Mỗi tuần một chuyên đề

Đề nghị thanh toán thấp hơn giá trị trên hóa đơn có được kê khai VAT?

  • Thread starter kiennghiep
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
T

ToDucThanh

Trung cấp
6/9/05
177
0
16
Binh Duong
nmh_phocu nói:
Gã sẹo có ý kiến sau :
Tổng hóa đơn = Thuế GTGT + Trước thuế
Trước thuế = Thanh toán cho nhân viên còn thiếu + bỏ đi không hạch toán
Như vậy :
Ví dụ Hóa đơn 5.500 (bao gồm cả VAT)
Định mức cho nhân viên : 3.000
Hạch toán :
Nợ cái gì gì đó :2.500
Nợ 1331 : 500
Có 111 : 3.000
Kê khai GTGT :Kê đầy đủ phần thuế GTGT :500
Vậy : DN có lợi; nhân viên vẫn hưởng đủ
Không trái luật
Khó khăn :phải cãi nhau với thuế một chút (cái này là lách luật)
Áp dụng : Dễ nhất là với các doanh nghiệp nhà nước còn các doanh nghệp ngoài thì chưa thử
Lợi gì nhỉ?? phần thuế à??
Còn phần trước thuế kê ? = số tiền thanh toán à?
Chắc chắn phải cãi rồi nếu làm như bạn!
đúng vậy với DNNN thì ok, nhưng nhiều khi DNNN cũng phải cần dùng cái khoản "vênh" trước thuế đó bạn.
-Theo mình biết thì cứ kê khai đầy đủ cái tờ hóa đơn đó với thuế để khi xác minh hóa đơn thuế hỏi mình đỡ phải " cãi" .
- Hạch toán đúng mức quy định của cty cho nhân viên số tiền mà họ được hưởng.
- Phần còn lại (tức là chênh lệch trên hóa đơn và đề nghị đó) mình hạch toán vào cho các khoản chi không có hóa đơng của cty, hoặc thu lại từ nhân viên đó, hoặc trừ trực tiếp trên bảng lương khi thanh toán.
không biết có ok ? nhưng theo mình là như vậy mong các bạn cho ý kiến!
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

NTAC

Guest
Tôi thấy rằng Gã Sẹo đã hạch toán phù hợp chế độ cả về kế toán cũng như đối với thuế, Tính đủ chi phí hợp lý (Khoán vào CP) và khấu trừ thuế theo giá trị hợp lý đã hạch toán trên. Tuy nhiên Thuế họ xem thì phải giải thích thêm.

Cách hạch toán của Tú Anh Tôi thấy là bạn đã khấu trừ thuế của phần CP không hợp lý (Vượt khoán) cái này là không đúng với luật thuế GTGT

Thực tế thì chi phí này trong các DN là nhỏ thôi, cũng ít khi cán bộ thuế quan tâm lắm, và cả 2 cách trên thì họ cũng đều chấp nhận cả.

Còn bạn thì sao?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Khổ! Hạch toán đúng và kê khai đúng theo thực tế thì... nói làm gì chứ! Mình muốn cho DN có lợi thôi.

Chi phí vượt định mức là do DN tự định ra, còn chi phí trên hóa đơn hoàn toàn hợp lý, hợp lệ mà, thuế nào bắt bẻ trừ khi... tự nhận mình là vượt định mức chi phí hợp lý.
 
N

NTAC

Guest
Nguyen Tu Anh nói:
Khổ! Hạch toán đúng và kê khai đúng theo thực tế thì... nói làm gì chứ! Mình muốn cho DN có lợi thôi.

Chi phí vượt định mức là do DN tự định ra, còn chi phí trên hóa đơn hoàn toàn hợp lý, hợp lệ mà, thuế nào bắt bẻ trừ khi... tự nhận mình là vượt định mức chi phí hợp lý.

Tú Anh à,
Thì vẫn hạch toán đúng theo thực tế chứ, ở đây là bàn cái vận dụng hợp lý trên cơ sở chế độ chứ bạn, Bạn muốn cho DN có lợi cũng trên cơ sở vận dụng luật để thực hiện

Đúng là hóa đơn thật 100%, không có gì sai cả. Nhưng là vấn đề hạch toán nó trong DN tú Anh à. Chi phí hợp lý ở đây là chi phí ĐT, là chi phí do DN đặt ra (Khoán) phù hợp với NV của CNV, phần vượt trội DN coi đó là tiêu dùng cá nhân do vậy tôi cung không chấp nhận khấu trừ thuế phần vượt đó.

Bạn có nghĩ vậy không?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Chà, săm soi chứng từ để hạch toán mà hạch toán thế này thì không ổn. Gã sẹo giấu 2.500 đi đâu rồi?

Đừng nói với tớ: giá trị hạch toán kế toán có thể khác với giá trị trên chứng từ đấy nhá!

nmh_phocu nói:
Hạch toán :
Nợ cái gì gì đó :2.500
Nợ 1331 : 500
Có 111 : 3.000
Kê khai GTGT :Kê đầy đủ phần thuế GTGT :500
 
N

NTAC

Guest
Tú Anh lại nóng tính à ?
Tại sao lại gọi là săm soi nhỉ?
Vấn đề là bàn bạc để hiểu thôi chứ ai làm gì ai đâu cơ chứ .
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Câu mình trích dẫn không phải để trả lời cho bài của bạn nên bạn đừng hiểu nhầm. "Săm soi" chỉ là cách dùng từ thôi. Mình luôn dùng từ có khả năng gây "sốc" mà, do đó có thể làm bạn tưởng mình đang gay gắt với bạn.

Nếu ai hiểu cách của mình hướng dẫn thì làm, còn không thì thôi. Sự lựa chọn tùy thuộc vào mỗi người mà. Vậy nhé!

NTAC nói:
Tú Anh lại nóng tính à ?
Tại sao lại gọi là săm soi nhỉ?
Vấn đề là bàn bạc để hiểu thôi chứ ai làm gì ai đâu cơ chứ .
 
L

LUONG TUAN ANH

Guest
22/1/06
452
0
0
HÀ NỘI
Nguyen Tu Anh nói:
Câu mình trích dẫn không phải để trả lời cho bài của bạn nên bạn đừng hiểu nhầm. "Săm soi" chỉ là cách dùng từ thôi. Mình luôn dùng từ có khả năng gây "sốc" mà, do đó có thể làm bạn tưởng mình đang gay gắt với bạn.

Nếu ai hiểu cách của mình hướng dẫn thì làm, còn không thì thôi. Sự lựa chọn tùy thuộc vào mỗi người mà. Vậy nhé!
Lại dỗi rồi. Đừng thế chứ ! Vì mọi người mà ta hãy hát..em ạ!
Có tranh luận thì mới ra vấn đề chứ. Sau một tuần rồi vẫn chưa ai có cách hoàn thiện vấn đề này nhỉ ..? Cho đúng tất cả các Luật liên quan.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
N

nmh_phocu

User đã bị cấm truy cập
20/12/05
244
0
0
Hà nội
ToDucThanh nói:
Lợi gì nhỉ?? phần thuế à??
Còn phần trước thuế kê ? = số tiền thanh toán à?
Chắc chắn phải cãi rồi nếu làm như bạn!
đúng vậy với DNNN thì ok, nhưng nhiều khi DNNN cũng phải cần dùng cái khoản "vênh" trước thuế đó bạn.
-Theo mình biết thì cứ kê khai đầy đủ cái tờ hóa đơn đó với thuế để khi xác minh hóa đơn thuế hỏi mình đỡ phải " cãi" .
- Hạch toán đúng mức quy định của cty cho nhân viên số tiền mà họ được hưởng.
- Phần còn lại (tức là chênh lệch trên hóa đơn và đề nghị đó) mình hạch toán vào cho các khoản chi không có hóa đơng của cty, hoặc thu lại từ nhân viên đó, hoặc trừ trực tiếp trên bảng lương khi thanh toán.
không biết có ok ? nhưng theo mình là như vậy mong các bạn cho ý kiến!
Bạn làm cách đó phải hết sức cẩn thận khi hạch toán và khi đưa chứng từ cho thuế kiểm tra. Bạn không bao giờ được đưa cái gọi là quy định về mức khoán thanh toán của các nhân viên cho thuế, nếu không thì lòi ra đó
To Tu anh : Cô bé không thể cãi chầy cãi cối trong trường hợp này được, đồng ý là có hóa đơn, nhưng nếu không có cái quy định khoán kia thì không sao, cô bé có thể trả 100% giá trị cho người đề nghị thanh toán. Còn nếu có mức khoán cụ thể thì cô bé không thể hạch toán phần thừa.
To cả hai : ở đây Gã sẹo chỉ muốn giúp DN có được lợi nhất ở phần thuế GTGT được khấu trừ thôi.
Thông cảm, hôm nay Gã sẹo mới đọc lại đề tài này nên mới viết lại được.
 
Sửa lần cuối:
N

nmh_phocu

User đã bị cấm truy cập
20/12/05
244
0
0
Hà nội
Nguyen Tu Anh nói:
Gã sẹo giấu 2.500 đi đâu rồi?
Gã sẹo chả dấu đi đâu cả, gã sẹo không hạch toán khoản này. lý do bởi khoản đó công ty không phải chi trả, vứt nó đi
 
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
Đề tài này các bạn tranh luận lâu quá nhỉ.
Tôi suy nghĩ thế này. Nếu đơn vị bạn đã có quy định về định mức tiêu dùng điện thoại trong quy chế của đơn vị hay một QĐ nào đó của đơn vị cho phép khoán tiền điện thoại cho cán bộ trong đơn vị rồi, nếu ai chi vượt quá mức quy đinh thì phải tự trả khoản chi vượt ấy. Giả sử thuế yêu cầu đơn vị đưa ra QĐ này của công ty hoặc quy chế này của đơn vị cho thuế xem trước khi chấp nhân các hóa đơn điện thoại đó cho vào chi phí hợp lý của đơn vị. Vậy có nghĩa là thuế biết được mức chi phí điện thoại cho từng người bao nhiêu thì phù hợp. Còn số dư ra trên hóa đơn là không phù hợp.

Theo đúng luật thuế GTGT. Hàng hóa mua vào (đây là mua DV mua ngoài) vừa dùng cho sản xuất kinh doanh (phần được phép của DN cho CB theo QĐ hay quy định của công ty) vừa không dùng cho phục vụ SXKD( phân điện thoại vượt trội không theo quy định của công ty- cá nhân phải chịu) thì đơn vị chỉ được tính phần giá trị mua vào phục vụ trực tiếp cho SX KD vào CF hợp lý và phần thuế GTGT của phần này mới được khấu trừ. Còn phần vượt định mức kia (không phục vụ cho SXKD - Theo Quy định của đợn vị) thì không dược tính vào CF hợp lý kẻ cả thuế GTGT đầu vào của nó.


Trường hợp này gần giống trường hợp VD của sách thuế nêu lên trong TH điện sử dụng vừa dung cho sinh hoạt vừa dùng cho công ty với chung một công tơ.

Thực tế khi QT thuế nhiều cán bộ thuế trước khi chấp nhân hóa đơn điện thoại đó có được đưa vào chi phí hợp lý của đơn vị hay không thì họ hay KT quy chế của đơn vị, hoặc các quy định riêng của đơn vị đấy.

Do vậy các bạn cũng nên cân nhắc vấn đề này trước khi kê tất cả giá trị hóa đơn lên bảng kê khai thuế.

Các bạn có thể vân dụng TH của bạn gã sẹo cũng được, (về phần tiền chênh trên hóa đơn ấy như một khoản giảm trừ chi phí của DN theo giá vốn) nhưng khi QT thuế thì phải đấu tranh với cán bộ thuế để họ chấp nhận vì giá trị số tiền này không lớn so với tổng CF của DN.
 
L

LUONG TUAN ANH

Guest
22/1/06
452
0
0
HÀ NỘI
Sau hai tuần thì câu trả lời và cách xử lý của mọi người tôi vẫn thấy không được ổn lắm. Nếu các bác ở những công ty có nhân viên nhiều và lớn thì thấy bất ổn ngay vấn đề này
1. Tất cả các chi phí hỗ trợ người LĐ để được cơ quan Thuế chấp nhận khi Quyết toán thì phải có Hóa đơn chứng từ hợp pháp hợp lệ ( điều này thì ai cũng biết ) ngoài ra các khoản hỗ trợ cho nhân viên còn phải có quy chế hỗ trợ và hạn mức nữa và Quy chế này khi xây dựng phải được thông báo cho cơ quan quản lý lao động và có xác nhận của Sở LĐTBXH sau đó sẽ thông báo cho cơ quan thuế . Đây cũng là một phần của ''Thỏa ước LĐ tập thể" điều này thì Thông tư 128/TT-BTC đã có nói rất rõ. Nếu không thực hiện đúng như trên khi Quyết toán sẽ bị loại ra hết.
2. Cách giải quyết vấn đề vượt định mức sử dụng điện thoại này thì hiện nay đã có giải pháp như sau
+ Ký HĐ sử dụng dịch vụ cùng công ty Viettel ( Hồ sơ ký là pho to Hộ khẩu của cá nhân cộng với thông tin về mã số thuế, tên, địa chỉ của Công ty )
+ Hàng tháng đối chiếu với hạn mức được phép sử dụng mỗi nhân viên yêu cầu người thu ngân của Công ty Viettel xuất Hóa đơn theo đúng định mức điện thoại của công ty mình hỗ trợ . Hóa đơn này có đầy đủ tên địa chỉ, MST của công ty và tên nhân viên ( Số còn lại tự thanh toán )
3. Cách xử lý của các bác ở phần trên đều không ổn vì vi phạm thể lệ tài chính của công ty và phải giải trình với cơ quan thuế thì mệt lắm, và vi phạm cả Luật LĐ nữa còn vi phạm như thế nào thì xin các bác tự tra cứu nhé
 
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
Nếu như Tuấn Anh thì mọi người trog đợnvi đều phải dùng điện thoại di động của Viêtl À? Giả sử trong đơn vị của tôi chỉ có 2 người dung vietel, 3 người dùng mobi, 3 người dung vina, 3 người khác dùng của công ty điện lực e - encom telen thì sao nhỉ? Trong số đó lại chỉ có vài người được đơn vị hỗ trợ tiền gọi điện thoại di động phục vụ cho việc kinh doanh của công ty. Vậy bạn phải đi ký hết các hợp đồng với các công ty này để lấy hóa đơn hay sao? Ôi nan giải quá. Việc sử dụng DV điện thoại nào là do cá nhân người sử dụng họ thich. Không ép buộc được bạn ạ.
 
L

LUONG TUAN ANH

Guest
22/1/06
452
0
0
HÀ NỘI
nhungpt59 nói:
Nếu như Tuấn Anh thì mọi người trog đợn vi đều phải dùng điện thoại di động của Viêtl À? Ôi nan giải quá. Việc sử dụng DV điện thoại nào là do cá nhân người sử dụng họ thich. Không ép buộc được bạn ạ
Chị ơi! Thủ tục thì vẫn như cũ chỉ yêu cầu thay tên, địa chỉ của công ty và mà số thuế là xong ( Hiện nay 2 đơn vị là Elecom và Viettel đều đáp ứng được nhu cầu này chị ạ ) Thủ tục cực đơn giản và nhanh chóng, thanh toán tại nơi yêu cầu. "Để qua được sông thì phải bơi chứ chị biết làm sao bây giờ chị"
 
levanton

levanton

Cao cấp
Chào các bạn!
Mình thấy các bạn thảo luận đề tài này sôi nổi quá, xin tham gia:
Thực tế nhiều doanh nghiệp hỗ trợ nhân viên một phần cước điện thoại, trong khi nhân viên sử dụng nhiều hơn vì công việc và như cầu riêng. Hóa đơn thì ghi tên, MST của công ty. Vấn đề thảo luận là làm sao hạch toán, kê khai thuế đúng để công ty không bị thiệt, không bị thuế bắt bẻ, không xảy ra tình trạng vênh giữa hạnh toán và kê khai; không xảy ra chênh lệch khi có sự đối chiếu số hóa đơn, MST, tiền thuế của cơ quan thuế quản lý 2 bên mua, bán
Theo mình, mỗi lần nhân viên lập đề nghị thanh toán có số tiền được thanh toán thấp hơn hóa đơn thì lập phiếu chi toàn bộ chi phí, kê khai toàn bộ thuế GTGT đầu vào. đồng thời lập phiếu thu lại tiền chênh lệch đưa vào thu nhập khác để chịu thuế TNDN.
Chi tiền:
Nợ 6*/ Có 111
Thu lại
Nợ 111/ Có 711
Như vậy hạch toán, kê khai sẽ đúng với thực tế, thủ quỹ sẽ thu chi đúng với số tiền thực chi ra. tồn quỹ trên sổ sách sẽ đúng với thật tế

Tất nhiên sẽ có chênh lệch nhỏ về thuê, nhưng không đáng bao nhiêu, trong khi doanh nghiệp đã thật thà khai báo, hạch toán thu nhập để chịu thuế thì cơ quan thuế sẽ chấp nhận thôi.
 
L

LUONG TUAN ANH

Guest
22/1/06
452
0
0
HÀ NỘI
Bạn levanton thân mến!
Đề tài này đã có 3 tuần thảo luận rồi, vấn đề chính là làm sao vận dụng để xử lý tình huống này mà không phạm vào tất cả các luật liên quan mà hợp lý và hợp cả tình nữa. Còn thuế của nhà nước thì một hào cũng có vấn đề đấy. Bác cứ thử xem..?

Tất nhiên sẽ có chênh lệch nhỏ về thuê, nhưng không đáng bao nhiêu, trong khi doanh nghiệp đã thật thà khai báo, hạch toán thu nhập để chịu thuế thì cơ quan thuế sẽ chấp nhận thôi
 
L

lucky0655

Guest
26/7/06
12
0
0
Nơi ấy có chồng em
LUONG TUAN ANH nói:
Sau hai tuần thì câu trả lời và cách xử lý của mọi người tôi vẫn thấy không được ổn lắm. Nếu các bác ở những công ty có nhân viên nhiều và lớn thì thấy bất ổn ngay vấn đề này
1. Tất cả các chi phí hỗ trợ người LĐ để được cơ quan Thuế chấp nhận khi Quyết toán thì phải có Hóa đơn chứng từ hợp pháp hợp lệ ( điều này thì ai cũng biết ) ngoài ra các khoản hỗ trợ cho nhân viên còn phải có quy chế hỗ trợ và hạn mức nữa và Quy chế này khi xây dựng phải được thông báo cho cơ quan quản lý lao động và có xác nhận của Sở LĐTBXH sau đó sẽ thông báo cho cơ quan thuế . Đây cũng là một phần của ''Thỏa ước LĐ tập thể" điều này thì Thông tư 128/TT-BTC đã có nói rất rõ. Nếu không thực hiện đúng như trên khi Quyết toán sẽ bị loại ra hết.
2. Cách giải quyết vấn đề vượt định mức sử dụng điện thoại này thì hiện nay đã có giải pháp như sau
+ Ký HĐ sử dụng dịch vụ cùng công ty Viettel ( Hồ sơ ký là pho to Hộ khẩu của cá nhân cộng với thông tin về mã số thuế, tên, địa chỉ của Công ty )
+ Hàng tháng đối chiếu với hạn mức được phép sử dụng mỗi nhân viên yêu cầu người thu ngân của Công ty Viettel xuất Hóa đơn theo đúng định mức điện thoại của công ty mình hỗ trợ . Hóa đơn này có đầy đủ tên địa chỉ, MST của công ty và tên nhân viên ( Số còn lại tự thanh toán )
3. Cách xử lý của các bác ở phần trên đều không ổn vì vi phạm thể lệ tài chính của công ty và phải giải trình với cơ quan thuế thì mệt lắm, và vi phạm cả Luật LĐ nữa còn vi phạm như thế nào thì xin các bác tự tra cứu nhé

Mình thấy phương án bạn đưa ra rất phức tạp chứ không đơn giản. Vì hệ thống thu cước của các công ty dịch vụ điện thoại rải khắp, mình đăng ký một nơi, đi nộp tiền một nơi khác, và nhân viên tự đi nộp tiền nữa. các đại lý thu tiền đối chiếu mỗi khi thu tiền liệu có ổn không? Hợp đồng cung cấp dịch vụ điện thoại có mẫu sãn, không có tay 3 như thế.
 
L

LUONG TUAN ANH

Guest
22/1/06
452
0
0
HÀ NỘI
lucky0655 nói:
Mình thấy phương án bạn đưa ra rất phức tạp chứ không đơn giản.
To : lucky0655 - Ngoài cách xử lý như trên bạn có cao kiến gì khác không...mong bạn đưa ra cách xử lý để mọi người cùng học tập?
Vì hệ thống thu cước của các công ty dịch vụ điện thoại rải khắp, mình đăng ký một nơi, đi nộp tiền một nơi khác, và nhân viên tự đi nộp tiền nữa. các đại lý thu tiền đối chiếu mỗi khi thu tiền liệu có ổn không? .
Bạn đã dùng dịch vụ của 2 công ty điện thoại nói trên chưa..?
Đến tận nơi thu tiền nhé! Khách chưa có tiền trả cước thì còn phải đi đi lại lại đến 5,7 lần ấy chứ ( Dịch vụ cực thông thoáng và dễ chịu - Hết thời độc quyền của nghành Bưu chính viễn thông rồi )

Hợp đồng cung cấp dịch vụ điện thoại có mẫu sãn, không có tay 3 như thế
Bạn đã nghiên cứu Luật thương mại mới chưa ?
Và cả Bộ Luật dân sự nữa chứ..?
 
S

sky-blue

Guest
LUONG TUAN ANH nói:
To : lucky0655 - Ngoài cách xử lý như trên bạn có cao kiến gì khác không...mong bạn đưa ra cách xử lý để mọi người cùng học tập?

Bạn đã dùng dịch vụ của 2 công ty điện thoại nói trên chưa..?
Đến tận nơi thu tiền nhé! Khách chưa có tiền trả cước thì còn phải đi đi lại lại đến 5,7 lần ấy chứ ( Dịch vụ cực thông thoáng và dễ chịu - Hết thời độc quyền của nghành Bưu chính viễn thông rồi )


Bạn đã nghiên cứu Luật thương mại mới chưa ?
Và cả Bộ Luật dân sự nữa chứ..?
Trên thực tế, vì việc làm ăn nên đổi số ĐT rất rất rất khó khăn!!!Mình nghĩ nên dừng Topic này tại đây!
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA