Mỗi tuần một chuyên đề

Đề nghị thanh toán thấp hơn giá trị trên hóa đơn có được kê khai VAT?

  • Thread starter kiennghiep
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
K

kiennghiep

Trung cấp
15/11/05
53
0
0
Hai Phong
Nhờ các anh chị hướng dẫn giúp:
Với 1 bộ thanh toán mà đề nghị thanh toán thấp hơn giá trị của hóa đơn GTGT thì hóa đơn đó có được kê khai VAT bình thường không? Theo 2 trường hợp sau:
1. Đề nghị thanh toán thấp hơn do hóa đơn vượt định mức chi phí công ty quy định.
2. Nhân viên tự đề nghị thanh toán số tiền thấp hơn giá trị của hóa đơn
Xin cảm ơn mọi người!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
S

sky-blue

Guest
kiennghiep nói:
Nhờ các anh chị hướng dẫn giúp:
Với 1 bộ thanh toán mà đề nghị thanh toán thấp hơn giá trị của hóa đơn GTGT thì hóa đơn đó có được kê khai VAT bình thường không? Theo 2 trường hợp sau:
1. Đề nghị thanh toán thấp hơn do hóa đơn vượt định mức chi phí công ty quy định.
2. Nhân viên tự đề nghị thanh toán số tiền thấp hơn giá trị của hóa đơn
Xin cảm ơn mọi người!
1 - Đây là điều thường gặp mà, bạn vẫn thanh toán theo định mức công ty.- VD: đinh mức tiền điện thoại: mỗi người 200.000đ, nhưng tháng này bạn xài 500.000 thì bạn cũng chỉ thanh toán có 200.000 thôi, dù hóa đơn là 500.000.
2 - Trường hợp nhân viên tự đề nghị mà thấp hơn, có lẽ do nhầm lẫn, làm lại là tốt nhất. Chỉ trừ trường hợp kê giá mà bị bạn phát hiện thì.....:error:
 
K

kiennghiep

Trung cấp
15/11/05
53
0
0
Hai Phong
Cám ơn bạn,
Vấn đề thanh toán thì đương nhiên là vậy, ý mình muốn hỏi là các hóa đơn trong trường hợp đó có được kê khai VAT không?
 
D

doan_hong

Guest
20/7/06
4
0
0
Ha noi
Mình cũng đang thắc mắc trường hợp này. Hiện mình vẫn kê khai thuế VAT trên HĐ. Giá trị tt là 200 nhưng giá trị trước thuế sẽ bằng giá trị thanh toán(trong trường hợp này là 200.000) trừ đi phần thuế VAT. Không biết mình làm như vậy có đùng không? Nếu sai theo các bạn thì gq ntn?
 
N

NTAC

Guest
Để bạn hiểu rõ hơn tôi VD: Hoa dơn điện thoại TT là (500+5); theo định mức công ty khoán Cước thuế bào là 200 thôi đúng không? Thì Bạn chỉ chấp nhận thanh toán là (200+20) và như vậy bạn chỉ kê khai thuế là 20 thay vì hóa đơn ghi 50. Bạn làm vậy thì cơ quan thuế cũng hoàn toàn đồng ý thôi?
 
S

sky-blue

Guest
kiennghiep nói:
Cám ơn bạn,
Vấn đề thanh toán thì đương nhiên là vậy, ý mình muốn hỏi là các hóa đơn trong trường hợp đó có được kê khai VAT không?
- Được kê khai theo tỷ lệ VAT. VAT thì ai dùng người ấy chịu mà! cty bạn trả 200.000 thì chỉ tính thuế VAT trên 200.000 đó thôi.
 
L

LUONG TUAN ANH

Guest
22/1/06
452
0
0
HÀ NỘI
sky-blue nói:
- Được kê khai theo tỷ lệ VAT. VAT thì ai dùng người ấy chịu mà! cty bạn trả 200.000 thì chỉ tính thuế VAT trên 200.000 đó thôi.

Alô! alô!
Mod Thuế đâu rồi ấy nhỉ..?
Tú Anh ơi cô giải đáp vụ này đi ( Không biết mấy hôm đi đâu ấy nhỉ ..?)
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,035
410
83
46
Ninh Thuận
LUONG TUAN ANH nói:
Alô! alô!
Mod Thuế đâu rồi ấy nhỉ..?
Tú Anh ơi cô giải đáp vụ này đi ( Không biết mấy hôm đi đâu ấy nhỉ ..?)
Anh Luong Tuan Anh, Mina cứ nhìn thấy bài có trả lời của anh thì lại không vào (quan liêu nhỉ, vì cứ nghĩ anh đã trả lời xong rồi)
Không có Mod thì SMod trả lời thay vậy.
Cái này không có quy định trong luật nhưng theo ứng dụng của luật thuế GTGT thì các bạn vẫn kê khai đầy đủ các chi tiết liên quan đến tờ hóa đơn lên bảng kê hóa đơn đầu vào nhưng trên tờ khai thuế GTGT có dòng thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ kế toán thì các bạn chỉ tính phần thuế GTGT của chi phí hợp lý còn phần còn lại không được khấu trừ. Phần này tương tự như phần thuế GTGT cho hàng không thuế suất vậy đó. Ngay trong sổ sách kế toán cũng vậy bạn cũng nên hạch toán thì bạn cũng để đầy đủ giá các con số theo hóa đơn gốc nhưng căn cứ trên phần đề nghị thanh toán để hạch toán của công ty, phần dôi ra tính vào cho nhân viên.
Làm như vậy các bạn có các điều lợi như sau:
- Sau này thuế cần xác minh hóa đơn đầu vào của bạn khi gửi công văn đối chiếu số liệu tại nơi phát sinh (số chứng từ;seri;số tiền....) không thì rầy rà do đối chiếu không khớp.
- Đối với kế toán, khi cần kiểm tra lại số chứng từ gốc khi có việc cần cũng dễ đối chiếu (nhất là những lớp kế vị sau nếu như không đọc lại các quy định cứ tưởng là kế toán trước hạch toán sai, vì quy định của công ty có thể thay đổi theo từng thời kỳ chẳng hạn như khi vào anh là nhân viên kinh doanh nhưng sau đó anh là trưởng phòng và rồi làm phó giám đốc thì tiền điện thoại của anh được nâng dần lên).
Phần hạch toán kế tóan như thế nào cho hợp lý thì các bạn ráng suy nghĩ thêm tí sẽ rất hay đấy.
Thân
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
MINA nói:
Cái này không có quy định trong luật nhưng theo ứng dụng của luật thuế GTGT thì các bạn vẫn kê khai đầy đủ các chi tiết liên quan đến tờ hóa đơn lên bảng kê hóa đơn đầu vào nhưng trên tờ khai thuế GTGT có dòng thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ kế toán thì các bạn chỉ tính phần thuế GTGT của chi phí hợp lý còn phần còn lại không được khấu trừ. Phần này tương tự như phần thuế GTGT cho hàng không thuế suất vậy đó.
Quan điểm của em thì khác. Vẫn kê khai doanh số và thuế như trên hóa đơn, không phải trừ cái gì ra cả. Cái khó là: nếu bắt buộc phải hạch toán kế toán đúng.

MINA nói:
Ngay trong sổ sách kế toán cũng vậy bạn cũng nên hạch toán thì bạn cũng để đầy đủ giá các con số theo hóa đơn gốc nhưng căn cứ trên phần đề nghị thanh toán để hạch toán của công ty, phần dôi ra tính vào cho nhân viên.
Kê khai thì bớt, hạch toán lại đủ. Như vậy, sẽ bị vênh. Sao không kê khai và hạch toán cũng đầy đủ luôn nhỉ?

Phần dôi ra tính vào cho nhân viên như thế nào đây ạ?
MINA nói:
- Sau này thuế cần xác minh hóa đơn đầu vào của bạn khi gửi công văn đối chiếu số liệu tại nơi phát sinh (số chứng từ;seri;số tiền....) không thì rầy rà do đối chiếu không khớp.
Hóa đơn hoàn toàn hợp lệ và khớp đúng cả 3 liên nên làm gì có rầy rà khi cơ quan thuế xác minh hóa đơn? Công ty chỉ không phải trả phần chi phí vượt mức quy định, phần này nhân viên đã phải trả khi mua hàng rồi. Tức là, giá trị đã thanh toán bằng tiền hoàn toàn khớp với giá trị thanh toán trên hóa đơn. Chỉ là, phần của ai người nấy trả mà thôi.

MINA nói:
- Đối với kế toán, khi cần kiểm tra lại số chứng từ gốc khi có việc cần cũng dễ đối chiếu (nhất là những lớp kế vị sau nếu như không đọc lại các quy định cứ tưởng là kế toán trước hạch toán sai, vì quy định của công ty có thể thay đổi theo từng thời kỳ chẳng hạn như khi vào anh là nhân viên kinh doanh nhưng sau đó anh là trưởng phòng và rồi làm phó giám đốc thì tiền điện thoại của anh được nâng dần lên).
Thân
Em chưa hiểu rõ cái lợi này lắm.
 
Sửa lần cuối:
L

LUONG TUAN ANH

Guest
22/1/06
452
0
0
HÀ NỘI
Nguyen Tu Anh -Quan điểm của em thì khác. Vẫn kê khai doanh thu và thuế như trên hóa đơn, không phải trừ cái gì ra cả. Cái khó là: nếu bắt buộc phải hạch toán kế toán đúng.
Đợt này chắc bên đấy đi thu hoạch được nhiều...? Đùa em chút xíu cho vui..hì hì
Đề tài này rất hay đấy !
Mời cả bạn MINA và Tú Anh cùng nghiên cứu cách vận dụng pháp luật cho trường hợp này để cho thành hoàn hảo nhé!
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
LUONG TUAN ANH nói:
Nguyen Tu Anh -Quan điểm của em thì khác. Vẫn kê khai doanh thu và thuế như trên hóa đơn, không phải trừ cái gì ra cả. Cái khó là: nếu bắt buộc phải hạch toán kế toán đúng.
Em sửa lại rồi, cám ơn anh đã nhắc!

LUONG TUAN ANH nói:
Mời cả bạn MINA và Tú Anh cùng nghiên cứu cách vận dụng pháp luật cho trường hợp này để cho thành hoàn hảo nhé!
Em đang ngồi nghĩ cách để hạch toán kế toán hoặc hợp lý hóa khoản tiền mà công ty không phải trả như trên hóa đơn đây.
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,035
410
83
46
Ninh Thuận
Chắc Tú Anh hiểu lầm ý Mina cái gì đây. Vì Mina đang căn cứ trên bài của các bạn hỏi ở bài #4 và #5 (theo Mina hiểu) về vấn đề vượt các khoản khoán chi của nhân viên đối với công ty. Các bạn hỏi kê khai như thế nào thì Mina có bảo là kê khai đúng theo tất cả những chứng từ gốc khi khai báo thuế và lên chứng từ gốc, còn dựa vào phiếu đề nghị thanh toán để tính số tiền hợp lý vào chi phí.
Thường thì khi quyết toán thuế đối với các loại chi phí khoán tiền điện thoại (ví dụ khi công ty thanh toán tiền điện thoại nhưng số tiền đó vượt mức cho phép thì công ty trừ lương phần vượt này). Còn đối với tình huống của bạn là đề nghị thanh toán Mina nghĩ là hạch toán đúng thì sẽ không có phần vênh ra, còn nếu theo như Tú Anh công ty nếu hạch toán tất cả vào chi phí thì nó sẽ bị lệch với phần tiền thanh toán.
P/S: sáng nay bận, Tú Anh có gì nghiên cứu thì làm nhé
Chiều tiếp..... Spam tí!
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Hôm nay, quay trở lại với đề tài này.

Kê khai và hạch toán sẽ theo đúng như trên hóa đơn:
Nợ TK 156, 642
Nợ TK 133
Có TK 111

Phần còn lại, xử lý số tiền chênh lệch mà công ty không phải bỏ ra. Có hai cách:
- Lấy số tiền chênh lệch để bù đắp vào khoản chi nào đó không có hóa đơn. Hì, nhưng cách này là trái... Suỵt, nói nhỏ thôi nhá các bác!
- Giảm số tiền lương phải trả cho nhân viên đó. Chi phí lương phải trả cho nhân viên sẽ được thể hiện trên Bảng lương và khoản "bồi thường do vượt định mức" sẽ được trừ trực tiếp trên Bảng lương. Làm theo cách này khá ẩn và an toàn.
 
K

kiennghiep

Trung cấp
15/11/05
53
0
0
Hai Phong
Chị Tú Anh,
Nếu nhân viên đó không muốn lương của họ thay đổi, vì họ có rất nhiều khoản phải thanh toán, rất khó theo dõi (lý do thôi)
Và sếp của họ cũng ký duyệt chỉ thanh toán phần họ đề nghị.
Như vậy khoản thuế trên hóa đơn này sẽ không được kê đúng không?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
kiennghiep nói:
Như vậy khoản thuế trên hóa đơn này sẽ không được kê đúng không?
Làm như mình thì DN có lợi đấy chứ! Thuế đầu vào sẽ được khấu trừ nhiều hơn, không phải giải thích khi có sự chênh lệch trên Tờ khai và hạch toán kế toán.

Đây là hướng dẫn xử lý khi chấp nhận khoản thuế được kê khai đúng như trên hóa đơn.

kiennghiep nói:
Chị Tú Anh,
Nếu nhân viên đó không muốn lương của họ thay đổi, vì họ có rất nhiều khoản phải thanh toán, rất khó theo dõi (lý do thôi)
Và sếp của họ cũng ký duyệt chỉ thanh toán phần họ đề nghị.
Nói rõ hơn một chút. Giả sử, lương tháng này của họ là 1.000.000 đồng; chi phí vượt định mức mà họ phải trả là 200.000 đồng. Có hai tình huống xảy ra:

- Công ty vẫn trả lương cho họ 1.000.000 đồng, họ tự móc hầu bao ngoài trả cho người bán là 200.000 đồng. Như vậy, số tiền họ còn lại là 800.000 đồng.

- Công ty chấp nhận thanh toán toàn bộ số tiền trên hóa đơn nhưng khi trả lương thì trừ luôn chi phí vượt định mức là 200.000 đồng và trả cho họ 800.000 đồng, họ không phải tự móc hầu bao ngoài trả cho người bán là 200.000 đồng nữa. Cuối cùng, số tiền họ còn lại vẫn là 800.000 đồng.

Trong cả hai tình huống, nhân viên vẫn phải chịu khoản chi phí vượt định mức và tiền công ty thực tế chi ra là không đổi.
 
L

LUONG TUAN ANH

Guest
22/1/06
452
0
0
HÀ NỘI
sky-blue nói:
1 - Đây là điều thường gặp mà, bạn vẫn thanh toán theo định mức công ty.- VD: đinh mức tiền điện thoại: mỗi người 200.000đ, nhưng tháng này bạn xài 500.000 thì bạn cũng chỉ thanh toán có 200.000 thôi, dù hóa đơn là 500.000.2 - Trường hợp nhân viên tự đề nghị mà thấp hơn, có lẽ do nhầm lẫn, làm lại là tốt nhất. Chỉ trừ trường hợp kê giá mà bị bạn phát hiện thì.....:error:
Sky-ble ơi với trường hợp này thì kê khai thuế và hạch toán như thế nào..?
 
K

kiennghiep

Trung cấp
15/11/05
53
0
0
Hai Phong
Nguyen Tu Anh nói:
- Công ty vẫn trả lương cho họ 1.000.000 đồng, họ tự móc hầu bao ngoài trả cho người bán là 200.000 đồng. Như vậy, số tiền họ còn lại là 800.000 đồng.
Trường hợp này thì phần chênh lệch sẽ được xử lý thế nào và khi nào ạ?
Vì trước đó đã thanh toán theo giá trị của hóa đơn rồi

Nguyen Tu Anh nói:
Kê khai và hạch toán sẽ theo đúng như trên hóa đơn:
Nợ TK 156, 642
Nợ TK 133
Có TK 111
Đó là trường hợp 1, còn trường hợp 2 thì sao ạ?
kiennghiep nói:
Theo 2 trường hợp sau:
1. Đề nghị thanh toán thấp hơn do hóa đơn vượt định mức chi phí công ty quy định.
2. Nhân viên tự đề nghị thanh toán số tiền thấp hơn giá trị của hóa đơn
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Gửi bạn kiennghiep:

Nguyen Tu Anh nói:
Công ty vẫn trả lương cho họ 1.000.000 đồng, họ tự móc hầu bao ngoài trả cho người bán là 200.000 đồng. Như vậy, số tiền họ còn lại là 800.000 đồng.
Đây là hình huống thực tế. Mình không xử lý chênh lệch trong tình huống này, mình đưa ra để bạn so sánh với cách giải quyết theo tình huống 2. Cách xử lý theo tình huống 2 cũng vẫn ra được kết quả tương tự mà DN hoàn toàn được lợi.

kiennghiep nói:
1. Đề nghị thanh toán thấp hơn do hóa đơn vượt định mức chi phí công ty quy định.
2. Nhân viên tự đề nghị thanh toán số tiền thấp hơn giá trị của hóa đơn
Nếu làm theo cách của mình thì vứt quách cái đề nghị thanh toán thấp hơn đi, làm lại cái đề nghị thanh toán khác theo đúng với số tiền trên hóa đơn. Số tiền vượt định mức trừ sau, trừ vào lương.
 
Sửa lần cuối:
K

kiennghiep

Trung cấp
15/11/05
53
0
0
Hai Phong
Cám ơn chị,
Theo ý chị nghĩa là nếu thanh toán theo đề nghị thanh toán thấp hơn giá trị của hóa đơn thì không được kê khai VAT?
Còn cách giải quyết tình huống theo cách của chị Tú Anh em hoàn toàn đồng ý!
 
N

nmh_phocu

User đã bị cấm truy cập
20/12/05
244
0
0
Hà nội
Gã sẹo có ý kiến sau :
Tổng hóa đơn = Thuế GTGT + Trước thuế
Trước thuế = Thanh toán cho nhân viên còn thiếu + bỏ đi không hạch toán
Như vậy :
Ví dụ Hóa đơn 5.500 (bao gồm cả VAT)
Định mức cho nhân viên : 3.000
Hạch toán :
Nợ cái gì gì đó :2.500
Nợ 1331 : 500
Có 111 : 3.000
Kê khai GTGT :Kê đầy đủ phần thuế GTGT :500
Vậy : DN có lợi; nhân viên vẫn hưởng đủ
Không trái luật
Khó khăn :phải cãi nhau với thuế một chút (cái này là lách luật)
Kinh nghiệm : Làm rất nhiều rồi, chính vì quan hệ tốt với thuế nên được chỉ bảo tận tình
Áp dụng : Dễ nhất là với các doanh nghiệp nhà nước còn các doanh nghệp ngoài thì chưa thử
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA