy định tại khoản 2 điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, ngày 12.12.2008 thì tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, mất việc là tiền lương theo HĐLĐ, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc hoặc chấm dứt HĐLĐ, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

Như vậy, theo các quy định trên thì từ 1.1.2009 trở đi, NLĐ có thời gian làm việc tại DN theo HĐLĐ từ đủ 12 tháng trở lên, sau khi trừ thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp, phần thời gian còn lại được tính hưởng trợ cấp thôi việc và theo nguyên tắc "làm tròn" quy định tại khoản 5 điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9.5.2003, cụ thể: Thời gian tính hưởng trợ cấp từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được làm tròn thành 1/2 năm. Thời gian tính hưởng trợ cấp từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được làm tròn thành 1 năm".

Bạn KIEUVIETPHUONG Viết
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
CV 1208/LĐTBXH-LĐTL-16/04/09 : Hướng dẫn trợ cấp thôi việc

bộ lao động - thương binh Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

và xã hội Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số 1208/LĐTBXH-LĐTL

Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2009

V/v hướng dẫn pháp luật lao động

Kính gửi: Công ty TNHH ắc quy GS Việt Nam
(số 18 đường số 3 KCN Việt Nam - Singapore, Thuận An, Bình Dương)

Trả lời công văn số 0204/GSV-HC09 ngày 8 tháng 4 năm 2009 của quý Công ty về việc ghi tại trích yếu, sau khi xem xét, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Tại khoản 1, Điều 42 của Bộ luật Lao động quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có. Đồng thời, theo quy định tại khoản 1, Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội và khoản 1, Điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 thì thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động.

Như vậy, theo các quy định nêu trên, từ ngày 01/01/2009 trở đi, người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp theo hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên, sau khi trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, thời gian còn lại tính hưởng trợ cấp thôi việc mà dưới 12 tháng thì được làm tròn theo quy định tại khoản 5, Điều 14, Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 để tính hưởng trợ cấp thôi việc, cụ thể:

- Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được làm tròn thành 1/2 năm;

- Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được làm tròn thành một năm.

Ví dụ, nhân viên A làm việc cho Công ty B từ ngày 02/4/2008 đến ngày 02/4/2009 thì chấm dứt hợp đồng lao động. Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 02/4/2009 nhân viên A tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, nhân viên A có thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc là 8 tháng (12 tháng làm việc - 4 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp), được làm tròn thành một năm để tính trợ cấp thôi việc theo quy định.

2. Theo quy định tại khoản 2, Điều 41, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ thì tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo pháp luật lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

Như vậy, theo quy định trên thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để quý Công ty được biết và thực hiện./.

tl. Bộ trưởng
kt. vụ trưởng vụ lao động - tiền lương
phó vụ trưởng

Lê Xuân Thành
----
Tải file tại đây
 
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
Ví dụ, nhân viên A làm việc cho Công ty B từ ngày 02/4/2008 đến ngày 02/4/2009 thì chấm dứt hợp đồng lao động. Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 02/4/2009 nhân viên A tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, nhân viên A có thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc là 8 tháng (12 tháng làm việc - 4 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp), được làm tròn thành một năm để tính trợ cấp thôi việc theo quy định.



điều 41 NĐ127/2008 nói:
Tgian NLĐ thực tế làm việc theo HĐLĐ với người sdụng lao động mà không phải đóng BHTN thì đc tính để xét hưởng TCTV, TCMV theo qui định của pháp luật lđộng hiện hành...
==> NV A chỉ có tgian làm việc = từ T4/08 - T12/08 là 9 tháng: không đc hưởng TCTV.

có mâu thuẫn gì nhau không nhỉ? :wall:
 
wrong

wrong

Cao cấp
16/10/07
714
0
0
41
Hà Nội
Tớ thấy cần phải phân biệt thời gian điều kiện để tính trợ cấp thôi việc (TCTV) với thời gian trong công thức tính trợ cấp thôi việc

1. Thời gian điều kiện để tính trợ cấp thôi việc (1)
trích Điêù 42 của luật lao động "Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với [B nói:
người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên[/B], người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có."
Thời gian này không nói trừ đi khoản thời gian đóng BHTN

2. Thời gian trong công thức tính trợ cấp thôi việc (2)
Theo như cái trên, thì lại có 1 cái sửa đổi bổ sung là
trích NĐ 127 "Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội không được [B nói:
tính để hưởng[/B] trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức...
...."

Cái này là nói về thời gian trong công thức tính, thì phải trừ đi thời gian đóng BHTN

Vậy thui, ko mâu thuẫn, nhưng hơi khó hiểu mừ
 
Sửa lần cuối:
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
điều 41 NĐ127/2008 có thể gây hiểu nhầm về tgian làm việc để g/quyết TCTV e nhỉ?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA