Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

  • Thread starter HO Anh Hue
  • Ngày gửi
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

... phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí, theo mục đích sử dụng chi phí => lợi nhuận #...

Bạn nên nhớ rằng: Xác định KQKD trong kỳ là tổng kết lại các hoạt động, nghiệp vụ đã xảy ra (là quá khứ), là tập hợp lại: Doanh thu đã phát sinh, Chi phí đã phát sinh (chỗ này bao gồm cả Chi phí phải trả). Dù Doanh thu va Chi phí có được phân loại theo ứng xử chi phí hay theo mục đích sử dụng thì tổng số đã phát sinh nó cũng thế, không thể là 1 con số khác.

Ví dụ: Chi phí sản xuất chung đã phát sinh tập hợp trên 627 là 100 tr (gồm tiền điện 30tr, KH TSCĐ 70 tr) - SP tiêu thụ hết trong kỳ

Trên Báo cáo KQKD 100 tr này thể hiện trên Chỉ tiêu Giá vốn.

Trên BC KQKD của KTQT thì 30 tr nằm trong phần biến phí, còn 70 tr năm ở phần định phí (tức là tách ra thành 2 khoản mục).

Tuy nhiên, tổng chi phí cũng chỉ là 100 tr thôi, đâu có khoản chi phí nào nữa đâu.

Bạn có ý kiến gì thêm không?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
SAA

SAA

Siêu nhảm
31/5/09
1,418
102
63
HCM city
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Hi hi mình chỉ lóng ngóng học hỏi thôi, vì theo mình thì chi phí không dừng lại ở việc phân loại ra biến phí và định phí, còn rất nhiều chi phí được phân loại sử dụng cho từng mục đích cụ thể, => lợi nhuận thì . . .
 
phongthanhtp

phongthanhtp

miêu tẩy diện
29/8/05
1,309
133
63
đất võ trời văn
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Theo dõi topic từ đầu đến cuối, thấy chia ra 2 luồng quan điểm khi so sánh Lợi nhuận theo KTQT và lợi nhuận theo KTTC
1/ bằng nhau: nguoilysu, ....
2/ khác nhau: SAA, hien...
Bác Lý sự thì từ đầu đến cuối vẫn quyết bảo vệ quan điểm, rất đáng học hỏi.
Nhưng em vẫn chọn câu trả lời 2 (tuy rằng công ty em hiện giờ là cty niêm yết trên sàn, làm KTQT ra kết quả 1)
p/s: mà ko thấy chủ tóp vào "bàn loạn" nhỉ, chỉ đặt câu hỏi rồi đi đâu mất.
 
SAA

SAA

Siêu nhảm
31/5/09
1,418
102
63
HCM city
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Hà hà, lâu lâu vẫn có thành viên vào bỏ bom 1 cái rồi dzọt mất, để thiên hạ trong topic mình bỏ bom 1 trận tan tành mà chẳng buồn vào xem kết quả
Làm tôi nhớ lại lịch sử: "tạm ứng và hoàn ứng" ngày nào ghê luôn

P/S: mình đang nói chủ top nhé, kg có ngụ ý gì đâu nhé
 
phongthanhtp

phongthanhtp

miêu tẩy diện
29/8/05
1,309
133
63
đất võ trời văn
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Hà hà, lâu lâu vẫn có thành viên vào bỏ bom 1 cái rồi dzọt mất, để thiên hạ trong topic mình bỏ bom 1 trận tan tành mà chẳng buồn vào xem kết quả
Làm tôi nhớ lại lịch sử: "tạm ứng và hoàn ứng" ngày nào ghê luôn
Em tính định theo phe bác để bảo vệ ý 2,
Ý bác bây giờ thế nào, 1 hay 2, hay là vừa 1 vừa 2, hay PA khác...?
 
SAA

SAA

Siêu nhảm
31/5/09
1,418
102
63
HCM city
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

1 hay 2 còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng báo cáo của sếp đề ra nữa bạn àh
đương nhiên tôi sẽ chọn phương án 2 rồi, mình viết ra như vậy mà chọn phương án 1 thì sai lập trường với mình quá, dù rằng chưa chắc nhìn nhận của mình sẽ hoàn toàn chính xác
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

...
Nhưng em vẫn chọn câu trả lời 2 (tuy rằng công ty em hiện giờ là cty niêm yết trên sàn, làm KTQT ra kết quả 1)...

Chúng ta lưu ý là Kế toán quản trị khác với "Kế toán nội bộ" (các cty có 2 hệ thống sổ sách) nhé.

Nếu bạn theo ý kiến 2) nhưng Cty bạn làm KTQT ra 1), vậy thì bạn phải xem xem là vấn đề năm ở đâu rồi, đúng không?

Rất mong các bạn theo quan điểm 2) cho thử 1 ví dụ thì dễ thuyết phục mọi người hơn đó.
 
phongthanhtp

phongthanhtp

miêu tẩy diện
29/8/05
1,309
133
63
đất võ trời văn
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Nếu bạn theo ý kiến 2) nhưng Cty bạn làm KTQT ra 1), vậy thì bạn phải xem xem là vấn đề năm ở đâu rồi, đúng không?
Xin nói rõ 2 luồng quan điểm này :
1/ bằng nhau: lợi nhuận cùng 1 số
2/ khác nhau: ko phải lúc nào cũng bằng nhau.
Phải rõ như thế để hiểu quan điểm 2 (hoặc bằng hoặc ko bằng) bao gồm cả quan điểm 1 trong đó, thì việc cty mình có kết quả 1 thì cũng ko hề mâu thuẫn gì với quan điểm 2.của mình cả.

Rất mong các bạn theo quan điểm 2) cho thử 1 ví dụ thì dễ thuyết phục mọi người hơn đó.
Theo đoạn trích dẫn của mình ở bài dưới về việc tuân thủ các nguyên tắc của KTQT:
Nguyên tắc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị: Việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị không bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc kế toán và có thể được thực hiện theo những quy định nội bộ của doanh nghiệp nhằm tạo lập hệ thống thông tin quản lý thích hợp theo yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp được toàn quyền quyết định việc vận dụng các chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán, vận dụng và chi tiết hoá các tài khoản kế toán, thiết kế các mẫu báo cáo kế toán quản trị cần thiết phục vụ cho kế toán quản trị của đơn vị.
Không bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc kế toán, có nghĩa là tùy vào yêu cầu quản trị mỗi doanh nghiệp thì có thể áp dụng đầy đủ hoặc chỉ áp dụng 1 số nguyên tắc kế toán.
Và theo chuẩn mực kế toán số 1 thì có các nguyên tắc kế toán cơ bản sau
Cơ sở dồn tích
Hoạt động Liên tục
Giá gốc
Phù hợp
Nhất quán
Thận trọng
Trọng yếu
Ví dụ: nguyên tắc giá gốc, kế toán tài chính bắt buộc phải tuân thủ nguyên tắc này, có nghĩa tài sản theo KTTC phải được ghi nhận theo giá gốc, giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.Trong khi đó, KTQT ko áp dụng nguyên tắc này, ko ghi nhận theo giá gốc mà ghi nhận theo giá thị trường tại thời điểm hiện tại. Giả sử tài sản là nguyên vật liệu thì giá xuất kho/giá vốn trong trường hợp này sẽ có sự khác biệt giữa KTTC và KTQT, giữa 1 bên xác định theo giá gốc và giữa 1 bên xác định theo giá trị thị trường tại thời điểm xuất kho => lợi nhuận khác biệt.
Chỉ 1 ví dụ về nguyên tắc giá gốc cũng đã chứng minh có sự khác biệt, chưa kể đến các nguyên tắc khác.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Về việc ghi nhận TS theo giá trị hợp lý trong KTQT thì mình chưa biết cụ thể thế nào nên không có ý kiến (tuy nhiên, ý kiến của bạn cũng gợi cho mình 1 hướng suy nghĩ mới, cảm ơn bạn)

Mình chỉ thấy thế này: Nếu như LN KTTC và KTQT khác nhau. Vậy thì về nguyên tắc khoản chênh lệch này phải được công bố cho nhà đầu tư biết (bởi vì LN thuộc sở hữu của cổ đông) => phải được trình bày trong BCTC hoặc ít nhất phải được thuyết minh trong BCTC, nhưng trong Thuyết minh BCTC không thấy nói, đây cũng là 1 trong những căn cứ để mình tin rằng Không có sự chênh lệch giữa LN KTTC và LN KTQT.

@ Trường hợp vi dụ về Hàng tồn kho của bạn, thì nếu Giá trị thuần thấp hơn giá gốc, khoản chênh lệch cũng được ghi nhận là chi phí trong KTTC.
 
Sửa lần cuối:
phongthanhtp

phongthanhtp

miêu tẩy diện
29/8/05
1,309
133
63
đất võ trời văn
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Về việc ghi nhận TS theo giá trị hợp lý trong KTQT thì mình chưa biết cụ thể thế nào nên không có ý kiến.

Mình chỉ thấy thế này: Nếu như LN KTTC và KTQT khác nhau. Vậy thì về nguyên tắc khoản chênh lệch này phải được công bố cho nhà đầu tư biết (bởi vì LN thuộc sở hữu của cổ đông) => phải được trình bày trong BCTC hoặc ít nhất phải được thuyết minh trong BCTC, nhưng trong Thuyết minh BCTC tuyệt nhiên không có, đây cũng là 1 trong những căn cứ để mình tin rằng Không có sự chênh lệch giữa LN KTTC và LN KTQT.
Có sự nhầm lẫn về đối tượng nhận thông tin kế toán quản trị chăng?
Phần I (theo TT 53/2006/TT-BTC)
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Kế toán quản trị
...
b/ Đối tượng nhận thông tin kế toán quản trị là Ban lãnh đạo doanh nghiệp và những người tham gia quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không bắt buộc phải công khai các thông tin về kế toán quản trị trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
 
phongthanhtp

phongthanhtp

miêu tẩy diện
29/8/05
1,309
133
63
đất võ trời văn
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Trong đề tài mà trao đổi kiểu mở như thế này thì bạn nên hạn chế edit ý kiến, vì bài bạn mình đã quote và đã có ý kiến cho bài quote đó rồi,
thay đổi nội dung bởi: nguoilysu, ngày Hôm nay lúc 21:42
@ Trường hợp vi dụ về Hàng tồn kho của bạn, thì nếu Giá trị thuần thấp hơn giá gốc, khoản chênh lệch cũng được ghi nhận là chi phí trong KTTC.

Ý này có phải bạn nói đến việc lập dự phòng giảm giá HTK ko, được thực hiện vào cuối niên độ? nếu như thế thì ko thuộc trường hợp ví dụ của mình nhé.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Có sự nhầm lẫn về đối tượng nhận thông tin kế toán quản trị chăng?

Không có nhầm lẫn, bởi vì ở đây là Lợi nhuận là khoản làm tăng vốn đầu tư của Chủ sở hữu mà phải báo cho chủ sở hữu biết chứ. Trường hợp có sự chênh lệch LN giữa KTTC và KTQT thì khoản chênh lệch này cũng thuộc về chủ sở hữu mà, phải thông tin cho người ta biết chứ, điều này là chính đáng. Bởi vì, người ta phải biết được rằng 1 đồng tui bỏ ra đầu tư thì tui lợi được bao nhiêu.

@ Mình sợ rớt mạng đột ngột thì mất bài, mất công viết lại, nên thỉnh thoảng mình lại nhấn nút lưu trữ, vì vậy mới có thông báo như bạn nói.
 
Sửa lần cuối:
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,115
514
113
Thủ Đô
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Thường tôi lập báo cáo để phục vụ cho HĐQT, Ban lãnh đạo...tôi chi tiết tài khoản mẹ thành tài khoản con...chi tiết cấp 3,cấp 4, cấp 5 thậm chí cấp 6, cấp 7....& thuyết minh báo cáo tài chính kỹ hơn, chi tiết hơn, cụ thể hơn. Còn số liệu thì KTTC & KTQT là giống nhau, lấy từ KTTC mà ra cả thôi ạ.( Tôi ko đề cập DN có mấy hệ thống SSKT ở đây nhé).

Còn bác nào bảo phân tích nọ kia để chọn PA tối ưu & thực hiện thì là nằm ở khâu thẩm định ban đầu trước khi quyết định sxkd dựa trên kế hoạch đề ra (kế hoạch được dựa trên báo cáo của các năm trước/ kỳ trước...=> phân tích các chỉ số tài chính trên báo cáo tài chính và kết luận, trên cơ sở đó đưa ra PA cho năm sau/kỳ sau.

Việc phân loại các khoản mục phí : biến phí, định phí...của KTQT cái đó chỉ nằm ở khâu phân tích, thuyết minh trên báo cáo tài chính/ Còn về phần hạch toán thì nó vẫn tuân thủ theo nguyên tắc, chuẩn mực kế toán.
 
Sửa lần cuối:
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Nói nôm na thế này: Nhà đầu tư người ta cần biết từng kỳ người ta lời bao nhiêu, và con số này phải là 1 chứ không thể nói, nếu theo KTTC thì anh lời 1, theo KTQT thì anh lời 1,5. Nếu vậy, chắc chắn người ta sẽ nói: Tóm lại là tui chỉ muốn biết thực tế tui lời bao nhiêu.
 
SAA

SAA

Siêu nhảm
31/5/09
1,418
102
63
HCM city
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Có lẻ bạn Lý Sự và tôi cùng xem lại đối tượng và phạm vi sử dụng thông tin kế toán:
- Đối tượng sử dụng thông tin kế toán quản trị là những đối tượng bên trong, các thành viên BGĐ, kế toán trưởng và người liên quan trực tiếp, còn đối tượng sử dụng thông tin kế toán tài chính là những đối tượng bên ngoài như cổ đông, người cho vay, khách hàng ...
- Vì đối tượng sử dụng thông tin khác nhau nên chắc chắn kế toán tài chính phải trình bày các báo cáo sổ sách theo chuẩn mực chung rồi, còn kế toán quản trị thì không nhé, nó đi sâu chi tiết vào từng bộ phận, từng công việc dựa trên thông tin chung kế toán cung cấp và thông tin thu thập bên ngoài kg có trong sổ sách kế toán
- Đương nhiên hạch toán kế toán,sổ sách phải theo chế độ rồi, kg ai bàn cãi ở đây cả, cũng kg bàn cãi đến hệ thống 2,3 sổ, chỉ lưu ý về báo cáo tài chính và quản trị phục vụ cho ai, phạm vi phục vụ ở đâu thôi
- Nếu nói phân tích các chỉ số trên báo cáo tài chính và kết luận, trên cơ sở đó để ra quyết định cho kỳ sau thì tuyệt vời quá, vậy thì không còn kế toán quản trị nữa rồi
 
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,115
514
113
Thủ Đô
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Có lẻ bạn Lý Sự và tôi cùng xem lại đối tượng và phạm vi sử dụng thông tin kế toán:
- Đối tượng sử dụng thông tin kế toán quản trị là những đối tượng bên trong, các thành viên BGĐ, kế toán trưởng và người liên quan trực tiếp, còn đối tượng sử dụng thông tin kế toán tài chính là những đối tượng bên ngoài như cổ đông, người cho vay, khách hàng ...
- Vì đối tượng sử dụng thông tin khác nhau nên chắc chắn kế toán tài chính phải trình bày các báo cáo sổ sách theo chuẩn mực chung rồi, còn kế toán quản trị thì không nhé, nó đi sâu chi tiết vào từng bộ phận, từng công việc dựa trên thông tin chung kế toán cung cấp và thông tin thu thập bên ngoài kg có trong sổ sách kế toán
- Đương nhiên hạch toán kế toán,sổ sách phải theo chế độ rồi, kg ai bàn cãi ở đây cả, cũng kg bàn cãi đến hệ thống 2,3 sổ, chỉ lưu ý về báo cáo tài chính và quản trị phục vụ cho ai, phạm vi phục vụ ở đâu thôi
- Nếu nói phân tích các chỉ số trên báo cáo tài chính và kết luận, trên cơ sở đó để ra quyết định cho kỳ sau thì tuyệt vời quá, vậy thì không còn kế toán quản trị nữa rồi
Dòng đỏ gạch chân chưa đúng anh ạ!
Khi lập 1 báo cáo, trước tiên là nó phải phục vụ cho chính doanh nghiệp đó đã,

Đồng ý rằng KTQT hạch toán, trình bày đi sâu vào từng bp, chi tiết vụ việc, đối tượng vì với KTQT càng chi tiết càng tốt, để các bác lãnh đạo còn nắm rõ, sát sao tình hình của DN/ phần thuyết minh báo cáo tài chính của KTQT có nhiều khác biệt so với thuyết minh BCTC theo KTTC,
Ví dụ như các khoản chi phí bôi trơn( trên báo cáo TC theo KTTC & trên báo cáo TC theo KTQT đều nằm trong khoản mục chi phí A, theo hóa đơn chi phí tiếp khách x- mua về hợp thức hóa chi phí, nhưng khi thuyết minh trên báo cáo TC phục vụ KTQT thì nó được ghi rõ là chi phí bôi trơn...chứ ko phải là chi phí tiếp khách như thuyết minh trên BCTC theo KTTC). Về nguyên tắc hạch toán, trình bày các báo cáo SSKT đều giống nhau & theo chuẩn mực chung, chứ ko có chuyện không nhất quán.

Dòng xanh thì cũng chưa đúng anh ạ! KT Quản Trị cung cấp thông tin, dữ liệu, báo cáo để trên cơ sở đó phân tích các chỉ số tài chính & đưa ra quyết định, kế hoạch.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Có lẻ bạn Lý Sự và tôi cùng xem lại đối tượng và phạm vi sử dụng thông tin kế toán:
- Đối tượng sử dụng thông tin kế toán quản trị là những đối tượng bên trong, các thành viên BGĐ, kế toán trưởng và người liên quan trực tiếp, còn đối tượng sử dụng thông tin kế toán tài chính là những đối tượng bên ngoài như cổ đông, người cho vay, khách hàng ...
- Vì đối tượng sử dụng thông tin khác nhau nên chắc chắn kế toán tài chính phải trình bày các báo cáo sổ sách theo chuẩn mực chung rồi, còn kế toán quản trị thì không nhé, nó đi sâu chi tiết vào từng bộ phận, từng công việc dựa trên thông tin chung kế toán cung cấp và thông tin thu thập bên ngoài kg có trong sổ sách kế toán

Như từ đầu mình cũng nói là không nói đến việc khác, chúng ta chỉ nói Lợi nhuận đạt được trong kỳ giữa KTTC và KTQT có khác nhau hay không thôi (Ví dụ: Lợi nhuận trước thuế năm 2011 giữa KTTC và KTQT có khác nhau không).

Tôi nghĩ, Lợi nhuận là con số phản ánh kết quả kinh doanh mà Đơn vị đã thực hiện. Là kết quả thực hiện thì làm sao có 2 số được, nếu khác nhau thì cổ đông biết tin vào con số nào, dựa vào con số nào để họ biết được thực tế họ đã lời bao nhiêu.

Còn những vấn đề khác như phân tích lựa chọn phương án kinh doanh, trong đó có đưa ra các giả định thì mình không nói tới nhé.

@ Bác Hientn đầu rồi, bác hiểu sâu biết rộng, mời bác cho ý kiến để mấy em có cơ hội học hỏi, mở mang với.
 
Sửa lần cuối:
y thien do long ky 2003

y thien do long ky 2003

Cao cấp
15/2/12
229
0
0
Thành phố Đà Nẵng
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Như từ đầu mình cũng nói là không nói đến việc khác, chúng ta chỉ nói Lợi nhuận đạt được trong kỳ giữa KTTC và KTQT có khác nhau hay không thôi (Ví dụ: Lợi nhuận trước thuế năm 2011 giữa KTTC và KTQT có khác nhau không).

Tôi nghĩ, Lợi nhuận là con số phản ánh kết quả kinh doanh mà Đơn vị đã thực hiện. Là kết quả thực hiện thì làm sao có 2 số được, nếu khác nhau thì cổ đông biết tin vào con số nào, dựa vào con số nào để họ biết được thực tế họ đã lời bao nhiêu.

Còn những vấn đề khác như phân tích lựa chọn phương án kinh doanh, trong đó có đưa ra các giả định thì mình không nói tới nhé.

@ Bác Hientn đầu rồi, bác hiểu sâu biết rộng, mời bác cho ý kiến để mấy em có cơ hội học hỏi, mở mang với.

He he, bác nguoilysu bị yếu thế rồi.

Kế toán tài chính và Kế toán quản trị tuân thủ các nguyên tắc kế toán không giống nhau hết 100% thì Lợi nhuận đương nhiên sẽ khác nhau (có thể bằng, nhỏ hơn, lớn hơn).

Còn biết khác nhau như thế nào thì mới các bác tìm hiểu kỹ:
- Kế toán quản trị là gì ?
- Kế toán tài chính là gì ?

Cổ đông là đối tượng được tiếp nhận các Báo cáo Kế toán quản trị không ??? Cổ đông thì cũng tuỳ loại cổ đông và cũng sẽ có người được tiếp cận báo cáo kế toán quản trị tuỳ theo mức độ sở hữu doanh nghiệp.

Còn theo quy định đối với các doanh nghiệp niêm yết thì chỉ cần công bố báo cáo Tài chính (đã kiểm toán)
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Doanh thu, chi phí được ghi nhận và trình bày trong Kế toán tài chính phải tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán chung (GAAP). Các nguyên tắc này được xây dựng trên Khuôn mẫu lý thuyết (FW) và trong nhiều trường hợp nó không có giá trị cho công tác quản trị.

Một ví dụ đơn giản: Theo chuẩn mực kế toán, các chi phí nghiên cứu và phát triển, trừ khi chúng được vốn hóa là tài sản vô hình, được trừ vào chi phí khi xác định lợi nhuận. Tuy nhiên trong quản lý, vì các chi phí này liên quan đến doanh thu của các kỳ sau nên chúng cần được phân bổ một cách hợp lý cho mục tiêu quản trị.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Nguyên tắc HT của kế toán tài chính và kế toán quản trị

...Theo chuẩn mực kế toán, các chi phí nghiên cứu và phát triển, trừ khi chúng được vốn hóa là tài sản vô hình, được trừ vào chi phí khi xác định lợi nhuận. Tuy nhiên trong quản lý, vì các chi phí này liên quan đến doanh thu của các kỳ sau nên chúng cần được phân bổ một cách hợp lý cho mục tiêu quản trị.

Như vậy, Lợi nhuận thực tế thuộc sở hữu của Cổ đông là con số nào. Phần chênh lệch sẽ được xử lýnhư thế nào? Cổ đông có quyền được biết không?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA