Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

  • Thread starter HO Anh Hue
  • Ngày gửi
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Như vậy, Lợi nhuận thực tế thuộc sở hữu của Cổ đông là con số nào. Phần chênh lệch sẽ được xử lýnhư thế nào? Cổ đông có quyền được biết không?

Sao bạn lăn tăn về vấn đề này nhỉ? Bạn tự hỏi xem lợi nhuận trên báo cáo tài chính có đúng là lợi ích kinh tế trong kỳ thực sự thuộc về các cổ đông hay không?

Các nguyên tắc kế toán đề ra trong việc xác định lợi nhuận áp dụng cơ sở bảo toàn vốn, và có nhiều quan điểm khác nhau về bảo toàn vốn (Xem IFRS Framework).

Trong kế toán quản trị thì người ta thường quan tâm đến dòng tiền mà ít khi sử dụng lợi nhuận được xác định theo kế toán tài chính (ví dụ các quyết định đầu tư).

Các quyết định kinh doanh ngắn hạn thì nhà quản trị chỉ quan tâm đến các thông tin thích hợp (các khoản doanh thu và chi phí thích hợp), mà không phải toàn bộ doanh thu theo kế toán tài chính. Nhiều khoản chi phí trong kế toán tài chính là chi phí không thích hợp trong kế toán quản trị (ví dụ các chi phí chìm, chi phí chung phân bổ). Ngược lại có một số khoản chi phí không có trong kế toán tài chính nhưng cần xem xét trong các quyết định quản trị (ví dụ: chi phí cơ hội).

Việt Nam hiện nay đang ở trong tình trạng của các nước phát triển cách đây khoảng 50 năm trở về trước: Sử dụng các số liệu chi tiết của kế toán tài chính cho mục tiêu quản trị, mặc dù các dữ liệu này không thực sự thích hợp cho nhiều quyết định quản trị (Kế toán quản trị hiện đại sử dụng nhiều thông tin phi tài chính chứ không chỉ thông tin tài chính như trong kế toán tài chính). Các bạn có thể tìm hiểu trong cuốn Relevance Lost của Kaplan: http://books.google.com.vn/books?id=yUgXuMBxAx4C&pg=PA1&source=gbs_toc_r&cad=4#v=onepage&q&f=false

Nguyên nhân của tình trạng này là gì: Do công tác đào tạo trong các trường đại học, hay yêu cầu quản trị chưa cần phải áp dụng các kiến thức kế toán quản trị hiện đại?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
BANNONG

BANNONG

Trung cấp
23/6/12
60
3
0
Hà Tây
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Các bác nói lan man cuối cùng chốt lại câu trả lời thế nào? Tui chân lắm tay bùn dù kế toán Trung ương hay Địa phương thì đáp án chỉ có một. Chỉ khác là dân đen ở địa phương thì cần kết quả ( lợi nhuận ) còn Trung ương căn cứ kết quả để xác định các yếu tố nào tốt nào xấu ảnh hưởng tới kết quả ( lợi nhuận) bà con ra sao để có chính sách kịp thời còn lợi nhuận là cái chi chi mà thôi:wall:

Ôi sao mình thấy tự hào về mình quá, đơn giản vì mình là Bần Nông hê hê
 
Sửa lần cuối:
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

...
Trong kế toán quản trị thì người ta thường quan tâm đến dòng tiền mà ít khi sử dụng lợi nhuận được xác định theo kế toán tài chính (ví dụ các quyết định đầu tư).

Các quyết định kinh doanh ngắn hạn thì nhà quản trị chỉ quan tâm đến các thông tin thích hợp (các khoản doanh thu và chi phí thích hợp), mà không phải toàn bộ doanh thu theo kế toán tài chính. Nhiều khoản chi phí trong kế toán tài chính là chi phí không thích hợp trong kế toán quản trị (ví dụ các chi phí chìm, chi phí chung phân bổ). Ngược lại có một số khoản chi phí không có trong kế toán tài chính nhưng cần xem xét trong các quyết định quản trị (ví dụ: chi phí cơ hội)...

Trong các quyết định ngắn hạn (là tương lai) thì sử dụng thông tin thích hợp, chứ "không phải toàn bộ DT hoặc CP theo kế toán tài chính". Nhưng trong việc xác định Lợi nhuận của thời kỳ đã qua - là số liệu quá khứ, theo em biết thì làm gì có việc phân ra Thông tin thích hợp, Thông tin không thích hợp, vì tất cả đều là đã chi ra rồi, đã phát sinh rồi mà. Vì vậy, số liệu quá khứ của KTTC và KTQT về DT và Chi phí (vì đều là những khoản thực tế đã phát sinh) là giống nhau, nên LN cũng giống nhau. Còn trong việc ra quyết định trong tương lai thì em không bàn ở đây.
 
SAA

SAA

Siêu nhảm
31/5/09
1,418
102
63
HCM city
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Doanh thu, chi phí được ghi nhận và trình bày trong Kế toán tài chính phải tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán chung (GAAP). Các nguyên tắc này được xây dựng trên Khuôn mẫu lý thuyết (FW) và trong nhiều trường hợp nó không có giá trị cho công tác quản trị.

Sao bạn lăn tăn về vấn đề này nhỉ? Bạn tự hỏi xem lợi nhuận trên báo cáo tài chính có đúng là lợi ích kinh tế trong kỳ thực sự thuộc về các cổ đông hay không?
..................
Trong kế toán quản trị thì người ta thường quan tâm đến dòng tiền mà ít khi sử dụng lợi nhuận được xác định theo kế toán tài chính (ví dụ các quyết định đầu tư).

Các quyết định kinh doanh ngắn hạn thì nhà quản trị chỉ quan tâm đến các thông tin thích hợp (các khoản doanh thu và chi phí thích hợp), mà không phải toàn bộ doanh thu theo kế toán tài chính. Nhiều khoản chi phí trong kế toán tài chính là chi phí không thích hợp trong kế toán quản trị (ví dụ các chi phí chìm, chi phí chung phân bổ). Ngược lại có một số khoản chi phí không có trong kế toán tài chính nhưng cần xem xét trong các quyết định quản trị (ví dụ: chi phí cơ hội).

Nguyên nhân của tình trạng này là gì: Do công tác đào tạo trong các trường đại học, hay yêu cầu quản trị chưa cần phải áp dụng các kiến thức kế toán quản trị hiện đại?
Thích những câu nói đỏ chói này rồi, SAA phải mở sách và xem bài lại thôi
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Trong các quyết định ngắn hạn (là tương lai) thì sử dụng thông tin thích hợp, chứ "không phải toàn bộ DT hoặc CP theo kế toán tài chính". Nhưng trong việc xác định Lợi nhuận của thời kỳ đã qua - là số liệu quá khứ, theo em biết thì làm gì có việc phân ra Thông tin thích hợp, Thông tin không thích hợp, vì tất cả đều là đã chi ra rồi, đã phát sinh rồi mà. Vì vậy, số liệu quá khứ của KTTC và KTQT về DT và Chi phí (vì đều là những khoản thực tế đã phát sinh) là giống nhau, nên LN cũng giống nhau. Còn trong việc ra quyết định trong tương lai thì em không bàn ở đây.

Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận trên báo cáo tài chính là các chỉ tiêu để các đối tượng bên ngoài đánh giá thành quả thực hiện (Performance Evaluation) của một công ty, và nó cũng là cơ sở để đưa ra các dự đoán về lợi nhuận trong tương lai để định giá cổ phiếu, xác định giá trị công ty. Lợi nhuận kế toán được xác định dựa trên cơ sở của chuẩn mực kế toán hiện hành.

Để đánh giá thành quả thực hiện của một bộ phận trong kế toán quản trị thì người ta không chỉ sử dụng thước đo tài chính mà còn sử dụng thước đo phi tài chính, thể hiện qua bảng điểm cân bằng (Balanced Score Card). BSC đánh giá trên 4 khía cạnh: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Học hỏi và phát triển.

Lợi nhuận kế toán là một trong những chỉ tiêu có thể được sử dụng để đánh giá thành quả của nhà quản lý. Tuy nhiên nếu sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá các nhà quản lý cấp cao thì có thể dẫn đến tình trạng Earning Management, làm giảm Earning Quality do mâu thuẫn về lợi ích giữa nhà quản lý và các cổ đông (agency problem) cũng như sự bất cân xứng thông tin (asymmetric information). Để tránh các điểm yếu này của chỉ tiêu lợi nhuận thì nhà quản lý cấp cao có thể được đánh giá và khen thưởng thông qua một số chỉ tiêu như giá tăng thêm của cổ phiếu, quyền chọn mua cổ phiếu (stock opiton), trả thu nhập bằng cổ phiếu,...

Lợi nhuận kế toán cũng có thể được sử dụng trong tính toán các chỉ số đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm đầu tư và trung tâm trách nhiệm lợi nhuận.

Đối với trung tâm lợi nhuận thì người ta không sử dụng lợi nhuận kế toán thuần túy của bộ phận mà thường đánh giá thành quả thực hiện thông qua Số dư bộ phận (Doanh thu - biến phí - định phí kiểm soát được) hoặc thu nhập bộ phận (Số dư bộ phận - Định phí chung tránh được). Một số khoản chi phí chung không phân bổ để thực hiện đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận.

Đối với trung tâm đầu tư, các chỉ tiêu tài chính có thể được sử dụng để đánh giá là ROI, RI, EVA. Trong 3 chỉ tiêu này thì ROI và RI sử dụng lợi nhuận kế toán để tính toán, EVA sử dụng lợi nhuận kế toán được điều chỉnh (do áp dụng nguyên tắc thận trọng như ghi nhận hết vào chi phí thời kỳ các chi phí nghiên cứu phát triển, trong khi các chi phí này đem lại lợi ích kinh tế trong vài năm,...). Hiện nay rất nhiều các tổ chức sử dụng EVA trong đánh giá thành quả thực hiện. Ngay cả khi dùng ROI, RI thì cũng có nhiều quan điểm khác nhau trong việc tính toán các chỉ tiêu này như sử dụng giá hiện tại hay giá ghi sổ, đối với tài sản dài hạn thì sử dụng giá gốc hay giá trị còn lại,...

Một ví dụ khác về việc sử dụng số liệu kế toán tài chính không thích hợp cho mục tiêu quản trị nội bộ là việc đánh giá khả năng sinh lời của sản phẩm. Trong kế toán tài chính, chi phí của sản phẩm chỉ là các chi phí cần thiết để có được sản phẩm ở địa điểm và trạng thái hiện tại và các khoản chi phí này phải tuân thủ theo CMKT. Các chi phí nghiên cứu phát triển, thiết kế (các chi phí ở giai đoạn trước sản xuất trong Value Chains) được ghi nhận là chi phí thời kỳ trong kỳ mà chúng phát sinh (trừ khi chúng được vốn hóa là tài sản vô hình), mà không được phân bổ cho các sản phẩm trong suốt vòng đời của nó. Các chi phí sau sản xuất (phân phối, dịch vụ sau bán hàng) cũng không được ghi nhận và phân bổ một cách hợp lý cho việc đánh giá khả năng sinh lợi. Hơn nữa khi phân bổ chi phí chung cho các sản phầm mà sử dụng số liệu của kế toán tài chính thì sẽ làm cho một số khoản chi phí không nên phân bổ lại được phân bổ vào chi phí của các sản phẩm. Việc làm này dẫn đến sai lệch trong đánh giá khả năng sinh lợi của các sản phẩm.

Tóm lại là lợi nhuận trong kế toán tài chính và kế toán quản trị thường khác nhau do chúng được sử dụng khác nhau trong đánh giá thành quả thực hiện.
 
Sửa lần cuối:
phongthanhtp

phongthanhtp

miêu tẩy diện
29/8/05
1,309
133
63
đất võ trời văn
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

...Sử dụng các số liệu chi tiết của kế toán tài chính cho mục tiêu quản trị, ...

Like ý này, thật sự thì KTQT ko phải là "chi tiết" của KTTC
Các bác nói lan man cuối cùng chốt lại câu trả lời thế nào?

Trả lời thế nào thì đã có rồi bác ạ,
p/s: mà chủ tóp trốn đi đâu rồi....
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Like ý này, thật sự thì KTQT ko phải là "chi tiết" của KTTC
Trả lời thế nào thì đã có rồi bác ạ,
p/s: mà chủ tóp trốn đi đâu rồi....
Cám ơn các bạn đả tranh luận sôi nỗi. Thời gian vừa rồi mình có việc đột xuất, Ông nội bà xã thọ trên 100 tuổi, 65 năm tuổi Đảng vừa mất ở Hà tỉnh mình phải về mấy ngày nên không tham gia diễn đàn được chứ không phải ( trốn ) đâu. Trở lại chủ đề mình thấy các bạn tham gia nhiệt tình, nhiều lý lẽ đưa ra rất đáng suy nghỉ. Thực tế khi học trong trường mình không được học nhiều về KTQT như bạn Hien nói vì thế mình cứ nghỉ: KTQT lấy số liệu từ một nguồn chung với KTTC nhưng vì mục đích QL nên phải chi tiết hơn Ví dụ: DT kế toán TC ( 511 ) có chi tiết chứng minh ( là KTQT ) nhưng do yêu cầu quản lý KTQT yêu cầu chi tiết hơn của từng đối DT tượng cả về giá trị, số lượng và thời gian tiêu thụ. Việc tập hợp, phân loại chi phí chi phí cũng thế. Nên mình Thấy Nguoilysu nói hợp lý hơn:
_ Lợi nhận là kết quả KD của 1 DN trong 1 kỳ hạch toán mà chi phí, doanh thu được tập hợp trên các chứng từ có sẳn thì dù phân loại như thế nào cũng chỉ có thế thôi.
_ Tuy đối tượng sử dụng thông tin khác nhau nhưng đối tượng nào cũng sử dụng các thông tin trên các B/C để đánh giá hiệu quả SX - KD của 1 DN và đề ra các QĐ phù hợp ( Mỗi cơ quan QL tùy theo chức năng để ra các QĐ khác nhau, khác với các QĐ của chủ DN ) Như NH QĐ cho vay nữa hay không ...
_ Kế toán nào củng tuân thủ các nguyên tắc lập, thu thập chứng từ ban đầu, chứng từ hợp lý, hợp lệ mới đưa vào HT...
_ Nếu có 2 KQ khác nhau thì phải có 1 KQ đúng và KQ sai vậy cái nào đúng, cái nào sai?
Mời các bạn cho ý kiến.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

_ Lợi nhận là kết quả KD của 1 DN trong 1 kỳ hạch toán mà chi phí, doanh thu được tập hợp trên các chứng từ có sẳn thì dù phân loại như thế nào cũng chỉ có thế thôi.
_ Tuy đối tượng sử dụng thông tin khác nhau nhưng đối tượng nào cũng sử dụng các thông tin trên các B/C để đánh giá hiệu quả SX - KD của 1 DN và đề ra các QĐ phù hợp ( Mỗi cơ quan QL tùy theo chức năng để ra các QĐ khác nhau, khác với các QĐ của chủ DN ) Như NH QĐ cho vay nữa hay không ...
_ Kế toán nào củng tuân thủ các nguyên tắc lập, thu thập chứng từ ban đầu, chứng từ hợp lý, hợp lệ mới đưa vào HT...
_ Nếu có 2 KQ khác nhau thì phải có 1 KQ đúng và KQ sai vậy cái nào đúng, cái nào sai?
Mời các bạn cho ý kiến.

Đọc các comment của bạn thế này thì mình khuyên bạn nên kiếm một cuốn sách Kế toán quản trị của nước ngoài (các cuốn mới một chút, xuất bản sau năm 2000) để học lại cơ bản. Các sách của Việt Nam, nhất là các trường ngoài Bắc, viết chán lắm vì nhiều thày viết sách chẳng hiểu vấn đề.
 
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,115
514
113
Thủ Đô
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Đọc các comment của bạn thế này thì mình khuyên bạn nên kiếm một cuốn sách Kế toán quản trị của nước ngoài để học lại cơ bản. Các sách của Việt Nam, nhất là các trường ngoài Bắc viết chán lắm vì nhiều thày viết sách chẳng hiểu vấn đề.
Anh cho em hỏi : Khi DN tín dụng NH, cung cấp hs pháp lý + hs tài chính, thì trong hs tài chính- DN nộp BCTC nào cho Ngân Hàng ạ ?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Về đánh giá thành quả thực hiện (Performance Evaluation) thì sách của Horngren và các cộng sự viết khá tốt. Rất may mắn cho bạn nào quan tâm đến vấn đề này vì chapter này đang được chia sẻ free trên mạng.

http://ebooks.narotama.ac.id/files/...nsation, and Multinational Considerations.pdf
 
Sửa lần cuối:
SAA

SAA

Siêu nhảm
31/5/09
1,418
102
63
HCM city
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Ngân hàng, chủ nợ, cổ đông là đối tượng bên ngoài nên sử dụng báo cáo tài chính theo chuẩn mực thôi, đưa báo cáo quản trị ra thì chẳng làm được gì, tuy theo đối tượng sử dụng báo cáo là ai?
 
phongthanhtp

phongthanhtp

miêu tẩy diện
29/8/05
1,309
133
63
đất võ trời văn
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

_ Lợi nhận là kết quả KD của 1 DN trong 1 kỳ hạch toán mà chi phí, doanh thu được tập hợp trên các chứng từ có sẳn thì dù phân loại như thế nào cũng chỉ có thế thôi

Như thế này thì hiểu theo nghĩa: KTQT là "chi tiết" của KTTC.
Nhưng đúng bản chất của KTQT thì ko chỉ có vậy. "kế toán tài chính không phải là kế toán tổng hợp và kế toán quản trị không phải là kế toán chi tiết". Đọc bài trên diễn đàn mình thử xem.

_ Tuy đối tượng sử dụng thông tin khác nhau nhưng đối tượng nào cũng sử dụng các thông tin trên các B/C để đánh giá hiệu quả SX - KD của 1 DN và đề ra các QĐ phù hợp ( Mỗi cơ quan QL tùy theo chức năng để ra các QĐ khác nhau, khác với các QĐ của chủ DN ) Như NH QĐ cho vay nữa hay không ...

Phần màu đỏ này có phải chỉ dành riêng KTQT.

_ Kế toán nào củng tuân thủ các nguyên tắc lập, thu thập chứng từ ban đầu, chứng từ hợp lý, hợp lệ mới đưa vào HT...
Xem lại tính bắt buộc theo luật định của mỗi loại KT, KTQT ko có tính bắt buộc, "kế toán quản trị không bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc kế toán và có thể được thực hiện theo những quy định nội bộ của doanh nghiệp"


_ Nếu có 2 KQ khác nhau thì phải có 1 KQ đúng và KQ sai vậy cái nào đúng, cái nào sai?
Theo các phân tích ở trên thì 2 kết quả khác nhau thì ko có mâu thuẫn cả.
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

...
...EVA sử dụng lợi nhuận kế toán được điều chỉnh (do áp dụng nguyên tắc thận trọng như ghi nhận hết vào chi phí thời kỳ các chi phí nghiên cứu phát triển, trong khi các chi phí này đem lại lợi ích kinh tế trong vài năm,...). ...

Mọi người đọc thêm bài này để nắm rõ hơn nội dung trên của bác Hientn http://www.khoahockiemtoan.vn/Category.aspx?newsID=293
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Cám ơn các bạn đã có nhiều ý kiến. Mình cũng như rất nhiều bạn hiểu rất lơ mơ về kế toán QT vì khi học không được nhiều ( như bạn Hientn nói .. 50 năm ..) lại không có điều kiện để tham khảo tài liệu nên kiến thức hạn chế. Nhưng mình nghỉ là một môn học thì phải có các qui định, nguyên tắc ... để khi thực hiện mọi người phải có sự thống nhất, nếu không thì cùng 1 vấn đề mỗi người sẽ có 1 kết quả khác nhau. Vậy ở nước ta có QĐ nào chung cho kế toán QT không?
 
phongthanhtp

phongthanhtp

miêu tẩy diện
29/8/05
1,309
133
63
đất võ trời văn
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Vậy ở nước ta có QĐ nào chung cho kế toán QT không?

Mới chỉ thấy TT 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Click here to enlarge Nguyên văn bởi HO Anh Hue Click here to enlarge
Vậy ở nước ta có QĐ nào chung cho kế toán QT không?
Mới chỉ thấy TT 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
Mình biết trong TT53 có câu ( .... Không bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc kế toán ... ) nhưng không biết cái nào phải tuân thủ, cái nào có thể không tuân thủ? vì thế nên mỗi người làm một cách chẳng ai giống ai. Cùng 1 DN người này nói lỗ, người khác nói lãi.
 
SAA

SAA

Siêu nhảm
31/5/09
1,418
102
63
HCM city
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Đọc đến bài này thì thấy anh (hay chị) Hien đã giải thích quá rõ về kế toán quản trị
Vì sao kế toán quản trị không nhất thiết phải tuân thủ chuẩn mực?
Thông tin kế toán quản trị chủ yếu hướng về tương lai phục vụ trong nội bộ doanh nghiệp, nhiệm vụ kế toán quản trị là lựa chọn phương án, dự trù kinh phí cho 1 nghiệp vụ sắp xảy ra và ra quyết định nhạy bén cho BGĐ, do đó thông tin kế toán quản trị cung cấp phải linh hoạt kịp thời để ra quyết định, chính vì thế nó kg cần tuân thủ các nguyên tắc kế toán và đôi khi không đòi hỏi độ chính xác gần như tuyệt đối.
Chúng ta thường quan niệm kế toán là phải tuân thủ chế độ và sự chính xác nhưng cũng có loại trừ, đó là kế toán quản trị thì có thể hoặc không thể cũng được nhé vì pháp luật kế toán kg xử phạt những hành vi này nhưng kế toán quản trị sẽ chịu trách nhiệm trước BGĐ về những quyết định của mình
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Đọc đến bài này thì thấy anh (hay chị) Hien đã giải thích quá rõ về kế toán quản trị
Vì sao kế toán quản trị không nhất thiết phải tuân thủ chuẩn mực?
Thông tin kế toán quản trị chủ yếu hướng về tương lai phục vụ trong nội bộ doanh nghiệp, nhiệm vụ kế toán quản trị là lựa chọn phương án, dự trù kinh phí cho 1 nghiệp vụ sắp xảy ra và ra quyết định nhạy bén cho BGĐ, do đó thông tin kế toán quản trị cung cấp phải linh hoạt kịp thời để ra quyết định, chính vì thế nó kg cần tuân thủ các nguyên tắc kế toán và đôi khi không đòi hỏi độ chính xác gần như tuyệt đối.
Chúng ta thường quan niệm kế toán là phải tuân thủ chế độ và sự chính xác nhưng cũng có loại trừ, đó là kế toán quản trị thì có thể hoặc không thể cũng được nhé vì pháp luật kế toán kg xử phạt những hành vi này nhưng kế toán quản trị sẽ chịu trách nhiệm trước BGĐ về những quyết định của mình

Đã lâu không có ý kiến nào chắc mọi người thống nhất: Kế toán QT ở nước ta không có qui định, nguyên tắc ... nào chung cả, ai hiểu thế nào, tham khảo được tài liệu ( đông, tây, nam bắc ... ) đến đâu thì làm vậy... thế thì lãnh đạo DN tin vào ai khi cùng 1 vấn đề người nói thế này, người nói thế kia, lỗ cũng đúng, lãi cũng đúng ... để đề ra các quyết sách KD, và như thế nhà nước có cần đưa môn KTQT vào dạy không? quả thật mình không hiêut?
 
C

cover999

Trung cấp
4/8/12
90
1
8
QN
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Đã lâu không có ý kiến nào chắc mọi người thống nhất: Kế toán QT ở nước ta không có qui định, nguyên tắc ... nào chung cả, ai hiểu thế nào, tham khảo được tài liệu ( đông, tây, nam bắc ... ) đến đâu thì làm vậy... thế thì lãnh đạo DN tin vào ai khi cùng 1 vấn đề người nói thế này, người nói thế kia, lỗ cũng đúng, lãi cũng đúng ... để đề ra các quyết sách KD, và như thế nhà nước có cần đưa môn KTQT vào dạy không? quả thật mình không hiêut?
Đúng là bạn ko hiểu thật,
Làm theo lời khuyên của bác Hien dành cho bạn đi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA