Mỗi tuần một chuyên đề

Cách ghi số tiền trên giấy đi đường

  • Thread starter hoanghon
  • Ngày gửi
H

hoanghon

Trung cấp
22/4/05
107
0
16
hn
Chào các bạn!
Tôi mới tham gia vào công ty tư vấn thiết kế tư nhân, sếp đi công tác đưa về một loạt giấy đi đường bảo tớ kê khai vào làm chi phí công tác, cả hoá đơn xăng dầu và hoá đơn tiền nghỉ nữa.
Đây là lần đầu tôi nhìn thấy giấy đi đường nên còn băn khoăn không biết cách ghi thế nào mong các bạn giúp đỡ cho tôi:
- Thứ nhất là về:wall: mức tạm ứng công tác phí của từng người thì có cần dự toán tiền xăng và tiền phòng nghỉ(nếu sử dụng chung cho cả đoàn người hay ko?) hay người chủ đoàn phải tạm ứng khoản đó?
- Thứ hai là giấy đi đường chỉ ghi tiền lưu trú ko có hoá đơn như tiền ăn hay phải ghi cả hoá đơn tiền phòng có hoá đơn?
- Thứ ba là hoá đơn xăng dầu(xe là tài sản của công ty tôi) có phải định mức xăng dầu ko/
Rất mong các bạn giúp đỡ cho tôi.
Tôi xin cảm ơn!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Chào các bạn!
Tôi mới tham gia vào công ty tư vấn thiết kế tư nhân, sếp đi công tác đưa về một loạt giấy đi đường bảo tớ kê khai vào làm chi phí công tác, cả hoá đơn xăng dầu và hoá đơn tiền nghỉ nữa.
Đây là lần đầu tôi nhìn thấy giấy đi đường nên còn băn khoăn không biết cách ghi thế nào mong các bạn giúp đỡ cho tôi:
- Thứ nhất là về:wall: mức tạm ứng công tác phí của từng người thì có cần dự toán tiền xăng và tiền phòng nghỉ(nếu sử dụng chung cho cả đoàn người hay ko?) hay người chủ đoàn phải tạm ứng khoản đó?
- Thứ hai là giấy đi đường chỉ ghi tiền lưu trú ko có hoá đơn như tiền ăn hay phải ghi cả hoá đơn tiền phòng có hoá đơn?
- Thứ ba là hoá đơn xăng dầu(xe là tài sản của công ty tôi) có phải định mức xăng dầu ko/
Rất mong các bạn giúp đỡ cho tôi.
Tôi xin cảm ơn!

2.Công tác phí bao gồm : chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở; phần chi phí phụ cấp cho NLĐ đi công tác trong nước và nước ngoài (không bao gồn tiền đi lại và ăn ở) không vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà Nước; tiền thuê chỗ ở, tiên lưu trú theo chế độ quy định
•Theo Thông tư số: 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài Chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo văn bản trên :
-Công tác phí là: khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong và ngoài nước bao gồm: Tiền tàu xe đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác, cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc(nếu có)

-Điệu kiện được thanh toán công tác phí:
+ Được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác;
+ Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;
+ Có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định tại thông tư này.
Lưu ý : Chủ DN (GD) đi công tác thì có bảng kế hoạch công tác (lịch công tác)

a.Thanh Toán tiền tàu xe:
-Thanh toán tiền đi lại (tàu, xe, vé máy bay,...): Theo hợp đồng, hóa đơn hay giá vé của các cơ sở chuyên chở và định mức chi phí đi lại của đơn vị.

-Thanh toán khoán tiền di tự túc để đi công tác: Trường hợp đơn vị không bố trí xe được cho cán bộ đi công tác mà người đi công tác phải tự túc phương tiện đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10Km trở lên (đối với khu vức vùng cao, hải đảo, miền núi, vùng sâu ) và từ 15Km trở lên đối với vùng còn lại thì được cơ quan, đơn vị thanh toán tiền khoán tự túc phượng tiện khi đi công tác. Mức thanh toán khoán tự túc phương tiện được tính theo số km thực tế và đơn giá thuế xe (đơn giá này căn cứ theo số Km thực tế với mức giá thuê phổ biến đối với phương tiện loại trung bình tại địa phương và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.

b.Thanh toán tiền phụ cấp lưu trú
-Phụ cấp lưu trú: là khoản tiền do cơ quan, đơn vị trả cho người đi công tác phải nghỉ lại nơi đến công tác để hỗ trợ tiền ăn và tiêu vặt cho người đi công tác, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi trở về cơ quan, đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú nơi đến công tác).
-Mức phụ cấp lưu trú đển trả cho người đi công tác đối đa không quá 70.000đ/ ngày (DN x 2 lần)
-Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày), căn cứ mức chi phụ cấp lưu trú quy định nêu trên thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức chi cụ thể cho phù hợp nhưng không quá 50.000đ/ngày (DN x 2 lần) và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị (khoản này không cần hóa đơn)
c.Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác: (phải có hóa đơn)
-Người được cơ quan, đơn vị cử đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo phương thức thanh toán khoán theo các mức sau:

+ Đi công tác ở quận thuộc TP Hà Nội, TPHCM: Mức tối đa không quá 150.000đ/ngày/người;
+ Đi công tác ở quận thành phố trực thuộc trung ương: mức tối đa không quá 140.000đ/ngày/người
+ Đi công tác tại huyện thuộc các thành phố trực thuộc TW, tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh: Mức tối đa không quá 120.000đ/ngày/người;
+ Đi công tcá tại các vùng còn lại : Mức tối đa không quá 100.000đồng/ngày/người;


-Trong trường hợp mức khoán nêu trên không đủ để thuê chỗ nghỉ được cơ quan, đơn vị thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hóa đơn hợp pháp): được thanh toán theo giá thuê khách sạn nhưng không quá 300.000đồng/ngày/phòng 2người, trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì được thanh toán theo mức thuê phòng tối đa không quá 300.000đồng/ngày/phòng.
-Chứng từ làm căn cứ thanh toán khoán tiền thuê chỗ nghỉ là giấy đi đường có ký duyệt đóng dấu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác và hóa đơn hợp pháp trong trường hợp thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (trường hợp đi công tác như thăm dò thị trường-đi nhiều nơi, thì phải có lịch trình)

Tham khảo thêm

P/s: bạn post sai box, có thể tôi và bạn đều bị xoá bài.
 
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Chào các bạn!
Tôi mới tham gia vào công ty tư vấn thiết kế tư nhân, sếp đi công tác đưa về một loạt giấy đi đường bảo tớ kê khai vào làm chi phí công tác, cả hoá đơn xăng dầu và hoá đơn tiền nghỉ nữa.
Đây là lần đầu tôi nhìn thấy giấy đi đường nên còn băn khoăn không biết cách ghi thế nào mong các bạn giúp đỡ cho tôi:
- Thứ nhất là về:wall: mức tạm ứng công tác phí của từng người thì có cần dự toán tiền xăng và tiền phòng nghỉ(nếu sử dụng chung cho cả đoàn người hay ko?) hay người chủ đoàn phải tạm ứng khoản đó?
- Thứ hai là giấy đi đường chỉ ghi tiền lưu trú ko có hoá đơn như tiền ăn hay phải ghi cả hoá đơn tiền phòng có hoá đơn?
- Thứ ba là hoá đơn xăng dầu(xe là tài sản của công ty tôi) có phải định mức xăng dầu ko/
Rất mong các bạn giúp đỡ cho tôi.
Tôi xin cảm ơn!

Như VTM đã trích dẫn. Tuy nhiên Công ty bạn phải ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ (QCCTNB), theo đó quy định mức thanh toán cụ thể (bám theo quy định VTM đã trích dẫn cùng điều kiện thực tế tại Cty) làm căn cứ khi chi tiền và hợp lệ chi phí (được Cơ quan Thuế chấp thuận khi quyết toán TTNDN)
Mỗi ngày đi công tác (có đủ điều kiện) được thanh toán phụ cấp lưu trú tối đa (có thể 50 đến 150K- tùy theo Quy chế CTNB) mà không cần phải chứng từ hóa đơn- được tính là chi phí hợp lý.
Giấy đi đường chỉ cần ghi chép thanh toán phụ cấp lưu trú (số ngày xsoos tiền khoán)
Hóa đơn tiền phòng, tiêp khách riêng
Trong QCCTNB cũng quy định định mức xăng dầu cho xe ô tô, thanh toán căn cứ vào số km sử dụng/mức khoán số lít trên 100km.

P/s: đây là 1 bước để tập hợp chi phí tính giá thành, nên không sai box, có lẽ sẽ không bị xóa.
 
H

hoanghon

Trung cấp
22/4/05
107
0
16
hn
Cảm ơn mọi người đã chỉ dẫn cho tôi, nhưng cho tôi hỏi kỹ là :
Về mức tạm ứng công tác phí của từng người thì có cần dự toán tiền xăng và tiền phòng nghỉ(nếu sử dụng chung cho cả đoàn người hay ko?) hay người chủ đoàn phải tạm ứng khoản đó? và có phải ghi tất cả các chi phí này trên giấy đi đường ko? hay chỉ ghi khi đề nghị thanh toán?
 
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Nghe chừng phải nói trình tự vụ này rồi:
Khi phát sinh nhu cầu đi công tác, Trưởng đoàn đi công tác lập công lệnh/giấy giới thiệu kèm giấy đi đường (của từng ngưòi) trình Giám đốc hoặc ngừoi được ủy quyền (Tp TCHC) ký, đóng dấu; ngưòi phụ trách tài chính trong đoàn hoặc trưởng đoàn lập giấy đề nghị tạm ứng kinh phí kèm theo dự trù chi tiêu (hoặc gộp ngay trên giấy tạm ứng) trình giám đốc ký. Sau đó qua kế toán viết phiếu chi. Như vậy giấy đi đường nên dùng riêng cho phụ cấp lưu trú, không cần thiết phải gộp như bạn nghĩ. Làm như vậy cho gọn và dễ hiểu.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA