Đề cương bài giảng Kế toán quốc tế

  • Thread starter Uyenkthv
  • Ngày gửi
U

Uyenkthv

Guest
4/9/09
9
0
0
Yên Bái
Tôi đang giảng dạy môn học "Kế toán quốc tế", nên muốn upload đề cương bài giảng lên diễn đàn. Thực ra đề cương này tôi soạn cho phần Kế toán Mỹ, mong nhận được sự chia sẻ của các bạn.
Chúc các bạn luôn khoẻ, yêu đời :048:
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
KẾ TOÁN QUỐC TẾ
1. Tên học phần: Kế toán quốc tế (International accounting)
2. Số đơn vị học trình: Ba (3) đơn vị học trình
3. Trình độ: Học phần này giảng cho sinh viên năm thứ 4
4. Phân bổ thời gian:
- Lên lớp (giảng, hệ thống học phần): 35 tiết
- Bài tập thực hành: 10 tiết
5. Điều kiện tiên quyết:
- Sinh viên đã học các học phần Nguyên lý kế toán và Kế toán tài chính 1, 2, 3.
- Trình độ tiếng anh: trình độ B
6. Mô tả vắn tắt nội dung:
Học phần này nhằm cung cấp các kiến thức bổ trợ, nội dung môn học bao gồm: Khái quát những vấn đề cơ bản về kế toán quốc tế, tìm hiểu mô hình kế toán Mỹ làm nội dung chính.
7. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Trước khi lên lớp: Nhận chương trình và thời khoá biểu của môn học (được chi tiết theo từng buổi học và tiết học), nghiên cứu trước bài học trong giáo trình (đã được cung cấp) theo thời khoá biểu, hoàn thành bài tập trong các bài học trước đó.
- Trong lớp: Nghe giảng, phát hiện vấn đề, nêu thắc mắc và tham gia thảo luận hoặc thuyết trình về những vấn đề do giáo viên và sinh viên khác đặt ra, tham gia chữa bài tập.

8. Tài liệu học tập:
- Financial Accounting (Vietnamese)
Người biên soạn: Dr. Tran Van Thao
MBA. Nguyen Thi Thu
Mecon. Pham Thanh Liem
Dr. Nguyen The Loc
MBA. Vu Thu Hang
NXB Thống Kê- 2008
- Giáo trình “Kế toán Mỹ” - Trường đại học kinh tế TP.HCM
Đồng chủ biên: TS. Nguyễn Văn Thơm
TS. Trần Văn Thảo
NXB Thống kê 2003
- Giáo trình “Kế toán quốc tế” - TS Nguyễn Phú Giang
NXB Tài Chính – 2009
9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
Thi viết hết môn kết hợp đánh giá trong quá trình học tập (tham gia thảo luận, làm và chữa bài tập…)
10. Thang điểm (10)
- Điểm đánh giá trong quá trình học: 30%
- Điểm thi hết môn: 70%
11. Mục tiêu của học phần:
Học phần này nhằm cung cấp kiến thức bổ trợ giúp cho sinh viên có thêm kiến thức cơ bản về kế toán quốc tế nói chung mà nội dung chính là kế toán Mỹ, đồng thời giúp cho sinh viên tiếp cận thêm những thuật ngữ chuyên ngành, qua đó:
- Tiếp cận một mô hình kế toán có cách tổ chức tương đối khác với kế toán Việt Nam.
- Vận dụng thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh vào thực tế.
- Làm cơ sở cho việc nghiên cứu, học tập sau đại học.
12. Nội dung chi tiết của học phần “Kế toán quốc tế”
Bài mở đầu: CÁC MÔ HÌNH KẾ TOÁN TRÊN THẾ GIỚI (2tiết)
1. Sự phát triển của kế toán trên thế giới
2. Một số mô hình kế toán trên thế giới
2.1 Mô hình kế toán Anglo- Saxon
2.2 Mô hình kế toán Latinh
2.3 Mô hình kế toán các nước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường
3. Phân loại hệ thống kế toán trên thế giới
3.1 Kế toán theo cơ sở dồn tích – Accrual basic accounting
3.2 Kế toán theo cơ sở tiền mặt- Cash basic accounting
4. Các nguyên tắc kế toán
Chương 1: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN MỸ
1.1 Đối tượng kế toán và phương trình kế toán
1.1.1 Đối tượng kế toán
1.1.2 Phương trình kế toán
1.2 Chu trình kế toán Mỹ
1.2.1 Hệ thống tài khoản trong kế toán Mỹ
1.2.2 Phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ các chứng từ gốc.
1.2.3 Ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký Chung
1.2.4 Ghi vào Sổ Cái của các tài khoản có liên quan đến NVKT phát sinh
1.2.5 Lập bảng cân đối thử (Trial Balance)
1.2.6 Lập các bút toán điều chỉnh cuối kỳ
1.2.6.1 Bút toán điều chỉnh cho các khoản chi cần phân bổ dần vào chi phí của nhiều kỳ
1.2.6.2 Bút toán điều chỉnh doanh thu nhận trước
1.2.6.3 Bút toán điều chỉnh để ghi nhận doanh thu dồn tích
1.2.6.4 Bút toán điều chỉnh để ghi nhận chi phí dồn tích
1.2.6.5 Bút toán điều chỉnh lãi thương phiếu phải thu và chi phí lãi thương phiếu phải trả
1.2.7 Khoá sổ kế toán
1.2.8 Lập bảng kế toán nháp (Work sheet)
1.2.9 Lập các báo cáo kế toán
Chương 2: KẾ TOÁN TÀI SẢN NGẮN HẠN
(Accounting for Short-term Assets)
2.1 Kế toán tiền (Cash)
2.1.1 Kiểm soát nội bộ đối với tiền (Internal control for cash)
2.1.2 Quỹ lặt vặt (Petty Cash)
2.2 Kế toán các khoản đầu tư ngắn hạn (Short-term Investments)
2.3 Kế toán khoản phải thu (Accounts receivable)
2.4 Kế toán thương phiếu phải thu (Notes receivable)
Chương 3: KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO
( Accouting for Inventories)
3.1 Khái niệm và phân loại hàng tồn kho
3.1.1 Khái niệm
3.1.2 Phân loại hàng tồn kho
3.2 Các phương pháp quản lý hàng tồn kho
3.2.1 Phương pháp kê khai thường xuyên- KKTX (Perpetual inventory method)
3.2.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ - KKĐK (Periodic inventory method)
3.3 Đánh giá hàng tồn kho
3.3.1 Đánh giá hàng tồn kho theo giá vốn (Pricing the inventory at cost)
3.3.1.1 Hàng nhập kho
3.3.1.2 Hàng tồn kho xuất kho
3.3.2 Đánh giá hàng tồn kho theo mức giá thấp hơn giá thực tế hoặc giá thị trường (Lower of cost or market – LCM)
3.3.3 Đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp ước tính (Valuing inventory by estimation)
3.3.3.1 Ước tính hàng tồn kho theo giá bán lẻ (Retail inventory method)
3.3.3.2 Ước tính hàng tồn kho theo lãi gộp (Gross profit method)
3.4 Phương pháp kế toán hàng tồn kho trong DNTM
3.4.1 Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX
3.4.2 Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK
3.5 Phương pháp kế toán hàng tồn kho trong DNSX
Nghiên cứu hàng tồn kho tiêu biểu trong DNSX là Nguyên vật liệu (Raw materials):
3.5.1 Kế toán Nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX
3.5.1 Kế toán Nguyên vật liệu theo phương pháp KKĐK
Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
(Accounting for Fixed Assets)
4.1 Đặc điểm của tài sản dài hạn
4.2 Kế toán tài sản cố định
4.2.1 Khái niệm tài sản cố định (TSCĐ)
4.2.2 Phân loại TSCĐ
4.2.3 Nguyên giá TSCĐ (Historical Costs- Original Costs)
4.2.4 Kế toán sự biến động của TSCĐ hữu hình(Tangible assets)
4.2.4.1 Mua
4.2.4.2 TSCĐ được tặng, biếu
4.2.4.3 TSCĐ nhượng bán
4.2.4.4 TSCĐ thanh lý
4.2.4.5 TSCĐ trao đổi
4.2.5 Kế toán khấu hao TSCĐ
4.2.6 Kế toán sửa chữa TSCĐ
4.2.6.1 Sửa chữa thường xuyên TSCĐ
4.2.6.2 Sửa chữa lớn TSCĐ
4.2.7 Kế toán nguồn tài nguyên thiên nhiên (Natural resources)
4.2.8 Kế toán TSCĐ vô hình (Intangible assets)
Chương 5: KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ
(Accounting for Liabilities)
5.1 Định nghĩa và phân loại Nợ phải trả
5.1.2 Định nghĩa
5.1.2 Phân loại
5.2. Kế toán khoản phải trả (Accounts Payable)
5.3. Kế toán thương phiếu phải trả ngắn hạn (Short-term Notes Payable)
5.4. Kế toán tiền lương phải trả (Wages Payable)
5.4.1 Tiền lương của công nhân
5.4.2 Nợ thuế trích từ lương
5.4.3 Hạch toán thanh toán lương (Payroll system)
5.5. Kế toán trái phiếu phải trả (Bonds Payable)
Chương 6: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU
(Accounting for Owner’s Equity)
6.1 Kế toán trong công ty hợp danh
6.1.1 Đặc điểm của công ty hợp danh
6.1.2 Phương pháp kế toán
6.1.2.1 Góp và rút vốn
6.1.2.2 Phân phối lãi- lỗ
6.1.2.3 Thay đổi thành viên
6.2 Kế toán trong công ty cổ phần
6.2.1 Đặc điểm của công ty cổ phần
6.2.2 Phương pháp kế toán
6.2.2.1 Phát hành cổ phiếu
6.2.2.2 Cổ tức
6.2.2.3 Báo cáo tài chính trong công ty cổ phần
Chương 7: KẾ TOÁN CÁC HOẠT ĐỘNG MUA BÁN TRONG
CÔNG TY THƯƠNG MẠI
(Accounting for Purchases and Sales in Merchandiser)
7.1 Tổng quan
7.2 Kế toán Doanh thu bán hàng
7.2.1 Doanh thu gộp (Gross Sales)
7.2.2 Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán (Sales returns and Allowances)
7.2.3 Chiết khấu bán hàng (Sales discounts)
7.2.4 Thuế doanh thu (Tax from Sales)
7.3 Kế toán giá vốn hàng bán
7.4 Chi phí hoạt động (Operating Expenses)
7.5 Bảng tính nháp (Work sheet)
7.6 Nhật ký đặc biệt (Special- purpose journal)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Bạn ơi!

Bạn nói là muốn nhận được sự chia sẻ của mọi người; nhưng trong topic này tôi lại thấy bạn muốn chia sẻ cho mọi người. Thành viên sẽ rất cảm ơn nếu bạn có thể posst tài liệu để mọi người được hoc tập thêm.

Nhưng ở đây bạn lại post cái đề cương lên nên tôi lại nghỉ rằng bạm muốn mọi người góp ý về đề cương bải giảng. Không biết hiểu như vậy có đúng không?
Không biết có phải vậy hay không nhưng tôi cũng có chút ý kiến đai đi:

1. Trong nội dung đề cương có nói đến chi phí. Và theo tôi nên thêm vào nôi dung này sẽ có nói đến chi phí thuế TNDN và sự chênh lệch lệch giữa thuế và kế toán cũng như khái niệm về chênh lệch vĩnh viễn và chênh lêch tạm thời. Từ đó đưa khái niệm TS thuế TN hoãn lại vào trong phần tài sản.
2. Thêm vào khái niệm cty con, các bên liên quan và khái niệm báo cáo tài chính hợp nhất và nói sơ bộ cách thực hiện ( Vì có nhiều kế toán cho rằng BCTC hợp nhất chỉ cần cộng các tài khoản lại là ra BCTC hợp nhất)
 
U

Uyenkthv

Guest
4/9/09
9
0
0
Yên Bái
Chị Xuantham thân!
Rất cảm ơn ý kiến đóng góp của chị cho đề cương bài giảng của tôi.
Tôi cũng xin giải thích thêm là tôi rất mong nhận được sự chia sẻ của các thành viên quan tâm đến môn học này để xây dựng một đề cương bài giảng hữu ích. Chị cũng biết nguyên tắc thận trọng trong kế toán đúng không ạ, đó là lý do tôi không post bài giảng lên, tôi muốn các thành viên nếu quan tâm thì đóng góp giúp tôi từ đề cương đã, nếu oki thì tôi không ngại ngần chia sẻ bài giảng đâu ạ.
Chúc chị và các thành viên sống vui khoẻ, công tác tốt.
Thân!
 
B

Bình_OverAC

Over Abnormal / Crazy
14/5/04
846
10
18
42
Nha Trang
Chào Uyenkthv,

Tôi cũng đang phụ trách 2 môn học Kế Toán Mỹ và Kế Toán Quốc Tế, theo đề cương mà tôi đề xuất, thì 2 môn này gần như hoàn toàn khác nhau.

Xem chi tiết trên đề cương của bạn cũng có phần khác đề cương kế toán Mỹ mà tôi đang dạy.
Ví dụ:
- Đối với tôi chương kế toán công ty thương mại là phần quan trọng cần được nhấn mạnh và đặt lên trước nhưng tôi lại không thấy bạn đề cập đến số tiết của phần này.
- Phần bảng tính nháp trong công ty thương mại để ở chương này có phần thừa vì nó đã được đề cập đến trong chương đặc điểm kế toán mỹ.

Mong nhận được sự hồi âm của bạn
OverAC
 
Sửa lần cuối:
U

Uyenkthv

Guest
4/9/09
9
0
0
Yên Bái
Thân chào anh Nguyên Bình!
Tôi rất vui vì đã có thành viên quan tâm tới chủ đề này.
Khi xây dựng đề cương cho bài giảng này tôi muốn dựa trên trình tự giảng dạy kế toán tài chính Việt Nam tại trường tôi để sinh viên tiếp thu và so sánh. Cụ thể là đối với kế toán Mỹ, sẽ đi từ kế toán các phần hành, rồi kế toán tổng hợp, sau đó là đặc điểm kế toán của các đơn vị sản xuất kinh doanh đặc thù. Trong quá trình giảng dạy, tôi muốn các em phải sử dụng các tài khoản bằng tiếng anh ( thật vui là tôi vừa nhận được bản tin nội bộ của webketoan trong đó có danh mục hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam tiếng Việt và tiếng Anh). Từ ý tưởng đó tôi đã đưa ra một đề cương chi tiết như vật đó ạ.
Tôi cũng sẽ tiếp thu ý kiến về Bảng kế toán nháp trong chương 7 để chỉnh sửa lại cho hợp lý.
Đây là YM của tôi: dieptou
Rất vui được làm quen với anh!
:angel:
 
U

Uyenkthv

Guest
4/9/09
9
0
0
Yên Bái
Anh Nguyên Bình ơi, có thể chia sẻ với tôi về thuế trong kế toán Mỹ không?
 
T

thanhtam27482

Guest
3/6/05
3
0
0
tp.hcm
Dear anh chi,

Xem qua phan trao doi giua anh va chi, em cam thay rat co hung thu voi mon Ke toan My. Vay, anh chi co the gioi thieu nhung noi nao co Dao tao giang day phan Ke toan My khong de em co the hieu ro hon? Rat mong som nhan duoc hoi am cua anh chi tren Dien dan hoac email: misaigon_kt@yahoo.com . Cam on nhieu nhieu.
 
N

nnthvnh

Guest
13/10/10
3
0
0
Hà Nội
hiện nay em đang học kế toán Mỹ, em có thắc mắc nhỏ thế này ạ, mong các thầy, cô giải đáp giúp e. Khi mua chịu hàng và cam kết trả bằng thương phiếu phải trả nhưng lại fat sinh nghiệp vụ trả lại hàng. Khi đó có được hạch toán giảm giá trị của thương phiếu hay không ạ? nếu không được hạch toán giảm giá trị của thương phiếu thì phần lãi thương phiếu phải trả ứng với giá trị của số hàng đã trả lại hạch toán như thế nào ạ? em xin cảm ơn các thầy, cô!
 
P

Phan Đào

Guest
1/12/14
1
0
1
34
Các anh chị cho em hỏi: điểm khác biệt giữa công ty dịch vụ và công ty thương mại trong báo cáo thu nhập là gì ạ.
Em cảm ơn nhiều
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Trong kế toán Mỹ thì báo cáo thu nhập của công ty thương mại có phần giá vốn hàng bán, công ty dịch vụ thì không có phần này.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA